Phạm Khắc Trung
Theo blog Sáng Tạo
Có 2 đám tang ở Việt Nam mà dân chúng sắp hàng đi đưa trong tháng 10
vừa qua: Thứ nhất là đám tang của đại tướng Võ Nguyên Giáp, sinh ngày
25/08/1911 tại làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình,
và mất ngày 04/10/2013 tại bệnh viện Quân y 108, Hà Nội. Thứ hai là đám
tang của sản phụ Nguyễn Thị Xuân, sinh ngày 20/12/1973 tại xã Thiệu
Phúc, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa, tử vong tại bệnh viện Đa khoa
huyện Thiệu Hóa, ngày 18/10/2013.
Dân chúng Việt Nam ngày nay bất bình ở khắp mọi nơi, và thuộc mọi
lãnh vực. Chẳng cần đến một thế địch thù nghịch nào xúi giục, cứ có cơ
hội là nó tự động bùng vỡ những ẩn ức chất chứa lâu năm trong lòng. Điển
hình như trường hợp dân chúng thị trấn Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa, họ phẫn
nộ trước việc làm tắc trách của đội ngũ y bác sĩ bệnh viện Đa khoa
huyện, đã coi thường mạng sống của bệnh nhân trong nhiều vụ việc xảy ra
trước đây, nên nhân cái chết tức tửi của mẹ con sản phụ Nguyễn Thị Xuân,
họ bao vây nhà của vị Phó giám đốc bệnh viện, người trực tiếp chịu
trách nhiệm cho cái chết của mẹ con sản phụ Nguyễn Thị Xuân để chất vấn,
khi biết vợ chồng con cái vị Phó giám đốc đã nhanh chân bỏ trốn, họ
quay qua đập phá đồ đạc trong nhà.
Tình hình đám tang của đại tướng Võ Nguyên Giáp thì phức tạp hơn
nhiều: Có người thương tiếc, kể công lao cụ; có người chê cụ hèn, khinh
thường cụ; có người oán trách, kể tội cụ; có người vẫn tiếp tục thêu
dệt, dấu diếm và nói dối về cụ; có người lại căm hờn cụ đã tiếp tay Hồ
Chí Minh áp đặt chế độ cộng sản vô nhân làm tàn lụi đất nước này…
Blogger Tô Hải chạy cái nhan đề thật dài: “Kẻ thù nào cụ cũng oánh tuốt…
Nhưng các đồng chí của cụ oánh cụ, thì cụ… xin hàng!” và cho rằng
(Trích):
“Hàng vạn ý kiến suốt 4, 5 ngày qua
xảy ra tranh cãi, thậm chí phán đoán mò, dự báo vu vơ và cả vạch tội
nhau, lên án nhau về những hiện tượng bất thường như:
-Tại sao phải để gần 2 ngày trời mới chính thức thông báo về một vị tướng mà thực chất đã thôi làm tướng cả hơn 20 năm?
-Tại sao lại phải huy động toàn bộ Bộ Chính Trị đương thời (trừ 2 bà Ngân và Phóng) vào Ban tang lễ?
-Tại sao lại phải để đến 10 ngày trời mới tổ chúc lễ tang?
-Tại sao lại “để cho” Nhân Dân tự động phúng điếu sớm tại tư gia, dẫn đến hàng loạt vụ đàm tiếu (vụ sao Đàm Vĩnh Hưng, vụ cựu chiến binh, dân oan mất đất 24 năm đi kiện không thành công, Phàng Sao Vàng…)
-Tại sao lý lịch của cụ công bố chính thức chỉ có công ăn việc làm đến tháng 12/1986 là… The End?, mất đứt đi 27 năm dù cụ vẫn còn sống khỏe vẫn là chủ tịch Ủy ban Sinh Đẻ có Kế Hoạch mà chưa hề có quyết định… nghỉ hưu!??
-Và còn cả ngàn cái “tại sao” nữa mà mà tán rộng, tán hẹp đủ kiểu thì… tha hồ! (Ngưng trích)
-Tại sao lại phải huy động toàn bộ Bộ Chính Trị đương thời (trừ 2 bà Ngân và Phóng) vào Ban tang lễ?
-Tại sao lại phải để đến 10 ngày trời mới tổ chúc lễ tang?
-Tại sao lại “để cho” Nhân Dân tự động phúng điếu sớm tại tư gia, dẫn đến hàng loạt vụ đàm tiếu (vụ sao Đàm Vĩnh Hưng, vụ cựu chiến binh, dân oan mất đất 24 năm đi kiện không thành công, Phàng Sao Vàng…)
-Tại sao lý lịch của cụ công bố chính thức chỉ có công ăn việc làm đến tháng 12/1986 là… The End?, mất đứt đi 27 năm dù cụ vẫn còn sống khỏe vẫn là chủ tịch Ủy ban Sinh Đẻ có Kế Hoạch mà chưa hề có quyết định… nghỉ hưu!??
-Và còn cả ngàn cái “tại sao” nữa mà mà tán rộng, tán hẹp đủ kiểu thì… tha hồ! (Ngưng trích)
Xoay quanh vấn đề “Nhân Dân tự động phúng điếu sớm tại tư gia, dẫn
đến hàng loạt vụ đàm tiếu”, blogger Phương Bích cho rằng đó là cuộc
“Biểu tình câm”, và nhận định (Trích):
“Mặc dù biết cụ Giáp bị thất sủng
hàng mấy chục năm qua, người ta vẫn nườm nượp kéo đến nơi ở của cụ để
viếng, chứ không phải nơi đảng và nhà nước tổ chức lễ tang. Đừng nói là
đám viếng thì các cấp chính quyền địa phương không ngăn cản. Nếu đó
không phải là cụ Giáp, mà là một nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng nào
đó thử xem?
Như vậy, bằng thái độ phớt lờ nghị định 38, người đi viếng
vẫn tự phát tụ tập đông người mà không cần xin phép. Nhìn theo một góc
độ nào đó, đây giống như một cuộc biểu tình câm vĩ đại, hoàn toàn tự
phát, lên tới cả triệu người. Với số lượng người như thế này, bất cứ một
sự ngăn cản nào cũng sẽ trở thành cực kỳ nguy hiểm. Không ngăn được thì
đành hòa mình vào vậy? Có người còn nhận xét, trong cả triệu người đó
hình như không có bóng dáng một lá cờ đỏ sao vàng nào”. (Ngưng trích)
Dư luận tiếp tục bàn tán, từ cuộc đời cho đến cái chết, rồi nơi chôn
cất đại tướng… Bài viết của blogger Tô Hải mang tích chất tổng hợp và
bao quát nhất (Trích):
“Cho nên, cái “chết hẳn” của cụ đại tướng hôm nay theo nhận định lơ tơ mơ của mình thì:
Tất cả đều có chỉ đạo, lập trình tỉ mỉ, chọn ngày giờ rất kỹ càng để:
a-/Có sự tập hợp đông đủ của toàn thể Trung ương ủy viên để cùng chịu trách nhiệm, đặc biêt là chuyện “vượt trần” hình thức tang lễ theo quy định: từ lễ tang nhà nước cho một chức vụ cao nhất là phó thủ tướng của cụ đại tướng sang quốc tang (thậm chí siêu quốc tang)
b-/Qua quyết định chưa từng có này, gián tiếp trả lại danh dự cho cụ đại tướng mà không cần phải phê phán, xin lỗi ai, bơi móc lại bất cứ sự kiện gì, va chạm tới những vị “cha-bố” tuy già khú đế nhưng chưa chịu chết, muốn diệt bằng được ông đại tướng hay nói tiếng Tây, đua đòi pia-nô, pia-đùa, tự diễn biến thành giai cấp tư sản thứ thiệt!
c-/Ra lệnh cả nước truy điệu cụ đại tướng ngoài bách niên mới chết… thật để phân tán bớt những “lực lượng thù địch” có thể nhân dịp tập trung ở một chỗ nào đó mà tung ra những lời phát biểu, những hành động bất ngờ nguy hiểm cho lãnh đạo như đã từng xảy ra tại tang lễ tướng Trần Độ!
d-/Nơi chôn đại tướng tại Quảng Bình quê cụ dù ở Lệ Thủy hay Đảo Yến, ở đâu cũng tốt hơn là chôn cụ ở Mai Dịch vì tránh được những sự phân biệt đối xử của đám quan quân sùng bái cụ sẽ nườm nượp vô thăm với những vòng hoa có…. chúa mới biết sẽ là những lời tuyên bố gì gì đây! Hơn nữa, nếu đúng đảo Yến là nơi con trai cụ đang phát triển kinh doanh du lịch thì việc ít hay nhiều người viếng thăm nơi an nghỉ cuối cùng của cụ là do gia đình cụ muốn thế chứ đâu phải của Bộ Chính Trị, của Ban chấp hành T.Ư.!
Và trước mắt, mới có bốn ngày mà đã thấy:
1-Nội bộ mấy anh lắm điều hay phản biện, phản bị… đã phấn khởi hẳn lên (!), thay nhau ngợi ca một lãnh tụ cộng sản hết lời, hết chữ. Nào là “Vị tướng của dân”, “Vị tướng của hòa bình”, “Vị tướng được cả tài lẫn đức”, “được cả võ lẫn văn”! Nào là “Nhân vật kiệt xuất”, “phi thường”, “người thiết kế cho nghệ thuật chiến tranh nhân dân”, ….là “chỗ dựa” cho giáo dục, là “bệ đỡ” cho trí thức …v.v…….và v.v…Thậm chí có anh viết bài lề trái mà vui xướng tới mức tung ra cái đầu đề “Cái chết của Võ đại tướng đã làm chúng ta xích lại gần nhau!”
2-Tất cả mọi sự xảy ra trên đời gần như bị quên lãng bỏ bê hết. Tất cả chỉ còn bàn về cái “chết hẳn” của một vị tướng suốt 20 năm qua đã bị… vô hiệu hóa một cách vu vơ, mù mờ, bất cần giải thích.
3- Bắt đầu có sự chia rẽ trong hàng ngũ những người hay lên tiếng chỉ trích mọi sự suy thoái của đảng vì qua cụ Giáp chết lời lẽ chống ít, chống nhiều, hay … “vờ chống” không thể không lòi cái đuôi hoặc dài hoặc ngắn ra! Thế là mỉa mai, phê phán, thậm chí chửi thẳng nhau (nhất là trên Fb.)
Ai có lợi trong vụ “chết hẳn” của cụ Võ lần này??? Ai? Ai? Đâu có cần nữa câu trả lời!!
Hãy chờ cho đến hết ngày 13/10, khi cờ rũ được kéo lên đỉnh cột trở lại, khi nghị quyết trung ương 8 được công bố… và khi ông thủ tướng Trung Quốc bắt đầu chuyến viếng thăm và đàm phán, ký kết cái gì sau đó…
Sẽ còn nhiều chuyện bất ngờ mà cái “chết hẳn” của cụ Võ sẽ là cái mốc dễ nhớ cho một thời gian cực kỳ tế nhị cho đảng, cho chính phủ và quốc hội của các ông ấy sẽ diễn ra ngay tháng này!” (Ngưng trích)
a-/Có sự tập hợp đông đủ của toàn thể Trung ương ủy viên để cùng chịu trách nhiệm, đặc biêt là chuyện “vượt trần” hình thức tang lễ theo quy định: từ lễ tang nhà nước cho một chức vụ cao nhất là phó thủ tướng của cụ đại tướng sang quốc tang (thậm chí siêu quốc tang)
b-/Qua quyết định chưa từng có này, gián tiếp trả lại danh dự cho cụ đại tướng mà không cần phải phê phán, xin lỗi ai, bơi móc lại bất cứ sự kiện gì, va chạm tới những vị “cha-bố” tuy già khú đế nhưng chưa chịu chết, muốn diệt bằng được ông đại tướng hay nói tiếng Tây, đua đòi pia-nô, pia-đùa, tự diễn biến thành giai cấp tư sản thứ thiệt!
c-/Ra lệnh cả nước truy điệu cụ đại tướng ngoài bách niên mới chết… thật để phân tán bớt những “lực lượng thù địch” có thể nhân dịp tập trung ở một chỗ nào đó mà tung ra những lời phát biểu, những hành động bất ngờ nguy hiểm cho lãnh đạo như đã từng xảy ra tại tang lễ tướng Trần Độ!
d-/Nơi chôn đại tướng tại Quảng Bình quê cụ dù ở Lệ Thủy hay Đảo Yến, ở đâu cũng tốt hơn là chôn cụ ở Mai Dịch vì tránh được những sự phân biệt đối xử của đám quan quân sùng bái cụ sẽ nườm nượp vô thăm với những vòng hoa có…. chúa mới biết sẽ là những lời tuyên bố gì gì đây! Hơn nữa, nếu đúng đảo Yến là nơi con trai cụ đang phát triển kinh doanh du lịch thì việc ít hay nhiều người viếng thăm nơi an nghỉ cuối cùng của cụ là do gia đình cụ muốn thế chứ đâu phải của Bộ Chính Trị, của Ban chấp hành T.Ư.!
Và trước mắt, mới có bốn ngày mà đã thấy:
1-Nội bộ mấy anh lắm điều hay phản biện, phản bị… đã phấn khởi hẳn lên (!), thay nhau ngợi ca một lãnh tụ cộng sản hết lời, hết chữ. Nào là “Vị tướng của dân”, “Vị tướng của hòa bình”, “Vị tướng được cả tài lẫn đức”, “được cả võ lẫn văn”! Nào là “Nhân vật kiệt xuất”, “phi thường”, “người thiết kế cho nghệ thuật chiến tranh nhân dân”, ….là “chỗ dựa” cho giáo dục, là “bệ đỡ” cho trí thức …v.v…….và v.v…Thậm chí có anh viết bài lề trái mà vui xướng tới mức tung ra cái đầu đề “Cái chết của Võ đại tướng đã làm chúng ta xích lại gần nhau!”
2-Tất cả mọi sự xảy ra trên đời gần như bị quên lãng bỏ bê hết. Tất cả chỉ còn bàn về cái “chết hẳn” của một vị tướng suốt 20 năm qua đã bị… vô hiệu hóa một cách vu vơ, mù mờ, bất cần giải thích.
3- Bắt đầu có sự chia rẽ trong hàng ngũ những người hay lên tiếng chỉ trích mọi sự suy thoái của đảng vì qua cụ Giáp chết lời lẽ chống ít, chống nhiều, hay … “vờ chống” không thể không lòi cái đuôi hoặc dài hoặc ngắn ra! Thế là mỉa mai, phê phán, thậm chí chửi thẳng nhau (nhất là trên Fb.)
Ai có lợi trong vụ “chết hẳn” của cụ Võ lần này??? Ai? Ai? Đâu có cần nữa câu trả lời!!
Hãy chờ cho đến hết ngày 13/10, khi cờ rũ được kéo lên đỉnh cột trở lại, khi nghị quyết trung ương 8 được công bố… và khi ông thủ tướng Trung Quốc bắt đầu chuyến viếng thăm và đàm phán, ký kết cái gì sau đó…
Sẽ còn nhiều chuyện bất ngờ mà cái “chết hẳn” của cụ Võ sẽ là cái mốc dễ nhớ cho một thời gian cực kỳ tế nhị cho đảng, cho chính phủ và quốc hội của các ông ấy sẽ diễn ra ngay tháng này!” (Ngưng trích)
Trong số những lời bàn về địa điểm chôn cất đại tướng, tôi đặc biệt chú ý đến bài “Võ Nguyên Giáp: Xin đừng chôn tôi gần cộng sản“, của nhà báo Nguyễn Thùy Trang, được đăng trên trang website hennhausaigon2015.com ngày 13 tháng 10 năm 2013 (Trích):
“Hiện nay ở Hà Nội đã xảy ra tin đồn
là Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đã nhắn với gia đình là ĐỪNG CHÔN ông gần
CỘNG SẢN. Trường hợp Tướng Võ Nguyên Giáp đòi chôn ở nơi khác là một
trường hợp ngoại lệ đầu tiên trong lịch sử Đảng. Thông thường thì những
người được nhà nước làm Quốc Tang sẽ đưa về chôn ở Mai Dịch. Lời nầy
cũng trùng hợp với Điệp viên Phạm Xuân Ẩn trước khi chết ông đã nhắn nhủ
với gia đình là: “Xin đừng chôn tôi gần cộng sản!” (*).
Nghĩa trang Mai Dịch là một nghĩa trang liệt sĩ ở Hà Nội, đây cũng là
nơi dành chôn những nhân vật có đóng góp lớn cho Đảng CS. Những người
chôn ở Mai Dịch có rất nhiều tướng tá nổi tiếng như Nguyễn Chí Thanh,
Văn Tiến Dũng, Chu Huy Mân… Các nhân vật trong BỘ TỨ của HCM đã được
chôn ở đây gồm có: Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng….
chỉ thiếu có Võ Nguyên Giáp là đủ bộ.
Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, trưởng ban tổ chức lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp và gia đình đã chính thức quyết định địa điểm an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại khu vực biển Vũng Chùa – đảo Yến, thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình.
Trong bài phỏng vấn với đài Voa, tướng Nguyễn Trọng Vĩnh có đưa ra chi tiết là:
“Đại tướng đề nghị không phá Hội trường Ba Đình lịch sử, Đại tướng đề nghị không khai thác bauxite Tây Nguyên, và không sáp nhập cả tỉnh Hà Đông nông nghiệp vào thủ đô Hà Nội hiện đại nhưng mà đều không được chấp nhận và không được phản hồi.”
Có thể vì mộng ước cuối cùng của Võ Nguyên Giáp đã bị Đảng CSVN khước từ, làm ngơ nên ông đã hiểu Đảng CS chỉ là bọn dối trá, nên ông không muốn chết gần những kẻ nầy.
Đảng CS đã trả thù ông về lời nhắn nhủ nầy nên Đảng đã ra lệnh ngưng bắn 21 phát súng để tiễn Đại tướng như thông lệ mà Đảng đã làm cho những Quốc Tang trước đây.
Chuyện đồn đãi ở quán Café, vỉa hè… biết đâu người dân Hà Nội đã nghe được câu chuyện nầy từ đâu đó, trong gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp lộ ra ngoài.
Nguyễn Thùy Trang (Ngưng trích)
Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, trưởng ban tổ chức lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp và gia đình đã chính thức quyết định địa điểm an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại khu vực biển Vũng Chùa – đảo Yến, thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình.
Trong bài phỏng vấn với đài Voa, tướng Nguyễn Trọng Vĩnh có đưa ra chi tiết là:
“Đại tướng đề nghị không phá Hội trường Ba Đình lịch sử, Đại tướng đề nghị không khai thác bauxite Tây Nguyên, và không sáp nhập cả tỉnh Hà Đông nông nghiệp vào thủ đô Hà Nội hiện đại nhưng mà đều không được chấp nhận và không được phản hồi.”
Có thể vì mộng ước cuối cùng của Võ Nguyên Giáp đã bị Đảng CSVN khước từ, làm ngơ nên ông đã hiểu Đảng CS chỉ là bọn dối trá, nên ông không muốn chết gần những kẻ nầy.
Đảng CS đã trả thù ông về lời nhắn nhủ nầy nên Đảng đã ra lệnh ngưng bắn 21 phát súng để tiễn Đại tướng như thông lệ mà Đảng đã làm cho những Quốc Tang trước đây.
Chuyện đồn đãi ở quán Café, vỉa hè… biết đâu người dân Hà Nội đã nghe được câu chuyện nầy từ đâu đó, trong gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp lộ ra ngoài.
Nguyễn Thùy Trang (Ngưng trích)
Tôi không nghĩ như nhà báo Nguyễn Thùy Trang, tôi cho rằng, dù đại
tướng Võ Nguyên Giáp có đủ thông minh để nhận ra sự sai lầm tệ hại của
lý thuyết cộng sản đi nữa, ông cũng sẵn sàng hy sinh nhân cách, chứ
không đủ dũng khí để từ bỏ nó. Trong bài “Đại Tướng Võ Nguyên Giáp từ trần“, ông Bùi Tín viết (Trích):
“Tướng Peter Mac Donald của Quân đội
Hoàng gia Anh, từng sang Việt Nam gặp tướng Giáp hồi 1987 đã viết cuốn
“GIAP – hai cuộc chiến tranh Đông Dương” (GIAP – les deux guerres d’
Indochine) do nhà xuất bản Perrin – Paris phát hành năm 1992, trong đó
ông nhận xét: “Những tư tưởng của tướng Giáp được ghi lại trên giấy
thường là chán ngán đến chết người” (ses pensées transcrites sur le
papier sont souvent mortellement ennuyeuses). Đây là nhận xét gần với sự
thật.
Kết luận cuốn sách 350 trang, tướng P. Mac Donald viết: “Từ khi còn
trẻ, tướng Giáp đã thấm nhuần lý thuyết Cộng sản. Thật đáng tiếc là trải
qua mấy chục năm dài, lẽ ra trí thông minh của ông đã có thể mách bảo
ông rằng cái chế độ mà ông tham gia xây dựng là sai lầm tệ hại, để từ đó
tìm ra con đường khác bảo đảm hạnh phúc cho đồng bào của ông. Như một
người theo Công giáo thời Trung cổ sợ hãi bị trừng phạt khủng khiếp khi
bỏ đạo, ông đã mù quáng phục vụ đường lối Marx – Lénine theo như Hồ Chí
Minh dẫn giải”.
Trên đây là nhận xét khách quan của một nhà quân sự già dặn từng ở trong quân đội Anh 32 năm, từng sống qua 26 nước, từng nghiên cúu kỹ trận Điện Biên Phủ, từng là chủ biên cuốn Lịch sử thế giới (1987).
Bi kịch lớn nhất của tướng Giáp khá nhiều người nhận thấy đúng là: một danh tướng, có kiến thức, thông minh nhưng lại không đủ thông minh và dũng khí để sớm nhận ra và từ bỏ một lý thuyết sai lầm tệ hại, chỉ đem lại tàn phá và tổn thất cho nhân dân, đến nay vẫn chưa có tự do và hạnh phúc khi ông nhắm mắt”. (Ngưng trích)
Trên đây là nhận xét khách quan của một nhà quân sự già dặn từng ở trong quân đội Anh 32 năm, từng sống qua 26 nước, từng nghiên cúu kỹ trận Điện Biên Phủ, từng là chủ biên cuốn Lịch sử thế giới (1987).
Bi kịch lớn nhất của tướng Giáp khá nhiều người nhận thấy đúng là: một danh tướng, có kiến thức, thông minh nhưng lại không đủ thông minh và dũng khí để sớm nhận ra và từ bỏ một lý thuyết sai lầm tệ hại, chỉ đem lại tàn phá và tổn thất cho nhân dân, đến nay vẫn chưa có tự do và hạnh phúc khi ông nhắm mắt”. (Ngưng trích)
Dũng khí và nhân cách là đức tính làm nên một danh tướng, các đồng
chí của ông họ thêu dệt, dấu diếm và nói dối về ông để tuyên truyền,
nhưng trong thâm tâm họ coi thường ông, bằng chứng là lời kể của ông Bùi
Tín, là “vào năm 1984, khi ông Lê Duẩn đến nói chuyện rất hẹp với cán
bộ lãnh đạo báo Nhân Dân, ông kể rằng hồi 1968, bộ trưởng quốc phòng
“nhát như thỏ đế”, tránh mặt ra nước ngoài”.
Thật ra, vai trò của đại tướng Võ Nguyên Giáp đã bị lu mờ từ đầu cuộc
chiến 1960-1975, nhất là từ sau vụ án xét lại chống đảng vào khoảng
giữa thập niên 60, những người thân cận của ông đều bị loại bỏ. Thậm chí
sau năm 1975, ông còn bị làm nhục, nhận làm Chủ tịch uỷ ban quốc gia
dân số và sinh đẻ có kế hoạch năm 1983. Nhưng ông vẫn ngậm miệng làm
thinh ăn tiền, không dám lên tiếng để giữ hư vị đại tướng cho đến ngày
xuống lỗ.
Chính vì lý do đó, mà trước ngày đại tướng Võ Nguyên Giáp mất vài
ngày, khi nhận được email của một vị huynh trưởng gửi cho nhóm nhiều
người, với tấm hình không lời, và kêu gọi anh chị em tìm cách giúp anh
giải bài toán: “Hãy cố gắng vượt qua dòng sông đố kỵ trong hình này”.
Sau đó anh đề thêm khẩu hiệu: “Vượt qua Đèo Ngang” bên dưới tên anh. Tôi
hiên ngang trả lời mail anh (Trích):
“Thưa anh Sơn Vân, vượt qua “dòng sông đố kỵ” thì em hổng dám, nhưng vượt qua “Đèo Ngang” thì em xin phép được mạn đàm:
Đèo Ngang là tên một con đèo nằm trên quốc lộ 1A, trên dãy Hoành Sơn,
đoạn từ Trường Sơn chạy ngang qua biển Đông. Đèo dài 6km, đỉnh cao
khoảng 250m, ranh giới của hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh.
Trong kế hoạch xóa đói giảm nghèo trước kia, Trung Ương đảng mới họp bàn để tìm cách nâng cao mức sống của dân địa phương. Một đồng chí Trung Ương đề nghị:
− Cái tên “Đèo Ngang” nghĩa là “đang nghèo” xúi quẩy. Để xóa đói giảm nghèo chúng ta phải đổi cái tên đó đi. Tôi đề nghị đổi thành “Đèo nghếch”, có nghĩa là “đếch nghèo”.
Thế là cả hội trường đồng ý đổi tên. Quả nhiên vài năm sau, kinh tế phát triển và đời sống “Đèo Nghếch” cũng từ đấy đi lên. Nhưng thói đời hễ no cơm thì ấm cật, vì vậy dân số “Đèo Nghếch” càng ngày càng tăng, vượt trần mức sinh sản Đảng và Nhà Nước quy định.
Trung Ương đảng phàn nàn, đồng chí Võ Nguyên Giáp lúc đó mới làm Phó Thủ Tướng kiêm Chủ Tịch “Ủy ban quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch”, ông bèn triệu tập hội nghị để tìm phương khắc phục. Đồng chí Võ Nguyên Giáp phát biểu:
− Trước đây ta đổi “Đèo Ngang” thành “Đèo Nghếch” thì đúng là có công hiệu, kết quả mỹ mãn như Đảng và Nhà Nước mong muốn, vậy nay ta lại đổi 1 lần nữa xem sao, tôi đề nghị đổi “Đèo Nghếch” thành “Đèo Đứng”.
Cả hội trường tán thành. Từ đấy dân gian mới có câu vè rằng:
“Ngày xưa đại tướng công đồn,
Bây giờ đại tướng chặn l… chị em!” (Ngưng trích)
Trong kế hoạch xóa đói giảm nghèo trước kia, Trung Ương đảng mới họp bàn để tìm cách nâng cao mức sống của dân địa phương. Một đồng chí Trung Ương đề nghị:
− Cái tên “Đèo Ngang” nghĩa là “đang nghèo” xúi quẩy. Để xóa đói giảm nghèo chúng ta phải đổi cái tên đó đi. Tôi đề nghị đổi thành “Đèo nghếch”, có nghĩa là “đếch nghèo”.
Thế là cả hội trường đồng ý đổi tên. Quả nhiên vài năm sau, kinh tế phát triển và đời sống “Đèo Nghếch” cũng từ đấy đi lên. Nhưng thói đời hễ no cơm thì ấm cật, vì vậy dân số “Đèo Nghếch” càng ngày càng tăng, vượt trần mức sinh sản Đảng và Nhà Nước quy định.
Trung Ương đảng phàn nàn, đồng chí Võ Nguyên Giáp lúc đó mới làm Phó Thủ Tướng kiêm Chủ Tịch “Ủy ban quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch”, ông bèn triệu tập hội nghị để tìm phương khắc phục. Đồng chí Võ Nguyên Giáp phát biểu:
− Trước đây ta đổi “Đèo Ngang” thành “Đèo Nghếch” thì đúng là có công hiệu, kết quả mỹ mãn như Đảng và Nhà Nước mong muốn, vậy nay ta lại đổi 1 lần nữa xem sao, tôi đề nghị đổi “Đèo Nghếch” thành “Đèo Đứng”.
Cả hội trường tán thành. Từ đấy dân gian mới có câu vè rằng:
“Ngày xưa đại tướng công đồn,
Bây giờ đại tướng chặn l… chị em!” (Ngưng trích)
Nghĩ cũng vui. Hôm trước tôi bịa chuyện chọc chơi vậy mà thành… thiệt. Miệng ăn mắm ăn muối coi vậy mà thiêng dữ!
Nhà báo Ngô Minh viết: “Tôi biết anh Võ Điện Biên có mấy chục héc-ta
đất ở Hòn La (vùng Đảo Yến, Vũng Chùa ấy) được tỉnh Quảng Bình cấp cho
gần chục năm nay với lý do là trồng rừng, nhưng thực chất là để xây
dựng Khu du lịch. Tỉnh Quảng Binh đang xây dựng Hòn La thành một khu
công nghiệp – cảng biển lớn. Nên ý định anh Võ Điện Biên định đưa bố
mình về nằm ở đây rõ ràng là nhắm mục tiêu: “Lợi dung Danh tiếng Võ
Nguyên Giáp để kinh doanh du lịch, làm giàu”! Đó là việc trái với đạo lý
và không phù hợp với nhân cách, đức độ của Đại tướng. Hơn nữa vùng Đèo
Ngang (Vũng Áng – Hòn La) là một tử huyệt về quân sự mà bao lâu nay
Trung Quốc đã dòm ngó. Nếu chúng xâm lăng Việt Nam thì đây là vị trí bị
tấn công đầu tiên để cắt đôi nước Việt Nam”.
Cho tôi nhắc lại nhận định của blogger Tô Hải trước khi kết luận:
“nếu đúng đảo Yến là nơi con trai cụ đang phát triển kinh doanh du lịch
thì việc ít hay nhiều người viếng thăm nơi an nghỉ cuối cùng của cụ là
do gia đình cụ muốn thế chứ đâu phải của Bộ Chính Trị, của Ban chấp hành
T.Ư.!”
Vậy đó, ba cái chuyện Kinh Tế, Ngoại Giao thì đảng ta làm trật vuột
và trớt quớt, chứ mấy trò đểu cáng lưu manh thì đảng ta rành rõi sáu
câu. Blogger Tô Hải nói rằng, đại tướng Võ Nguyên Giáp “vẫn là chủ tịch
Ủy ban Sinh Đẻ có Kế Hoạch mà chưa hề có quyết định… nghỉ hưu!” Thế đấy!
Một khi đảng đã ghim ai thì dù có chết vẫn không chạy thoát, cho nên
Đảng chôn đại tướng Võ Nguyên Giáp ở tận “Đèo Ngang”. Khi mình đứng thì
đèo nằm ngang, nhưng đại tướng nằm thì nó trở thành “Đèo Đứng”. Thế là
đại tướng lại bị Đảng chơi khăm rồi, dù xuống tới âm phủ đại tướng vẫn
phải tiếp tục kiên trì nhiệm vụ “chặn l… chị em”. Như vậy, đảng không
cho chôn Võ Nguyên Giáp gần người cộng sản, chứ không phải Võ Nguyên
Giáp xin đừng chôn ông gần người cộng sản đâu.
Phạm Khắc Trung