Thứ Ba, 29 tháng 9, 2009

Thu với buồn vô cớ (?)

Mấy hôm nay nghe toàn tìn không mấy gì là vui cho lắm, từ chuyện IDS giải thể, tu sĩ chùa Bát Nhã bị tấn công, thiền viện bị đập phá, chả hiểu ra làm sao cả, báo chi mạng ở ngoài loan tin khắp nơi, chả biết báo trong nước có loan tin ? Lâu nay không đọc báo trong nước vì mở ra toàn thấy hình hoa hậu hết cô lại bà, đâm ra tủi thân :-(. Cho nên chả thèm đọc.
Chỉ mỗi thắc mắc thiền sư Nhất Hạnh ông ở đâu không thấy ông lên tiếng, chỉ nghe đệ tử của ông lên tiếng. Tiếng nói của ông hình như có giá trị hơn mà sao ông chả nói để cho 400 tu sĩ bị vất ra đường ?
Sao tháng Chín có nhiều chuyện chẳng vui nhỉ. Hay tại muà Thu nên làm cho người ta thay đổi tính nết (?).
Nên buồn mà chẳng muốn nghĩ điều gì, ngày xưa nghe nói có chuyện đàn áp Phật giáo thì khắp nơi người dân, Phật tử chùa chiền xuống đường chống đối, bây giờ chùa nào ở yên chùa đó, chẳng ai giúp ai (?). Lạ không?
Một thời yên bình là phải như thế (?)

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2009

Love Story




Muà Thu bắt đầu muà khai trường, bỗng nhớ một thời xa xưa, ngày mà cuốn phim Love Story còn là một "cấm kỵ" cho tuổi học trò thời bấy giờ.

Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2009

Ðâu Là Sự Thật ?

Nhận được thư (người ta gửi) của anh chàng họ Đặng này sao hỏi vớ vẩn quá đi mất thôi. Hỏi tức là tự trả lời rồi còn gì, còn hỏi mấy ông khác thì họ....đâu có trả lời, khổ thế đấy!!!

Ðặng Xuân Khánh (Sinh viên trẻ đang sống trong lòng quê hương VNXHCN)

Giới trẻ chúng tôi, thành phần lớn lên sau chiến tranh không hiểu biết lý do tại sao đã có cuộc chiến Ðông Dương lần thứ 2 (1954-1975), mà báo chí ngoại quốc thường gọi là chiến tranh Việt Nam (Vietnam War).

Chúng tôi đã được học tập dưới hệ thống nhà trường xã hội chủ nghĩa (XHCN) về lý do tại sao có cuộc chiến tranh Việt Nam qua những cụm từ như “chế độ khát máu Mỹ-Dim”, ”miền Nam bị Mỹ, nguỵ kìm kẹp”, “đánh cho Mỹ cút đánh cho Ngụy nhào”, “ách thống trị thực dân kiểu mới của Mỹ”, “giải phóng miền Nam” v.v…

Nhưng ngày nay, với sự phổ biến của công nghệ thông tin, chúng tôi đã biết nhiều hơn trước. Về lý do tại sao đã có và do ai gây ra cuộc chiến Việt Nam 1954-1975, hoàn toàn không phải như chúng tôi đã được tuyên truyền trong nhà trường.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng còn vài thắc mắc rất đơn giản. Kính mong các bác, các chú, là những người đã và đang phục vụ cho đảng và nhà nước Việt Nam và những người vẫn khư khư cho rằng chiến tranh Việt Nam là cần thiết để “giải phóng miền Nam” thoát khỏi sự “kìm kẹp của Mỹ, Ngụy” v.v giải thích giùm:

1. Sau năm 1954, sau chiến thắng Ðiện Biên Phủ, Hiệp định Geneve đã được ký kết ngày 27/10/1954 chấm dứt chiến tranh Ðông Dương lần thứ nhất. Trong thời gian chủ tịch Hồ Chí Minh (HCM) lãnh đạo chính quyền miền Bắc, tại sao 1 triệu người miền Bắc đã phải lên tàu đua nhau bỏ chạy vào miền Nam để cho “Mỹ - Diệm kìm kẹp” mà không ở lại cùng nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà và chủ tịch HCM? Số 1 triệu người này có thể còn nhiều lần hơn nếu nhà nước không dùng bạo lực ngăn chặn, không cho họ ra đi! Tại sao ngoại trừ một số các cán bộ đảng viên cộng sản (CS) tập kết ra Bắc, người dân miền Nam lại không đua nhau chạy ra Bắc theo chế độ CS của chủ tịch HCM, mà tuyệt đại đa số cứ nhất quyết ở lại cho “Mỹ - Diệm kìm kẹp”? Theo hiệp định Geneve thì lúc đó mọi người được hoàn toàn tự do lựa chọn đi ra miền Bắc hay ở lại miền Nam cơ mà??

2. Tại sao hồi còn chiến tranh Việt Nam (trước 30/4/1975), mỗi khi có giao tranh giữa quân đội miền Nam (VNCH) và bộ đội “giải phóng” thì dân chúng đều chạy về phía có lính miền Nam trú đóng, chứ không chạy về phía bộ đội “giải phóng”? Nếu dân miền Nam bị “Mỹ, Ngụy kìm kẹp”, cần phải được “giải phóng”, thì lẽ ra họ phải hồ hởi mà chạy về phía các “đồng chí bộ đội”, tay bắt mặt mừng và cám ơn “được giải phóng”, chứ sao lại bồng bế nhau mà chạy trối chết để xa lánh các “đồng chí” ấy? Ðua nhau chạy vế phía có lính miền Nam để tiếp tục bị “kìm kẹp”, không lẽ họ ngu đần đến nỗi chỉ thích bị “Mỹ, Ngụy kìm kẹp” chứ không muốn được “giải phóng” à?

3. Năm 1975, sau khi chiến tranh chấm dứt, “bộ đội giải phóng” chiếm toàn bộ miền Nam , đất nước thống nhất, Mỹ đã cút, Ngụy đã nhào. Tại sao dân miền Nam lại lũ lượt trốn chạy ra đi, bất chấp nguy hiểm, bão tố, cá mập, hải tặc mà vượt Biển Ðông; bất chấp các bãi mìn, hay bị Khơ-me Ðỏ chặt đầu; để bằng đường bộ băng qua Campuchia sang Thái Lan?

Theo ước tính của các cơ quan truyền thông, thông tin quốc tế thì hơn 1 triệu người đã đi bằng hình thức này (h**p://archives. cbc.ca/id- 1-69-324/ l...ty/boat_ people).

Chúng tôi đã được học tập là “Mỹ- Diệm đã ban hành đạo luật 10/59 tố Cộng, diệt Cộng, lê máy chém đi khắp miền Nam”, nào là “bè lũ tay sai quân phiệt Nguyễn Văn Thiệu”, nào là “ghi khắc tội ác dã man của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai”… v.v…. Khi học xong, đọc hay nghe những dòng chữ như thế, thì chúng tôi nghĩ, chắc hẳn chế độ ở miền Nam dù với Diệm hay Thiệu thì cũng tàn ác kinh khủng lắm, thế nhưng tại sao lại suốt từ 1954 cho thời điểm ngày “Giải phóng” 30/4/1975 - 20 năm trời, không hề có hiện tượng người dân miền nam từ bỏ, trốn khỏi miền Nam để xuống tầu đi vượt biên? Thay vì đến khi bộ đội ta từ miền Bắc vào Nam “giải phóng”, lẽ ra phải ở lại mừng vui, thì họ lại kéo nhau ra đi là thế nào? Thế thì có tréo cẳng ngỗng không? Tại sao hàng ngàn dân miền Bắc, nhất là từ Hải Phòng, đã có kinh nghiệm sống dưới sự lãnh đạo của Bác và Ðảng hơn 20 năm, cũng bỏ miền Bắc XHCN, vượt vịnh Bắc Bộ sang Hong Kong mong có cơ hội được sống với thế giới tư bản, chứ nhất định không ở lại miền Bắc XHCN “tươi đẹp”?

4. Năm 2005, sau khi hoà bình đã về trên quê hương được 30 năm, đảng CS đã lãnh đạo đất nước được 30 năm, (chính quyền Sài Gòn chỉ lãnh đạo miền nam có 20 năm thôi, 1954-1975), thì tại sao dân chúng vẫn còn lũ lượt tìm cách rủ nhau ra đi. Trai thì đi lao động cho nước ngoài, rồi tìm cách trốn ở lại, gái thì cắn răng chịu đựng tủi nhục lấy toàn đàn ông (già cả, tàn tật, hết thời, …) của Ðài Loan , Singapore , Ðại Hàn, để có cơ hội thoát khỏi Việt Nam ??? Tại sao du học sinh, thành phần gọi là tương lai của đất nước vẫn luôn tìm mọi cách (ngay cả khi chưa học xong) để ở lại nước ngoài, như lập hôn thú (giả có mà thật cũng có) với người Việt hải ngoại, chứ nhất định không chịu trở về Việt nam???

5. Những năm gần nay, những người Việt trước nay đã trốn đi vượt biên, chạy theo để “bám gót đế quốc”, là “rác rưởi trôi dạt về bên kia bờ đại dương”, là “thành phần phản động”, là “những kẻ ăn bơ thừa, sữa cặn” như nhà nước Việt Nam vẫn từng đã nói. Nay được chào đón hoan nghênh trở về Việt Nam làm ăn sinh sống và được gọi là “Việt kiều yêu nước”, “khúc ruột ngàn dặm”? Có đúng họ “yêu nước” không? Tai sao họ không dám từ bỏ hoàn toàn quốc tịch Mỹ, Pháp, Canada, Úc, xé bỏ hộ chiếu nước ngoài và xin nhập lại quốc tịch Việt Nam và vĩnh viễn làm công dân nước Cộng Hoà XHCN Việt Nam???

6. Trong bộ môn lịch sử chương trình lớp 12, chúng tôi được giảng dạy rằng, “Mặt trận Giải phóng Miền Nam” thành lập ngày 20/12/1960 với mục tiêu “đấu tranh chống quân xâm lược Mỹ và chính quyền tay sai, nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”. Theo như chúng tôi tìm hiểu, năm 1961 khi Ngô Ðình Diệm ký Hiệp ước quân sự với Mỹ, thì miền Nam lúc ấy chỉ có các cố vấn Mỹ và một ít quân mang tính yểm trợ (US Support Troopes) với nhiệm vụ chính là xây dựng phi trường, cầu cống, đường xá… Mỹ chỉ bắt đầu đưa lính vào miền Nam từ năm 1965, sau khi lật đổ và giết Ngô Ðình Diệm do cương quyết từ chối không cho Mỹ trực tiếp can thiệp quân sự. Quân Mỹ thực sự đổ quân vào miền Nam sau sự kiện vịnh Bắc Bộ năm 1964. Vậy thì vào thời điểm 20/12/1960, làm gì có bóng dáng lính Mỹ nào ở Miền Nam, làm gì đã có ai xâm lược mà chống?? Các bác, các chú chống ai, chống cái gì vào năm 1960???
Ðặng Xuân Khánh

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2009

Tiền Mao hay tiền Ma

Chiều đang nói chuyện với cô bạn, dưng không cô hỏi tôi một câu mà tôi cứ nghĩ mình nghe nhầm nên hỏi lại cho rõ cô nói gì:

- Nghe người ta nói là VN sắp in tiền 500 ngàn có in hình ông Mao trạch Đông hả?

- Cái gì, hình ai?

Cô là người ít để ý chuyện chính trị, chả hiểu ai tung tin cho cô mà cô hỏi tôi, tôi cũng ú ớ vì không tin có chuyện như thế.

- Chắc người ta nói chuyện vui thế thôi, làm gì có, nếu có thì chắc dân VN sẽ nổi loạn.

hmm, tôi nói để tự an ủi chứ tôi nghĩ vớ vẩn dân VN giờ chắc hai chữ "nổi loạn" không có trong tự điển của họ đâu. Nếu có thì sao nhỉ, thì cái đất nước ấy không nên nói tới lãnh đạo VN nữa, họ đã đổi họ TQ hết rồi còn đâu. Mà tới nước đó thì làm gì bây giờ, người dân đen như tôi thì chả nghĩ ra một việc gì mà không bị lãnh đạo "sáng suốt" của đảng CSVN đập từ trong trứng nước hay chờ cho gần chín thì đập luôn.

Mới hôm đầu tuần ngậm ngùi nói với một người bạn dân bản xứ, Mỹ không làm gì thì TQ chắc "xơi trọn" nước VN (my country: khổ thế lúc nào cũng phải phân biệt nước tôi, để cho người bản xứ quạt cho "là công dân nước này thì đây là tổ quốc chứ sao lại cứ nói "VN is your country" là thế nào) không cần bắn một viên đạn. Họ sẽ nuốt VN như nuốt Nội Mông, Tây Tạng, hay Tân Cương.

Nhớ bài học thủa nhỏ, người TQ chỉ cần đi bộ (sang VN) thôi thì cũng mất hết đất VN. Ôi sao mà như lời sấm vậy. Họ có cần đi bộ đâu, chỉ ngồi ở Bejing vẽ cái lưỡi bò thây cũng nuốt hết mảnh đất hình chữ S, mà đúng ra ai đó viết phải là chữ S: có hai chấm sau chữ S nữa đấy, biểu hiện cho Hoàng Sa và Trường Sa.

Ở TQ người ta nói đứng ở quảng trường Thiên An Môn nhìn thẳng vào mặt ông Mao, chụp cái hình thì khi rửa ra không bao giờ thấy được hình ông ta. Hình như đó là tấm hình...ma quái. Vậy in hình ông ta trên tìền rồi nhìn thẳng vào thành ra tiền âm phủ ? Chán chưa!!! Tôi nghĩ có lẽ VN chưa có ai ngu đến nỗi đó.

Nhưng lời buồn buồn của cô bạn cũng khiến tôi băn khoăn.
Đôi khi tin đồn, tin nhảm mà lại thực không chừng, có không (?)

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2009

Về luật sư Lê Công Định: Người Gây Khó Xử

Sao chép từ Dân Luận

Việt Nam đã thu hút được một nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài đầy ấn tượng tới 8 tỉ USD trong năm vừa qua, theo báo cáo vừa công bố ngày 17 tháng 9 bởi Hội Nghị Thương Mại và Phát Triển của LHQ (HNTMP). Thật vậy, bản báo cáo cho thấy rằng các nhà đầu tư ngoại quốc đã xem Việt Nam là một cơ hội đầu tư hấp dẫn hơn so với 10 quốc gia Đông Nam Á lân cận, ngoại trừ Mã Lai Á (cùng con số 8 tỉ), Singapore (22.7 tỉ), và Thái Lan (10 tỉ). Và người ta có thể thấy rõ lợi ích của luồng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đổ vào Việt Nam trong thập niên qua như thế nào. Khi tôi đến Việt Nam lần đầu tiên vào năm 2000, nơi đây vẫn còn là một quốc gia chậm tiến, nghèo khó, giống như các nền kinh tế Mác-Lênin khác. Nhưng trong chuyến viếng thăm gần đây nhất của tôi vào tháng 9 vừa qua, thành phố Hồ Chí Minh đã trở nên lấp lánh. Sau vài ngày lái xe dạo quanh vùng đồng bằng sông Mê Kông, những dấu hiệu của sự phồn vinh gia tăng có thể nhìn thấy ở mọi nơi, và nhất là trên gương mặt của những thường dân tấp nập với công việc của mình một cách yên ả trên những xe gắn máy. Kể cả những nhà phê bình khó tính nhất cũng phải công nhận những phát triển kinh tế của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của đảng CS trong thập niên qua, kể từ khi Việt Nam rời xa con đường kinh tế tập trung kiểu Liên bang Xô Viết.
Các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là Phòng Thương Mại Hoa Kỳ AmCham tại Việt Nam, có thể tự hào rằng mình đã có công lớn trong tiến trình hiện đại hóa và phát triển tại Việt Nam. Những thành viên AmCham vẫn thường cho rằng, khi họ động viên Việt Nam xem trọng tính bất khả xâm phạm của các hiệp ước thương mại, thì họ cũng đã động viên quốc gia này đi theo con đường cai trị theo pháp luật, và như thế động viên cả việc mở rộng tự do chính trị. Suy cho cùng, bản Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR) mà Việt Nam đã đặt bút ký, cũng hàm chứa một khế ước mà chính quyền VN phải tuân thủ đối với người dân của họ.
Vấn đề ở đây là: Chính quyền nhà nước Việt Nam không coi trọng hiệp ước này. Bất chấp những dấu hiệu rõ rệt về sự phát triển kinh tế mà tôi nhận thấy một năm trước đây, tháng 9 năm 2008 cũng đánh dấu sự khởi đầu của một cuộc đàn áp mới đối với những người dân Việt Nam mà “tội trạng” của họ chỉ đơn thuần là việc tin rằng họ đáng được hưởng các quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do tụ họp mà Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị đáng lẽ phải bảo vệ. Tính cho đến nay, đã có hơn 20 người trong số những người can đảm này đã nghe tiếng gõ cửa giữa đêm khuya trong một năm qua. Và đây là lúc mà câu chuyện trực tiếp liên can đến – và trở thành khó xử cho – Phòng Thương Mại Hoa Kỳ (AmCham).
Vào ngày 13 tháng 6, một luật sư nổi danh của Việt Nam tên Lê Công Định - đồng thời cũng là thành viên của AmCham ở Thành phố HCM và là một luật sư bào chữa về luật thương mại và nhân quyền được nhiều người kính trọng – đã bị bắt giữ và giam cầm cho đến nay. Ông Định là đối tác của công ty luật DC Law, một công ty luật nổi tiếng tại TP HCM, với một danh sách các thân chủ gồm các nhà đầu tư nước ngoài lớn tại Việt Nam. Hiện nay, ông ta đã bị cấm hành nghề luật tại VN. (Theo kiểu cách cổ điển của CS, ông Định đã bị cấm hành nghề trước khi việc “điều tra” chính thức kết thúc, và trước khi có một tòa án xử theo kiểu “diễn kịch”.) “Tội trạng” của ông Định chỉ đơn giản là vì ông ta tham gia hoạt động ôn hòa cho các quyền tự do mà công ước quốc tế ICCPR bắt buộc chính quyền VN phải tôn trọng. Đặc biệt là việc ông Định đã vi phạm Điều 88 của Bộ luật Hình sự, kết tội những ai “tuyên truyền” chống đối chính quyền – như đã định bởi Bộ Chính Trị. Trong cách nhìn của Bộ Chính Trị, Điều 88 và các đạo luật khác đứng trên công ước quốc tế về nhân quyền. Và trong cách nhìn của cộng đồng doanh nhân Hoa Kỳ tại Việt Nam, à, họ đang quay sang hướng khác. Phòng Thương Mại Hoa Kỳ tại Việt Nam đã quay lưng với LS Lê Công Định, người đã trở thành một điều khó xử.
Câu chuyện minh họa cho tình thế khó khăn mà các nhà đầu tư ngoại quốc phải đối diện khi họ cố gắng làm ăn tại các quốc gia tiền hậu bất nhất thuộc Thế giới thứ ba, nơi mà luật pháp cai trị rất mong manh. Và với Phòng Thương Mại Hoa Kỳ tại VN, hy vọng duy trì tình trạng không ai để ý đến đối với những vấn đề quan trọng liên quan đến pháp luật, kể cả khi những vấn đề này liên quan đến thành viên sáng giá nhất và giỏi nhất của họ, là một việc làm đầy nguy hiểm. Có lẽ vì tin rằng họ có thể an toàn xâm phạm quyền tự do ngôn luận của người dân mà gặp phản đối đáng kể gì từ cộng đồng doanh nhân, các lãnh đạo ở Hà Nội gần đây đã chuyển tròn thành vuông. Hiện nay, Hà Nội cũng đang đe dọa các quyền tự do liên quan đến tiếng nói thương mại - kể cả những nghiên cứu xã hội về các đề tài kinh tế quan trọng nếu công trình nghiên cứu ấy đi ngược lại với đường lối của Đảng. Và như thế, khi người ta lặng im trước những bất công phủ lên đầu Lê Công Định và những người chủ trương ủng hộ dân chủ khác, thì cộng đồng doanh nhân Hoa Kỳ đã gián tiếp khuyến khích các thế lực hiện nay đe dọa những lợi ích trực tiếp của họ. Hơn nữa, Phòng Thương Mại HK cần lo lắng về tín hiệu họ đã gửi đến những người tranh đấu ủng hộ nhân quyền tại thủ phủ của Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Đốn.
Và đây là lý do:
* * *
Khi cố tình ngó lơ, ngay cả khi những khái niệm cơ bản về xét xử công bằng dành cho một thành viên của mình bị chà đạp, thành phần lãnh đạo của AmCham đã cho phép chính quyền Hà Nội tin rằng cuộc đàn áp của họ đã nhận được ủng hộ ngầm từ cộng đồng doanh nhân Hoa Kỳ Khi cố tình ngó lơ, ngay cả khi những khái niệm cơ bản về xét xử công bằng dành cho một thành viên của mình bị chà đạp, thành phần lãnh đạo của AmCham đã cho phép chính quyền Hà Nội tin rằng cuộc đàn áp của họ đã nhận được ủng hộ ngầm từ cộng đồng doanh nhân Hoa Kỳ. Đồng thời, bằng cách từ chối chỉ ra sự mâu thuẫn giữa Điều 88 tàn bạo và những quy tắc quốc tế văn minh mà chính quyền Việt Nam có nghĩa vụ phải tuân thù, AmCham cũng đã gửi tín hiệu tới những người hoài nghi thương mại ở Capitol Hill. Những người phản đối như Thượng nghị sĩ Barbara Boxer của bang California sẽ từ chối quyền tự do mậu dịch của Việt Nam với Hoa Kỳ phỏng theo Chế độ Ưu Đãi Thuế Quan Phổ Cập (GSP), với lý do thành tích nhân quyền của Việt Nam vẫn còn rất ảm đạm, bất kể những dấu hiệu khó cãi cho thấy sự phát triển trên phương diện kinh tế. Với sự im lặng của họ, AmCham đã cho những nhà vận động dân chủ tại quốc hội chứng cứ rõ ràng để biện minh cho những tố giác của họ về nhân quyền, cộng đồng thương mại đặt lợi ích lên trên các nguyên tắc.
Ngày 1 tháng 10 năm 2008, một tháng sau khi cuộc đàn áp được bắt đầu, TNS Boxer đã đóng khung vấn đề rất cô đọng: “Cũng như các nghị sĩ đồng nghiệp khác của tôi, tôi đã hy vọng rằng việc củng cố quan hệ của chúng ta với Việt Nam về mậu dịch kinh tế và giúp đỡ họ hội nhập vào cộng đồng quốc tế sẽ khiến hồ sơ nhân quyền của họ được cải thiện nhiều hơn,” bà tuyên bố khi trình bày đạo luật tước bỏ VN ra khỏi hệ thống ưu đãi tổng quát GSP, “Nhưng kết quả đã không như hy vọng đó.”
Giờ đây, với việc bắt giữ thành viên AmCham, LS Lê Công Định, cùng các nhà đấu tranh dân chủ ôn hòa khác, bà nghị sĩ đã có thêm đạn dược để thúc đẩy đạo luật này.
* * *
Hội Luật Gia Hoa Kỳ (ABA) đã lên tiếng về sự xâm phạm rõ rệt quyền được xét xử công bằng trong vụ bắt giữ LS Định và các nhà dân chủ tranh đấu ôn hòa khác cùng bị bắt giữ trong đợt này. Ngài đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội ông Michael Michalak cũng đã nhấn mạnh rằng LS Định và những người khác đã bị bắt giữ vì “những thảo luận nhằm củng cố luật pháp tại Việt Nam, việc làm rất bình thường đối với nhiều nơi khác trên thế giới.” Tổ chức theo dõi Nhân Quyền (HRW) và các tổ chức đấu tranh nổi bật khác cũng đã rất hùng hồn khi nói rằng Điều 88 và những đạo luật tương tự bắt nguồn từ chủ thuyết Mác-Lênin nên được bỏ chung vào thùng rác CS của lịch sử. Nhưng Phòng Thương Mại của Hoa Kỳ đã không nói thế - khi họ là một tiếng nói có thể được nghe rất lớn và rất rõ ràng ở Hà Nội.
“AmCham chắc chắn ủng hộ hệ thống luật pháp minh bạch hơn và nhà nước pháp quyền tốt hơn tại Việt Nam. Tuy nhiên chúng tôi không đưa ra tuyên bố hoặc ý kiến công khai về vụ Lê Công Định”. Ông Adam Sitkoff, giám đốc điều hành văn phòng AmCham tại Hà Nội, đã nói với tôi như thế khi trao đổi một loạt những điện thư gay gắt giữa đôi bên. Khi tôi hỏi nếu nghĩ lại ông ta có cho rằng sự việc sẽ đỡ hơn nếu AmCham nghiêm túc hơn và nói ra bất công, ông Sitkoff trả lời rằng “Cám ơn ông đã bỏ chữ vào miệng của tôi”.
Bà Virginia Foote, một thành viên nổi bật của ban điều hành AmCham được cả Hà Nội và Hoa Thịnh Đốn nể trọng với nỗ lực củng cố các quan hệ thương mại giữa hai quốc gia, trong một điện thư ngày 1 tháng 9 đã viết như sau: “Tôi không biết rõ chi tiết về sự việc này để bình luận – Tôi đã trở về Hoa Kỳ nhiều tuần nay rồi.”
Công ty luật của Định, DC Law, đã liệt kê công ty đầu tư Vietnam Partners của bà Foote là một thân chủ. Khi được hỏi rằng bà ta có quan tâm rằng một trong những luật sư của bà đã dính líu đến đợt bắt bớ của Hà Nội hay không, bà Foote trả lời: “Tôi không biết ông Định có phải là luật sư của Vietnam Partners hay không – chúng tôi thường sử dụng một công ty luật khác – và tôi không biết ông đang đề cập đến công ty gì.” Bà Foot cũng nói rằng AmCham “đã bình luận nhiều lần và ban điều hành hoặc thành viên đã có bất đồng ý kiến” với chính quyền Hoa Kỳ hay chính quyền VN.
Bà Foote đóng vai trò chính trong việc ký kết Hiệp Ước Thương Mại Song Phương (BTA) giữa Việt Nam và Hoa Kỳ và sự lên ngôi của Việt Nam trong WTO. Bà đã được chủ tịch Nguyễn Minh Triết trao huân chương hữu nghị vào tháng 7 năm 2007.
Trong lúc các thành viên AmCham vẫn còn quá tự kiêu để thừa nhận, thì một điều rõ ràng là: trước khi trở thành kẻ gây khó xử cho cộng đồng doanh nhân Hoa Kỳ, ông Định là một trong những nhân vật nổi bật nhất của tiến trình luật pháp Việt Nam.
* * *
Cho đến ngày 13 tháng 6 khi lực lượng an ninh áp giải ông ta và cáo buộc tội phản động, vị luật sư 41 tuổi Lê Công Định đã được xem là một trong những câu chuyện thành công sáng chói của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Sơ yếu lý lịch có nhiều điểm sáng: Tốt nghiệp Đại học Sài Gòn, rồi đến Đại học Luật Hà Nội, học bổng Fullbright ở Đại học Tulane, nơi ông ta tốt nghiệp với bằng Cao Học Luật năm 2000. Là một luật sư thương mại quốc tế cho công ty luật Hoa Kỳ có thế lực White & Case, nơi mà trong năm 2003 ông ta đã bào chữa cho Hiệp Hội Chế Biến và Xuất Khẩu Thủy Sản VN trong vụ kiện chống lại việc tiêu hủy cá basa mà các công ty chế biến thủy sản Hoa Kỳ đã vận động đối phó với Việt Nam. Thành viên cùng sáng lập và quản lý DC Law năm 2005, với trụ sở ở TP HCM. Kết hôn năm 1998 với cựu hoa hậu Nguyễn Thị Ngọc Khánh, người được biết đến bằng cả trí óc lẫn vẻ đẹp.
Ông Định là một người với nhiều mối giao kết, phần nhiều vây quanh việc thúc đẩy phát triển nền pháp trị trong một quốc gia CS, nơi mà quyền lực chính trị quy tụ trong Đảng CS và Bộ Chính Trị. Là phó chủ tịch của hội Luật Gia TP HCM từ năm 2005 đến 2008, Định đã dẫn đầu những nổ lực phát triển cải tổ luật pháp thương mại trên quê hương của ông. Danh sách thân chủ đáng kể của DC Law bao gồm Yahoo, Intel, Toshiba, Hyatt International, và Toyota, cũng như Vietnam Partners, thương vụ đầu tư của bà Ginny Foote. Định cũng là một thành viên thường trực của AmCham. Ông ta thường tham dự các buổi giao tiếp của AmCham tại TP HCM cùng các buổi họp mặt khác của AmCham nhằm để nhắm vào việc thúc đẩy những đánh giá sâu sắc hơn về luật pháp tại Việt Nam.
Định cũng không e dè khi chỉ rõ rằng thể chế pháp trị đang ló dạng tại Việt Nam không chỉ giới hạn trong mức bất khả xâm phạm của những hiệp ước thương mại. Ông ta đã bào chữa cho một vài nhà tranh đấu ủng hộ dân chủ nổi tiếng. Ông ta trở thành một một nhà phê bình công khai thành phần lãnh đạo ở Hà Nội, kể cả chủ tịch nước. Ông Định cũng đã đánh động tâm lý bài ngoại đối với Trung Quốc (vốn tồn tại sau 1000 năm Tàu đô hộ) của lực lượng chính trị yêu nước bằng cách cáo buộc rằng chính quyền đã nhượng bộ Bắc Kinh quá nhiều trong dự án khai thác quặng bauxite ở trung phần Tây Nguyên.
Định cũng rất thông thạo trong việc sử dụng mạng Internet để phổ biến thông điệp ủng hộ xã hội dân chủ của mình một cách rộng rãi, ông ta cũng trở nên thân thiện với các tổ chức hải ngoại như Việt Tân, một tổ chức cũng rất thông thạo trong cách sử dụng kỹ thuật thông tin hiện đại. Việt Tân bắt đầu từ năm 1982 như một phong trào cách mạng ngầm phát thanh các chương trình radio bằng sóng ngắn vào Việt Nam, nhiều nguồn tin cho biết. Tổ chức này có nhiều văn phòng tại bang California, Paris, và Úc châu, và đã tuyên bố rằng có thành viên tại VN. Thông điệp chính trị của Đảng canh tân này là 1 thông điệp ôn hòa: Việt Nam cần phải trở thành một xã hội dân chủ tự do. (Bất chấp những lời bào chữa của Việt Tân về dân chủ và bất bạo động, Hà Nội vẫn xem họ là một tổ chức “khủng bố”.) Cùng với những nhà đấu tranh dân chủ khác, ông Định đã tham gia vào một nỗ lực phác họa một bản tân hiến pháp cho quê hương ông ta - một bản hiến pháp bảo đảm quyền tự do bày tỏ chính kiến và quyền tự do tụ họp. Đó là lý do khiến Lê Công Định bị phiền phức.
Ngày 1 tháng 6, chỉ 12 ngày trước khi ông ta bị bắt giữ, Định đã được bầu chọn làm bí thư của Đảng Dân Chủ VN, một tổ chức đấu tranh cho “một dân tộc đoàn kết dựa trên nguyên tắc của tự do, dân chủ, và công bình.” Tại Việt Nam, điều đó được xem là một trọng tội.
Một nhà tranh đấu dân chủ xác nhận rằng Định đã tham dự các lớp huấn luyện phương thức đấu tranh bất bạo động của Việt Tân tại Thái Lan vào tháng 3. Khi ông ta bị bắt 1 tháng sau đó, chính quyền VN đã lục soát tư gia của ông và đã tìm được một bản tiếng việt của quyển “Từ Độc Tài đến Dân Chủ”, dược dịch bởi Việt Tân. Điều 88 mâu thuẫn đã được thảo cho các “tội trạng” này.
Hiện nay, các mối giao kết của Định chỉ giới hạn với những cai tù và những “tự do” mà họ cho phép trong 4 bức tường của phòng giam ở một nơi bất định nào đó. Ông ta có thể sẽ bị kêu án 20 năm, hoặc có thể bị lưu đày. Trong lúc đó, Định - người đã có một bản “thú tội” (thiếu thuyết phục) rằng ông ta đã vi phạm Điều 88 mà chính quyền VN đã phổ biến trên Youtube – chắc hẳn đang trăn trở: hàn gắn cuộc sống của mình bằng cách nào đây?
* * *
Tháng vừa qua, một nhà bất đồng chính kiến nữa đã bị bắt, tội của cô ta là đã bận một áo thun với khẩu hiệu không phù hợp về mặt chính trị chống đối dự án khai thác bauxite của Trung Quốc nói riêng, và cả Trung Quốc nói chung.
Nếu một sự lên tiếng với công nghệ bình thường như việc viết khẩu hiệu trên áo thun làm chính quyền Hà Nội lo sợ như thế, hãy tưởng tượng họ sợ hãi các thông tin không phù hợp được phổ biến bằng công nghệ cao đến với người Việt như thế nào. Có nhiều nguồn tin tức mạng, báo mạng khác nhau như tờ New York Times, Wall Street Journal, đài BBC tiếng Việt, Tiếng Nói Hoa Kỳ, cộng đồng blog Việt, Twitter, điện thoại di động, SMS, v.v... Ông Định, cũng như các nhà tranh đấu dân chủ khác đã bị bắt, được biết đến như là những người rất thông thạo việc sử dụng mạng Internet để phổ biến tư tưởng của mình.
Trong suốt công cuộc đấu tranh dành độc lập của VN, người CS đã quản lý và phổ biến các thông điệp một cách hiệu quả. Trong cuộc nội chiến với miền Nam kết thúc với chiến thắng của miền Bắc năm 1975, lực lượng của Hồ Chí Minh là những chiến sĩ tự do. Họ là những người yêu nước đã từng đánh Pháp, rồi đến Nhật trong đệ nhị thế chiến, và sau đó lại đánh Pháp một lần nữa, rồi đến đánh Mỹ, cho đến khi họ toàn thắng. Nhưng hôm nay, các tổ chứng tranh đấu như Việt Tân, với kinh nghiệm kỹ thuật thông tin hiện đại, đang quản lý thông điệp mới – và nay những người CS đã phải nhìn lại. Điển hình như ngày 14 tháng 9, Việt Tân đã vận động một cuộc “biểu tình ảo” trên mạng internet, chú tâm vào vào việc chống đối Trung Quốc khai thác bauxite ở trung phần Tây Nguyên và những ảnh hưởng của Trung Quốc đối với VN. Nếu có ai đó muốn lật đổ ĐCS ở Hà Nội và mở rộng VN trên phương diện chính trị cũng như kinh tế, “vũ khí” lợi hại nhất không còn là súng đạn nữa. Những người CS có nhiều súng đạn, nhưng họ không còn có tư tưởng chính trị mạnh mẽ gì nữa.
* * *
Tôi đã hỏi Bộ trưởng Bộ tư pháp VN ông Hà Hùng Cường và Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, ông Lê Công Phụng, xem họ có cho phép tôi phỏng vấn Lê Công Định để nghe câu chuyện từ phía ông Định hay không. Tôi hỏi họ có thể giúp tôi liên lạc với LS đại diện cho ông Định hay không. Họ không trả lời. Tôi cũng hỏi liệu họ có chấp nhận rằng sẽ dễ bị quy là phạm tội khi một nhóm công dân Việt Nam tập hợp lại để đi theo con đường chính trị nhằm để người dân Việt Nam được phép lựa chọn lãnh đạo sớm ngày nào tốt ngày ấy hay không, họ cũng chẳng trả lời.
Một luật sư gan dạ ở Hà Nội tên Lê Quốc Quân đã không dè dặt trong lời nói cho lắm. Ông Quân, từng là một luật sư, là một nhà tranh đấu dân chủ được nhiều người biết đến, đã bị bắt ngày 3 tháng 3, 2007 sau khi trở về từ một cuộc gặp gỡ tại Hoa Thịnh Đốn với tổ chức Hỗ Trợ Dân Chủ (NED). Ông ta được thả vài tháng sau đó sau nhiều lời phản đối kịch liệt khắp nơi, trong đó có cả người Mỹ như cựu bộ trưởng Madeleine Albright và TNS John McCain.
Cũng như bạn Lê Công Định của ông ta, ông Quân bị rút bằng luật trong khi còn ở tù, trước khi cuộc điều tra kết thúc. “CA trao cho tôi quyết định thu hồi bằng luật khi tôi còn trong trại giam. Tôi không có cơ hội để tham khảo với luật sư của tôi và tôi thấy điều đó không phù hợp với luật pháp,” ông Quân nói về chuyện ấy, “Và rồi tôi mượn cây viết của người CA để viết lời khiếu nại. Tôi đã không được xét xử, và đơn khiếu nại của tôi cũng bị giữ không có có trả lời.”
Khi tôi nói với Quân rằng tôi không biết chinh quyền VN sẽ đối phó thế nào với Gandhi nếu ông ta là một người Việt đang sống tại VN vào lúc này. Câu trả lời của ông Quân vừa cảm động vừa gan dạ: “Kakaka... điều này cũng thật thú vị và cũng rất ngây thơ. Tôi ái mộ Gandhi và phương pháp đấu tranh của ông ta rất nhiều. Năm vừa rồi tôi đã tổ chức một lớp học Anh ngữ ở nhà thờ Thái Hà, tôi đã cầm một tài liệu Anh ngữ và nói về ‘Gandhi’. Tôi yêu cầu các học sinh của tôi chuyển ngữ sang tiếng Việt. An ninh sau đó đã đến đe dọa tôi và các học sinh của tôi. Họ cũng sợ cả việc học hỏi về phương pháp đấu tranh ôn hòa bất bạo động cho công lý và dân chủ.” Ông Quân đã kết luận rằng “không có Gandhi nào tại Việt Nam hiện nay cả.”
Tôi hỏi Quân rằng ông ta có nhận được sự ủng hộ nào từ cộng đồng doanh nhân Hoa Kỳ khi ông ta bị bắt giam và rút thẻ hành nghề hay không. Câu trả lời trực tiếp của ông ta quay câu hỏi ngược lại sự kiện của LS Định. “Định là bạn của tôi. Tôi ủng hộ anh ta hết mình và muốn ai đó giúp anh ta. Tôi nghĩ tiếng nói từ cộng đồng doanh nhân có thể là một giúp đỡ lớn lao trong lúc Việt Nam đang cố gắng thêm để giao dịch với thế giới.”
* * *
Còn đối với cộng đồng doanh nhân Hoa Kỳ, AmCham cùng các nhà đầu tư nước ngoài hiện nay đang đối diện với một đòn tấn công khác trên quyền tự do ngôn luận – và lần này, quyền tự do ngôn luận này đe dọa trực tiếp đến lĩnh vực tài chính khi nó dứt khoát liên đới kinh tế với quyền lợi chính trị.
Ngày 24 tháng 7, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký một quyết định với tên gọi “QĐ97”. Điều này hẳn đã rung chuông báo động trong các văn phòng của AmCham. Quyết định này nghiêm cấm các giáo sư và nghiên cứu gia công khai thảo luận về một số đề tài có thể gây tổn hại đến ĐCSVN. Như ký giả Ben Stocking của hãng thông tấn AP báo cáo, quyết định này “hạn chế các nghiên cứu khoa học và kỹ thuật vào 317 đề tài và ngăn cấm các tổ chức công bố kết quả nghiên cứu về chính sách của chính quyền và ĐCSVN.”
Lệnh cấm cũng bao gồm nghiên cứu về kinh tế học vĩ mô – rõ ràng nhắm vào việc cấm cản các thảo luận công khai và phân tích về chính sách (vớ vẩn) của Hà Nội đã góp phần vào nạn lạm phát đáng lo ngại. Tuần vừa qua, một viện nghiên cứu độc lập ở Hà Nội, IDS, đã quyết định rằng họ không còn sự lựa chọn nào ngoài việc giải thể vì QĐ97, phỏng theo bản báo cáo của Ben Stocking. Khi nó được dựng lên 2 năm trước đây, IDS thu hút sự chú ý của toàn thế giới vì nó có sự tham gia của nhiều trí thức nổi tiếng tại Việt Nam, một số có quan hệ mật thiết với ĐCSVN. Như Lê Công Định đã học được bằng kinh nghiệm xương máu, giới trí thức giờ đã thấu đáo giới hạn của tự do ngôn luận và tự do tư tưởng. Kinh tế gia iêm phó viện trưởng viện IDS Phạm Chi Lan đã nói, “Với quyết định mới này, chúng ta không thể hoạt động. Việc chúng tôi nói lên tiếng nói của mình như một tổ chức sẽ rất khó khăn. Đó là lý do chúng tôi giải thể.”
* * *
Công cuộc bắt bớ đàn áp tự do ngôn luận lần đầu tiên dính líu đến các nhà tranh đấu dân chủ như thành viên AmCham ông Lê Công Định giờ đã nới rộng để đe dọa tự do ngôn luận về các đề tài kinh tế như lạm phát gia tăng ở Việt Nam – các đề tài kinh tế rất quan trọng đối với AmCham và các nhà đầu tư ngoại quốc khác ở VN.
“Mậu dịch quốc tế là một trong những công cụ quan trọng nhất mà với nó ta cần phải đem theo nền pháp trị.” Nhà lý luận kinh tế hàng đầu của ĐH Columbia ông Jagdish Bhagwati giải thích. Vị giáo sư này cũng nhanh chóng nói thêm rằng “Song song với điều đó, pháp trị cũng rất thiết yếu trong việc nới rộng nhân quyền và phát triển kinh tế.”
Có một Chiến Tranh Việt Nam mới đang âm ỉ đánh, cuộc chiến này đánh bằng tư tưởng. Cộng đồng doanh nhân Hoa Kỳ sớm hay muộn rồi cũng phải quyết định xem họ sẽ đứng về bên nào - và tính về lâu dài thì lợi ích của họ sẽ được đặt ở đâu.

Đọc báo nước ngoài

Chuyện ở VN thế nào, người dân thấp cổ bé miệng không biết (?) nhưng người ngoài đều biết, mà quan trọng là người "lạ". Khổ, bây giờ người dân được "ăn no, mặc đẹp", suốt ngày lo cá độ, nhậu nhẹt, có tung cờ quạt biểu diễn đua xe thì không ai cấm, chứ lạng quạng nói tới chuyện sắp ... mất nước thì cứ xem gương. Những ngày cuối tháng rồi chứng minh VN là một nước chỉ có chung...một tiếng nói, đó là tiếng nói của đảng CS, nhà nước VN. Buồn chưa!!!. Cho nên bạn tôi cứ rủ tôi về, tôi chẳng biết về để làm gì? Đi chơi, đi ăn nhậu, thì tôi không biết, làm thiện nguyện thì ở đây cũng làm được, tiền mua vé về để gửi cho nhà thờ nhà dòng, nhà chùa còn hơn phải không? Về để góp ý thì lại càng dốt không biết gì, người trí thức kia họ còn chẳng được góp ý, thì thử hỏi dân đen như mình nói ai nghe cơ chứ. Chuyện VN chẳng nên băn khoăn làm chi cho già cả người!!!

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2009

Hội nghị Việt Kiều 2009

Đọc bài phỏng vấn GS Lê Xuân Khoa, của Đình Quang Anh Thái trên báo Người Việt, tôi nghĩ ông GS nói đúng và tôi cũng hy vọng những người thực sự là trí thức của VN ở hải ngoại nên tẩy chay cái hội nghị này để xem như là tiếng nói bênh vực cho những người đang đấu tranh cho tiếng nói dân chủ trong nước, ít nhất là những người sắp bị đem xét xử ở Hải Phòng và Hà Nội sắp tới đây. Khi nào những người trí thức ở IDS còn phải giải thể thì những người trí thức VN ở hải ngoại nên làm một việc xứng đáng là không tham dự hội nghị để ủng hộ những nhà trí thức trong nước đang bị "bó miệng" thì mới phải, không đoàn kết trong việc nhỏ thì có làm được việc lớn không?

Thứ Năm, 17 tháng 9, 2009

Bé tập làm văn

Ai đó gửi vào hộp thư mẫu chuyện vui này, post lại đây cho bà con đọc xem có cười được không? Tôi không biết ai sao chứ, hồi về miền Tây, cứ nghe người ta nói "về thành phố" tôi chả hiểu họ nói gì cả, nghĩ ở đâu chả gọi là "thành phố", nghe quen mới biết là họ nói thành phố HCM, vì không được gọi Sàigòn, hay lớp trẻ không biết Saigon là thành phố nào, chỉ biết thành phố HCM, mà họ "ghét" hay không thích kêu cái tên dài dòng văn tự ấy nên họ rút ngắn lại chỉ còn hai chữ "thành phố" và ai cũng hiểu là nói đến cái thành phố HCM. Cứ như người miền Nam thế mà hay, ghét là không thèm nói, cũng là một cách phản kháng tự nhiên từ lòng con người "yêu ai thì nói là yêu" không có tơ lơ mơ rào đón chi hết.


Bé Việt hôm nay đi học về không được vui. Mẹ thấy thế hỏi bé bị cô la rầy hay bạn bè trêu chọc gì không. Bé trả lời


- Con nộp bài cô giáo trả lại . Bắt phải về làm lại. Nếu không, sẽ không được điểm .

- Thế con viết gì nào hở bé con của mẹ ?

- Thì con viết thế này này


Bà mẹ cầm tờ giấy đọc :

Chiều nay, bầu trời Sài Gòn đang nắng bỗng mây đen từ đâu kéo tới rồi mưa như trút nước xuống Sài Gòn . Người Sài Gòn hối hả tìm chổ trú mưa dưới những mái hiên nhà dọc hai bên đường .....


- Có gì sai hở con ?

- Ngay cả mẹ không biết sai gì ư ?

- Sai gì nào ?

-Thì đấy ... Cô bảo con phải thay thế tất cả các từ Sài Gòn là Hồ Chí Minh .

- Mẹ tưởng gì . Chỉ đơn giản vậy thôi à . Thì con cứ sửa lại cho đúng .


Đứa bé mặt mày tiu nghỉu ngồi viết bài lại ...


Sáng hôm sau, bé hớn hở, hân hoan chạy vào lớp . Khoe cô giáo bài viết đã được sửa . Cô giáo cầm đọc . Càng đọc, sắc mặt cô càng tím tái .....


Chiều nay, bầu trời Hồ Chí Minh đang nắng bỗng mây đen từ đâu kéo tới rồi mưa như trút nước xuống Hồ Chí Minh . Người Hồ Chí Minh hối hả tìm chổ trú mưa dưới những mái hiên nhà dọc hai bên đường .....


Chẳng bao lâu sau, Hồ Chí Minh bị ngập nước . Bộ mặt Hồ Chí Minh bây giờ trông thật thảm . Nước càng lúc càng nhiều, dâng cao, kéo theo nào là rác rưởi phủ đầy ngỏ ngách Hồ Chí Minh . Du khách nhìn Hồ Chí Minh ngao ngán .


Em ngồi nhìn Hồ Chí Minh mưa mà thấy chán . Vì cơn mưa có lẽ kéo dài đến tối . Không phải như mọi người thường nói " Sau cơn mưa trời lại sáng " Với Hồ Chí Minh, sau cơn mưa thường cúp điện . Cho nên Hồ Chí Minh tối thui tối thủi .. Và vậy là sẽ không được đi dạo chơi Hồ Tội nghiệp du khách đến chơi Hồ Chí Minh vào mùa mưa thì coi như bó chân không đi đâu được . Nhưng người ta vẫn đến vì tò mò, vì Hồ Chí Minh có đủ các món ăn chơi của ba miền gộp lại .
Em không thích Hồ Chí Minh nhưng em phải sống với Hồ Chí Minh vì mẹ em đã sống với Hồ Chí Minh mấy mươi năm nay . Mẹ bảo không thể bỏ đi vì Hồ Chí Minh là nơi chôn nhau cắt rún gì gì đó của mẹ .


Chiều nay, Hồ Chí Minh mưa to, em vẫn ngồi nhìn Hồ Chí Minh chẳng biết chơi gì ngoài hy vọng Hồ Chí Minh đừng mưa nữa .


Câu chuyện tới đây lại chấm dứt làm người đọc thất vọng quá, thắc mắc em bé được mấy điểm. Có bị chép lại, và chỉ dùng hai chữ "thành phố" không?

Thứ Ba, 15 tháng 9, 2009

Viện IDS giải thể

"Ngày 14-09-2009, Hội đồng Viện IDS đã họp phiên toàn thể, quyết định tự giải thể để biểu thị thái độ dứt khoát của Viện đối với Quyết định 97. Quan điểm của Viện chúng tôi được trình bày trong tuyên bố này và được công bố kèm theo các tài liệu liên quan[1]. Chúng tôi cũng giữ quyền sử dụng tiếp các công cụ pháp lý để bảo vệ sự trong sáng của luật pháp."


Thế có chán không? Nhà nước VN đang sắp sửa có cuộc hội luận hay là sự gặp gỡ chi chi đó với cả ngàn trí thức VN trong và ngoài nước, và tin cho biết là sẽ bao hết mọi chi phí tầu xe ăn ở cho các khoảng 600 trí thức VN ở nước ngoài về gặp 300 trí thức trong nước. Tốn từng ấy tiền để làm chi (?)*, trong khi chỉ vì cái quyết định 97 mà các trí thức XHCN phải tự giải tán vì không đồng quan điểm với chính phủ, lâu nay nghe những cuộc phỏng vấn của họ, tôi cứ nghĩ họ là những trí thức của nhà nước VN và đóng góp cho việc xây dựng đất nước tốt hơn. Họ là những người làm việc nghiêm túc, thế mà chính phủ còn chả coi họ "ra cái gì" thế thì ai mà tin, hay là mấy ông trí thức ở nước ngoài chỉ nhân việc được bao ăn ở về VN một chuyến cho thoả lòng "thương nhớ" xong lại đi luôn, chứ có ai dám làm việc cho nhà nước VN không khi thấy cái gương trước mắt, Viện IDS mà còn đang ở bên bờ bị tội "xâm phạm an ninh" quốc gia, khi bị nhà nước nghi ngờ nhận tiền của bọn "nước ngoài".Chuyện nước non cũng khó mà hiểu nổi. Thôi cứ để nhà nước...no.

*Để một phần tiền chi nhỏ ấy thôi, xây lại mấy bia tưởng niệm những người tỵ nạn CS đã chết ở biển cả, hay trùng tu lại những nghĩa trang người lính miền Nam cũ, thì dù không mời , hàng hàng con cháu của họ cũng sẽ về giúp xây dựng đất nước đó thôi, chuyện nhỏ không làm được sao hỏi sao chuyện lớn làm mãi không xong!!!

Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2009

Hà Nội Xanh

Đọc trang blog mới Hà Nội green này mới thấy hết được cái gọi là "bản sắc dân tộc" của người dân Hà Thành.
Bảo đảm xem mà không cười cho một buổi chiều thứ Sáu nữa thì thôi. Hy vọng những người chủ trương trang blog mới này sẽ mang lại những hình ảnh sống động của thủ đô ngàn năm văn hoá, may ra người dân thấy ra được những điều khôi hài trong đời sống của họ mà nâng cao cái gọi là "dân trí" kẻo mấy ông lãnh đạo nhân thể cứ phải "khổ sở" làm công việc "đầy tớ chỉ đạo ông bà chủ", như bài blog nào tôi mới đọc (quên mất rồi) là "dân trí thấp thì làm sao mà đẻ ra được mấy ông quan trí cao", khổ thế đấy!!!.

Thứ Năm, 10 tháng 9, 2009

Chuyện dài Hoàng Sa!!!

Thứ Năm, 10/09/2009, 09:21 (GMT+7)

Cùng bạn đọc

TT - Vì lý do ngoài ý muốn, chúng tôi xin tạm dừng hồ sơ “Hoàng Sa - tường trình 35 năm sau”. Chúng tôi sẽ tiếp tục đề tài này vào thời điểm thích hợp. Chân thành cáo lỗi cùng bạn đọc.


Tuổi Trẻ


May ghê, hôm nọ save bài báo chứ không thôi hôm nay không ai được đọc nữa.
Hết hiểu nổi khi nào là "thời điểm thích hợp", nghĩa là không còn nước VN, lúc đó con cháu sẽ kể chuyện cổ tích ngày xưa có một nước Việt đâu đó ở phiá Nam "nước lạ"?. Thời điểm thích hợp bây giờ cho các báo VN là chỉ nên đăng hình hoa hậu... hay hình ảnh sexy (?).
Thôi thì ai muốn đọc tiếp thì đọc đỡ trong blog của chị Tạ Phong Tần hay đọc ở đây

Thứ Tư, 9 tháng 9, 2009

Hoàng Sa - tường trình 35 năm sau

Đọc cái tin sau từ báo Tuổi Trẻ VN hôm nay, post lên đây kẻo nhỡ chốc nữa có người "anh em" lạ đòi gỡ xuống thì mất toi bài viết lịch sử. :-) Nghe người đọc báo ở đây chắc xúc động quá hay sao mà giọng cứ càng lúc càng đi xuống, nghe phiền tim quá đi mất thôi.


Phóng sự - Ký sự
Thứ Ba, 08/09/2009, 06:31 (GMT+7)

Hoàng Sa - tường trình 35 năm sau

TT - Hơn 35 năm trước, những người con đất Việt đã nhận lệnh vượt trùng dương ra quần đảo Hoàng Sa canh giữ biển trời Tổ quốc. Họ tự hào ra đi trong tâm thế của người Việt ra canh giữ đảo biển của người Việt! Bây giờ nhắc lại, mắt họ rưng rưng, tim họ nghẹn lại khi Hoàng Sa vẫn còn trong tay nước ngoài.

Quân đồn trú Pháp - Việt chào cờ trên đảo Hoàng Sa

Từ số báo này, Tuổi Trẻ đăng tải hồi ức của những người từng canh giữ biển trời Hoàng Sa 35 năm trước. Thời gian dài trôi qua, nhưng những gì tận mắt họ chứng kiến, những gì họ trực tiếp tham gia không thể phai mờ trong tâm trí.

Kỳ 1:

Hoàng Sa trong ký ức một đảo trưởng

Ông Nguyễn Văn Đức
Cách nay đúng 40 năm, ông Nguyễn Văn Đức đã cùng các cộng sự vượt trùng dương đến với Hoàng Sa. Nhiệm vụ của ông là canh giữ biển trời Tổ quốc với chức vụ là đảo trưởng theo lệnh của Bộ chỉ huy biệt khu Quảng Đà. Lúc đó ông vừa tròn 22 tuổi, là một trong những đảo trưởng trẻ nhất từng làm nhiệm vụ trấn giữ tại quần đảo Hoàng Sa.

1. Mái đầu ông Nguyễn Văn Đức đã điểm muối tiêu của tuổi ngoài 60. Hỏi ngày nào đáng nhớ trong cuộc đời của mình, ông trả lời không chút đắn đo: “Đó là ngày 14-10-1969, tôi nhận được tờ sự vụ lệnh biên chế về trung đội Hoàng Sa ra đảo làm nhiệm vụ dưới chức danh đảo trưởng”.

Buột miệng hỏi ông về những lo lắng trước lúc lên đường làm nhiệm vụ, ông phản ứng: “Tại sao phải lo lắng? Đó là đất của cha ông mình để lại, là máu mủ thân yêu của Tổ quốc nên chúng tôi ra đi như lẽ bình thường, hiển nhiên. Chẳng có chút gì phải lo sợ khi chúng tôi đi trong tâm thế của một người Việt ra canh giữ đảo biển của người Việt! Khi đó quần đảo Hoàng Sa thuộc quyền kiểm soát của chính quyền Sài Gòn, thuộc về người Việt, đó là sự thật lịch sử không thể chối cãi”.

Một ngày cuối tháng 10-1969, ông Đức cùng trung đội Hoàng Sa gồm 34 người và bốn nhân viên khí tượng rời cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) lên đường làm nhiệm vụ. Sau hơn 24 giờ lênh đênh trên biển, Hoàng Sa thân yêu hiện dần lên trước mắt ông.

Ông Đức nhớ lại: “Lúc đầu biển khá êm, nhưng khi rời đất liền được khoảng hơn 100km thì sóng lớn dần. Từ xa Hoàng Sa hiện lên giữa nền xanh của đại dương. Bao bọc quanh Hoàng Sa là những rạn san hô rộng lớn, vì thế chúng tôi không thể cặp tàu vào được mà phải dùng canô để chuyển quân và quân trang vào đảo. Trên đảo có một tòa nhà lớn được xây dựng từ thời Pháp thuộc, cao khoảng 8m, tường dày 2m dành cho đảo trưởng.

Trong phòng làm việc của đảo trưởng có một bức tường ghi tên tất cả những người lính đã ra đây giữ đảo. Và tên của chúng tôi đã được ghi lên đó, đó là niềm vinh dự lớn lao của một người con đất Việt. Xung quanh đảo là những rừng cây, tuy không to lớn nhưng cũng đủ để che chắn nắng gió cho lính đảo. Hình ảnh lần đầu tiên đặt chân lên mảnh đất tuyệt đẹp của Tổ quốc nơi xa đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ y nguyên. Xúc động lắm”.

2. Ông Nguyễn Văn Đức kể: “Nhiệm vụ của chúng tôi là đo đạc, báo cáo về sở chỉ huy ở đất liền những tin tức ở Hoàng Sa mỗi ngày. Anh em khí tượng làm nhiệm vụ quan trắc và báo cáo tình hình thời tiết để phục vụ cho tàu bè lưu thông trong vùng. Trang bị vũ trang lúc ấy không nhiều, chỉ có hai khẩu đại liên 50mm nhưng anh em vẫn kiểm soát được toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Tàu bè quốc tế ngang qua đều tôn trọng chủ quyền của chúng ta, và chúng ta cũng sẵn sàng hỗ trợ tàu bè khi gặp bão tố. Những lúc rảnh rỗi chúng tôi thường dùng canô đi qua các đảo lân cận để chơi vì cảnh quan ở đây rất hữu tình. Đảo Cát, đảo Chim, đảo Elbe, đảo Duncan, đảo Drumond... chúng tôi đều đã đặt chân đến”.

Tờ sự vụ lệnh quyết định điều chuẩn úy Nguyễn Văn Đức làm đảo trưởng Hoàng Sa tháng 10-1969 trong đợt thay quân thứ 38 của quân đội chính quyền Sài Gòn tại Hoàng Sa - Ảnh: Thế Anh

Trầm ngâm nhớ lại những ngày tháng gắn bó với mảnh đất xa xôi của Tổ quốc, cựu chuẩn úy Nguyễn Văn Đức kể tiếp: “Khi thủy triều xuống, cả rạn san hô hiện lên tuyệt đẹp như một rừng hoa biển. Mỗi khi nhớ đất liền, anh em lại lấy vài cành san hô bỏ vô chậu, bắt vài con cá nhỏ ngồi ngắm nghía bên tách cà phê đen. Có sống ở đảo mới thấy nhớ đất liền, yêu quê cha đất tổ. Thời tiết ở đây khá ôn hòa nhưng gió mạnh lắm, nhiều khi anh em bị gió đẩy ngã sóng soài. Tuy vất vả, thiếu thốn nhưng anh em thấy vui và hãnh diện khi được trấn giữ biển đảo quê nhà”.

Ông nói có hai di tích ở đảo Hoàng Sa ông không thể nào quên. Đó là cái miếu nhỏ ở góc đảo mà anh em lính đảo vẫn thường ra đó để tìm chút an bình giữa sóng gió.

Ông kể: “Mỗi khi sóng to gió lớn hay thấy lòng bất an, anh em chúng tôi thường tìm đến ngôi miếu. Lạ lắm, chỉ cần ngửi thấy mùi nhang khói là cảm giác ở xa đất liền như được gần lại. Hơn nữa, mùi nhang khói như gợi lên những tiềm thức về quê cha đất tổ, nhớ về nguồn cội. Đó là những điều cần thiết để những người con đất Việt như chúng tôi yên lòng nơi đầu sóng ngọn gió giữ gìn biển đảo của cha ông để lại. Cạnh đó là một nghĩa trang có hơn 30 ngôi mộ là hài cốt của những chiến sĩ người Việt ngã xuống vì bệnh tật nơi đảo xa, là nắm xương của những người con Việt đã nằm xuống sau những lần đụng độ với âm mưu xâm lược của ngoại bang.

Ở đó còn có cả hài cốt của những ngư dân từ miền Trung, miền Bắc gặp nạn trên đường mưu sinh. Và cũng có cả những nắm xương của lính nước ngoài bị chúng ta hạ gục khi âm mưu đánh chiếm đảo. Có một điều là chúng tôi không phân biệt địch ta khi họ đã ngã xuống, mỗi ngày rằm hay cuối tháng chúng tôi đều thắp nhang lên những nấm mồ hoang. Có lẽ đó là một nét đặc biệt của người Việt mình, là một hành xử đầy tính nhân văn, “lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn” mà mỗi người Việt chúng ta còn lưu giữ được từ dòng máu Lạc Hồng!”.

Bia chủ quyền VN ở Hoàng Sa được dựng vào những năm 1930 (ảnh chụp tại phòng lưu trữ tư liệu Hoàng Sa, Đà Nẵng)

3. Ngày 19-1-1974, ngày quân Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm Hoàng Sa - một phần máu xương của Tổ quốc VN, là ngày ông Đức cảm thấy đau đớn nhất trong cuộc đời mình. Ông xúc động kể lại: “Khi hay tin Hoàng Sa bị quân Trung Quốc tước đoạt bằng vũ lực, tôi đau đớn đến mức nước mắt không thể chảy được, lòng dạ như ai xát muối. Tôi biết ngoài kia những đứa con của đất Việt sẽ phải đổ máu vì quê hương. Tôi đau vì một mảnh đất tuyệt đẹp và giàu có của nước nhà đã bị ngoại bang vô cớ cướp đoạt. Đó là nỗi đau của một người con đất Việt!”.

Là một người từng học và hiểu biết về luật quốc tế, ngay trong ngày Hoàng Sa bị chiếm đó ông đã âm thầm lục tìm lại những tài liệu liên quan, gói ghém cẩn thận nhằm làm bằng chứng chủ quyền của VN đối với quần đảo Hoàng Sa. Đó là tờ sự vụ lệnh đã nhàu nát và úa vàng vì thời gian.

35 năm sau, ông Đức quyết định liên hệ với chính quyền và báo Tuổi Trẻ để cung cấp những bằng chứng quý báu đó. Có lẽ những ai quen biết ông đều không mấy khó hiểu về hành động yêu nước của ông khi biết trong ngày 30-4-1975, ông đã từng xuống tàu để rời Việt Nam, nhưng trong một tích tắc của thời khắc lịch sử ông đã nhảy lại lên bờ, bởi ông biết không nơi đâu bằng quê hương.

Ông Đức lần giở lại tờ sự vụ lệnh năm nào rồi nói: “Chừng nào Hoàng Sa vẫn còn trong tay ngoại bang thì niềm vui vẫn chưa thể gọi là trọn vẹn được. Tôi sợ rằng lớp trẻ sẽ quên mất Hoàng Sa, sẽ quên mất một phần máu thịt của Tổ quốc, sẽ quên mất rằng có rất nhiều người con của đất Việt đã ngã xuống vì Hoàng Sa trong ngày đáng nhớ 19-1-1974”. Có lẽ đó không chỉ là điều trăn trở của riêng ông.

THẾ ANH

Thứ Tư, 09/09/2009, 01:05 (GMT+7)

Hoàng Sa - tường trình 35 năm sau - Kỳ 2: Biển động

Ông Lữ Công Bảy
TT - Tác giả câu chuyện này là người đã có mặt trong cuộc hải chiến Hoàng Sa 35 năm trước: ông Lữ Công Bảy - quân nhân trên chiến hạm Trần Khánh Dư HQ-4. Sau ngày giải phóng 1975, ông Bảy vẫn ở lại VN, phục vụ trong lực lượng hải quân quân đội nhân dân VN. Hiện ông là nhân viên bảo vệ của Đài truyền hình VN tại TP.HCM.

>> Kỳ 1: Hoàng Sa trong ký ức một đảo trưởng

Khi tôi ghi lại những dòng hồi ký này, sự việc đã xảy ra 35 năm (1974 - 2009). Đã 35 năm trôi qua, những gì tận mắt tôi đã chứng kiến, những gì tôi đã trực tiếp tham gia trong trận hải chiến với hải quân Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa ngày 19-1-1974 vẫn không phai mờ trong tâm trí tôi.

Lúc bấy giờ tôi là thượng sĩ giám lộ (giám sát lộ trình - hàng hải) trên khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ-4 (chiến hạm tối tân nhất của hải quân Sài Gòn thời bấy giờ) với chức danh hạ sĩ quan phụ tá trưởng ngành giám lộ, kiêm hạ sĩ quan phụ tá trưởng khối hành quân.

Với chức danh đó, lúc nào (trong nhiệm sở tác chiến hay hải hành) tôi đều phải có mặt thường xuyên trên đài chỉ huy, thường xuyên bên hạm trưởng Vũ Hữu San (trung tá hải quân). Nhiệm vụ của anh em chúng tôi là ghi lại nhật ký tác chiến, nhật ký hàng hải, xác định vị trí của chiến hạm, đồng thời nhận và chuyển những tài liệu bằng đèn và cờ.

Hôm ấy, ngày 16-1-1974, gió mùa đông bắc thổi mạnh trên biển Đông. Biển động mạnh. Chiến hạm chúng tôi đang tuần tiễu vùng biển Quảng Ngãi từ Sa Huỳnh đến cù lao Ré (đảo Lý Sơn). Đây đã là ngày thứ 14 lênh đênh trên biển. Chỉ còn một ngày nữa chiến hạm sẽ được về Đà Nẵng nghỉ bến, anh em thủy thủ đoàn rộn ràng nghĩ đến ngày được vào đất liền.

Chưa kịp dùng cơm trưa thì từ trung tâm truyền tin đưa lên đài chỉ huy một công điện thượng khẩn: lệnh cho tàu về ngay Đà Nẵng. 17 giờ tàu về đến quân cảng Đà Nẵng (cảng Tiên Sa). Hạm trưởng San và đại úy Diên - trưởng khối hành quân, được lệnh lên họp khẩn cấp ở trung tâm hành quân Bộ tư lệnh hải quân vùng 1 duyên hải. Từ trung tâm hành quân, hạm trưởng điện về tàu lệnh cho ban ẩm thực lên bờ đi chợ (tiếp tế lương thực).

20 giờ hạm trưởng San về tàu. Lệnh cấm trại 100% được ban ra. Ban cơ khí chuẩn bị bắt ống để nhận dầu và nước ngọt. Đến 21g, hai chiếc xe GMC chở một trung đội với đầy đủ vũ khí đạn dược xuất hiện. Lần đầu tiên trước mắt tôi được chứng kiến một toán quân mặc quân phục lạ lùng. Sau một hồi dọ hỏi tôi mới biết đây là lực lượng biệt hải. Tôi được lệnh từ đại úy Diên chuẩn bị hải đồ đi Hoàng Sa. 23g, tàu khẩn cấp rời cảng Tiên Sa trực chỉ Hoàng Sa. Tôi cảm giác có một chuyện gì lớn lao sắp xảy ra.

Ngày N+1

11g30 ngày 17-1, khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ-4 đã có mặt tại quần đảo Hoàng Sa. Trước đó ngày 16-1, tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ-16 do hải quân trung tá Lê Văn Thự làm hạm trưởng cũng đã có mặt tại Hoàng Sa.

HQ-4 tiến gần đảo Vĩnh Lạc. Còi tác chiến vang lên, tất cả thủy thủ đoàn đã sẵn sàng ở vị trí chiến đấu. 14 giờ, trung đội biệt hải được lệnh rời tàu trên ba xuồng cao su, 20 phút sau trung đội biệt hải đã đổ bộ lên rìa đảo an toàn và nhận lệnh tiến sâu vào đảo lục soát.

Báo cáo từ đoàn quân gửi về: không phát hiện gì ngoài vài nấm mộ hình như mới đắp, không có bia, chỉ có cọc gỗ và bảng gỗ đóng trước đầu mộ ghi bằng chữ Trung Quốc với ngày sinh và ngày chết hàng mấy chục năm về trước.

Các chiến sĩ biệt hải được lệnh đào bới các nấm mộ giả lên, hóa ra chẳng thấy xương cốt gì cả. Đây là những nấm mộ ngụy tạo mà ai đó đã dựng lên để chứng tỏ có người Trung Quốc đã sống và chết trên đảo mà thôi. 16g30, lực lượng biệt hải được lệnh rút về tàu.

Đến buổi chiều, phòng chiến báo theo dõi qua hệ thống rađa tầm xa đã phát hiện hai mục tiêu trên biển đang di chuyển đến quần đảo Hoàng Sa. Từ nóc đài chỉ huy, các bộ phận quan sát bằng ống nhòm đã nhìn thấy hai tàu chiến lạ. Trung tâm chiến báo được lệnh theo dõi và báo cáo thường xuyên mọi hoạt động, hướng đi, khoảng cách của hai tàu trên.

Đêm 17 rạng 18-1 là một đêm cực kỳ căng thẳng. Còi nhiệm sở tác chiến báo động suốt đêm. Phía Trung Quốc tăng cường lực lượng và cố tình khiêu khích, các chiến hạm của họ tiến sâu vào lãnh hải Hoàng Sa. Tàu HQ-4 và HQ-16 dùng tín hiệu cảnh cáo: Đây là lãnh hải của Việt Nam. Yêu cầu các ông hãy rời khỏi đây ngay! Phía Trung Quốc đáp trả, cho rằng Hoàng Sa là của họ.

Tàu đánh cá vũ trang Trung Quốc chặn đường tàu VN trên đường ra Hoàng Sa - Ảnh tư liệu

Ngày N+2

Sáng 18-1, chiến hạm HQ-4 của chúng tôi tiến về đảo Cam Tuyền. Lúc 8g, trung đội biệt hải được lệnh đổ bộ lên đảo. Sau khi lục soát chỉ phát hiện những nấm mộ mới đắp không hài cốt y như ở đảo Vĩnh Lạc.

Đến 11g, đài khí tượng và quân đồn trú đảo Hoàng Sa báo cáo có hai tàu đánh cá vũ trang mang cờ Trung Quốc xâm nhập và tiến gần đến đảo Hoàng Sa, tàu HQ 4 và HQ 16 được lệnh tiến về đảo Hoàng Sa. Khi tiến đến gần tàu đánh cá vũ trang của Trung Quốc, tàu HQ-4 dùng tín hiệu cảnh cáo và đuổi đi nhưng cả hai tàu Trung Quốc cố tình khiêu khích.

Tàu HQ-4 tiến thẳng đến một tàu đánh cá vũ trang Trung Quốc. Trên tàu có khoảng 30 thuyền viên mặc đồng phục màu xanh dương đậm. Tàu được trang bị hai thượng liên (một đằng trước mũi và một đằng sau lái tàu), ngoài ra có rất nhiều súng AK 47. Tàu HQ-4 quyết định áp sát mạn tàu đánh cá Trung Quốc để xua đuổi.

Hai bên đánh nhau bằng... võ mồm. Thấy không tác dụng, tàu HQ-4 lùi ra dùng mũi tàu ủi thẳng vào tàu Trung Quốc, mũi tàu HQ-4 và neo mũi vướng vào cửa và hành lang phòng lái làm gãy hành lang và cong cửa phòng lái của tàu Trung Quốc. Trước thái độ cương quyết của hải quân VN, họ vội vàng tháo lui. Chiến hạm HQ-16 cũng quyết liệt xua đuổi tàu đánh cá vũ trang còn lại.

Cũng trong sáng 18-1, tuần dương hạm Trần Bình Trọng HQ-5 do trung tá hải quân Phạm Trọng Quỳnh làm hạm trưởng được lệnh tăng cường ra Hoàng Sa. Cùng đi trên HQ-5 có đại tá Hà Văn Ngạc, được giao nhiệm vụ chỉ huy trưởng lực lượng bảo vệ Hoàng Sa. Ngoài ra, đi theo tàu có một trung đội người nhái (lực lượng đặc biệt của hải quân).

Lúc 15g30 chiều 18-1, lệnh đại tá Ngạc cho ba chiến hạm HQ-4, HQ-5, HQ-16 sắp đội hình hàng dọc tiến thẳng về đảo Duy Mộng. Khoảng 16g, có hai tàu chiến Trung Quốc bắt đầu khiêu khích, cắt đường ngang mũi HQ-4 và HQ-16. Đội hình bị chia cắt không thể tiến lên được vì các tàu rất gần nhau, các khẩu đại bác sẵn sàng nhả đạn nhưng không ai được lệnh nổ súng.

Đêm 18 rạng ngày 19-1, tàu chiến và tàu đánh cá vũ trang Trung Quốc vẫn tiếp tục khiêu khích, tiến đến gần đảo Hoàng Sa. Chiến hạm HQ-4 phải dùng còi hơi thật to và đèn hồ quang trên nóc đài chỉ huy rọi thẳng vào đội hình tàu Trung Quốc. Tình hình dịu hơn khi tàu Trung Quốc rút lui về hướng bắc.

Đến nửa đêm, hộ tống hạm Nhật Tảo HQ-10 do thiếu tá hải quân Ngụy Văn Thà làm hạm trưởng đã ra chi viện cho lực lượng bảo vệ Hoàng Sa.

LỮ CÔNG BẢY (còn tiếp)

Tình hình tại biển Đông đột ngột trở nên căng thẳng vào ngày 11-1-1974 khi Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đang được chính quyền Sài Gòn quản lý, là một phần lãnh thổ của họ. Ngay sau tuyên bố nói trên, hải quân Trung Quốc đã mở màn chiến dịch xâm chiếm Hoàng Sa bằng cách tung nhiều chiến hạm và tàu đánh cá vũ trang xâm nhập hải phận Hoàng Sa.

Trong các ngày kế tiếp, phía Trung Quốc bất ngờ đổ người lên các đảo của Việt Nam. Đến ngày 15-1-1974, quân Trung Quốc đã chiếm đóng các đảo Cam Tuyền (Robert), Vĩnh Lạc (Money), Quang Hòa (Duncan) và Duy Mộng (Drummond)...

Ngày 12-1-1974, ngoại trưởng Vương Văn Bắc của chính quyền Sài Gòn đã cực lực bác bỏ luận điệu ngang ngược và lên án hành động gây hấn của Trung Quốc, đồng thời Bộ tư lệnh Hải quân Sài Gòn đã đưa bốn chiến hạm ra vùng biển Hoàng Sa để bảo vệ lãnh thổ. Và trận hải chiến Hoàng Sa đã nổ ra ngày 19-1-1974.

B.T.


Báo Tuổi Trẻ

Kỳ 1

Kỳ 2


Thứ Hai, 7 tháng 9, 2009

Lá thư nên sao chép

Đây là một lá thư cần được sao chép làm bùa hộ mệnh khi bị bắt vì những tội danh mù mờ , để được khoan hồng

Đơn của Người Buôn Gió “xin ân xá và hưởng lượng khoan hồng”

Những Người Bạn của Người Buôn Gió
Theo Đối Thoại Kính gởi:

- Bác Hồ Cẩm Đào – Chủ tịch nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa

Đồng Kính gởi:

- Viện Kiểm sát tối cao nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa

- Bộ trưởng Bộ Thuộc địa nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (nếu có)

Tôi tên là Bùi Thanh Hiếu, 37 tuổi có bút danh là “Người Buôn Gió” thường trú tại Thủ đô Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.

Tôi bị cơ quan an ninh bắt giữ kể từ ngày 27/8/2009 tại thủ đô Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến nay. Hiện thời chưa được gặp người thân, luật sư và những thủ tục cần thiết theo qui định của pháp luật Việt Nam khi bắt người.

Tuy vậy, qua những ngày làm việc với cơ quan an ninh và cán bộ điều tra tôi đã hiểu vì sao tôi bị bắt.

Vì vậy, tôi viết đơn này gửi tới Bác để xin được khoan hồng và cho hưởng lượng ân xá đối với bản thân tôi.

Tôi xin trình bày tội trạng của mình như sau:

Thời gian qua, trên trang blog cá nhân, tôi viết một số bài về những hoạt động, cảm nghĩ của đời sống cá nhân bản thân và bạn bè tôi. Trong đó, có loạt bài “Đại vệ Chí dị”.

Những bài viết của tôi, xuất phát từ sự yêu mến sách vở, cổ sử và những gì tôi đã đọc được cũng như cảm nhận của cá nhân tôi nhất là cuốn “Đông Chu Liệt Quốc” và nhiều sách vở, văn hóa phẩm của đất nước Trung Hoa được bày bán vô cùng phong phú và tràn ngập khắp cõi Việt Nam.

Ngoài ra, tôi cũng thấm nhuần các bộ phim được chiếu liên tục, triền miên trên truyền hình VN và các tỉnh thành trong cả nước bất kể giờ nào, ngày nào.

Những sự tác động đó của nền Văn hóa độc lập VN đã đưa đến cho tôi ý nghĩ phải viết những câu chuyện của mình để lưu lại sử sách những điều mình thấy, mình nghe đặng cho con cháu sau này - nhất là Tý Hớn nhà tôi hiểu được thời bố nó đang sống trong một đất nước Độc lập – Tự do – Hạnh phúc trong Thời đại Hồ Chí Minh.

Vì vậy mà tôi viết Đại Vệ Chí dị phỏng theo câu chuyện Đông Chu liệt quốc của đất nước Trung Hoa.

Từ nhỏ, khi đi học tôi đã được dạy rằng đất nước VN rừng vàng biển bạc, đất đai phì nhiêu và là một dải thống nhất từ Mục Nam quan đến mũi Cà mau. Đất nước VN anh hùng quật cường đã chiến đấu gìn giữ độc lập cho dân tộc, cho đất nước từ bao ngàn đời nay và quá nhiều máu xương đã đổ cho sự độc lập của đất nước. Mỗi con người VN phải biết yêu Tổ Quốc, yêu đồng bào…

Vì vậy, trước những hành động của quý đất nước Trung Quốc với Việt Nam những năm qua dưới khẩu hiệu 16 chữ vàng thì đất nước VN dần dần bé nhỏ lại cả diện tích và tầm vóc. Những động tác bắn giết ngư dân trên biển VN đã làm cho người dân VN bức xúc và căm phẫn. Việc Trung Quốc cố tình nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN đã khơi dậy ngọn lửa yêu nước trong nhân dân VN.

Việc Trung Quốc khai thác boxit ở Tây Nguyên đe dọa cả đất nước, dân tộc này đã làm lòng dân nổi giận.

Biên giới phía bắc VN ngày càng tịnh tiến vào lãnh thổ VN đã làm các tầng lớp nhân dân uất hận.

Trước những hành động đó, chúng tôi đã thể hiện thái độ của mình bằng cách biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và nhiều nơi khác. Chúng tôi, những thanh niên Việt Nam nghĩ rằng mình yêu nước, đã công khai viết khẩu hiệu “Trường Sa – Hoàng Sa là của VN”.

Những khẩu hiệu đó đã in lên áo, in lên mũ… đã bị an ninh cấm cản, bắt giữ và đe nẹt. Nhưng sâu hơn, là trong mỗi con tim người dân VN, khẩu hiệu đó đã in đậm mà không có một thứ thuốc tẩy hay một thứ rượu Mao đài nào làm nó mờ đi được.

Tôi cũng đã đến biên giới Việt – Trung thăm những thân nhân, viếng mộ các Liệt sĩ đã bỏ mình vì đất nước trong công cuộc “dạy cho VN một bài học” của quý quốc năm 1979 nhưng đã không được ai nhắc đến nhân 30 năm ngày các liệt sĩ đó hi sinh. Vì giai đoạn đó, đất nước chúng tôi đang bận phát động phong trào ‘học tập và làm theo tư tưởng đạo đức’ và nay là phong trào ‘40 năm thực hiện di chúc’ của Hồ Chí Minh.

Thưa Bác Hồ Cẩm Đào

Ngồi trong nhà tạm giữ, được các đ/c công an giải thích, khuyên bảo và làm sáng tỏ, tôi mới thấy được những tội lỗi của mình, tôi hết sức ân hận vì:

- Tôi đã nghe và tin tưởng các thông tin một chiều rằng Tình hữu nghị Việt – Trung là anh em như môi với răng, đời đời bền vững.

- Tôi đã nghe và cứ tưởng rằng đất nước VN chúng tôi là đất nước độc lập, dân chúng được tự do.

- Tôi đã nhầm tưởng rằng mọi công dân có quyền yêu nước và được bày tỏ lòng yêu nước, yêu dân tộc bằng mọi cách có thể.

- Tôi đã cho rằng hành động cho đất nước, cho Tổ quốc Việt Nam ngày càng tươi đẹp, hạnh phúc và mọi thành phần dân chúng được coi trọng, bình đẳng là không có tội.

- Tôi đã tin rằng một nhà nước pháp quyền thì phải hành động trong khuôn khổ pháp luật quy định và chỉ tuân theo pháp luật.

- Tôi đã trót học lịch sử VN trong đó đã nêu lên những chiến thắng oanh liệt chống ngoại xâm và lấy làm nức lòng, tự hào về điều đó.

- Tôi đã đọc trong sách vở những gương mặt bán nước đã được cả quá trình lịch sử phỉ nhổ như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống… mà không biết kính trọng họ.

- Tôi đã nghĩ rằng các thanh niên và các trí thức được học hành phải lấy chữ sĩ làm trọng không thể ‘ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn, ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ’… như lời Hịch của Trần Hưng Đạo xưa kia.

Chính vì thế nên tôi đã hành động, phát ngôn và có tội với chính phủ nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa.

Nhờ ơn Đảng và ơn Chính phủ, nay tôi đã nhận thức được những sai lầm, tội lỗi của tôi. Tôi đã vi phạm pháp luật Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Tôi viết đơn này kính gửi Bác Hồ (Cẩm Đào), xin được xem xét và khoan hồng cho bản thân tôi, một nạn nhân của việc tuyên truyền, của sách vở về lòng yêu nước, thương nòi mà tôi tưởng là có thật.

Tôi xin từ bỏ những ý nghĩ sai lầm của tôi đã làm tổn hại đến lợi ích của đất nước Trung Hoa.

Kính xin Bác cho tôi được hưởng lượng khoan hồng để tôi có cơ hội được làm một công dân Việt Nam tốt, có ích cho đất nước Trung Hoa vĩ đại.

Hà Nội, ngày kỷ niệm 60 năm thành lập Nhà nước Trung Hoa 10.10.1949 - 2009.

Người Buôn Gió

Thứ Tư, 2 tháng 9, 2009

Post gì , nói gì ?

Lạ không, mới đọc "Bức tường Berlin" của blogger Huy Đức hôm trước thì hôm sau nghe tin Huy Đức bị cho nghỉ việc vì cái bài đó.
Mới link mấy bài viết của Người Buôn Gió và ông Nguyễn Gia Kiểng thì hôm nay site Thông Luận bị hack. hu hu!!!
Coi bộ tương lai blog (blogger) không sáng sủa với nhà nước VN (?), cứ như theo một blogger Bút Lông thì cứ đăng kiểu ni thì không có vấn đề gì. Ở đây tôi không bàn luận về nghệ thuật, chỉ là ngay cả trang giải trí cũng có thể là ".Org" như thường, còn blog nói tới quyền công dân, chủ quyền đất nước là ... đi tù, hi hi. Do đó xem gì thì xem, đọc gì thì đọc phải cẩn thận nhé. :-)

Tam Toà

Từ mấy tuần nay nghe những tin tức về việc nhà thờ Tam Toà ở Quảng Bình, tôi cứ cho là nhà nước sẽ tìm cách hoà giải một cách đẹp lòng dân nên cứ chờ... dài cổ ra nghe ngóng. Bởi vì dù sao hai chữ Tam Toà cũng là một kỷ niệm cho riêng tôi, hi hi, đúng ra tôi chưa bao giờ ở vùng đất lịch sử ấy, chỉ là đọc các bài viết của Người Buôn Gió , có lẽ ông tường trình bài blog về Tam Toà mà bị bắt vì làm lộ "an ninh quốc gia" chăng, và đọc bài của ông Nguyễn Gia Kiểng thêm về những chi tiết lịch sử Tam Toà nên tôi nghĩ về Tam Toà hơn. Tam Toà mà họ nói đến chỉ có hơn 1000 dân, nhưng theo tôi những người dân Tam Toà xưa họ tản mạn sinh sôi khắp nơi, đi đâu cũng mang trong lòng họ, nơi chốn mới một cái tên Tam Toà, như Tam Toà ở Đà Nẵng mấy chục năm xưa mà tôi có những chiều đi ngang, có những buổi đứng ngẩn ngơ từ một cửa sổ ở Tam Toà nhìn ra bãi biển Thanh Bình, và để sau này có lúc đi xe đò về Quảng Biên để thăm người Tam Toà, những người bỏ quê hương thứ hai lưu lạc mãi tận Sàigòn hay Bảy Hiền. Đấy người Tam Toà ở khắp mọi nơi, họ như là những chứng nhân của Chúa, cho nên những gì xẩy ra ở cộng đồng nho nhỏ ở Tam Toà cũng gây nên nhức nhối trong lòng những người Tam Toà lưu lạc khắp nơi trên đất nước Việt Nam hay trên thế giới hiện nay phải chăng?

Hãy đọc những gì Người Buôn Gió viết

"Khí thế hừng hực của những người dân Đồng Hới khiến tôi giật mình hoảng sợ, tôi như có cảm giác sắp đứng trước một cuộc nội chiến tương tàn, sống mái, một mất một còn. Tôi bàng hoàng như đang ở trong cơn ác mộng nào đó. Khi mà độ nóng của cuộc chiến đang dâng lên sùng sục ở đôi bên. Người dân Đồng Hới với niềm căm thù tích tụ từ cuộc chiến năm xưa để lại đang ngút ngàn dâng cao khi được ai đó khơi lại, hẳn không biết cách xa họ 200km, hàng trăm nghìn giáo dân địa phận Vinh cũng đang vô cùng phẫn uất khi đồng đạo, tín hữu của họ đã bị đánh đập thê thảm. Không dưới hàng trăm thanh niên giáo phận Vinh lăn xả vào toà giám mục xin một phen quyết tử nhưng không được các vị chức sắc ở đây chấp nhận....
Cánh rừng khô kiệt chờ lửa ở Tam Toà, lắm kẻ mong muốn được thấy ngọn lửa bùng cháy lên. Những kẻ mà báo chí trong nước đã vạch mặt như những tên chống Cộng mù quáng, hay những thế lực mà báo chí trong nước không dám, không đủ can đảm để nói như Trung Quốc, Căm pu Chia, Mỹ….thậm chí là cả một số quan chức trong chính phủ thông qua đó muốn nhân cơ hội hỗn loạn để tiến thân… vô vàn và vô vàn những con sói chờ đợi miếng mồi thơm chín phức khi ngọn lửa Tam Toà bùng cháy."

Chả lẽ vùng đất Tam Toà lại xẩy ra một cuộc nội chiến chỉ vì tôn giáo? Hy vọng là không như thế.

Và như ông Nguyễn Gia Kiểng viết

Tam Toà là một phần lịch sử đau thương và một đất thiêng đối với người công giáo. Lòng tha thiết với đất cũ và nhà thờ cũ vẫn còn nguyên vẹn nên sau khi đất nước thống nhất giáo dân dần dần trở lại và giáo sứ Tam Toà ngày nay đã có gần một ngàn người.

Những điều ông Kiểng viết khiến tôi nhớ tới cuốn Le Colonial (Nguyễn Kiên), một cuốn tiểu thuyết dựa trên lịch sử cấm đạo của VN ở những thế kỷ trước. Sự ngu muội đã làm cho lòng người trở nên hung bạo đối với cả đồng loại của mình phải chăng?

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"