Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

Hồi-ký của Bà Ngô Đình Nhu

Hồi-ký của Bà Ngô Đình Nhu
Nguyễn Vy Khanh

 
Madame Ngô Đình Nhu
Ở hải-ngoại, từ giữa thập niên 1980, từ sau cuốn hồi-ký của ông Đỗ Mậu, các hồi-ký về cái chết của Việt-Nam Cộng-Hòa, về cái chết của Đệ nhất cộng hòa và anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm, về cuộc chiến chấm dứt ngày 30-4-1975 ở miền Nam, ... đua nhau xuất-bản, tái-bản. Sử liệu thì cũng có dù giả-chân đầy ra đó, nhưng không thiếu những lời tự biện hộ hoặc tự đề cao cá nhân và phe nhóm; toàn là lời chót lưỡi của những con người khi có quyền lực đã không làm gì hoặc đã nhúng tay vô chàm hay đồng lõa, nay đánh bóng lại cái sai lầm, cái đồng lõa một thời, và nếu có thủ phạm thì toàn là người đã chết không còn tự biện hộ hoặc phản pháo lại “đồng đội” được nữa! Và mỗi năm đến ngày 2 tháng 11, người ta lại tổ chức tưởng niệm người đã chết, chạy theo khí tiết người bị giết, đăng đàn diễn thuyết, ra sách, viết báo về những chuyện tưởng chưa bao giờ nghe nhưng thực ra đã nghe đâu đó rồi! Năm nay là đã 50 năm sau ngày đảo chánh 1-11-1963, công tội đã rõ, nhưng người ta vẫn chưa thỏa mãn, đặc-biệt người ta mong đợi cuốn Hồi-ký của Bà Ngô Đình Nhu từ nhiều năm qua – mong đợi có thể vì tò mò và sẵn sàng “phản pháo, đính chính, chụp mũ” hơn là vì muốn biết Bà Ngô Đình Nhu nghĩ gì về những biến cố bi thảm đã xảy ra cho đất nước và cho riêng gia-đình bà và chồng bà.

Nghị trường ấn tượng những phát ngôn..ấn tượng

duongtrungquocĐàoTuấn
“Bao nhiêu Thỏ thành Gấu”. “Nghị quyết gối đầu giường”. “Chúng ta đang nói về chúng ta”. “ĐBQH nói gì thì nói trừ tham nhũng”… Nghị trường năm nay ấn tượng vì tràn ngập những phát ngôn… ấn tượng.

Bao nhiêu con Gấu bị tuyên là Thỏ
Ấn tượng nhất là câu hỏi chất vấn Chánh án TAND TC của ĐBQH Nguyễn Bá Thuyền “Liệu có bao nhiêu con Gấu bị tuyên là Thỏ”.
Trong khi đó, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nói về “Suy đoán có tội”, đại kỵ của ngành tư pháp- với Chánh án:
“Trong quá trình điều tra lại, cơ quan điều tra, viện kiểm sát phải hoàn toàn dựa trên những bằng chứng sự thật khách quan nếu không đủ căn cứ kết luận ông Nguyễn Thanh Chấn phạm tội thì phải đình chỉ điều tra ngay, không phụ thuộc vào kết quả điều tra Lý Nguyễn Chung, tuyệt đối không được dùng nguyên tắc suy đoán có tội theo hướng không chứng minh được tên Chung phạm tội thì chính là ông Chấn”.
Điều đáng buồn Chánh án thậm chí còn không biết thế nào là “Gấu bị tuyên là Thỏ”.

Công an bắt giữ TS Phạm Chí Dũng

9 giờ sáng ngày 29/11 anh Lê Quốc Quyết (em trai LS Lê Quốc Quân) cùng TS Phạm Chí Dũng chuẩn bị đến thăm TS Nguyễn Thanh Giang thì bị nhiều chục công an bố ráp và bắt giữ.
TS Phạm Chí Dũng (thứ hai bên phải) cùng bạn hữu trong lần đi Long An thăm hai sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha trước đây.
Để biết nguyên nhân của vụ việc, mời quí vị nghe cuộc trao đổi của Vũ Hoàng với ông Nguyễn Thanh Giang, trước hết ông Giang cho biết lý do có cuộc gặp mặt của ông với TS Phạm Chí Dũng:

TS Thanh Giang: Cách đây 2 hôm, nhà báo, nhà văn, TS Phạm Chí Dũng từ trong Sài Gòn ra có gọi điện thoại cho tôi và có hẹn 9 giờ sáng hôm nay đến thăm tôi. Lâu nay tôi cũng được biết tiếng, nhưng chúng tôi chưa gặp nhau bao giờ, tôi đã đọc bài của anh Phạm Chí Dũng rất nhiều và tôi rất quý kiến thức của anh ấy về kinh tế cũng như các nhận định xã hội và anh ấy lại là một lớp trẻ so với chúng tôi. Cho nên, tôi cũng thông báo mời một số bạn bè của tôi ở Hà Nội tới để trò chuyện cùng anh Phạm Chí Dũng.

Viết tiếp những gì Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bỏ dở

Hồ Ngọc Nhuận
Đôi lời: Tựa bài do chúng tôi đặt lại cho đúng với tinh thần bài viết.
Thế nhưng, một câu hỏi cần đặt ra, là có phải HCM đã viết … ĐÚNG, và giờ thì chúng ta cứ vậy mà viết tiếp?
Có một mâu thuẫn quá lớn, chưa bao giờ được trao đổi công khai, tới cùng cho tường minh về cái hư ảo trong con người HCM, như thể trong ông có hai con người. Thế nhưng, tiếc rằng có không ít người vẫn muốn dựa dẫm vào bóng dáng hư ảo đó để tranh đấu với đám “học trò xuất sắc của Người”. Cách thức tranh đấu của họ là phân đôi một cách rất đơn giản con người HCM ra làm hai, một là nhà dân tộc, một là lãnh tụ cộng sản, để rồi đề cao cái chất “dân tộc” trong đó.
Như trong bài viết này, chỉ nhắc tới một HCM chống thực dân, phát xít để giành độc lập tự do, và mong muốn “viết tiếp” trang sử ông đang viết dở, mà như cố quên đi rằng khó có thể phủ nhận thực tế chính ông đã dính dự vào việc sổ toẹt những gì mình đang viết dở.
Đó chính là bi kịch của những người vẫn đinh ninh mình và toàn dân đang sống trong cái gọi là “thời đại Hồ Chí Minh”!
BT

Lại bàn về ĐA SỐ và DÂN CHỦ

Hà Sĩ Phu
(nhân lời Tổng Bí thư về Hiến pháp mới được đa số thông qua)
Hà Sĩ Phu
Ngay sau khi Quốc hội thông qua bản Hiến pháp (sửa đổi), TBT Nguyễn Phú Trọng đã trả lời phỏng vấn báo Đại biểu Nhân dân. Số phiếu tán thành là 486/488, không có phiếu chống, quả là một đa số tuyệt đối, khiến cho bài báo đưa một nhan đề chắc nịch “Hiến pháp được thông qua với đồng thuận cao là tất yếu dân chủ, là kết quả của chân lý ý Đảng lòng dân” [1].
Bài báo khiến tôi phải có đôi lời bàn thêm về ĐA SỐ và DÂN CHỦ.
Trước hết xin hỏi có phải cứ “đồng thuận cao” là “tất yếu dân chủ” hay không?
- Để trả lời, xin nhắc chính ông Nguyễn Đức Lam (NĐL – Văn phòng Quốc hội) từng nhắc lại chân lý: “Chân lý không hẳn bao giờ cũng thuộc về đa số. Làm gì trong trường hợp đa số (nhưng) thiếu thiện chí, hoặc đa số có chiều hướng nghiêng về một quyết định không hợp lý, không đúng?” [2].

Nhóm khởi xướng Kiến Nghị 72 - Tuyên bố về Hiến pháp sửa đổi

Quốc hội khóa XIII, tại kỳ họp thứ 6, ngày 28-11-2013 đã thông qua và ra nghị quyết thực hiện bản Hiến pháp vẫn giữ nội dung cơ bản của thể chế chính trị như Hiến pháp 1992, mặc dù đã nhận được yêu cầu của nhiều người nặng lòng vì nước đòi dừng việc thông qua Hiến pháp sửa đổi, trả quyền hiến định cho nhân dân. Quốc hội khóa XIII đã thông qua một bản hiến pháp thể chế hóa cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), coi thường nguyện vọng của đông đảo nhân dân muốn xây dựng một hiến pháp làm nền tảng cho một chế độ dân chủ với nhà nước pháp quyền thật sự của dân, do dân và vì dân. Như vậy, Quốc hội khóa XIII đã tự chứng tỏ không đại diện cho nhân dân và phải chịu trách nhiệm trước lịch sử và dân tộc; hiến pháp này không thật sự là hiến pháp của nhân dân và người dân có thể sử dụng quyền bất tuân dân sự của mình.

Xin đừng "chỉ đạo làm rõ" nữa

Mỗi khi trong xã hội xảy ra một vụ việc gì gây bức xúc trong dư luận, khi dư luận lên gần đỉnh điểm của sự phẫn nộ. Thế nào cũng có một quan chức cấp cao, thậm chí là rất cao đứng ra phán - cần phải làm rõ, quyết liệt làm rõ, phải xem xét trách nhiệm, không bao che...
Những vụ xa xôi như vụ sập cầu Cần Thơ, chìm tàu, đắm đò.....xa xôi chả nói làm gì. Dù người chết mộ còn chưa xanh cỏ mà nói " xa xôi " cũng bởi nhiều vụ liên tiếp xảy ra quá. Nên chỉ nói vụ gần.
Vụ nổ kho pháo trên Phú Thọ, dư luận ầm ĩ. Bí thư tỉnh ủy vào cuộc, rồi bộ trưởng quốc phòng vào cuộc chỉ đạo làm rõ. Kết cục là gì, là chìm xuồng. Nguyên nhân được làm rõ là "có thể là"
- pháo hoa tự gây nổ.
Vụ trẻ em tiêm vắc xin chết , bộ y tế vào cuộc chỉ đạo làm rõ. Nguyên nhân " không loại trừ khả năng"

Đây là tư cách uỷ viên Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hợp Quốc?

Nguyễn Thanh Giang
Tác giả Nguyễn Thanh Giang
Nhà báo, nhà văn, tiến sỹ Phạm Chí Dũng từ Sài Gòn ra Hà Nội thăm thú bạn bè, họ hàng và lấy tư liệu bổ sung cho bản thảo cuốn sách viết về xã hội dân sự. Sau khi đã đến thăm Phạm Hồng Sơn, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Trọng Vĩnh …anh gọi điện hẹn 9h sáng nay (29 /11/2013) đến thăm tôi. Lý do gặp gỡ không có gì hệ trọng cả. Có lẽ chỉ vì lâu nay mới “văn kỳ thanh”, nay nhà văn muốn “kiến kỳ hình” để vấn an và chia sẻ bớt nỗi tủi phận của một ông già đã gần tám mươi. Hẳn là Phạm Chí Dũng, cũng như mọi người bình thường, không ai nghĩ rằng còn có thể đến để bàn bạc mưu sự gì lớn lao đối với một người như tôi lúc này.

Global Witness cho Việt Nam: Hãy hành động!

Phạm Chí Dũng
Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN phá rừng để trồng cao su ở Campuchia.
Con sóng Global Witness
Khác với sự kiện bản dự thảo sửa đổi lần cuối cho hiến pháp được Quốc hội mặc định một cách khó có thể cực đoan hơn, năm 2013 lại đánh dấu mốc thời điểm không phải những doanh nghiệp quyền biến và tráo trở của Việt Nam có thể mặc tâm xâm hại môi trường sống và môi trường tự nhiên.
Cuộc theo đuổi không khoan nhượng của Global Witness - một tổ chức phi chính phủ lớn trên thế giới có trụ sở tại Anh - đối với Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) là một bằng chứng không hề mờ nhạt cho thấy xã hội dân sự trên thế giới đang và sẽ tiêu điểm hóa hình ảnh thụt lùi pháp trị của pháp quyền Việt Nam.
Vào trung tuần tháng 11/2013, Global Witness tiếp tục ra tuyên bố về việc tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) của ông Đoàn Nguyên Đức không tuân thủ các cam kết về giải quyết xâm phạm môi trường và nhân quyền liên quan tới các khu rừng trồng cao su ở Campuchia và Lào.

Em tôi không phải là khủng bố, sự thật đã được chứng minh

Đinh Nhật Uy

“TÔI KHÔNG PHẢI KHỦNG BỐ, SỰ THẬT ĐÃ CHỨNG MINH TÔI VÔ TỘI” - ĐINH NGUYÊN KHA

Ấp 3, Xã Mỹ Phú – Thủ Thừa – Tp. Tân An – Long An. 29 /11/ 2013
Chiều hôm trước, mẹ Liên lại phải làm công việc quen thuộc là xin giấy thăm nuôi tại CA Tỉnh Long An. Nhưng lần này, phía An Ninh nói rằng không cần phải xin giấy tờ gì nữa. Gia đình cứ đến trại giam và làm thủ tục gặp mặt, gửi quà. Mẹ thắc mắc thì được giải thích rằng: “Án khủng bố của Kha đã đình chỉ điều tra. Bây giờ Kha chỉ thụ án theo điều 88 BLHS. Khi thăm nuôi, không cần phải xin giấy ở đây nữa”. Mẹ mừng thầm.
10h, Chúng tôi có mặt tại trại giam công an Thỉnh Long An. Trời nắng nhẹ, người đi thăm nuôi cũng không quá đông. Chúng tôi được chào đón bởi anh an ninh quen thuộc, tay cầm máy ghi hình, miệng tươi cười bắt tay mẹ Liên. Mẹ nói: “ Hôm nay cô vui, mặc đồ đẹp, chú quay cho cô đẹp nhé, cô cảm ơn”. Anh kia lại cười.

SEX chưa rõ nghĩa, các bạn cần FUCK...

Nguyễn Anh Tuấn

Hình ảnh sinh viên Học viện Ngân hàng tại Hoàng thành Thăng Long
Thời gian qua xôn xao vụ các sinh viên Học viện Ngân hàng khi chụp ảnh trong Hoàng thành Thăng Long đã đứng xếp hàng chữ SEX. Cũng không quá ngạc nhiên khi sau đó, dư luận của đất nước vốn tìm kiếm từ khóa ‘sex’ nhiều nhất thế giới này đã ném một núi đá lên đầu các bạn sinh viên. Luận điểm chủ yếu của những người phê phán là (a) Hoàng thành là nơi linh thiêng, biểu trưng của hồn thiêng sông núi vậy mà (b) các bạn sinh viên lại có hành vi đi ngược lại thuần phong mỹ tục dân tộc gây phản cảm.
Chúng ta hãy thử tìm hiểu lần lượt từng phần nhỏ a, b của luận điểm này.

Đàng nào cũng chết

Govapha



Trận chiến của sự thật, chúng mầy đã thất bại trong việc xây dựng niềm tin với dân. Bản thân chúng mầy hãy trung thực với lịch sử đi đã. Tranh minh họa: Vartchenko
Rồi xong, chú Ếch mới ỉa ra một luật mới. Nước mình đứng nhất thế giới ở điểm là Quốc Hội rất đoàn kết, đồng thuận một lòng. Đảng đại biểu thế nào thì đại biểu bấm nút đại thế ấy. Cùng nhau vỗ tay, tan họp. Từ bấy lâu nay, có biết bao nhiêu là số phận phải hứng chịu những án tù khắc nghiệt chỉ vì nói lên quan điểm độc lập trên các trang mạng xã hội. Chú Ếch chưa yên được cái bộ lòng, chế độc độc tài thêm lồng lộn. Luật còn mang hơi hiếm mùi tiền, thêm cái còng bên cạnh. Đàng nào chúng nó cũng có lợi. Đàng nào dân cũng chịu chết. Con số 100 triệu đồng đủ ớn lạnh xương sống, đó là tội nhẹ. Ấy là chúng nó quy ra thế. Còn tội nặng thì a lê hấp, vô tù đếm lịch nghe mậy. Tội danh chống phá thì chúng nó muốn kết tội sao lại chẳng được, dù chúng nó biết rõ mười mươi là vì chúng làm đéo gì có khả năng kiểm soát được thông tin của thời đại @ này. Đối với chúng nó thì chỉ cần là những thông tin mà truyền thông của đảng không bao giờ đăng thì đều là chống phá ráo. Trong điều luật có chém gió một đoạn không được “xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu của cách mạng” là đủ méo xệch mặt.

Vietnam Film Club - Video về Cải Cách Ruộng Đất và Nhân Văn Giai Phẩm

Kính chuyển đến Qúy Vị để xin nhờ phổ biến.
Đa tạ Quý Vị
Vietnam Film Club
Chu Lynh, Editor
6433 Northanna Drive, Springfield, VA 22150
www.vietnamfilmclub.org
vietnamfilmclub@aol.com
703-971-9178
THÔNG BÁO SỐ 5
Kính gởi Quý Đồng Hương,
Vietnam Film Club vừa hoàn tất và phổ biến trên Youtube 2 tập của bộ phim tài liệu nhiều tập theo các Link dưới đây:
Tập 2: Cải Cách Ruộng Đất

Hiến pháp hay Đảng pháp?

Ls Vũ Đức Khanh


Lúc 9:53:09 sáng ngày 28/11/2013, Quốc hội Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 đã biểu quyết thông qua bản Hiến pháp mới 2013 với 486 phiếu thuận, 2 phiếu trắng và không có phiếu chống trong tổng số 488 đại biểu có mặt đã bỏ phiếu tại Hội trường Quốc hội.
Truyền thông Nhà nước Việt Nam cho biết các vị đại biểu đồng loạt đứng lên vỗ tay mừng “giờ phút lịch sử” sau khi có kết quả như lời của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Cũng cần nói thêm rằng trên 90% đại biểu Quốc hội hiện nay là đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN).
Hiến pháp 2013 vừa được thông qua có tổng cộng 11 chương, 120 điều, sẽ bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2014, trong đó tiếp tục tái khẳng định vai trò độc quyền lãnh đạo của ĐCSVN về cả 2 mặt chính trị và kinh tế.

Tôi phủ quyết Hiến Pháp sửa đổi

Han Times
Ngay sau khi bản Hiến Pháp sửa đổi được thông qua, trên Facebook đã xuất hiện "Hội những người không đồng ý Hiến Pháp mới" thu hút được sự chú ý và ủng hộ của các Facebooker. Chỉ trong 24 tiếng đã có 1500 thành viên và đến giờ này có 2628 người "likes"
Hiến pháp sửa đổi 1992, đã được Quốc Hội nước CHXHCN Việt thông qua lúc 10h sáng ngày 28/11 năm 2013. Với tư cách một công dân một người tuân thủ pháp luật tôi buộc phải (không có sự lựa chọn nào khác) tuân thủ Hiến Pháp này khi nó đã được Quốc Hội nước CHXHCN Việt thông qua.

Nhấn nút và thông qua, ảnh VNEX
Nhưng với tư cách là một công dân ở một quốc gia dân chủ gấp vạn lần nền dân chủ tư sản tôi có quyền đưa ra những ý kiến phủ quyết bản Hiến Pháp sửa đổi này.

Việt Nam ơi, đừng tuyệt vọng!

Jonathan London
Ở khắp Việt Nam và trên toàn thế giới những người quan tâm đến Việt Nam hiện đang cố hiểu ý nghĩa (hay sự vô nghĩa) của các sự kiện diễn ra hôm Thứ Năm, khi Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (và Đảng Cộng sản cầm quyền) chính thức phê chuẩn hiến pháp được sửa đổi sau hơn một năm tranh luận với mức độ công khai trước nay chưa từng thấy về các ưu điểm và khiếm khuyết của một hiến pháp vẫn giữ nguyên hiện trạng. Ngay lúc này có thể có ba nhận định rất thích hợp như sau.
Thứ nhất, về mặt thời sự, việc thông qua hiến pháp chẳng phải là tin tức mới mẻ và chắc chắn đã không được nhiều người chú ý nếu không có cuộc tranh luận toàn quốc về hiến pháp này. Quốc hội – từ thuở ban đầu đến nay – là một cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, do Đảng lập nên, và phục vụ cho Đảng. Nói như vậy chẳng có ai cãi, và chí ít cũng giúp lý giải kết quả 486 đại biểu tán thành và 0 đại biểu không tán thành trong một cơ quan tự cho mình là đại diện của toàn dân. Thật tình chẳng có gì đáng ngạc nhiên về bản thân kết quả này ngoại trừ chuyện nó gợi ý ít nhiều về tuồng kịch diễn ra xung quanh cuộc họp này; tuồng kịch mà bản thân nó do những tác động nhìn chung không liên quan đến chính Quốc hội.

Độc tài và sở thích “đồng thuận cao”

Đoan Trang
Một trong các biểu hiện bên ngoài giúp ta dễ nhận ra chế độ độc tài, đó là: Trong một chính thể độc tài, tỷ lệ người đi bầu và tỷ lệ bỏ phiếu ủng hộ (lãnh đạo hoặc chủ trương, chính sách của lãnh đạo) bao giờ cũng cao ngất.
Độc tài đúng là rất thích các con số, thích lượng hóa, kiểu như “ba xây, bốn chống”, “ba phe, bốn mâu thuẫn”, “ba dòng thác cách mạng”, “ba sẵn sàng”, “ba đảm đang”, v.v. Độc tài cũng thích những con số thống kê có lợi cho họ, tức là phải rất cao, ít nhất là trên 90%, còn thì càng gần sát mức tuyệt đối càng tốt.
Lịch sử thế giới thế kỷ XX và XXI đã có rất nhiều thành viên của “câu lạc bộ 90 phần trăm”, mà sau đây chỉ là một vài ví dụ:
- Năm 1973, Tổng thống Ferdinand Marcos của Philippines tuyên bố thông qua Hiến pháp mới với tỷ lệ 95% đại biểu Hội đồng Nhân dân ủng hộ. Cũng năm đó, Philippines tiến hành trưng cầu dân ý với câu hỏi “có muốn Tổng thống Marcos tiếp tục tại vị không”, và 90,67% câu trả lời là có.

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

Tản mạn chuyện Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam (3)

Phạm Gia Minh

Phần 3: Đổi mới ở Việt Nam

Những căn bệnh của Đổi mới I
Quan sát từ góc độ văn hóa và lịch sử, tuy có nhiều ưu điểm nổi trội giúp cộng đồng các dân tộc trên mảnh đất hình chữ S này cho tới ngày hôm nay vẫn có thể ngẩng cao đầu để tồn tại bên người hàng xóm Phương Bắc khổng lồ luôn âm mưu thôn tính và đồng hóa, nhưng Việt Nam ta có ít nhất 3 khiếm khuyết mang tính hệ thống đang là những trở ngại lớn trên con đường phát triển phồn vinh.(1)
Khiếm khuyết thứ nhất còn có tên là “căn bệnh tập trung - quan liêu – bao cấp kiểu Liên Xô " với đầy đủ các biểu hiện của tư duy kinh tế phi thị trường, quản lý xã hội dựa trên các biện pháp hành chính - quan liêu, cửa quyền của nhà nước toàn trị. Căn bệnh Xô Viết này dễ lây lan và khó điều trị dứt điểm ở Việt Nam bởi lẽ về bản chất, xã hội Việt Nam nằm trong vùng ảnh hưởng mạnh mẽ của “phương thức sản xuất Châu Á ” (1.1),(1.2),(1.3). Hãy cùng nhìn lại một vài (trong muôn vàn) dẫn chứng sau đây:

Điều 4 – Phải đâu cứ muốn là được?

Nguyễn Đình Ấm
Thời gian qua, thảo luận sửa đổi Hiến pháp cũng như phát biểu, trả lời phỏng vấn của “vô thiên lủng” (mượn lời nhà văn Nguyễn Quang Lập) các giáo sư, tiến sĩ, tướng, tá, đặc biệt tại kỳ họp thứ 6 QH 13, nhiều đại biểu khẳng định phải giữ điều 4, lại còn phải thêm “đảng là lực lượng lãnh đạo duy nhất” cho mạch lạc…
10 giờ ngày 28/11/2013 ý chí ấy đã được QH (gồm hơn 90 % là đảng viên) thông qua với 97,59% số phiếu, với lý do muôn thuở: Đảng có công lao giải phóng dân tộc, đưa nước ta lên CNXH, “tổ chức mọi thắng lợi”…
Mọi lãnh đạo, nhà cầm quyền đều muốn mình mãi mãi nắm vận mệnh một dân tộc thậm chí cả thế giới. Với đảng CSVN cũng không phải ngoại lệ: Năm 1992 khi khối XHCN đông Âu sụp đổ mất chỗ dựa mọi mặt lãnh đạo đảng CSVN phải vội ghi vào hiến pháp điều 4 để mình nghiễm nhiên cầm quyền mãi mãi đất nước này.
Ở các triều vua, chúa ngày xưa còn có ý chí độc quyền cai trị hơn thế: Vạn, vạn, vạn… tuế.

Tiếng đất kêu thương

Thế là thời gian không còn đui mù câm điếc mãi được nữa. Đêm qua (26/11), mấy tay làm chương trình “Ký ức thời gian” ở Ban Khoa giáo của VTV cũng phải thú nhận thời kỳ Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) mỗi công (một ngày) lao động của xã viên HTX chỉ được chia từ 1 đến 3 lạng thóc. Hôm trước mình cứ lo hão mỗi công lao động được chia 4 lạng thóc ở quê mình là bèo qúa. Hóa ra vẫn tươm chán.
Những “phát minh” vĩ đại của mô hình sản xuất “tiên tiến” ở miền Bắc XHCN thời đó cũng được một nông dân trung thực ở xã Yên Nghiã – Hà Đông (mình đoán tay này chắc phải cỡ chủ nhiệm HTX) thú nhận, ngoài mỗi việc chế ra được máy tuốt lúa (đạp chân hay dùng mô tơ điện) thay dùng cối đá đập lúa. Thì chuyện cải tiến cày 2 lưỡi đã giết chết không biết bao nhiêu trâu khoẻ trâu ngoan. Việc dùng hai người kéo trục đá thay cho trâu bò bừa rơm cũng vậy. Đã làm giập nát những hạt thóc vàng chắc mẩy qúi giá. Đành phải “cải lùi”. Nhớ ở quê mình thời đó có chú Minh Cứ nhà ở xóm Bẫm, không biết nghe cán bộ đi tập huấn về khoa học kỹ thuật ở trên về xui dại. Nói phân trâu non là còn chứa nhiều chất bổ dưỡng. Hệ tiêu hóa của trâu chưa hấp thụ hết có thể đem nấu với cám nuôi lợn rất tốt. Nói là làm, nhà chú Minh có mấy cái nồi bằng đồng và gang to (loại chuyên dùng nấu bánh vào dịp tết) đều được huy động vào cuộc thử nghiệm. Tới bữa, đàn lợn lúc đầu cũng rũi mõm tìm hít những chỗ đặc cám rít ăn. Nhưng sau đấy, dù có chết đói cũng không chịu ”sực” cái món “thức ăn tổng hợp” nặng mùi đó. Kết cục đi tong mấy cái nồi (tài sản qúi của nhà nông thời đó) nấu bánh vì khi được đun nóng, mùi phân trâu đã ngấm sâu vào bên trong thành và đáy nồi không tài nào ngâm cọ sạch được nữa…

Mừng sinh nhật Thức

Kiều Liên

Khí trời se se lạnh của Sài Gòn những ngày gần cuối năm khiến nhiều người trong chúng ta tìm đến sự ấm áp của tấm chăn vào lúc nửa đêm hay khi trời hừng sáng. Nhưng trong lòng chị em chúng tôi lại ấm áp vô cùng và nao nức chờ đến ngày cuối tháng mười một. Đó là ngày sinh nhật kép của Ba và em trai tôi là Trần Văn Huỳnh và Trần Huỳnh Duy Thức.
Cũng như bao gia đình giáo chức miền Nam trước năm 1975, gia đình tôi cũng không thuộc hàng giàu có, nhưng Ba Má tôi vẫn thường tổ chức sinh nhật cho các chị em tôi đều đặn. Qua những dịp như vậy, Ba Má thường nhắc nhở chị em tôi học cách yêu thương, đùm bọc lẫn nhau dù trong hoàn cảnh nào. Sau ngày 30-4-1975, cuộc sống gia đình vô cùng khó khăn, với đồng lương ít ỏi của một nhà giáo, lo cái đủ ăn, đủ mặc cho chín chị em chúng tôi không phải là chuyện đơn giản, nhưng sinh nhật cho từng chị em vẫn được duy trì đầy đủ hàng năm. Có khi chỉ là đĩa kẹo, khi là đĩa khoai lang luộc, rồi mấy chị em quây quần bên nhau, cùng hát bài “Happy birthday” và nguyện cầu cho cả nhà nhiều may mắn.

Cuộc gặp với ông Jean Philippe Gavois, đại sứ quán Pháp

Luật sư Nguyễn Văn Đài
10 giờ sáng nay, 28 tháng 11 năm 2013, tôi có hẹn với ông Jean Philippe Gavois, Bí thư thứ nhất về chính trị của Đại sứ quán Pháp tại quán café Gecko ở Bách khoa. Trên đường từ nhà tới quán café, tôi đã thấy 1 lực an ninh đông đảo từ quận, thành phố, bộ và công an phường, ước chừng trên dưới 20 chiến sĩ. Họ được dải suốt từ nhà tôi tới quán Gecko, họ dụng điện thoại, camera, máy nghe từ xa để theo dõi. Đúng 10 giờ, xe của ông Gavois tới nơi hẹn, tôi tới và nói với ông ấy là nhân viên an ninh đang bao vây xung quanh chúng ta, ông có thấy bất tiện không? Ông ấy nói là ông ấy muốn xem an ninh sẽ hành xử thế nào, bởi cuộc gặp của chúng ta là hợp pháp. An ninh đứng xung quanh dùng điện thoại để chụp ảnh chúng tôi, ông Gavois cũng lấy điện thoại ra để chụp lại họ(Tôi sẽ xin ông ấy bức ảnh và gửi tới các bạn). Chúng tôi quyết định lên quán café ngồi, đồng thời chờ anh Phạm Chí Dũng tới.

Vì “đời cha thằng khác ăn mặn”

Đào Tuấn
ĐBQH Phạm Trọng Nhân thẳng toẹt bằng mấy chữ tuyệt vời “tận thu, tận gom trong nhiệm kỳ”
Một buổi chiều ngắn ngủi bàng bạc trong gió đông bắc đầu mùa, nghị trường nóng bỏng khi mà lặp đi lặp lại từ phát biểu này sang phát biểu kia những từ ngữ chứa đựng chút ít xót xa và rất nhiều bức xúc. Nào là “Dàn trải”. Nào là “Bỏ hoang”. Nào là “Nợ đọng”. Rồi thì “Trách nhiệm”. Rồi thì “Thất thoát”. “Tham Nhũng”. “Lãng Phí”.
Chẳng cần giới thiệu gì thêm cũng biết là Quốc hội đang bàn về Luật Đầu tư công.
Chỉ một chữ “công”, trong phân biệt với chữ “tư”, cho ra rất nhiều sự thật mà chúng ta đang phải đương nhiên chấp nhận.

Vẫn nước non này?

Lão Nông
Ở đời, hễ nghiện thứ gì là y rằng muốn giữ rịt thứ đó, cai khó, khôn hồn! Lão bần không ngoại lệ. Tỉ như cái đận định 'Nhịn Thơ' mà rồi có nhịn nổi đâu. Thế là lại ngứa ngáy. Mới tí toáy được một chùm lục bát 8 'quả', cứ đọc từ 1 đến 8 lại lộn lại đọc từ đầu được. Vậy kính mời quý độc giả!
1. NHẦM NHƯ NHỌT
nước Nam chẳng chóng thì chầy
e tất một ngày không phải nước Nam
lý do nhinh nhỉnh đầu tăm!

- nhỏ như con Rận 'chui nhầm' chăn không?
- nhầm như Nhọt, luận khôn cùng!

Làm người chứ làm gì?

Đốp Catherine
Bạn hỏi tui: mi qua xứ văn minh tư bản giãy chết có gì vui, kể tau nghe. Ừ, để tui kể cho nghe.

Nhà quê lên Paris

Bữa tui mới đến Paris, bạn tui mua cho tui cái vé tàu từ ngoại ô về trung tâm Paris, chỉ đường cho tui tự đi mà ngó nghiêng cái kinh đô nổi tiếng lãng mạn này. Tui lang thang khắp nơi, tới khi quay về lại ngoại ô, cũng đúng gare bắt RER (*), tui ung dung ngồi chờ gare đến. Vậy mà tới La Defense, tàu dừng, tui ngồi cả 10 phút mà không thấy tàu chạy. Tui nghĩ bụng chắc là tàu tránh nhau hay gì đây chứ ở VN mình, tàu nó trễ 30 phút cũng là chuyện thường đó mà, tới máy bay còn trễ cả mấy tiếng.
Thế rồi bỗng dưng có một người đàn ông tay xách cặp tiến đến trước mặt tui, ngồi xuống, nhìn tui đắm đuối. Ai da, ở VN tui toàn bị mấy cha già dê ra đàng ngó tui chằm chằm, ăn nói tục tĩu rồi, cho nên tự dưng thấy ông này đến là máu tự vệ trong người tui trỗi dậy nghen. Tui ngó xung quanh, chết mẹ, sao không có ai cả vậy nè, vậy thì có chuyện gì mình sẽ chạy lòng vòng từ toa này tới toa kia, từ tầng trên tới tầng dưới, không dễ gì hiếp được ngoại đâu nhen con. Nghĩ rứa nên tui ngó thẳng mặt ổng. Cái rồi ổng nói tui: “Quý cô thân mến, quý cô về đâu đới?” “Tui về Cergy. Ông muốn gì?” “Oh, về Cergy à, cô hãy đi theo tôi.” Rồi ông ta bước ra ngoài. Trời ơi, cái đường hầm tối thui, có một cái hành lang bằng tấm đanh bê tông kẹp sát thân tàu. Giờ làm sao? Tự dưng đi theo chả ra ngoài tối thui vậy trời. Nhứt định lão âm mưu gì đây rồi. Ông ta ngoắt tay, tui lắc đầu. “Không, ông đi mình ông đi, tui chờ tàu chạy.” “Nhưng cái tàu này nó không về Cergy, cô ạ! Nó sẽ quay lại Paris.” “Ơ, thế về lại Paris rồi tui đổi tàu về Cergy. Tui không đi với ông đâu.”

Di sản của bầu Đức cho đất nước này là gì?

TanNg
Các nước mới phát triển trên thế giới như Nhật sau đại chiến thế giới 2, Hàn Quốc, Đài Loan và gần đây là Trung Quốc thực tế đều phải trải qua một quá trình "tích lũy tư bản". Trong thời kỳ "tích lũy tư bản" đó đã sinh ra rất nhiều nhà đại tư bản, hình thành nên cơ chế thị trường và tầng lớp tư bản với tài sản được tích lũy và tạo ra di sản là các ngành công nghiệp cho quốc gia, công ăn việc làm về sau này, cũng như tạo nên các chuyển biến đột phá về xã hội, đưa các quốc gia này lên một tầm cao mới mà chúng ta phải mơ ước.
Trong quá trình đó quá nhiều điều tệ hại đã xảy ra như bất công xã hội, người giàu chèn ép và bóc lột người nghèo, mafia, tàn phá môi trường, và rất nhiều thứ nữa. Nhưng một quốc gia muốn phát triển kinh tế dường như không có lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận các hậu quả trên trong quá trình "tích lũy tư bản".

Việt Nam: Mềm hay cứng?

Nguyễn Hưng Quốc
Xin đừng hiểu lầm: Cả chuyện mềm hay cứng ở đây đều liên quan đến quyền lực.
Trên thế giới, nói đến quyền lực mềm hay cứng, người ta hay liên hệ đến quan hệ giữa nước này và nước khác. Bởi vậy, trong rất nhiều trường hợp, hai khái niệm “quyền lực mềm” (soft power) và chính sách “ngoại giao văn hóa” (cultural diplomacy) được xem như đồng nghĩa với nhau. Tuy nhiên, khái niệm quyền lực mềm và quyền lực cứng không phải chỉ giới hạn trong phạm vi bang giao quốc tế mà còn cả trong chính trị đối nội nữa.
Rất dễ thấy là ở hầu hết các quốc gia dân chủ, chính phủ đều có khuynh hướng sử dụng quyền lực mềm. Không ai dám sử dụng sức mạnh quân sự hay kinh tế để uy hiếp hay thu phục quần chúng cả. Làm thế là vi phạm luật pháp và hậu quả nhãn tiền là chính phủ chắc chắn sẽ bị sụp đổ hay bị thay thế muộn nhất là trong kỳ bầu cử kế tiếp. Mọi chính phủ dân chủ đều tìm cách thuyết phục quần chúng: Giới lãnh đạo thường xuyên xuất hiện trước các cơ quan truyền thông cũng như tiếp xúc trực tiếp với cử tri để giải thích các chính sách cũng như thu phục nhân tâm.

Quốc hội bỏ phiếu thông qua Hiến Pháp mới: Những con số nhảy múa

 Khi cả nước đang "ngủ" các đại biểu đã bỏ phiếu thuận cho Hiến pháp mới. :-)


Bổ sung (11h, ngày 28/11/2013): Vào hồi 9h53′, ngày 28/11/2013, Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp sửa đổi, với 486 phiếu tán thành, 2 ”không biểu quyết”, 0 có ý kiến “không tán thành”. Tuy nhiên, trong thời gian chưa đến 60 giây trong quá trình bỏ phiếu, trên bản điện tử hiển thị có những diễn biến khó hiểu, đã có lúc ghi nhận có 3 ý kiến “không tán thành”, 21 “không biểu quyết” … Phải chăng đã có đại biểu nhanh chóng thay đổi quyết định trong thời gian bỏ phiếu ngắn ngủi, hay đã có sự tác động của… máy móc? Xin được ghi lại qua hình ảnh:
133.png






Dưới đây là video do Diễn đàn Xã hội Dân sự thực hiện ghi lại trực tiếp từ màn hình TV:
12h40′: Thế nhưng, dường như đã có câu trả lời cho “diễn biến khó hiểu” nêu ở trên, lúc 12h trưa nay 28/11/2013, trong chương trình Thời sự của VTV1, diễn biến được hiển thị trên màn hình trong quá trình bỏ phiếu đã không xuất hiện, mà chỉ có hình ảnh về kết quả cuối cùng:

Vậy mà vẫn chưa hết cái sự lạ! Ở đoạn cuối chương trình của VTV còn hiện lên hình ảnh với con số còn “đẹp” hơn nữa (không hiểu họ lấy đâu ra?):

Hoan hô hiến pháp

Xích Tử
Cuối cùng, theo đúng kế hoạch và mục đích đã được chuẩn bị cho kỳ họp, sáng ngày 28/11/2013, “quốc hội” Việt Nam đã biểu quyết thông qua hiến pháp (xin được viết thường) 2013 trên cơ sở sửa đổi hiến pháp 1992.
Kết quả thống kê cho thấy có 486/488 người dự họp biểu quyết thuận thông qua, đạt 97,59%; 2 người không có ý kiến (phiếu trắng).
Về 2 người không có ý kiến, có thể do nhầm lẫn kỹ thuật khi bấm nút (rủi ro); cũng có thể họ không biết làm chủ hoặc không chịu thực hiện quyền làm chủ; và mặt khác, đó là phiếu trắng chứ không phải là phiếu chống, nên cũng có thể đoán rằng họ được phân công biểu quyết như vậy để không làm tròn thuận 100%, chứng tỏ sinh hoạt quốc hội có “dân chủ”. Biết đâu, chính những người lãnh đạo cao nhất của đảng, nhà nước nhận nhiệm vụ phân công này.

Yếu tố Công nghệ mới trong thành bại của các phong trào dân chủ

Phan Châu Thành

Hay: Suy nghĩ của một hạt cát về tương lai dân chủ cho Việt nam

Liên tiếp trong khoảng ba thập niên vắt ngang hai thế kỷ qua, thế giới đã làm nên và chứng kiến nhiều phong trào cách mạng dân chủ ở khắp nơi, với cả những thành công và thất bại, mà nổi bật là ba đợt sóng dân chủ lớn: Sự sụp đổ của cả hệ thống XHCN ở Đông Âu và Liên xô cũ (từ khoảng 1982 đến 1991), các cuộc Cách mạng màu ở Nam Âu và Đông Âu cũ (những năm 1990s) và Mùa Xuân Ả-rập ở các nước Bắc Phi và Trung Đông (trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 này).
Điều gì tạo nên và quyết định thành bại của các phong trào cách mạng dân chủ lớn đó? Đây chắc chắn là câu hỏi rất lớn mà rất nhiều cá nhân, tổ chức, đảng phái và các quốc ra đặt ra và muốn tìm câu trả lời. Đây cũng là một công việc rất lớn mà chắc chắn một cá nhân như tôi từ một vài góc cạnh và thời điểm của mình không thể có cái nhìn và câu trả lời toàn diện và thấu đáo.
Vì thế, với bài viết này tôi chỉ xin mạo muội đưa ra một góc nhìn, tại thời điểm hiện tại, với một quan điểm cá nhân về một yếu tố tôi cho là mới và rất quan trọng trong việc thành bại của các phong trào cách mạng dân chủ đó. Đó là yếu tố ứng dụng công nghệ mới, cụ thể là công nghệ thông tin (CNTT).

Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Làm Người Việt Nam - Tham luận cho cuộc Kiểm Điểm Thường Kỳ Phổ Quát Việt Nam lần thứ 2

Ủy ban Bảo vệ Làm Người Việt Nam | Quê Mẹ
THÔNG CÁO BÁO CHÍ NGÀY 27.11.2013
Tại LHQ ở Genève: Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam thúc đẩy các quốc gia Thành viên LHQ yêu sách Việt Nam cải cách luật pháp cho Nhân quyền nhân cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Phổ quát sắp tới
GENEVE, 27.11.2013 (Ủy ban Bảo vệ Làm Người Việt Nam) – Để chuẩn bị cho việc xem xét bản Báo cáo Việt Nam trong cuộc Kiểm điểm Định kỳ phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) vào ngày 28.1.2014 đầu năm tới. Phòng Thông tin UPR đã mời các phái đoàn chính phủ và các tổ chức Phi chính phủ đến tham khảo và góp ý tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế trong khuôn viên Điện Quốc Liên, LHQ ở Genève.
Tại cuộc họp sáng nay 27.11.2013, có 32 phái đoàn chính phủ tham dự nói lên mối quan tâm của thế giới trước tình trạng nhân quyền sa sút tại Việt Nam.

Nhân danh Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, bà Ỷ Lan Penelope Faulkner phát biểu tại LHQ Genève

Chỉ có hai người

Phạm Đình Trọng


Đang chạy xe máy trên đường Nguyễn Hữu Thọ, quận 7, tôi nhận được cuộc gọi của anh Lê Phú Khải: Chúng nó nhấn nút thông qua Hiến pháp rồi. Về nhà bật máy tính, vào mạng VNXPRESS: “Quốc hội thông qua Hiến pháp sửa đổi. 10h sáng nay, với 97% đại biểu tán thành, toàn văn dự thảo Hiến pháp sửa đổi đã được thông qua...” Mặc dù đã biết trước kết quả này nhưng tôi vẫn buồn rũ. Buồn như có người thân bị bệnh hiểm nghèo biết rằng không thể cứu chữa nhưng khi điều xấu nhất đến vẫn bàng hoàng, buồn rũ! Bữa trưa ăn muộn không muốn ăn.

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Nhân quyền… mồm

Hiệu Minh
Gà tây và hươu cùng chung sống
Trong tháng 11-2013, Việt Nam đã làm được hai việc quan trọng: Ký Công ước UN về chống tra tấn và Tham gia vào HĐ Nhân quyền UN. Nhưng cuối tháng 11 lại ra một Nghị định mới về xử phạt hành chính nếu có hành vi tuyên truyền chống phá Nhà nước.
Đây là kiểu trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. Tham gia quốc tế thì cứ tham gia cho oai, trong nước cấm vẫn cứ cấm.
Ngày 7/11, tại UN New York (Mỹ), Đại sứ Lê Hoài Trung, đã thay mặt Chính phủ VN ký Công ước UN về chống tra tấn và trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc làm mất phẩm giá khác (gọi tắt là Công ước chống tra tấn).
Gần một tuần sau, 12/11, cùng với 14 nước bao gồm Nga, Trung Quốc, và một số nước khác, Việt Nam cũng được bầu vào Hội đồng Nhân quyền của UN.

Thức = Đột phá + Mạo hiểm!

Lê Thăng Long
Thức = Đột phá + Mạo hiểm
Nhắc đến Trần Huỳnh Duy Thức bạn sẽ nghĩ gì về Con Người này? Yêu hay ghét, ngưỡng mộ hay coi thường?! Phải chăng lúc này có người sẽ nói anh là “nhà yêu nước”, là “nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền” xuất chúng, có người đã từng coi anh là “kẻ thù không đội trời chung”, tên “phản động cực kỳ nguy hiểm” …! Mọi người đang nghĩ về anh nhiều chiều khác nhau, kể cả rất trái ngược nhau. Hết sức cảm xúc! Suy nghĩ về anh đang không đồng nhất. Người yêu tối đa, kẻ đã từng ghét hết mực, người khác thì vẫn còn nghi ngờ … thật muôn màu muôn vẻ. Và có lẽ theo tôi họ đều có lý theo góc nhìn của mỗi người!
Vậy anh là ai hả Thức?!
Bạch hóa về Thức, theo chủ quan của tôi, chúng ta có thể tham khảo một phần quan trọng trong cuốn sách e-book: Trần Huỳnh Duy Thức và Con đường nào cho Việt Nam?
Còn đối với tôi: Thức = Đột phá + Mạo hiểm ?!
image001_0.png
Trở lại năm 1997, với sự dẫn dắt của Thức, công ty TNHH tin học Duy Việt (EIS) đã đột phá vào lĩnh vực tích hợp hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) tại Việt Nam. Vào thời điểm đó, anh đã không e sợ các người khổng lồ về CNTT thế giới để đưa công ty mình vào đấu thầu cạnh tranh công bằng với họ trong việc xây dựng hệ thống hạ tầng mạng truy cập Internet đầu tiên của Việt Nam tại VDC. Tiếp theo là các cuộc đua đẳng cấp để đấu thầu xây dựng các hạ tầng CNTT-viễn thông cho các khu công nghệ phần mềm đầu tiên trên cả nước tại: Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng...và nhiều dự án CNTT đỉnh cao khác. Và trí tuệ Việt đã thắng! Chiến thắng trước lối mòn tư duy của không ít quan chức Việt Nam chỉ biết “sính ngoại”, “sợ ngoại” và xem các công ty Việt Nam ở một tầm thấp như những đại lý bán hàng hay chỉ là “sân sau” cho các quan chức. Không ít các quan chức, các đối thủ cạnh tranh lúc đó đã từng coi anh là kẻ thù của họ. Nhưng cũng không ít người sau đó đã thay đổi cách nhìn về anh. Đó chính là sự “đột phá” + “mạo hiểm” trên nền tảng tri thức và cái tâm đau đáu vì đất nước.
Năm 2003, Công ty cổ phần Internet Một Kết Nối OCI là một công ty thành viên của công ty cổ phần CNTT EIS do Thức làm Tổng giám đốc. Với sự tự tin, Thức lại dẫn dắt OCI một lần nữa “đột phá” + “mạo hiểm” vào lĩnh vực viễn thông và CNTT của Việt Nam. Tại thời điểm đó điện thoại Internet mới ra đời. Thức đã tìm hiểu và dẫn dắt công ty mua lại công nghệ lõi của nước ngoài, từ đó cùng các kỹ sư CNTT, viễn thông Việt Nam phát triển thành công nghệ và dịch vụ điện thoại Internet đột phá mang thương hiệu toàn cầu One-Connection. Bất ngờ, OCI đã khuyến mãi cho toàn dân Việt Nam có thể điện thoại Internet quốc tế miễn phí đi 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới trong suốt một tháng. Đây là sự kiện giật gân chưa từng có tiền lệ ở Việt Nam trong lịch sử tới thời điểm đó. Nó khiến tất cả các công ty viễn thông quốc doanh lúc đó phải “ngã ngửa”, “giãy nảy”! Họ thực sự ngạc nhiên! Các quan chức bộ bưu chính viễn thông và bộ thương mại lúc đó hoảng sợ. “Nồi cơm” có nguy cơ bị mất, “quyền lực” có nguy cơ bị tuột khỏi tay! Và họ quay lại ngăn cấm OCI ngay lập tức bằng các văn bản được cho là theo luật. Lúc đó, tôi đang là chủ tịch HĐQT OCI đã sắp bị bắt vì dám xâm nhập vào “vùng cấm địa” và người bị bắt tiếp theo sẽ là Thức! Nhiều lý do được đưa ra, trong đó “an ninh quốc gia” là lý do nghe ghê sợ và có vẻ hợp lý nhất để bảo vệ cho đặc quyền, đặc lợi và những kẻ chây lười, bảo thủ nhưng muốn ăn trên, ngồi trốc. Nhưng OCI đã lùi một bước và tiếp tục tiến lên nhiều bước, đã vượt qua cơn hiểm nguy và chiến thắng. Kể từ đó, lĩnh vực viễn thông và các dịch vụ gia tăng CNTT, internet đã phát triển rực rỡ tại Việt Nam. Giá cả ngày càng giảm, doanh thu, lợi nhuận của ngành này ngày càng tăng, kể cả trong thời điểm suy thoái kinh tế của đất nước những năm qua. Các công ty quốc doanh VNPT, Vietel không chết như lo sợ mà ngày càng phát triển. Để ngày nay ai cũng có thể dùng Internet, điện thoại di động một cách thoải mái với các dịch vụ đa dạng, giá rẻ chưa từng có… phải chăng chúng ta hãy thầm cảm ơn những kẻ dám tiên phong “cầm đèn đi trước ô tô”, có tư duy “hoang tưởng” mở lối ra cho đất nước như Thức. Có lẽ kể cả những kẻ đã từng coi Thức và chúng tôi như kẻ thù không đội trời chung, nay đang hưởng lợi ở những lĩnh vực hết sức cạnh tranh, không còn rào cản ngăn cấm, đang âm thầm cảm ơn là đã có những người tiên phong như Thức.
Năm 2009, tháng 5,6,7, chúng tôi - Thức, Long, Định, Trung - lần lượt bị bắt vì dám “đột phá” + “mạo hiểm” chạm đến lãnh địa khác có tầm vóc “khủng” hơn nhiều: chính trị, kinh tế, xã hội. Lần này thì bị bắt thật, chứ không phải “xém” bị bắt nữa. Và điều họ kết tội chúng tôi là dùng “thủ đoạn” “diễn biến hòa bình” để “âm mưu”,“hoạt động (chính trị) nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Trong bài trả lời phỏng vấn đài Việt ngữ quốc tế BBC mới đây hôm 22/11/2013, tôi đã nói tôi bị ép cung từ lúc điều tra đến khi xét xử và khẳng định cả 4 người chúng tôi vô tội. Đó chỉ là một phần sự thật mà tôi có thể nói lên lúc này. Thực sự, tôi không có bất cứ cáo buộc cá nhân nào với những an ninh, cảnh sát đã điều tra, bắt, giam giữ chúng tôi hay những kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm đã làm sai đối với chúng tôi vô tình hay cố ý. Trong cơ chế, thể chế như thời gian qua, họ không có cách nào khác. Lỗi chính không thuộc về họ. Chúng ta sẽ có dịp trở lại chủ đề này vào một lúc khác.
Vậy thực chất “âm mưu” đó là gì? “Âm mưu” đó đã được bạch hóa trong cuốn sách “Trần Huỳnh Duy Thức và con đường nào cho Việt Nam”. Xin mời quý vị vào tải cuốn sách e-book đó về để tìm hiểu chi tiết. Tôi chỉ xin “bật mí” những thông tin thêm như sau:
Đó là những trao đổi về văn hóa Việt Nam, trong đó có những nhận định Việt Nam là trung tâm giao lưu văn hóa Đông Tây. Chúng ta có chữ viết theo kiểu phương Tây nhưng cách phát âm và văn hóa theo kiểu phương Đông. Nên Việt Nam sẽ là nơi hội tụ và là trung tâm tri thức, văn hóa Đông – Tây, là cái chợ quốc tế, nơi trung lập, trung chuyển tri thức của toàn thế giới về kinh tế, văn hóa, chính trị.
Đó là những trao đổi về giáo dục, mà có lẽ nhiều người hết sức bất ngờ là nên phát triển, đào tạo cả hai ngoại ngữ tiếng Anh và tiếng Hoa từ bậc phổ thông cấp tiểu học càng sớm càng tốt cho thế hệ trẻ Việt Nam. Việt Nam sẽ hưởng lợi từ đó. Đó cũng chính là không phân biệt hay định kiến về Trung Quốc hay Hoa Kỳ. Chúng tôi cũng khen ngợi và đề nghị học cái hay của Trung Quốc khi phát triển việc giáo dục lịch sử dân tộc bằng điện ảnh hết sức sâu sắc và hoành tráng.
Đó là không phân biệt đối với người “bên thắng cuộc” hay “bên thua cuộc”. Cần tôn trọng nhau thực sự, khép lại quá khứ, hướng tới một tương lai tươi sáng cho dân tộc. Đó cũng chính là không phân biệt về chính trị, về bất cứ một chủ thuyết nào, cần chắt lọc tinh hoa của nhân loại và loại bỏ những sai lầm của bất cứ chủ thuyết nào, bất cứ ai, bất cứ đảng phái chính trị nào để tìm ra con đường sáng cho dân tộc.
Đó là việc cảnh báo những nguy cơ bị thôn tính về kinh tế, về chủ quyền quốc gia, về “nội xâm”. Nguy cơ đó bất kể từ đâu, từ các bầy thú điện tử sừng ngắn, sừng dài; từ quan chức tham nhũng; từ bán rẻ tài nguyên, tàn phá môi trường; từ sự bảo thủ, lạc hậu …
Đó là việc tìm kiếm các giải pháp cho dân tộc trong thời đại mới: tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân, nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí, phát triển dân sinh. Là nghiên cứu các mô hình phát triển hàng đầu thế giới của các nước tiên tiến để áp dụng cho đất nước ta sớm trở thành cường quốc. Là sử dụng sức mạnh của thời đại, của công nghệ mới, của kinh tế tri thức, của văn hóa Lạc Hồng để chấn hưng đất nước và góp phần quan trọng vào hòa bình và hạnh phúc nhân loại.
V.v... và v.v…
Thomas Friedman, tác giả các cuốn sách nổi tiếng về toàn cầu hóa, trong tác phẩm “Thế giới phẳng” đã viết có đoạn đại ý như sau: Tương lai của thế giới thuộc về những người dám mở lối, có những ý tưởng gần như hoang tưởng! Thức là như vậy, dám dấn thân, mạo hiểm, không ngại điều tiếng, dèm pha để dân tộc Việt Nam được bừng tỉnh, thoát khỏi kiếp đói nghèo, lạc hậu. Với tình yêu quê hương như máu thịt, Thức có cái hào sảng, bộc trực của người miền Nam, cái sâu lắng, tinh tế của người miền Bắc. Thức là thế, dám vì mọi người, dám đương đầu với khó khăn nguy hiểm vì mục đích trong sáng và tối hậu cho dân tộc Việt Nam bừng sáng. Nhiều người ngày càng hiểu ra và ủng hộ anh. Nhiều người từ chỗ căm ghét anh đã hiểu ra anh và ủng hộ anh. Đồng đội anh ngày càng nhiều, họ đang dấn thân trong âm thầm hay công khai trên mọi nẻo đường của đất nước và trên khắp thế giới để gieo hạt mầm may mắn, yêu thương, thịnh vượng, hòa bình, hạnh phúc cho mọi người, cho dân tộc Việt Nam.
Thức = Đột phá + Mạo hiểm !
Mọi người sẽ nhớ đến anh. Họ đã kết án anh trên 20 năm (16 năm tù và 5 năm quản chế), bởi vì như trước đây họ đã từng vô cùng hoảng sợ trước những gì quá mới. Anh đang đối mặt với những rủi ro và nguy hiểm hàng ngày trong nhà tù. Nhưng đó cũng là sứ mệnh của anh: “đột phá” + “mạo hiểm” để khép lại quá khứ. Những người tiên phong như anh không bao giờ chết trong lòng dân tộc. Lịch sử sẽ ghi công anh. Và tôi tin rằng họ sẽ sớm “ngộ” ra để sớm đưa anh về nguyên vẹn trong vòng tay gia đình và nhân dân.
Ngày mai 28/11/2013, quốc hội hiện tại sẽ biểu quyết để thông qua hay không sửa đổi hiến pháp 1992 lần này. Không biết họ đã “ngộ” ra chưa?!
Ngày mốt 29/11 là ngày sinh nhật Thức. Viết về anh để mong nhiều người trong chúng ta sớm “ngộ” ra một sứ mệnh của dân tộc Việt Nam, dân tộc Lạc Hồng thân yêu: vì hòa bình và hạnh phúc nhân loại!
Kỷ niệm ngày sinh của anh, nhớ về anh và tri ân về tất cả những Con Người Yêu Nước đã hy sinh hay đang âm thầm chịu đựng bao nhiêu gian khổ, hiểm nguy vì một tương lai rực rỡ cho dân tộc Việt Nam.
Bỗng nhớ đến Long Quân, cậu con trai bé nhỏ của tôi mới hỏi: “Ba ơi,“ngộ” là gì hả ba?”!
Còn bạn thì sao, bạn có chia sẻ góc nhìn của tôi về Trần Huỳnh Duy Thức?!:
Thức = Đột phá + Mạo hiểm !
Thức ơi, thôi lâu rồi, về sớm đi nhé, tôi nhớ ông lắm, Thức ạ!
Sài Gòn, Việt Nam, 27/11/2013 - Kỷ niệm ngày sinh Trần Huỳnh Duy Thức 29/11.
Lê Thăng Long, đồng khởi xướng Phong trào Con đường Việt Nam

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"