Thứ Hai, 28 tháng 2, 2011

Tạ Phong Tần

do ba

"- Nhà báo tự do TPT thuật lại chuyện bị đánh với ngôn từ chợ búa nó-thằng nghe hơi kỳ cục và mất mặt giới báo chí. Nhưng điều này không khó hiểu bởi sự uất ức tột độ của một phụ nữ bị khủng bố bởi chính quyền của nhân dân.
- 6 chiến sĩ CA nhân dân ức hiếp, đánh đập, khủng bố một nữ thường dân, nghe hơi kỳ cục và mất mặt toàn ngành CA Việt Nam. Nhưng điều này cũng không khó hiểu bởi chén cơm manh áo mà các chiến sĩ CA muốn có được phải chấp hành quân lệnh mà từ bỏ lương tâm, một thứ hiếm có người trong ngành CA giữ được.
- Giữ chính quyền bằng phương thức chợ búa, đánh cả phụ nữ thường dân, nghe hơi kỳ cục và mất mặt toàn lực lượng tiên phong dành quyền lãnh đạo đất nước. Đồng thời, phương thức giữ chính quyền kỳ cục và mất mặt này còn khiến thế giới của những con người văn minh-tiến bộ...khó hiểu!"

Ý kiến trên là của một người đọc báo Dân Luận về việc nhà báo Tạ Phong Tần nhận xét về chuyện cô bị bắt. 

Thứ Bảy, 26 tháng 2, 2011

Nghiệp vụ trấn áp

"Lúc này, 2 xe vòi rồng được điều động tới phun thẳng nước vào đám đông; lực lượng CSCĐ triển khai biện pháp quăng trái nổ khói, màu mù mịt. Những loạt tiếng nổ đinh tai nhức óc của CSCĐ đã cảnh tỉnh, kìm chế những kẻ gây rối hung hăng. Người sợ hãi bỏ chạy, kẻ hung hăng chống đối nằm bẹp gí lập tức bị CSCĐ khống chế, bắt giữ đưa lên xe.


Vài phút sau, đoàn người biểu tình đã bị khống chế hoàn toàn, TP Phan Thiết yên ắng trở lại… Chứng kiến cảnh này, một người dân thành phố Phan Thiết thốt lên với chúng tôi: CSCĐ chiến đấu hay hơn phim, Công an mình giỏi quá!"

Đó là phần kết của tờ báo CAND online ngày 23/2/11 trong cái mục gọi là "Công An trong lòng dân", đọc mà phát ớn, trong lòng dân nghĩa là có chuyện gì thì sẽ xịt vòi rồng, quăng trái nổ, dắt chó nghiệp vụ để đàn áp dân. Thôi thì cứ xin công an ở ngoài đừng ở trong lòng dân, chứ "ở trong" mà như vậy thì cứ như mụn nhọt ung thư sắp vỡ, đọc thấy ghê quá.  Ở xã hội dân chủ thì không phải không có biểu tình và người cảnh sát có nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự cho những người biểu tình, chứ không phải đàn áp họ, và khi có rối loạn thì cũng đã có những "protocol" những điều cần làm.  Đâu cần báo chí phải mô tả như phim hành động, kiểu như góp phần vào việc trấn áp tinh thần của người dân "này nhé, xem đây đừng có tơ lơ mơ biểu tình thì ông sẽ thẳng tay đấy nhé".  À mà quên đây là tờ công an nhân dân nên họ phải tiếp tục "khủng bố" tình thần của người dân, cũng phải thôi.

Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2011

Tiếu lâm thời cộng sản

 Lê Diễn Đức dịch
Theo blog Anh Ba Sài Gòn

“Những điều vô lý của Cộng hoà Nhân dân Ba Lan” là tựa đề cuốn sách, tuyển tập nhiều chuyện tiếu lâm, giai thoại chế giễu, “cười vào mũi” chế độ cộng sản Ba Lan, do Marcin Rychlewski biên soạn, nhà xuất bản “In Rock” – Poznan phát hành lần thứ nhất, 11/2006, © Vesper 2006.

Trong một chế độ bóp nghẹt và bưng bít thông tin, bị đàn áp, phong toả mọi mặt từ tinh thần đến vật chất, khi nói lên những bất đồng chính kiến với chính quyền, người dân trong các chế độ cộng sản thường dùng một thứ vũ khí lợi hại là văn học dân gian trào phúng, truyền miệng.

Xin gửi tới bạn đọc một phần trong cuốn sách này (do tôi dịch) để chúng ta cười thư giãn một chút vào cuối tuần.

Thứ Năm, 24 tháng 2, 2011

Học luật trong rừng.

  
image
image
image
image
image
image
image
image

(Vô) Hậu



Mục tiêu của các cuộc cách mạng nhân dân này là đòi hỏi quyền công dđược sống trong một xã hội tự do dân chủ. Họ đã vượt qua rào cản tâm lý sợ hãi mà các chính quyền nô dịch này áp đặt trong đầu họ trên mấy chục năm. Ông Hosam Khalaf, một kỹ sư 50 tuổi nói dân Ai-cập đã nhận được thông điệp từ Tunisia là “Đừng tự thiêu mà hãy thiêu đốt nỗi lo sợ trong lòng bạn. Đó là những gì đã xảy ra ở đây. Đây là một xã hội từng sống trong sợ hãi, và nỗi sợ hãi đã bị thiêu đốt ra tro tàn.”[6]

Một thiếu nữ khác nói “Đây là cuộc cách mạng cho ông của tôi. Họ đã nhẫn nhục bao nhiêu năm dưới chế độ độc tài này.” Anh Ghonim phát biểu “… Chúng tôi không là người phản quốc, chúng tôi yêu đất nước Ai-cập này. …Đây không phải là lúc chia chác nữa. Tôi nghĩ là các nhà chính khách hiểu tôi nói điều gì…”. Anh còn nói thêm, “Ngay sau khi tôi ra khỏi tù, tôi đã viết một mẩu tin rằng chúng tôi sẽ thắng, bởi vì chúng tôi không hiểu chính trị, bởi vì chúng tôi không hiểu những trò chơi bẩn thỉu của họ. Chúng tôi sẽ dành chiến thắng bởi vì những giọt nước mắt của chúng tôi xuất phát từ trái tim. Chúng tôi sẽ dành chiến thắng bởi vì chúng tôi có một giấc mơ. Chúng tôi sẽ dành chiến thắng bởi vì chúng tôi tin rằng nếu có ai đó ngăn chặn giấc mơ của chúng tôi, chúng tôi sẵn sàng chết để bảo vệ nó”.[7]


Ngọn lửa cách mạng nhân dân (kiểu 2.0) đang lan truyền đến các quốc gia láng giềng xa gần từ Phi đến Á. Những “con dân” Tunisia và Ai-cập đang giành lấy lại quyền công dân của họ để được sống trong xã hội dân chủ, tự do.


Từ cuộc cách mạng đó, họ đã dạy cho tất cả chúng ta 4 bài học sau: (1) Ý chí của nhân dân. Trước hết và trên cùng đó là: nhà nước và chính phủ hiện hữu từ nhân dân mà ra chứ không phải ngược lại (như ngụy biện loại đảng trên cả tổ quốc và đảng là tổ quốc); (2) Chìa khóa để chiến thắng luôn luôn nằm trong tay của người dân – không phải lệ thuộc vào một ngoại bang (Hoa-kỳ hay bất cứ thế lực nào); (3) Tự do không phải dễ định nghĩa (và thường hay bị bóp méo như “tự do đi theo lề phải”) nhưng bạn biết ngay khi bạn có tự do hay không; (4) Tiếng nói vang dội nhất là tiếng của luân lý. Mọi phương tiện không thể biện minh cho cứu cánh – thực ra phương tiện giúp xác định cái cứu cánh và kết cuộc. Thử hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu người Ai Cập, thay vì tuân thủ kỷ luật biểu tình phản kháng trong ôn hòa, lại dùng bạo lực khủng bố chống trả các quân lính và kẻ ủng hộ nhà độc tài để đạt được một kết thúc chính trị?[8]


Việt Nam trong thời “kinh tế thị trường” “định hướng xã hội chủ nghĩa” có khác gì chăng?


Mầm mống dân chủ vừa mới nhú lên và lòng khát vọng tự do mong được giọt hồi sinh thì đã bị yểu mệnh khai tử với đôi còng số 8 trong cái gọi là “tuyên truyền chống nhà nước” (điều 88, Bộ luật Hình sự) và “âm mưu lật đổ chế độ” (điều 79, BLHS). Một số trí thức tranh đấu cho dân chủ tự do lần lượt bị bắt giữ giam cầm trong tù đày không biết ngày về (hết hạn tù này bị treo hạn khác).

Trong nhà tù lớn, những đói khát về vật chất qua bao năm “tem phiếu” thời bao cấp, hợp tác xã, ngăn sông cấm chợ nay bùng nổ chuyển sang thèm muốn những chú dế, con xế (siêu dế, xế hộp, siêu xế, xế khủng) để lắc để quậy. Song song đó là một nền giáo dục xơ cứng trong giáo điều “hồng” chuyên chính vô sản, vô gia đình để phục vụ đảng. Những lý tưởng phục vụ nhân sinh, dân sinh đã gần như bị tuyệt giống, lạc giọng trong xã hội vật chất xô bồ của thời kỳ “đồ đểu”. Cũng cùng lúc, bè nhóm tập đoàn cầm quyền đảng CSVN như con ma đói không ngừng lam nham, lũng lạm ngân quỹ, khai thác cạn kiệt tài nguyên, hủy diệt môi trường, vơ vét cho riêng chúng.

Thứ Tư, 23 tháng 2, 2011

Từ Cụ Ruà đến Hoa

Độ rày tôi bận, rất bận nghĩa là không còn thì giờ để bình loạn cái gì cả, dù lâu lâu cũng để mắt vào báo chí, tin tức cứ tràn ngập, thiên hạ bình luận, thảo luận đủ mọi vấn đề. Chỉ có tôi là nghĩ trong đầu mình từ chuyện Cụ Rùa bị thương thế nào đó mà bà con kêu cứu dùm, rồi báo chí đăng là có hội nghị Quốc Tế về trường hợp của cụ Ruà, tự nhiên nghĩ cả bao nhiêu năm cứ mỗi lần cụ nổi lên vào những dịp có hội nghị hội thảo chi đó có liên quan tới đảng CSVN, là báo chí ở VN ầm ĩ cho là điềm tốt, cụ nổi lên để chúc mừng, không thấy nói vụ giao kiếm cho đảng.  Rồi bỗng nhiên lâu nay lại bảo cụ Rùa nổi lên vì nước hồ bị ô nhiễm, cụ bị thương.

Chủ Nhật, 20 tháng 2, 2011

Ngọn lửa Phạm Thành Sơn

Ngọn lửa Phạm Thành Sơn không thể trở thành ngọn lửa Mohammed Bouazizi! (?)

Không phải câu bình loạn của tôi, mà là một thắc mắc. Chỉ có vậy, ai nghi ngờ thì xin đọc ở phần sau (bấm vào trích đoạn)

Thứ Năm, 17 tháng 2, 2011

Thứ Ba, 15 tháng 2, 2011

Tôi tha thứ hết cho họ

Ghonim: Tôi tha thứ hết cho họ

Hoctro lược dịch (2/14/2011)


Tin từ New York: Sau 12 ngày được tha, nhà tranh đấu mạng Wael Ghonim đã hôn lên má những người lính. Những người này đã bịt mắt anh trong khi giam giữ và đôi khi còn đánh đập anh nữa.

"Tôi gỡ vải bịt mắt ra và nói "Hi", rồi hôn từng người lính", anh nhân viên quản lý cấp cao của hãng Google nói vậy trong một cuộc phỏng vấn trên đài CBS trong chương trình 60 phút, phát hình tôi Chủ nhật 2-13 vừa rồi.

"Làm như thế, tôi muốn gửi họ một thông điệp", anh Ghonim nói. Anh là người đã trở thành một người lãnh đạo những cuộc biểu tình ngoài đường phố làm sụp đổ sự cai trị của Tổng Thống Hosni Mubarak.

Chủ Nhật, 13 tháng 2, 2011

Việt Nam sẽ theo gương Ai Cập?

Voa vừa phỏng vấn 3 nhân vật trong và ngoài nước khi so sánh tình hình Việt Nam và Ai Cập.  Những nhà chính trị bàn có khác, họ dùng ngôn ngữ của họ mà theo tôi giản đơn là tình hình của Việt Nam chưa có thể như Ai Cập, vì sao ư, dễ quá mà người Việt Nam vẫn còn nặng tinh thần Khổng giáo, trên bảo dưới phải nghe, cho nên họ cứ chịu đựng nhưng lại cũng vô tổ chức chả chịu nghe ai ngang với mình cả, từ trước tới giờ chỉ có đảng CS có bàn tay sắt thì may ra mới kiểm toả, ngoài ra có đảng nào mà bắt chước điều hành như thế thì bị tẩy chay ngay lập tức, rất lạ.  Người Việt hình như là thích làm "thân lưà ưa nặng" hay sao đó.  Cho nên người Việt hiện nay mà có bất mãn thì ra quán nhậu rồi thì thôi, chuyện tổ chức làm một cái gì cho đất nước thì đã có thế hệ trước làm hết rồi.  Ngày nay đa số đã trở thành một thế hệ lười biếng suy nghĩ và hành động xong lại đổ tội cho đảng CS, nói như các triết gia nếu mình không đê người khác chà đạp mình thì làm sao họ làm được chứ ? Những người trí thức (ôi sao viết tới đây tôi lại nghi ngờ "trí thức" quá) phải vận động những người còn nghĩ tới quê hương phải làm nhiều hơn để tạo nên sức mạnh quần chúng, chứ không chỉ nói cho nhau nghe, viết cho nhau đọc. Thiệt tình thấy Ai Cập, ai cũng hớn hở mong cho VN được như thế, còn tôi thì bi quan thấy cảnh VN nghĩ VN khó có thể như Ai Cập.  Vì sao ư, lại đọc lại từ đầu hay đọc bài phỏng vấn của VOA. 

Thứ Bảy, 12 tháng 2, 2011

Tổng thống Hosni Mubarak từ chức

Thế là xong, giờ này VN đang ngủ yên thì bên kia điạ cầu người dân Ai Cập đang nhảy múa vui mừng thốt lên lời "cuối cùng họ được tự do", dù họ chỉ sống sơ sơ có 30 năm dưới chế độ độc tài tương đối cũng văn minh hơn các nơi khác trên thế giới mà họ còn không chịu nổi.  Hôm qua còn nghe ông tổng thống Hosni Mubarak lên tiếng ông không từ chức lúc này được (có lẽ ông còn quá yêu nước muốn làm đày tớ cho dân tới phút cuối nhiệm kỳ), nhưng người dân thì không chịu nên hôm nay ông phải bay đến cung điện riêng của ông cách Cairo 250 km giao lại quyền hành cho quân đội.
Dù sao cũng phải khen ông cuối cùng đã ra đi theo nguyện vọng của người dân.  Không thấy nói gì tới cái đảng của ông.  
Bao giờ tuổi trẻ VN ý thức về đất nước như người Ai Cập nhỉ? Có lẽ chỉ mới tới trình độ dương cờ cổ võ cho ... bóng đá, chứ cho đất nước thì còn... khuya. :-(


Thứ Tư, 9 tháng 2, 2011

mùi hương hoa sen

Mấy tuần nay trên mạng luôn nói về những cuộc cách mạng vào cuối năm 2010, cuộc cách mạng hoa Lài rồi mong có cuộc cách mạng hoa Nhài ở VN. Tôi chả thắc mắc gì vì không tin tưởng lắm có cuộc cách mạng hoa Lài ở VN, vì tôi tin nếu có thì sẽ là hoa Sen, nhưng mà không phải là cuộc cách mạng chỉ là một cuộc phô trương biểu diễn hoa Sen khi đảng ta chọn hoa Sen làm Quốc Hoa thì sẽ có khối con buôn làm giàu bằng cách in một loạt áo in hình Hoa Sen cho thanh niên mặc để trưng bày Quốc Hoa, hoặc là các trường học sẽ cho thêu huy hiệu của trường vào áo của thanh thiếu niên, đẹp chán, như các vụ thanh niên đổ ra đường phố mặc áo đỏ sao vàng những ngày cổ võ cho bóng đá chẳng hạn, ai may ai in những chiếc áo đỏ đó chắc hẳn sẽ thay màu áo cho phù hợp với hoa Sen. Áo trắng sen hồng hẳn là đẹp hơn cái màu đỏ rất chói mắt cho một xứ sở nóng nực, nhìn cứ như cả nước đang ... đổ máu, đến khiếp, một biểu tượng người Việt thích đánh nhau hay sao đó. Nếu lỡ có con trâu nào chạy ra đường phố thì hẳn cái đám đông màu đỏ đó có lắm người bị trâu húc lắm :-).
Nhưng dù sao thì cái vụ hoa Lài hoa Nhài chằng làm tôi quan tâm mà tôi chỉ thắc mắc sao gọi Nhài hay Lài, tò mò vào mạng xem.
Ở đây nói hai tên là cũng là một loài hoa?

Lúc thì hình ở Wiki Hoa Lài thế này. giống hình cây hoa đàng trước nhà tôi, có mùi hoa thơm mà tôi vẫn cứ nghĩ là hoa dạ lý hương. Trong khi hình ở nơi khác hoa Nhài thì giống cây hoa trồng trong chậu ở vườn nhà tôi, mà cánh hoa đôi khi tìm thấy trong trà, hay những bát chè trong những ngày lễ giỗ.

Rồi ở nơi khác lại có tấm hình hoa Lài trị bệnh sao giống cây hoa trên giàn hoa sau nhà.

Đâm ra nghĩ lẩn thẩn ai mà mơ chọn một cuộc cách mạng hoa Lài (hoa Nhài) ở VN thì nguy hiểm quá, chả biết dùng hoa gì cho đúng với tên, nó lại lạng quạng nhầm lẫn như đầu thế kỷ 20 cũng có một cuộc cách mạng tập hợp các đảng phái, người dân ai cũng tưởng là cùng đứng lên chống thực dân Pháp rồi thì sẽ có dân chủ bầu bán tự do, ai dè cho tới bây giờ được nghe 1 "đảng lãnh đạo" và vẫn chỉ mơ một màu hoa khác. Thôi xin can. Chờ cho có Quốc Hoa như Hoa Sen rồi thì đi biểu diễn thế là đủ.

Thứ Ba, 8 tháng 2, 2011

Hoan hô chế độ Apartheid

Hoàng Việt - Hoan hô chế độ Apartheid


Chắc quý vị không khỏi ngạc nhiên khi tôi nói “Hoan hô chế độ Apartheid”. Tôi không điên và cũng chưa lẩm cẩm. Tôi thường hay đọc các sách về chính trị, về con đường đi tìm tự do của các dân tôc khác và từ đó liên hệ với đất nước mình. Với tất cả lòng nhiệt thành của mình tôi cố gắng giãi bầy trên một vài trang giấy hòng đóng góp một phần rất nhỏ bé của mình vào công cuộc đi tìm tự do của dân tộc ta. Một thí dụ hùng hồn nhất, một mẫu mực nhất của sự hòa giải dân tộc trên trái đất này chính là trường hợp Nam Phi. Nam phi cũng là một thí dụ hay nhất của lòng quả cảm, của cuộc đấu tranh bền bỉ nhất vì tự do và dân chủ. Tôi đọc rất nhiều sách báo của người Việt trong ngoài nước, nhưng có rất ít bài nói về Nam Phi. Thật là một thiếu sót, trong khi chúng ta đang cần có một bài học tương tự.

Thứ Năm, 3 tháng 2, 2011

Sống tử tế

Người Việt – Sống tử tế

Người phụ nữ đã bị giam giữ 15 năm trong 21 năm qua, không lên tiếng kêu gọi đồng bào của bà hãy đứng lên lật đổ chế độ độc tài; bà cũng không đòi giành lấy quyền lãnh đạo mà đảng của bà bị chính quyền quân phiệt lật lọng xóa bỏ sau khi đã thắng với 59% số phiếu và chiếm 81% số ghế trong Quốc hội năm 1990. Bả chỉ nhắc nhở người dân Miến Điện hãy tiếp tục đấu tranh cho những gì thuộc về lẽ phải.

Trong 21 năm qua, khắp nơi trên thế giới văn minh đã liên tục vận động đòi chính quyền quân phiệt trả tự do cho Aung San Suu Kyi để nhân dân Miến Điện được sống xứng đáng làm người. Những áp lực đó đã có hiệu quả vì được loài người văn minh ủng hộ. Aung San Suu Kyi là biểu tượng của nỗ lực đòi nhân quyền. Chính quyền Miến Điện, cũng như những nhóm lãnh đạo độc tài ở các nước Á Châu khác, thường bác bỏ các lời yêu cầu tôn trọng Nhân Quyền. Họ bảo khái niệm Nhân quyền là sản phẩm của nền văn hóa Tây phương. Họ biện hộ rằng truyền thống văn minh Á Châu có những hệ thống giá trị khác với Tây phương, trong đó không nhắc đến khái niệm Nhân quyền.

Ôn cổ tri tân

Đọc bài của tác giả Đinh Từ Thức mới thấy sự dốt lịch sử của tôi, có rất nhiều điều mà thế hệ tôi chẳng hay biết gì cả. Và tôi vốn thích đọc chuyện sử qua lối kể chuyện về những dữ kiện, từ đó đi tìm đọc lại chính sử, chứ bắt đọc ngay sử thì khô khan quá, thua.  Có điều cuối bài tác giả nói về một cuộc cách mạng hoa Nhài ở Việt Nam, tôi nghĩ chẳng có đâu, nếu có thì là hoa Sen vì người ta đang muốn dùng hoa Sen làm Quốc Hoa, biết đâu còn đang loay hoay bàn cãi chả biết hoa mầu nào, ông Vi Kiến Thành bảo là hoa Sen trắng là biểu tượng của Ấn Độ, VN nên chọn mầu hồng, trong khi đó website của chính phủ Ấn thì hoa Sen của màu hồng thế này, bọn trẻ con sẽ xuống đường biểu dương màu nào là màu hoa Sen cho Việt Nam, lúc đó tha hồ cho mấy ông ngồi đó (vỡ mặt) cãì nhé:-)

Thứ Tư, 2 tháng 2, 2011

24 điểm nhận xét về vụ án

Mấy hôm nay bao nhiêu người thức đêm góp ý cho bản cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân Dân VN về vụ án TS Cù Huy Hà Vũ, không khéo họ đang làm một công việc giúp cho mấy ông ở cái Viện Kiểm Sát (kiểm soát hay sát nhỉ, nghe cứ như nơi "giết" người vậy) làm việc thêm giờ (tốn thêm tiền của dân) để bổ túc hồ sơ của họ chặt chẽ hơnđể kết án TS CHHV. Thế thì khổ cho ông.  Nhưng mà lo linh tinh vậy chứ cứ post lại đây cho mọi người cùng chuẩn bị "tinh thần" cho một vụ án năm Tân Mão.

Mai Việt Tú – 24 điểm nhận xét về vụ án TS Cù Huy Hà Vũ

Mai Việt Tú
Điểm 1: Tôi chia ra từng điểm để những người còn yêu nước Việt Nam qua vụ án TS Cù Huy Hà Vũ thảo luận, bổ xung, phản biện để uốn nắn con đường xây dựng một nước Việt Nam đẹp hơn.

Điểm 2: Circumstancial evidence, một ca luật pháp bắt đầu là đã có tính cách sự kiện hơn là bằng chứng trực tiếp (direct evidence). Chỉ cần lời khai của vị nữ luật sư và DNA của hai cái bọc cao su và lời tuyên bố của Bộ Công An Việt Nam về hành động dâm ô của TS Vũ là toàn cáo trạng án sụp đổ.

Phân tích cáo trạng

Nguyễn Ngọc Già - Phân tích cáo trạng truy tố công dân Cù Huy Hà Vũ (phần 1)

Nguyễn Ngọc Già 
Tuy chưa có gì đảm bảo đây là cáo trạng chính thức truy tố công dân Cù Huy Hà Vũ vi phạm điểm c khoản 1 điều 88 theo Luật hình sự, nhưng chúng ta có thể thấy cáo trạng này còn khá nhiều điều chưa chuẩn và thiếu thuyết phục đối với ai có hiểu biết nhất định về pháp luật Việt Nam.
Chúng ta thử cùng phân tích dựa trên Hiến pháp và pháp luật hiện hành để tìm ra những điểm sai trái và không thuyết phục trước một vụ án điển hình đang dần có vẻ đi vào bài bản để đạt được một nếp sống văn minh, thượng tôn luật pháp tại những quốc gia còn nghèo và lạc hậu - như Việt Nam.

Thấy gì qua bản Cáo trạng

Kami - Thấy gì qua bản Cáo trạng vụ án Cù Huy Hà Vũ?

Kami 
 
Hôm nay, trên trang Dân luận có cho đăng tải tài liệu “Cáo trạng vụ án Cù Huy Hà Vũ tuyên truyền chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, cũng theo thông tin từ trang này cho biết xuất xứ của Cáo trạng là ”Từ một nguồn tin xin được dấu tên bên Viện Kiểm Sát Nhân Dân thành phố Hà Nội”. Theo tôi thì nên bỏ qua vấn đề tính trung thực của tài liệu này, vì căn cứ vào địa chỉ phải phát hành của bản cáo trạng đó thì cũng có thể nhanh chóng xác nhận tính xác thực của tài liệu nói trên là tài liệu thật hay tài liệu giả một cách dễ dàng , thông qua việc gọi điện thoại số 0983345392 cho Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà – Văn phòng luật Cù Huy Hà Vũ.
Vả lại các tài liệu mang tính chất tố tụng của các vụ án hình sự như vụ án của tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ này thì không khó kiếm đối với những ai ở trong nước muốn quan tâm, chỉ cần có quan hệ bạn bè với các nhân viên các cơ quan tố tụng cũng có thể mượn để xem được.

"Bới lông tìm vết"

Thử“Bới lông tìm vết” trong bản cáo trạng vụ án Cù Huy Hà Vũ

Hồng Lạc
 
 
Sau khi đọc “Cáo trạng vụ án Cù Huy Hà Vũ tuyên truyền chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hà Nội (VKSHN), chúng ta sẽ lần lượt điểm qua từng bài để tìm được một ý nào đó nhằm có thể khẳng định rằng, TS Cù Huy Hà Vũ (TSCHHV) tuyên truyền chống phá nhà nước CHXHCNVN như bản cáo trạng nêu ra.
122742-cuhvu-400.jpg 
 
Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ
Cáo trạng căn cứ vào 10 bài viết (theo thứ tự từ 1 đến 10 từ trên xuống) có trong máy tính xách tay, 2USB và tại tư gia của TSCHHV trong đó có bài thứ 10 không do TS viết và bài thứ 8 thì chưa được đăng vì TS chưa đồng ý. Chúng ta sẽ xem xét từng bài một theo những dòng chắt lọc nhất để luận tội mà VKSHN nêu ra:

Những chuyện cười ra nước mắt

Lê Phương Thư - Những chuyện cười ra nước mắt


Trong không khí vui tươi chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán – Tân Mão 2011, chúng ta hãy cùng nhìn lại năm Canh Dần 2010 đầy sóng gió trên mảnh đất thân yêu Việt Nam. Năm 2010 có nhiều chuyện cười…ra nước mắt, mang nhãn hiệu chính gốc “Made in Vietnam” mà nhân dân trong cũng như ngoài nước được chứng kiến.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"