Thứ Sáu, 13 tháng 8, 2010

Hai ông Tổng, ông nào tội nặng hơn ?

Nơi tôi ở, khi một tổng giám đốc làm thiệt hại tài sản của công ty thì ông ta sẽ phải chịu trách nhiệm trước toà, ông là người lãnh lương cao cho nên trách nhiệm cũng nặng nề nhất dù người dưới quyền của ông làm sai.

Do đó nhìn lại tiểu sử việc làm của hai ông tổng giám đốc sau đây, một ông làm thiệt hại tài sản của công, của dân vì điều hành tài sản quốc doanh. Còn một ông thì tự làm chủ công ty của ông ta, chả làm thiệt hại gì của ai. Chỉ là ông có sáng kiến mới, điều hành kinh tế khác với nhà nước cho nên ông mang bản án tù 16 năm.


Để xem ông cựu "tổng giám đốc" Vinashin rồi sẽ lãnh bản án gì? Toà có xử nhanh và gọn như toà đã xử ông Trần Huỳnh Duy Thức không? Hay lại kéo dài hàng vài năm như những vụ khác chẳng hạn PMU18 cho tốn thêm tiền của dân?


Ngày xưa những người tù miền Nam được đưa ra Bắc thì người dân được khuyến khích bởi chính quyền ném đá họ. Ngày nay không biết nhà nước có còn hành xử kiểu cho "quần chúng tự phát" xử cái ông cựu tổng làm mất tiền của dân không?


Nói thì phải tộì, lỗi chẳng phải là mình ông, đó là cả tập đoàn của ông, sao giờ này lại chỉ bắt mỗi mình ông Phan Thanh Bình chịu tội nhỉ, vì kinh tế của định hướng XHCN là do tập thể chứ có phải như tư bản thì một người chịu trách nhiệm đâu nhỉ?

Tiểu sử nguyên chủ tịch HĐQT Vinashin

Ông Phạm Thanh Bình sinh năm 1953 ở Thới Bình, Cà Mau, Minh Hải (nay thuộc Cà Mau), được tuyển dụng ngày 14.5.1977, trình độ văn hoá 10/10, trình độ chuyên môn kỹ sư vỏ tàu.

Năm 1996, ông Phạm Thanh Bình giữ chức tổng giám đốc Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam.

Năm 2006, ông Phạm Thanh Bình giữ chức chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Vinashin.

Quá trình hoạt động của Vinashin:

Được thành lập năm 1996, đến năm 2003, Vinashin thí điểm chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con và chuyển thành tập đoàn từ năm 2006.

Với tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt từ 35%-40%, từ chỗ vốn chủ sở hữu chỉ có hơn 100 tỷ đồng, năng lực đóng tàu 1.000-3.000 tấn, đến năm 2009, Vinashin đã tăng vốn chủ sở hữu lên 8.000 tỷ đồng, đóng được tàu hàng trọng tải 53.000 tấn, tàu chở dầu thô đến 105.000 tấn. Năm 2009, Vinashin đã ký được đơn hàng đóng tàu trị giá khoảng 12 tỷ USD.

Tuy nhiên, từ năm 2009, Vinashin bắt đầu thua lỗ. Tính đến tháng 6.2010, tổng tài sản của Vinashin có khoảng 104.000 tỷ đồng nhưng tổng số nợ phải trả lên đến 86.000 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu gần 11 lần, Vinashin rơi vào tình trạng mất cân đối tài chính nghiêm trọng, đứng trước nguy cơ phá sản, sản xuất đình đốn, công nhân chuyển việc, bỏ việc gần 17.000 người, mất việc gần 5.000 người

Tiểu sử Trần Huỳnh Duy Thức:

Trần Huỳnh Duy Thức, sinh ngày 29 tháng 11 năm 1966, sống tại phường 13, quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh [1]. Ông là một kỹ sư - doanh nhân Việt Nam, nguyên là Tổng Giám đốc của Công ty Dịch vụ điện thoại internet OCI,

Năm 1989 ông tốt nghiệp khoa Công nghệ thông tin trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1994 ông cùng ông Lê Thăng Long thành lập Công ty tin học Duy Việt tại Hà Nội[3]

Tiếp đó, năm 2000 ông sáng lập nên Công ty dịch vụ điện thoại internet OCI, có thời kỳ công ty được coi là điểm sáng trong ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam, có nhiều bước đột phá, mở rộng đầu tư sang các nước trong khu vực và sang cả Hoa Kỳ. Là một doanh nhân thành đạt tại Việt Nam, ông cũng nổi bật với các ý kiến phê bình những rào cản từ phía các cơ quan quản lý viễn thông đối với sự phát triển của ngành công nghệ cao này. Năm 2005, ông cùng một số nhân vật như Lê Thăng Long lập ra Nhóm nghiên cứu Chấn thông qua việc nghiên cứu tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Việt Nam.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"