Thứ Hai, 29 tháng 3, 2010

BIỂN ĐÔNG NỔI GIẬN.

Lâu lâu lại nghe một tin gì đó ở Quảng Bình. vùng đất tôi chưa từng đến nhưng nghe rất thân thuộc vì bạn bè tôi có người từ Quảng Bình, cho nên cứ nghe những tin buồn như thế này mà sao không xót xa cho người dân vùng biển. 


( Tin VN ngư dân Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc bắt giam ở đảo Hoàng Sa đòi tiền chuộc. Ngày 16 tháng 3 -2010, ở Quảng Bình 7 ngư dân chết vì tàu Trung Quốc va đụng mạnh và bỏ đi. Người dân Quảng Bình đã lập 1 bàn thờ ngay bờ biển, với mảnh khăn trắng buộc trên 1 cây sào cho những vong hồn xấu số)
              ************ ***
Những con tàu của ngư dân Việt Nam ,
Đã ra khơi giữa trời cao biển rộng,
Làng cá nghèo buồn lo mùa biển động,
Và vui khi biển lặng đón tàu về.
                Cá đầy vơi khoang, bữa đói bữa no,
                Những ngư dân vẫn bám tàu, bám biển,
                Người vợ lam lũ, đàn con nhếch nhác,
                Tóc mẹ gìa trắng như sóng bạc đầu.
Gom từng đồng mua lưới, mua xăng dầu,
Ra biển khơi, người ở nhà mong đợi,
Gío mùa Đông Bắc về tàu đừng lạc lối,
Tàu đừng  chìm vì sóng dữ biển xa.
               Ngư dân Quảng Ngãi không trở về nhà,
               Bị Trung Quốc bắt giam đòi tiền chuộc,
               Tại đảo Hoàng Sa họ đang chiếm đóng,
               Cấm ngư dân Việt đánh cá quanh đây.
Vùng biển Quảng Bình trời cũng nhiều mây,
Không mưa gío mà nghẹn ngào tiếng khóc,
Xã Đức Trạch, Hải Trạch, huyện Bố Trạch,
Bảy người ra khơi mãi mãi không về.
                Tàu Trung Quốc đụng, ngang nhiên bỏ đi,
                Tàu Việt Nam lao đao chìm theo sóng,
                Chỉ kịp gọi về nhà dòng tin ngắn,
                Biển nuôi người nhưng không cứu được người.
Hôm nay bàn thờ lập ở giữa trời,
Bên bờ biển cho những người xấu số,
Mảnh vải trắng buộc trên sào theo gío,
Thay mảnh khăn tang của những người thân.
                Sóng biển đi xa sóng biển về gần,
                Không có con tàu trở về theo sóng,
                Nhũng người thân đã đợi chờ tuyệt vọng,
                Chồng ơi, con ơi !. Hồn ở phương nào?
   Không chỉ Quảng Bình, Quảng Ngãi biết đau,
   Không chỉ người mất chồng, mất con biết khóc,
   Những người Việt Nam khắp nơi thắc mắc,
   Hận kẻ bạo tàn với nỗi đau chung.
                Thương những ngư dân vô tội chết oan,
                Sóng gào thét biển Đông đang nổi giận,
                Tàu lại ra khơi hoang mang lo lắng,
                Ai sẽ bình yên, ai chẳng trở về?

 Nguyễn Thị Thanh Dương

Thứ Năm, 25 tháng 3, 2010

CON CHÁU HAI BÀ TRƯNG TẾ MÃ VIỆN Ở ĐÔNG HƯNG !!!

Người ta gửi cho cái điện thư với tựa đề "hoảng hốt" như trên, theo tôi thấy cứ bình tĩnh, có khi bao nhiêu năm nay mình học sử sai (?) luôn làm lễ kỷ niệm Hai Bà Trưng, tự hào mình là con cháu Hai Bà, nhưng xem ra có khi không phải, và có khi phải ngưng luôn cái vụ làm lễ tưởng niệm hàng năm cho thiên hạ khỏi bày vẽ đem Hai Bà sang tận Trung Quốc khấu đầu Mã Viện, thế là xong.  Thuả nào con cháu trong nước hãnh diện về một lịch sử oai hùng về hai người phụ nữ, thì ở đâu đó giáp ranh Trung Quôc, lịch sử được vẽ ra một bộ mặt khác.
Thôi từ nay, tôi xin không làm con cháu Hai Bà nữa!.

BS. DƯƠNG QUỲNH HOA

(Bài này chép từ điện thư)


Một bước đi sai, nghìn bước hận
Lỗi Người (?) hay bỏi phận mình oái oăm!

Tố Hữu

Một bài học: BS Dương Quỳnh Hoa
Tiếc Cho Một Người Lầm Đường Lạc Lối Đã Nằm Xuống
(Thân tặng tất cả những người Việt còn có tấm lòng yêu quê hương).

Lời nói đầu.

-Bà Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa (DQH) nằm xuống ngày thứ bảy 25–2–2006 tại Sài Gòn, và được hỏa táng vào ngày thứ ba 28/2. Báo chí trong nước cho đến hôm nay, không hề loan tải tin tức trên. Đài BBC có phỏng vấn Ông Võ Nhơn Trí ở Pháp về tin nầy và phát đi ngày 28/2.
Sự im lặng của Việt Nam khiến cho người viết thấy có nhu cầu trang trãi và chia xẻ một số suy nghĩ về cái chết của BS DQH để từ đó rút ra thêm một kinh nghiệm sống về tính chất "chuyên chính vô sản" của những người cầm quyền tại Việt Nam hiện tại.

Ô. Bà DQH và Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam
BS. DQH là một người sống trong một gia đình theo Tây học, có uy tín và thế lực trong giới giàu có ở Sài Gòn từ thập niên 40. Cha là GS Dương Minh Thới và anh là LS Dương Trung Tín; gia đình sống trong một biệt thự tại đường Bà Huyện Thanh Quan xéo góc Bộ Y tế (VNCH) nằm trên đường Hồng Thập Tự. LS Tín đã bị ám sát tại Đà Lạt trong đó cái chết của ông cũng không được soi sáng, nhưng đa phần có nhiều nghi vấn là do lý do chính trị vì ông có khuynh hướng thân Pháp thời bấy giờ.

Về phần Bà Hoa, được đi du học tại Pháp vào cuối thập niên 40, đã đỗ bằng Bác sĩ Y khoa tại Paris và về lại Việt Nam vào khoảng 1957 (?). Bà có quan niệm cấp tiến và xã hội, do đó Bà đã gia nhập vào Đảng CS Pháp năm 1956 trước khi về nước.

Từ những suy nghĩ trên, Bà hoạt động trong lãnh vực y tế và lần lần được móc nối và gia nhập vào Đảng CSVN.

Tháng 12/1960, Bà trở thành một thành viên sáng lập của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam VN dưới bí danh Thùy Dương, nhưng còn giữ bí mật cho đến khi Bà chạy vô "bưng" qua ngõ Ba Thu –Mõ Vẹt xuyên qua Đồng Chó Ngáp. Ngay sau biến cố Tết Mậu Thân, tin tức trên mới được loan tải qua đài phát thanh của Mặt Trận.

Khi vào trong bưng, Bà gặp GS Huỳnh Văn Nghị (HVN) và kết hôn với GS.

Nói về GS Huỳnh Văn Nghị, Ông cũng là một sinh viên du học tại Pháp, đỗ bằng Cao học (DES) Toán. Về VN năm 1957, ông dạy học tại trường Petrus Ký trong hai năm, sau đó qua làm ở Nha Ngân sách và Tài chánh. Ông cũng có tinh thần thân Cộng, chạy vô "bưng" năm 1968 và được kết nạp vào đảng sau đó.

Do "uy tín" chính trị quốc tế của Bà Hoa thời bấy giờ rất cao, Mặt Trận, một lá bài của CS Bắc Việt, muốn tận dụng uy tín nầy để tạo sự đồng thuận với chính phủ Pháp hầu gây rối về mặt ngoại giao cho VNCH và đồng minh Hoa Kỳ. Từ những lý do trên, Bà Hoa là một người rất được lòng Bắc Việt, cũng như ông Chồng là GS HVN cũng được nâng đở theo.

Vào đầu thập niên 70, Ông được chuyển ra Bắc và được huấn luyện trong trường đảng. Tại đây, với một tinh thần thông thoáng dân tộc, cộng thêm nhiều lý luận toán học, Ông đã phân tích và chứng minh những lý thuyết giảng dạy ở trường đảng đều không có căn bản lý luận vững chắc và Ông tự quyết định rời bõ không tiếp tục theo học trường nầy nữa.

Nhưng chính nhờ uy tín của Bà DQH trong thời gian nầy cho nên ông không bị trở ngại về an ninh. Cũng cần nên nói thêm là ông đã từng được đề cử vào chức vụ Bộ trưởng Kinh tế nhưng ông từ chối.

Ô.B DQH và Đảng Cộng sản VN

Chỉ một thời gian ngắn sau khi CS Bắc Việt giải tán Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam, Ô Bà lúc đó mới vở lẽ ra. Về phần Ô HVN, ông hoàn toàn không hợp tác với chế độ.

Năm 1976, trong một buổi ăn tối với 5 người bạn thân thiết, có tinh thần "tiến bộ", Ông đã công khai tuyên bố với các bạn như sau: "Các "toi" muốn trốn thì trốn đi trong lúc nầy. Đừng chần chờ mà đi không kịp. Nếu ở lại, đừng nghĩ rằng mình đã có công với "cách mạng" mà "góp ý" với đảng".

Ngay sau đó, một trong người bạn thân là Nguyễn Bá Nhẫn vượt biên và hiện cư ngụ tại Pháp. Còn 4 người còn lại là Lý Chánh Trung (giáo sư văn khoa Sài Gòn), Trần Quang Diệu (TTKý Viện Đại học Đà Lạt), Nguyễn Đình Long (Nha Hàng không Dân sự), và một người nữa người viết không nhớ tên.. không đi.

Ông Trung và Long hiện còn ở Việt Nam, còn ông Diệu đang cư ngụ ở Canada.

Trở lại BS DQH, sau khi CS chiếm đóng miền Nam tháng 4/1975, Bà Hoa được "đặt để" vào chức vụ Tổng trưởng Y tế, Xã hội, và Thương binh trong nội các chính phủ.

Vào tháng 7/75, Hà Nội chính thức giải thể chính phủ Lâm thời và nắm quyền điều hành toàn quốc, chuyển Bà xuống hàng Thứ trưởng và làm bù nhìn như Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Thị Định…

Chính trong thời gian nầy Bà lần lần thấy được bộ mặt thật của đảng CS và mục tiêu của họ không phải là phục vụ đất nước Việt Nam mà chính là làm nhiệm vụ của CS quốc tế là âm mưu nhuộm đỏ vùng Đông Nam Á.

Vào khoảng cuối thập niên 70, Bà đã trao đổi cùng Ô Nguyễn Hữu Thọ: "Anh và tôi chỉ đóng vai trò bù nhìn và chỉ là món đồ trang sức rẻ tiền cho chế độ. Chúng ta không thể phục vụ cho một chế độ thiếu dân chủ và không luật lệ. Vì vậy tôi thông báo cho anh biết là tôi sẽ trả lại thẻ Đảng và không nhận bất cứ nhiệm vụ nào trong chính phủ cả".

Đến năm 1979, Bà chính thức từ bỏ tư cách đảng viên và chức vụ Thứ trưởng. Dĩ nhiên là Đảng không hài lòng với quyết định nầy; nhưng vì để tránh những chuyện từ nhiệm tập thể của các đảng viên gốc miền Nam, họ đề nghị Bà sang Pháp. Nhưng sau cùng, họ đã lấy lại quyết định trên và yêu cầu Bà im lặng trong vòng 10 năm.

Mười năm sau đó, sau khi được "phép" nói, Bà nhận định rằng: Đảng CS Việt Nam tiếp tục xuất cảng gạo trong khi dân chúng cả nước đang đi dần đến nạn đói. Và nghịch lý thay, họ lại yêu cầu thế giới giúp đỡ để giải quyết nạn nghèo đói trong nước.

Trong thời gian nầy Bà tuyên bố: "Trong hiện trạng của Đất Nước hiện tại (thời bấy giờ), xuất cảng gạo tức là xuất cảng sức khỏe của người dân" Và Bà cũng là một trong những người đầu tiên lên tiếng báo động vào năm 1989 cho thế giới biết tệ trạng bán trẻ em Việt Nam ngay từ 9,10 tuổi cho các dịch vụ tình dục trong khách sạn và các khu giải trí dành cho người ngoại quốc do các cơ quan chính phủ và quân đội điều hành.

Sau khi rời nhiệm vụ trong chính phủ, Bà trở về vị trí của một BS nhi khoa. Qua sự quen biết với giới trí thức và y khoa Pháp, Bà đã vận động được sự giúp đở của hai giới trên để thành lập Trung Tâm Nhi Khoa chuyên khám và chữa trị trẻ em không lấy tiền và Bà cũng được viện trợ thuốc men cho trẻ em Việt Nam suy dinh dưỡng nhất là acid folic và các lọai vitamin. Nhưng tiếc thay, số thuốc trên khi về Việt Nam đã không đến tay Bà mà tất cả được chuyển về Bắc.

Bà xin chấm dứt viện trợ, nhưng lại được "yêu cầu" phải xin lại viện trợ vì… nhân dân (của Đảng!).

Về tình trạng trẻ con suy dinh dưỡng, với tính cách thông tin, chúng tôi xin đưa ra đây báo cáo của Bà Anneke Maarse, chuyên gia tư vấn của UNICEF trong hội nghị ngày 1/12/03 tại Hà Nội:

"Hiện Việt Nam có 5,1 triệu người khuyết tật chiếm 6,3% trên tổng số 81 triệu dân. Qua khảo sát tại 648 gia đình tại ba vùng Phú Thọ, Quảng Nam và Tp HCM cho thấy có tới 24% trẻ em tàn tật dạng vận động, 92,3% khuyết tật trí tuệ, và 19% khuyết tật thị giác lẫn ngôn ngữ. Trong số đó tỷ lệ trẻ em khuyết tật bẩm sinh chiếm tới 72%."

Vào năm 1989, Bà đã được ký giả Morley Safer, phóng viên của đài truyền hình CBS phỏng vấn. Những lời phỏng vấn đã được ghi lại trong cuốn sách của ông dưới tựa đề Flashbacks on Returning to Việt Nam do Random House, Inc. NY, 1990 xuất bản. Qua đó, một sự thật càng sáng tỏ là con của Bà, Huỳng Trung Sơn bị bịnh viêm màng não mà Bà không có thuốc để chữa trị khi còn ở trong bưng và đây cũng là một sự kiện đau buồn nhất trong đời Bà. Cũng trong cuốn sách vưà kể trên, Bà cũng đã tự thú là đã sai lầm ở một khoảng thời gian nào đó. Nhưng Bà không luyến tiếc vì Bà đã đạt được mục đích là làm cho những người ngoại quốc ra khỏi đất nước Việt Nam.

Sau cùng, chúng tôi xin liệt kê ra đây hai trong những nhận định bất hủ của BS DQH là: "Trong chiến tranh, chúng tôi sống gần nhân dân, sống trong lòng nhân dân. Ngày nay, khi quyền lực nằm an toàn trong tay rồi, đảng đã xem nhân dân như là một kẽ thù tiềm ẩn". Và khi nhận định về bức tường Bá Linh, Bà nói:" Đây là ngày tàn của một ảo tưởng vĩ đại".

BS DQH và Vụ kiện Da Cam

Theo nhiều nguồn dư luận hải ngoại, trước khi ký kết Thương ước Mỹ-Việt dưới nhiệm kỳ của Tổng thống Clinton, hai chính phủ đã đồng ý trong một cam kết riêng không phổ biến là Việt Nam sẽ không đưa vụ Chất độc màu Da cam để kiện Hoa Kỳ, và đối lại, Mỹ sẽ ký thương ước với Việt Nam và sẽ không phủ quyết để Việt Nam có thể gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong tương lai.

Có lẽ vì "mật ước" Mỹ-Việt vừa nêu trên, nên Việt Nam cho thành lập Hội Nạn nhân chất Độc Da cam/Dioxin Việt Nam ngày 10/1/2004 ngay sau khi có quyết định chấp thuận của Bộ Nội vụ ngày 17/12/2003. Đây là một Hội dưới danh nghĩa thiện nguyện nhưng do Nhà Nước trợ cấp tài chính và kiểm soát. Ban chấp hành tạm thời của Hội lúc ban đầu gồm:

- Bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó chủ tịch nước làm Chủ tịch danh dự;

- Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp, nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị QĐND làm Chủ tịch;

- GS,BS Nguyễn Trọng Nhân, nguyên Bộ trưởng Y tế, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam làm Phó Chủ tịch;

- Ô Trần Văn Thụ làm Thư ký.

Trong buổi lễ ra mắt, Bà Bình đã khẳng định rõ ràng rằng: "Chính phủ Mỹ và các công ty sản xuất chất độc hoá học da cam phải thừa nhận trách nhiệm tinh thần, đạo đức và pháp lý. Những người phục vụ chính thể Việt Nam Cộng Hòa cũ ở miền Nam không được đưa vào danh sách trợ cấp".

Theo một bản tin của Thông tấn xã Việt Nam thì đây là một tổ chức của những nạn nhân chất Da cam, cũng như các cá nhân, tập thể tự nguyện đóng góp để giúp các nạn nhân khắc phục hậu quả chất độc hoá học và là đại diện pháp lý của các nạn nhân Việt Nam trong các quan hệ với các tổ chức và cơ quan trong cũng như ngoài nước. Thế nhưng, trong danh sách nạn nhân chất da cam trong cả nước được Việt Nam ước tính trên 3 triệu mà chính phủ đã thiết lập năm 2003 để cung cấp tiền trợ cấp hàng tháng, những nạn nhân đã từng phục vụ cho VNCH trước đây thì không được đưa vào danh sách nầy (Được biết năm 2001, trong Hội nghị Quốc tế tại Hà Nội, số nạn nhân được Việt Nam nêu ra là 2 triệu!). Do đó có thể nói rằng, việc thành lập Hội chỉ có mục đích duy nhất là hỗ trợ cho việc kiện tụng mà thôi.

Vào ngày 30/1/2004, Hội đã nộp đơn kiện 37 công ty hóa chất ở Hoa Kỳ tại tòa án liên bang Brooklyn, New York do luật sư đại diện cho phía Việt Nam là Constantine P. Kokkoris. (Được biết LS Kokkoris là một người Mỹ gốc Nga, đã từng phục vụ cho tòa Đại sứ Việt ở Nga Sô và có vợ là người Việt Nam họ Bùi). Hồ sơ thụ lý gồm 49 trang trong đó có 240 điều khoảng.

Danh sách nguyên đơn liệt kê như sau:

- Hội Nạn nhân Chất Da cam/Dioxin Việt Nam;

- Bà Phan Thị Phi Phi, giáo sư Đại học Hà Nội;

- Ông Nguyễn Văn Quý, cựu chiến binh tham chiến ở miền Nam trước 1975, cùng với hai người con là Nguyễn Quang Trung (1988) và Nguyễn Thị Thu Nga (1989);

- Bà Dương Quỳnh Hoa, Bác sĩ, nguyên Bộ trưởng Y tế Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam, và con là Huỳnh Trung Sơn; và

- Những người cùng cảnh ngộ.

Đây là một vụ kiện tập thể (class action) và yêu cầu được xét xử có bồi thẩm đoàn. Các đương đơn tố các công ty Hoa Kỳ đã vi phạm luật pháp quốc tế và tội ác chiến tranh, vi phạm luật an toàn sản phẩm, cẩu thả và cố ý đả thương, âm mưu phạm pháp, quấy nhiễu nơi công cộng và làm giàu bất chánh để

(1) đòi bồi thường bằng tiền do thương tật cá nhân, tử vong, và dị thai và

(2) yêu cầu tòa bắt buộc làm giảm ô nhiễm môi trường, và

(3) để hoàn trả lại lợi nhuận mà các công ty đã kiếm được qua việc sản xuất thuốc khai quang.

Không có một bằng chứng nào được đính kèm theo để biện hộ cho các cáo buộc, mà chỉ dựa vào tin tức và niềm tin (nguyên văn là upon information and belief). Tuy nhiên, đơn kiện có nêu đích danh một số nghiên cứu mới nhất về dioxin của Viện Y khoa thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ, công ty cố vấn Hatfield Consultants của Canada, Bác sĩ Arnold Schecter của trường Y tế Công cộng Houston thuộc trường Đại học Texas, và Tiến sĩ Jeanne Mager Stellman của trường Đại học Columbia, New York.

Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến trường hợp của BS Dương Quỳnh Hoa cũng như quá trình hoạt động của Bà từ những năm 50 cho đến hiện tại. Tên Bà nằm trong danh sách nguyên đơn cũng là một nghi vấn cần phải nghiên cứu cặn kẽ.

Theo nội dung của hồ sơ kiện tụng, từ năm 1964 trở đi, Bà thường xuyên đi đến thành phố Biên Hòa và Sông Bé (?) là những nơi đã bị phun xịt thuốc khai quang nặng nề.

Từ năm 1968 đến 1976, nguyên đơn BS Hoa là Tổng trưởng Y tế của Chính phủ Lâm thời Cộng hòa miền Nam và ngụ tại Tây Ninh. Trong thời gian nầy Bà phải che phủ trên đầu bằng bao nylon và đã đi ngang qua một thùng chứa thuốc khai quang mà máy bay Mỹ đã đánh rơi.

(Cũng xin nói ở đây là chất da cam được chứa trong những thùng phuy 200L và có sơn màu da cam. Chất nầy được pha trộn với nước hay dầu theo tỷ lệ 1/20 hay hơn nữa và được bơm vào bồn chứa cố định trên máy bay trước khi được phun xịt. Như vậy làm gì có cảnh thùng phuy rơi rớt!?).

Năm 1970, Bà hạ sinh đứa con trai tên Huỳnh Trung Sơn (cũng có tên trong đơn kiện như một nguyên đơn, tuy đã mất) bị phát triển không bình thường và hay bị chứng co giật cơ thể. Sơn chết vào lúc 8 tháng tuổi.

Trong thời gian chấm dứt chiến tranh, BS Hoa bắt đần bị chứng ngứa ngáy ngoài da.

Năm 1971, Bà có mang và bị sẩy thai sau 8 tuần lễ.

Năm 1972, Bà lại bị sẩy thai một lần nữa, lúc 6 tuần mang thai. Năm 1985, BS Hoa đã được chẩn bịnh tiểu đường.

Và sau cùng năm 1998 Bà bị ung thư vú và đã được giải phẩu. Năm 1999, Bà được thử nghiệm máu và BS Schecter (Hoa Kỳ) cho biết là lượng Dioxin trong máu của Bà có nồng độ là 20 ppt (phần ức).

Và sau cùng, kết luận trong hồ sơ kiện tụng là: Bà BS Hoa và con là nạn nhân của chất độc Da cam.

Qua những sự kiện trên chúng ta thấy có nhiều điều nghịch lý và mâu thuẫn về sự hiện diện của tên Bà trong vụ kiện ở Brooklyn?

Để tìm giải đáp cho những điều nghịch lý trên, chúng tôi xin trích dẫn những phát biểu của Bà trong một cuộc tiếp xúc thân hữu tại Paris trung tuần tháng 5/2004.

Theo lời Bà (từ miệng Bà nói, lời của một người bạn tên VNT có mặt trong buổi tiếp xúc trên) thì "người ta đã đặt tôi vào một sự đã rồi (fait accompli).

"Tên tôi đã được ghi vào hồ sơ kiện không có sự đồng ý của tôi cũng như hoàn toàn không thông báo cho tôi biết. Người ta chỉ đến mời tôi hợp tác khi có một ký giả người Úc thấy tên tôi trong vụ kiện yêu cầu được phỏng vấn tôi. Tôi chấp nhận cuộc gặp gỡ với một điều kiện duy nhất là tôi có quyền nói sự thật, nghĩa là tôi không là người khởi xướng vụ kiện cũng như không có ý muốn kiện Hoa Kỳ trong vấn đề chất độc da cam." Dĩ nhiên cuộc gặp gỡ giữa Bà Hoa và phóng viên người Uùc không bao giờ xảy ra.

Bà còn thêm rằng: "Trong thời gian mà tất cả mọi người nhất là đảng CS bị ám ảnh về việc nhiễm độc dioxin, tôi cũng đã nhờ một BS Hoa Kỳ khám nghiệm (khoảng 1971) tại Pháp và kết quả cho thấy là lượng dioxin trong máu của tôi dưới mức trung bình (2ppt)."

Đến đây, chúng ta có thể hình dung được kết quả của vụ kiện. Và ngày 10 tháng 3 năm 2005, Ông chánh án Jack Weinstein đã tuyên bố hủy bõ hoàn toàn vụ kiện tại tòa án Brooklyn, New York.

Bài học được rút ra từ cái chết của BS DQH

Từ những tin tức về đời sống qua nhiều giai đoạn của Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, hôm nay Bà đã đi trọn quảng đường của cuộc đời Bà. Những bước đầu đời của Bà bắt đầu với bầu nhiệt huyết của tuổi thanh niên, lý tưởng phục vụ cho tổ quốc trong sáng. Nhưng chính vì sự trong sáng đó Bà đã không phân biệt và bị mê hoặc bởi những lý thuyết không tưởng của hệ thống cộng sản thế giới. Do đó Bà đã bị lôi cuốn vào cơn gió lốc của cuộc chiến VN. Và Bà đã đứng về phía người Cộng sản.

Khi đã nhận diện được chân tướng của họ, Bà bị vỡ mộng và có phản ứng ngược lại. Nhưng vì thế cô, Bà không thể nào đi ngược lại hay "cải sửa" chế độ. Rất may cho Bà là Bà chưa bị chế độ nghiền nát. Không phải vì họ sợ hay thương tình một người đã từng đóng góp cho chế độ (trong xã hội CS, loại tình cảm tiểu tư sản như thế không thể nào hiện hữu được), nhưng chính vì họ nghĩ còn có thể lợi dụng được Bà trong những mặc cả kinh tế – chính trị giữa các đối cực như Pháp và Hoa Kỳ, trong đó họ chiếm vị thế ngư ông đắc lợi. Vì vậy, họ không triệt tiêu Bà.

Hôm nay, chúng ta có thể tiếc cho Bà, một người Việt Nam có tấm lòng yêu nước nhưng không đặt đúng chỗ và đúng thời điểm; do đó, khi đã phản tỉnh lại bị chế độ đối xử tệ bạc. Tuy nhiên, với một cái chết trong im lặng, không kèn không trống, không một thông tin trên truyền thông về một người đã từng có công đóng góp một phần cho sự thành tựu của chế độ như Bà đã khiến cho chúng ta phải suy nghĩ, suy nghĩ về tính vô cảm của người cộng sản, cũng như suy nghĩ về tính chuyên chính vô sản của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Đối với chế độ hiện hành, sẽ không bao giờ có được sự đối thoại bình đẳng, trong đó tinh thần tôn trọng dân chủ dứt khoát không hề hiện hữu như các sinh hoạt chính trị của những quốc gia tôn trọng nhân quyền trên thế giới. Vì vậy, với cơ chế trên, hệ thống XHCN sẽ không bao giờ biết lắng nghe những tiếng nói "đóng góp" đích thực cho công cuộc xây dựng Đất và Nước cả.

Bài học DQH là một bài học lớn cho những ai còn hy vọng rằng cơ hội ngày hôm nay đã đến cho những người còn tâm huyết ở hải ngoại ngõ hầu mang hết khả năng và kỹ năng về xây dựng quê hương. Hãy hình dung một đóng góp nhỏ nhặt như việc cung cấp những thông tin về nguồn nước ở các sông ngòi ở Việt Nam đã bị kết án là vi phạm "bí mật quốc gia" theo Quyết định của Thủ tướng Việt Nam số 212/203/QĐ-TTg ký ngày 21/10/2003. Như vậy, dù là "cùng là máu đỏ Việt Nam" nhưng phải là máu đã "cưu mang" một chủ thuyết ngoại lai mới có thể được xem là chính danh để xây dựng quê hương Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Chúng ta, những người Việt trong và ngòai nước, còn nặng lòng với đất nước, tưởng cũng cần suy gẫm trường hợp Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa ngõ hầu phục vụ tổ quốc và d dân tộc trong sự thức tỉnh, đừng để bị mê hoặc bởi chủ thuyết cưỡng quyền.

Tổ quốc là đất nước chung - Dân tộc là tất cả thành tố cần phải được bảo vệ và thừa hưởng phúc họa bình đẳng với nhau. Rất tiếc điều này không xảy ra cho Việt Nam hiện tại.

Ghi chú: Ngày 03/3/2006, trên báo SGGP, GS Trần Cửu Kiếm, nguyên ủy viên Ban Quân y miền Nam, một người bạn chiến đấu của Bà trong MTDTGPMN, có viết một bài ngắn để kỷ niệm về BS DQH. Chỉ một bài duy nhứt từ đó đến nay.

Mong tất cả trí thức Việt Nam, đặc biệt là trí thức miền Nam học và thấm thía bài học nầy qua trường hợp của BS Dương Quỳnh Hoa.

TS.Mai Thanh Truyết

Thứ Tư, 24 tháng 3, 2010

Thứ Hai, 22 tháng 3, 2010

Đảng ?

Độ rày bận quá không thể blog thường xuyên được hơn nữa có khi đọc những bản tin cũng làm cho đầu óc đâm ra chán nản hết ý kiến luôn, cỡ như cái bản tin sau đọc từ tuần trước làm khi không giận luôn cái blog chẳng muốn viết, viết làm chi cái chuyện mọi người dân khi biết họ đều tức chỉ có mấy ông lãnh đạo kiểu này, làm ăn tắc trách, bán nước rồi giao trách nhiệm cho thế hệ sau, mà cũng chưa phải thế hệ sau, mà giao luôn quyền cho người "lạ" luôn. Sao họ lại có thể là người lãnh đạo được nhỉ, ai bầu cho họ và khi nào thì người dân có thể truất phế họ.  Ở xứ tôi ở, nguyên câu nói của ông "50 năm nữa, ai làm thì người đó quản lý" lên báo hôm trước thì hôm sau chắc là ông sẽ bị kiện, dân sẽ tổ chức bầu cử để bãi nhiệm ông ta ngay lập tức thôi.  

Dù sao thì lâu lâu đọc những blog thâm thúy của Người Buôn Gió cũng còn thấy phấn khởi, như bài blog sau của ông nói về "cụ rùa" và nhớ cô em bảo có người hỏi thăm, cho rằng viết blog như tôi phải ở trong cái đảng nào đó, xin thưa tôi chẳng ở đảng nào cả, cái bếp của tôi còn lo chưa xong, làm sao tôi lo chuyện đảng, chuyện nước được. Tôi chỉ đọc gì nghĩ gì thì gõ cho vui đôi ba chuyện của người đứng trong bếp tán láo với đời thế thôi.  Chả lẽ người dân bình thường không thể có ý kiến, phải là người của "đảng" mới nói lên ý nghĩ của mình được. Không, tôi thích tự do và đã phải trải qua gian nan để tự hào  rắng tôi đi tìm tự do, cho nên tôi thích nay tôi theo bầu cho người của đảng này, mai tôi bầu cho người của đảng kia.  Tôi có lý do của tôi, có khi bạn có thể bảo tôi là ba phải, cũng ok, nhưng ít nhất tôi chẳng phải bị ép buộc "yêu nước là phải yêu đảng" .

Thứ Bảy, 20 tháng 3, 2010

Nghĩ về ông


Chiều qua trên đường về, đọc tin thi sĩ Hữu Loan đã qua đời, nghe tin ông ra đi trong giấc ngủ nhẹ nhàng.  Nhìn hình ông, thì thấy ông ở cái tuổi đã ngoài 90 mà ông còn những nét cho thấy ngày còn trẻ ông phải là người đàn ông có khuôn mặt thu hút với những nét mà có lẽ ít vẻ Á Châu.  Hàm răng ông cụ đều đặn với nụ cười rộng lượng.  Đọc thơ ông lúc còn bé, và còn bé nên tôi cũng không để ý lắm, chỉ sau này nghe người ta phỏng vấn ông, mới thấy ông thực sự là một người can đảm sống với những nguyên tắc của ông mà không sợ bất cứ đảng quyền nào hết.  Ông đã sống một đời cho tình cho sự nhân hậu, thế mà ông bị trù dập bao nhiêu năm trời, từ một người đàn ông đỗ tú tài Pháp thời ấy giữ cùng lúc 4 chức trong kháng chiến vậy mà ông trở thành người đi đập đá nuôi gia đình trong gian khổ, chỉ vì không tuân phục những điều ác.  Thành một ông cụ "nhà quê" khi ông được mời đi vào Nam diễn thuyết. Lần nghe lời nói của ông trong cuối thập niên 80 thì phải, thấy tội nghiệp ông, một trong những trí thức bị đày ải.  Có lẽ mai đây nhà nước VN mới hết sợ ông? Và có khi lại cho xây nơi tưởng niệm ông? Hay tên ông sẽ là 1 con đường ở Hà Nội, không biết chứng.
Tôi nghĩ ông đã ra đi bình an trong giấc ngủ của ông,  rất bình an!

Thứ Ba, 16 tháng 3, 2010

Đọc báo tháng Ba

Có hai tin vui trong những ngày qua đó là tin Cha Lý được "tạm đình chỉ..tù" để về chữa bệnh.  Không biết nên chúc Cha ra sao, chóng khỏi bệnh để tiếp tục thi hành bản án? Nhưng nghe Cha trả lời phỏng vấn thì tinh thần của Cha vẫn minh mẫn, đó cũng là điều đáng mừng.
Tin thứ hai là đảng Việt Tân đã làm một công việc ngoạn mục là phát áo phát mũ nêu cao tinh thần bảo vệ Hoàng Sa - Trường Sa của VN ngay tại Hồ Gươm, Hà Nội. Chỉ mong những người của đảng không bị phát hiện để bị vào tù, họ là những người rất trẻ, xin chúc mừng tinh thần của người VN và hành động can đảm của họ.

Thứ Hai, 15 tháng 3, 2010

Cẩm nang đối phó với công an

Dù bạn không hoạt động chính trị, nhưng sống ở một đất nước có quá nhiều bất công mà cảnh sát, công an lại như những "con ma" ám ảnh lên đời sống thường nhật của người dân thì những bài đọc sau đây cũng nên được (in) dùng làm cẩm nang cho mỗi cá nhân ở đất nước Việt.

Ai có dư thì giờ thì nhâm nhi café vơí câu truyện "Hồi ức về nhà tù CS" của tác giả Huỳnh ngọc Tuấn để rút thêm kinh nghiệm thì chắc cũng không phải là uổng phí.

Phản đối National Geographic Society

Nhận email này, nên post lại đây để có nhiều người quan tâm tới VN thì xin góp tay vào.

[Đứng Lên Vì Việt Nam] Phản đối National Geographic Society phát hành bản đồ sai sự thật về Hoàng Sa
By Hoàng Hạc  • Mar 13th, 2010


Hội Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ (National Geographic Society) phát hành bản đồ sai sự thật về Hoàng Sa
Trên website về bản đồ thế giới của tổ chức tiếng tăm của Mỹ đã ghi chú sai sự thật về quần đảo Hoàng Sa là của Trung Quốc. (Hội Địa lý Quốc gia) có trụ sở tại thủ đô Washington của Mỹ lâu nay được coi là một trong những tổ chức khoa học và giáo dục phi lợi nhuận lớn nhất thế giới. Hội này có nhiều tổ chức trực thuộc như kênh truyền hình National Geographic Channel rất nổi tiếng hoặc National Geographic Maps chuyên về bản đồ. Dù là một tổ chức lớn và uy tín như thế, nhưng mới đây, National Geographic Society – cụ thể là tổ chức National Geographic Maps trực thuộc – đã có hành động khinh suất, coi thường lịch sử và công pháp quốc tế, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chủ quyền của Việt Nam.
Trong bộ Bản đồ thế giới được phát hành trên website của tổ chức này tại địa chỉ http://www.natgeomaps.com/worldmaps.html , ở một số bản đồ, National Geographic Society ghi chú tại vị trí quần đảo Hoàng Sa là Xisha Qundao (Tây Sa quần đảo), theo cách định danh của người Trung Quốc, kèm chú thích “China” (Trung Quốc) ngay phía dưới. Ở một số bản đồ khác cũng nằm trong bộ trên, National Geographic Society ghi Paracel Is. tại vị trí quần đảo Hoàng Sa với chú thích bên dưới là “China”.
Quần đảo Hoàng Sa, được biết đến với tên tiếng Anh là Paracel Islands, nằm ở biển Đông là một phần không thể tách rời của VN. VN có đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý về chủ quyền của mình đối với quần đảo này. Việc Trung Quốc sử dụng vũ lực để chiếm quần đảo vào năm 1974 là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của VN và bất chấp luật pháp quốc tế. Việc Trung Quốc kiểm soát quần đảo này sau khi chiếm được là một hành động cần bị lên án.
Các học giả và tổ chức quốc tế uy tín hầu hết đều biết những sự thật lịch sử nói trên, nên khi đề cập tới Hoàng Sa họ luôn giữ một thái độ khách quan khoa học. Tiếc rằng National Geographic Society, cũng là một tổ chức rất lớn, lại không tôn trọng tính khách quan khoa học trong bộ bản đồ nói trên. Bằng việc ghi chú quần đảo Hoàng Sa (hay Paracel Islands trong tiếng Anh) là Xisha Qundao và chú thích “Trung Quốc” bên dưới, tổ chức Mỹ này đã dành sự thiên vị của mình cho Trung Quốc, bất chấp các chứng cứ lịch sử, pháp lý. National Geographic Society vô hình trung đã ủng hộ việc một nước sử dụng vũ lực để cưỡng chiếm lãnh thổ của nước khác một cách bất hợp pháp.
Hiện National Geographic Society đang bán bộ bản đồ sai sự thật trên qua mạng với nhiều hình thức và ngôn ngữ khác nhau. Họ cũng phát hành trong ấn phẩm hằng tháng của mình. Điều này có nghĩa sự xuyên tạc của National Geographic Society đối với quần đảo Hoàng Sa của VN sẽ đến với nhiều người đọc khắp thế giới. Những người không am hiểu lịch sử của quần đảo này cũng như bị cái bóng dáng đồ sộ của National Geographic Society đánh lừa sẽ dễ dàng tin rằng Paracel Islands (quần đảo Hoàng Sa) là của Trung Quốc, một điều hoàn toàn sai sự thật…
Một lần nữa, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng việc National Geographic Society phát hành bộ bản đồ nói trên là hành vi xuyên tạc lịch sử, bất chấp công lý, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ VN. Lẽ ra, với uy tín của mình, với tư cách là một tổ chức khoa học – giáo dục lớn, họ cần phải cẩn trọng và khách quan khi cho phát hành những bộ bản đồ như thế.
Đỗ Hùng
———— ——— ——— ——— ——— ——- —— —— —— —— ——-
Chuyện nghiêm trọng về chủ quyền Việt Nam: Bản đồ thế giới ghi Hoàng Sa là của Trung Quốc Chữ “Trung Quốc” tiếp tục xuất hiện ở quần đảo Hoàng Sa trên bản đồ thế giới
Tạp chí National Geographic Society có đăng bản đồ thế giới trực tuyến, trong đó quần đảo đang tranh chấp Hoàng Sa có chữ “China”. Quỹ Nguyễn Thái Học đã viết thỉnh nguyện thư yêu cầu gỡ xuống.
Mời quý vị bấm vào đây để ký thỉnh nguyện thư yêu cầu National Geographic Society bỏ chữ “China” trên bản đồ.
Nó sẽ dẫn đến hình phía trang nhà có thỉnh nguyện thư với bên dưới . Đây là nội dung bức thư, xin tạm dịch:
Thưa ông Jones:
Chúng tôi viết thư này liên quan đến chữ “Trung Quốc” trên quần đảo đang tranh chấp Hoàng Sa trong bản đồ thế giới trực tuyến do National Geographic Society đăng tải.
Thực tế là các đảo nằm ở biển Đông chưa bao giờ được cộng đồng quốc tế công nhận như là một phần lãnh thổ Trung Quốc.
Qua bức thư này, chúng tôi không có tham vọng thuyết phục quý vị rằng quần đảo Hoàng Sa thuộc về một quốc gia cụ thể. Thay vào đó, chúng tôi yêu cầu quý vị xem xét tình trạng hiện tại của những hòn đảo dựa vào các nguồn tin cậy, nguồn thứ ba để đặt tên cho đúng với các hòn đảo trên bản đồ của quý vị.
Những tranh chấp chủ quyền trên các quần đảo này vẫn chưa được giải quyết trong gần một thế kỷ qua. Những năm qua, Liên Hiệp Quốc cũng đã nhận được nhiều đơn kiện từ Việt Nam và Trung Quốc liên quan đến các các vấn đề này. Trong thực tế, những đệ trình gần đây nhất là tháng 5 năm 2009 đã được các nước này gửi tới Liên Hợp Quốc. Liên Hiệp Quốc đưa quần đảo Hoàng Sa vào diện “quần đảo tranh chấp” và chưa bao giờ xác nhận quần đảo này thuộc về quốc gia nào.
Chắc chắn rằng National Geographic Society là một nguồn thông tin quan trọng và đáng tin cậy cho nhiều người trên khắp toàn cầu, kể cả các nhà nghiên cứu và học sinh trẻ tuổi.
Vì vậy, để việc ngăn chặn công chúng nhận thông tin sai lạc, chúng tôi kêu gọi quý vị ngay lập tức xem xét lại và sửa đổi, dựa trên tình trạng thực sự của quần đảo Hoàng Sa để phản ánh cả hai quan điểm của cộng đồng quốc tế cũng như chính sách giữ trung lập của National Geographic Society.
Xin cám ơn.
Trân trọng,
Kính thưa quý vị,
Dưới đây là bức Thỉnh Nguyện Thư yêu cầu ông Chủ Bút và Ban Biên Tập nguyệt san National Geographic dẹp bỏ chữ China bên cạnh hai chữ “Paracel Islands” trên bản đồ online của họ
Xin click vào link http://www.natgeomaps.com/world_decorator_zoomify.html?zoomifyImagePath =assets/files/zoomify/re006220 77/re00622077_ 1_img&zoomifyNavigatorVis ible=false để xem bản đồ này.
Kính mời quý vị click vào link dưới đây và theo những bước được hướng dẫn để ký tên vào Thỉnh Nguyện Thư nói trên.
————————————————————————————————–
http://www.petitionspot.com/petitions/ParacelIslands
————————————————————————————————–
Ngoài ra cũng xin quý vị phổ biến Thỉnh Nguyện Thư này đến thân hữu, bạn bè, các diễn đàn Việt ngữ khác v.v…
CSVN có thể muốn dâng đất dâng biển cho Tàu Cộng nhưng chúng ta cương quyết tranh đấu giữ cho chủ quyền của quần đảo này là của Việt Nam.
Trân trọng,
TH Việt
viettran.qld@ gmail.com
——————————————————
Ghi chú của NguoiVietBoston:
Kính mong quý vị lãnh đạo Cộng Đồng, Tổ Chức, Đoàn Thể và đồng hương in lá thư thỉnh nguyện trong website NguoiVietBoston và phổ biến cho tất cả những người mình biết, để họ ký tên và gởi thẳng đến Trụ Sở của The National Geographic Society theo địa chỉ dưới đây:
Mr. Chris Jones, Editor in Chief
The National Geographic Society
1145 17th St, NW
Washington, DC 20036-4688
Tổ chức The National Geographic Society là hội có tầm vóc quốc tế và ảnh hưởng gần như mọi lãnh vực không chỉ trong truyền thông mà cả về giáo dục, sử học, khoa học.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Removal of the label “China” at the Paracel Islands
Mr. Chris Jones, Editor in Chief
The National Geographic Society
1145 17th St, NW
Washington, DC 20036-4688
nationalgeographic. com/magazine
pressroom@ngs. org
maps@ngs.org
March 10, 2010
Ref: The petition for removal of the label “China” at the Paracel Islands on NGS’s online world map
Dear Mr. Jones:
We are writing this letter concerning the label “China” at the disputed Paracel Islands on the online world map edition published by the National Geographic Society. (*)
The fact is that the islands located in the South China Sea have never been recognized as part of Chinese territory by the international community.
In this letter, we do not have any ambition to convince you the Paracel Islands belong to a specific country. Instead, we are requesting you to review the current status of the islands based on reliable, third-party source for correctly labeling the islands on your map.
The sovereignty disputes over the islands remain unresolved for nearly a century. Over the years, the United Nations have also received many complaints from Vietnam and China regarding these features. In fact, the latest submissions to the United Nations from these countries happened in May 2009. The United Nations have classified the Paracel Islands as “the disputed islands” and have never confirmed them belong to neither country.
It is no doubt that the National Geographic Society is a trusted and reliable source of important information for many people around the globe, including researchers and young students.
Therefore, in preventing the public from being misled, we call upon you to immediately review and change the label based on the true status of the Paracel Islands to reflect both the point of view of the international community as well as the neutral point of view policy of the National Geographic Society. Thank you.
Sincerely yours,
Your name
USEFUL INFORMATION
1. The International Court of Justice of the United Nations has recorded the Paracel Islands as the disputed islands between Vietnam and China.
http://www.munfw.org/archive/45th/icj.htm
2. On May 6, 2009, Vietnam and Malaysia formally filed a joint submission with the United Nations’ Commissions on the Limits of the Continental Shelf to claim their territorial sea, including the Paracel Islands.
http://www.rsis.edu.sg/publications/Perspective/RSIS0652009.pdf
3. On 6 August, 1998, at the request of the Government of Viet Nam, the protest was circulated to all States Members of the United Nations.
http://www.rsis.edu.sg/publications/Perspective/RSIS0652009.pdf
**Nguyễn Thái Học Foundation kêu gọi gỡ tên “China” trên bản đồ của National Geographic Society.
http://vietlist.us/CD_Cali/cdsanjose.shtml

Chuyện nước Việt

Báo chí hải ngoại thì cứ cho là Nghị quyết 36 của nhà nước CHXHCN Việt Nam là một thất bại, chứ theo cái não bé hạt tiêu của tui thì thấy chả có thất bại chút nào, làm sao thất bại được khi nhà nước tập trung nghe nói rất nhiều tiền để lo cho sinh hoạt đời sống của "Khúc ruột ngàn dặm", vài trăm dặm cỡ Campuchia thì không có tính à nha. 
Cứ nhìn những "khúc ruột ngàn dặm" về nước ăn Tết mỗi năm xong rồi lại ra đi nước ngoài làm cái loa "tuyên truyền" cho nhà nước là đủ biết nhà nước thành công cỡ nào.  Chả hiểu ra làm sao cả, người trong nước thì ta thán không có tự do, bị trù dập thế nào nếu họ lên tiếng nói, hoặc như bài viết "Bác Mười Tự Hoạn"  của ông Đinh Tấn Lực, cũng đủ rùng mình về mặt trái của đảng CSVN, trong khi những Việt Kiều yêu nước, những khúc ruột ngàn dặm, đa số khi trở lại nước ngoài thì luôn có câu nói giống nhau " Ôi bây giờ VN tự do lắm, đẹp lắm, xây dựng to lắm, đồ ăn thức uống không thiếu gì, mô-đen lắm" toàn những lời thán phục khen ngợi, khêu gợi lòng thương quê nhớ tổ của những người khác mau mau mua vé về quê hương.  Không ai thấy chua xót kiểu như Người Buôn Gió nói về một nước Vệ, xem ra cũng không xa nước Việt là bao nhiêu.  Thế cũng hiểu ở đời người ta chỉ muốn thấy điều người ta muốn mà thôi.  Về VN để ăn chơi, thì giờ đâu để đi đến những nơi xa xôi nghèo khó mà tìm hiểu cơ chứ.

Thứ Năm, 11 tháng 3, 2010

Quê hương

Người ta gửi cho coi, chưa có thì giờ xem hết, thôi post lên đây cho mọi người cùng "du lịch" khỏi tốn tiền vé máy bay :-)


Việt Nam Quê Hương Tìm Lại (10 Tập)
 Xin giới thiệu dến Quý vị một sưu tập đã được Huy Ha Media Co.thực hiện hết sức công phu và giá trị cả về sử liệu cũng như về nghệ thuật trình bày.   

Chủ Nhật, 7 tháng 3, 2010

Luật sư Lê thị Công Nhân

Mải lo đi chơi, ghé nhà ông bố thấy ông đang xem tin cô Luật Sư Lê Thị Công Nhân, tôi mới chợt nhớ ngày 3/6/10 là ngày cô được ra khỏi "nhà tù nhỏ để vào nhà tù lớn". Chằng biết có nên mừng cho cô, nhưng xem  cô thì vẫn xinh đẹp với một tinh thần vững chãi tin tưởng vào lý tưởng cô đã tin.

Nghe cuộc phỏng vấn của RFA với cô. Mong là cô gặp may mắn và làm thay đổi được tinh thần của những người sẽ phải "chăm sóc" cô 3 năm quản chế tới đây.

Thứ Năm, 4 tháng 3, 2010

Ý kiến của dân về tình trạng cho thuê đất VN

Đọc báo mạng VN độ rày được thủ tướng "cởi trói" một tí hay sao đó mà thấy đăng nhiều bài nói về hoạ xâm lăng của Trung Quốc. Chuyện thì không có gì lạ đối với báo chí thế giới nhưng có đọc phần ý kiến của bài báo mới thấy người dân trong nước "không biết gì hết ráo", cứ ăn cứ chơi, cứ mua hàng rẻ Trung Quốc, để đùng một cái "một mai thức dậy" chắc thấy mình trở thành công dân hạng thứ mấy của Trung Quốc, cứ xem gương của Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông thì rõ.  Việt Nam lại chẳng có Dalai Lama nào để nói lên tiếng nói cho người VN nếu bị mất nước.  Dalai Lama không đòi lại đất nước Tây Tạng chỉ xin tự trị để bảo tồn văn hoá mà còn bị Trung Quốc xem là kẻ thù.  
Tôi thì chả biết làm gì thôi thì cứ copy để dành lại bài báo này để mong là có người đọc thêm, chứ lỡ báo trong nước lại bị cấm thì lại mất tiêu ý kiến của người dân. Bài báo cho thấy lòng dân đâu có như ý đảng muốn cho thuê đất đai, thế mà không hiểu sao họ không biết gì cả, những người CS đại biểu cho dân họ đang ở đâu ?

Thứ Ba, 2 tháng 3, 2010

Chuyện con thạch sùng

Buổi trưa rảnh ngồi đọc thư, có cái thư sau chạy vào hộp thư nói là phải gửi cho mọi người để được may mắn, tôi không tin mấy chuyện này, nhưng thấy câu chuyện quả thật đáng suy nghĩ nên post vào đây để mọi người cùng đọc. Con người dễ mấy ai có được cái tình như hai con thạch sùng này chứ nhỉ. 


Ở Nhật xảy ra một câu chuyện có thực 100% như thế này: Có một người vì muốn sửa lại nhà nên dỡ tường ra; tường nhà kiểu kiến trúc Nhật thường đế một tấm gỗ ở giữa, hai bên trát xi măng, nhưng thực chất bên trong để rỗng.

Khi anh ta dỡ tường ra, phát hiện có một chú thạch sùng đang ngủ ở trong đó, đuôi nó bị đóng vào vào tường bởi một chiếc đinh được đóng từ ngoài vào trong. Anh này thấy tình cảnh đó vừa thấy thương thạch sùng vừa thấy tò mò, anh ta chăm chú quan sát chiếc đinh, trời ạ! đây là chiếc đinh được đóng khi xây nhà 10 năm trước.

Rút cục là có chuyện gì thế này nhỉ? Chú thạch sùng này đã mặc kẹt trên tường mà vẫn sống được trọn 10 năm! Sống được 10 năm trong bức tường tối, thật không đơn giản chút nào. Có gì đó bất thường thì phải? Anh ta tiếp tục tục nghĩ ngợi, đuôi nó bị đóng chặt, không thể xê dịch được, thế nó đã sống được nhờ vào điều gì mười năm qua? Anh ta quyết định chưa sửa công trình của mình vội, muốn quan sát xem chú thạch sùng này đã ăn gì? Anh muốn nghiên cứ tìm hiểu xem sao.

Một lát sau, không biết từ đầu bò ra một chú thạch sùng khác, miệng nó ngoặm miếng thức ăn… ồ! Anh ta lặng người đi. Thế này là sao nhỉ? Vì một bạn thạch sùng bị đinh đóng vào đuôi không thể đi lại được, một bạn thạch sùng khác đã kiếm tìm thức ăn mớm cho bạn trong suốt mười năm qua. Tôi nghe xong thấy xúc động vô cùng và thực sự cũng không nghĩ thêm về mối quan hệ của chúng nữa.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"