Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2015

NGUYỄN NGỌC GIÀ

Tâm Như
Khi viết những bài bình luận thời cuộc không khoan nhượng để thức tỉnh lương tâm của người lãnh đạo, có nghĩa là Nguyễn Ngọc Già tự treo trên đầu anh thanh gươm Damocles, tự biết có ngày vương vòng lao lý. Nhưng anh chấp nhận, như Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí Quốc Dân Đảng ngày xưa từng chấp nhận đền nợ nước, khẳng khái bước lên đoạn đầu đài. Việt Nam muôn năm! Một đầu rơi rụng! Việt Nam muôn năm! Người kế tiếp đứng lên. Và tử thần kính cẩn đứng ghi tên. Những chiến sĩ vào bia người tuẫn quốc. Nguyễn Thái Học được lịch sử ghi tên, được người đương thời và người đời sau biết đến. Nguyễn Ngọc Già đã biết trước con đường gian khổ, nhưng anh vẫn bước đi vì đó là sự lựa chọn đúng với cõi lòng tâm như ngọc của anh.


Blogger Nguyễn Ngọc Già. Nguồn hình: Dân Làm Báo.
À qui le tour? Oui, c’est moi!
Đến lượt ai? Vâng, đến lượt tôi!

Nói với Dư Luận Viên, đảng viên mù đảng, cuồng Hồ

Le Nguyen (Danlambao) - Bất cứ ai nói thật không phải bịa đặt về sự thật Hồ Chí Minh đều gặp phản ứng gay gắt, bất chấp lý lẽ của các dư luận viên, đảng viên phò đảng, thần tượng Hồ. Phản ứng hung hăng vượt mức bình thường của đám mù đảng, cuồng Hồ theo tôi cũng bình thường thôi! Phản ứng này giống như tâm trạng của người hết lòng, hết dạ yêu thương, đặt trọn niềm tin tuyệt đối vào ai đó mà bị người mình yêu phản bội và các dư luận viên, đảng viên, những kẻ thần tượng Hồ vỡ lẽ ra thấy Hồ không giống như những gì tưởng tượng làm cho hụt hẫng, nổi giận là phản ứng tâm lý rất đỗi bình thường của con người trong cuộc sống đời thường.

Không sao đâu, sau cơn mưa trời lại sáng. các dư luận viên, đảng viên mù đảng, cuồng sẽ quen dần với sự thật Hồ Chí Minh khi sự thật được phơi bày dưới ánh sáng văn minh của thời đại a còng(@). Chính tôi cũng đã có lần rơi vào trạng thái như các bạn khi lang thang trên các trang mạng xã hội, các trang báo lề dân và rất tình cờ đọc được các tài liệu, bài viết về ông Hồ khác với những gì tôi được biết, được nhồi nhét dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, trong sinh hoạt đội... đoàn... của trường.

Thời học trò, tôi đã bị nhồi nhét “bác Hồ vĩ đại, bác là ông tiên hiền dịu” qua các trang sách giáo khoa và “bị thực hành” thần thánh Hồ sau mỗi lần hát “tiến Quân Ca” là quốc ca Việt Nam xã nghĩa của Văn Cao. Lúc đó tôi bị “bắt” phải làm theo chúng bạn hô to: “Vì tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì bác Hồ vĩ đại, hãy sẵn sàng....” 

Nguyễn Ngọc Già, người hùng cô đơn

  Phạm Thanh Nghiên
Blogger Nguyễn Ngọc Già. Nguồn hình: Dân Làm Báo.

Nỗi sợ hãi lớn nhất của người tù, chưa hẳn là cái đói, cái rét. Bao giờ cũng thế, người tù đâu chỉ nghĩ mỗi cho mình. Trong đầu óc chỉ đau đáu, lởn vởn những suy nghĩ về cái thế giới mình không thể chạm tới, và đang bị ngăn cách có tên gọi: “ngoài kia”, “ở nhà”.


Ở nhà có bình an không? Có chuyện gì không may xảy đến với mẹ cha ta, với vợ con ta, anh chị em ta?  Bốn năm tù, tôi đã nhiều lần rùng mình như thế, sau mỗi lần hỏi rồi tự trả lời. Đúng ra là suy diễn. Cái lối suy diễn của người tù không mấy khi tích cực. Tôi từng nằm bẹp mất mấy ngày trong buồng giam chỉ vì nằm mơ mẹ mình ốm nặng. Và nỗi sợ ấy chỉ tan biến mãi tới khi tôi trở về, bước chân vào căn nhà xưa, trông thấy mẹ đang móm mém nhai trầu, cười với tôi. Nụ cười đôn hậu, yêu lắm.

Thứ Năm, 15 tháng 10, 2015

Thư ngỏ gửi Nguyễn Ngọc Già: Năm nay phản động hơn năm qua

Theo Dân Luận
Đại ca Già,
15 năm nữa, Việt Nam sẽ có tranh cử.
Triệu phú thường là người nhìn thấy cơ hội mà đám đông không thấy. Anh đụng chạm với nhiều đại gia không biết anh có đồng ý với tiên đoán trên không?
Thôi, đó là chuyện của những lá thư sau.
Còn lá thơ này, tôi xin được thăm hỏi anh, tiện thể, ghi vào bộ nhớ của mạng, sự cố tình vi phạm luật của các đồng chí công an thành phố, qua việc giam giữ anh quá thời hạn mà không xét xử, đồng thời, báo cáo với anh về tình hình ở ngoài này.
Việc anh bị các đồng chí công an giam giữ quá thời hạn mà không xét xử tại tòa án thì đồng chí Giám đốc Công an TP.HCM, ông Nguyễn Chí Thành, phải chịu trách nhiệm.
Còn tình hình ngoài này thì tôi có thể chốt trong một câu: Năm nay phản động đông hơn năm qua.
Có một nghiên cứu tại Mỹ về phong trào đấu tranh của người da đen là tại sao nhiều người bị bắt hoặc bị bắn chết vì không chịu nhường ghế xe buýt cho người da trắng, mà khi bà Rosa Park từ chối thì phong trào đấu tranh của người da đen cháy phựt lên?

Thứ Năm, 8 tháng 10, 2015

VỀ BÀI THƠ “TỔI QUỐC GỌI TÊN” ĐANG BỊ TỐ CÁO ĐẠO THƠ, GÂY ỒN ÀO TRÊN INTERNET


Trần Mạnh Hảo
Gần đây, truyền hình Việt Nam liên tục phát bài hát “Tổ Quốc gọi tên mình” qua các giọng ca nổi tiếng, nhạc Đinh Trọng Cẩn, thơ Nguyễn Phan Quế Mai. Đột nhiên, có anh bộ đội tên Ngô Xuân Phúc gửi thư lên mạng tố cáo bà Nguyễn Phan Quế Mai đạo thơ của anh. Lập tức, dư luận trên Internet và trên các tờ báo chính thống bênh vực bà Mai và nặng lời với anh Phúc, nhất là các nhà thơ được bà Mai dịch thơ càng nặng lời chửi anh Phúc là tâm thần, là kẻ “dây máu ăn phần”…
Cũng đột nhiên nữ nhà thơ Bàng Ái Thi ( con gái nhà thơ Bàng Sỹ Nguyên, cháu ruột nhà thơ Bàng Bá Lân) lên tiếng bênh vực anh Ngô Xuân Phúc, sẵn sàng ra tòa chứng nhận bài thơ “Tổ Quốc gọi tên” là thơ của anh bộ đội này). Trong khi số các nhà thơ ủng hộ bà Nguyễn Phan Quế Mai chưa ai dám làm chuyện lấy danh dự ra bảo vệ bà Mai.
Việc bà Mai hay anh Phúc là tác giả bài thơ “ Tổ Quốc gọi tên”, có lẽ sẽ ra môn ra khoai hoặc mãi mãi chìm vào quên lãng như chuyện nhà thơ Hữu Thỉnh bị hàng chục bài tố trên mạng rằng ông Thỉnh đã đạo thơ của một nhà thơ nữ người Đức để thành bài thơ “Hỏi” của ông đang được dạy trong sách giáo khoa.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"