Thứ Năm, 3 tháng 12, 2009

Xưa và Nay

"Thời Pháp thuộc, 80 năm mất 20 năm bình định, gần 10 năm vì chiến tranh thế giới, dân ta chỉ có 20 triệu… Lao động tay chân, hỏi lấy gì mà người Pháp xây dựng nổi Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng, đường xuyên Việt, đường sắt Bắc Nam vươn tới Vân Nam… Phố Tây Hà Nội thiết kế cho xe ngựa, nay ô tô như kiến, không tắc, không ngập. Nhà hát lớn, Cầu Du me, phủ Toàn quyền, các công viên, bảo tàng sau hơn 100 năm vẫn bền vững, vẫn đẹp… Đẹp mà lại hợp lý… Còn ta, cũng cao, cũng to, cũng rộng… Còn hơn các cái cũ, nhưng không gây được ấn tượng nào. Vào trong, đi, đứng, làm việc gặp nhiều bất tiện. Đó là vì, đây là một ngành khoa học không phải có tiền là cứ xây, vừa xây xong thì ngập lụt… Một nghiên cứu nói rằng: từ xa xưa, từng lớp thống trị nào cũng xây dựng các công trình đồ sộ, coi như biểu tượng của chế độ."


Đọc bài viết Sự thay đổi đã đến gần của LS Trần Lâm, nếu tôi nhớ không lầm thì ông cũng đã lớn tuổi, ông cũng đã biết thới Pháp thuộc ra sao.  Cho nên tôi tin là nhận xét của ông qua các thời đại có một giá trị đúng đắn.  Nghe thì có vẻ vọng ngoại nhưng quả thật là như thế, khi còn tôi ra đời thì quả bom nguyên tử rớt xuống hai thành phố của Nhật đã trở thành dĩ vãng, khi tôi biết chữ thì sách vở luôn nói đến một nước Nhật đã trở thành cường quốc chỉ trong vòng hai mươi năm sau những đổ nát của bom nguyên tử, nước Nhật đã trở thành đồng minh của nước Mỹ, không thấy họ xem nước Mỹ là thù địch. Chỉ thấy càng lúc nước Nhật từ là một con rồng Á Châu trở thành một trong những cường quốc của thế giới.  Đến nỗi đa số dân Mỹ dùng toàn hàng hoá, xe cộ của dân Nhật.  Nước Nhật thua hai quả bom nhưng thắng trên "mặt trận kinh tế" không chỉ ở Mỹ.
Chỉ có nước mình sau 34 năm hoà bình, lúc nào cũng xem mình là kẻ thắng trận, là đỉnh cao trí tuệ, đảng và nhà nước luôn sáng suốt và nước Mỹ là kẻ thù, có vị chủ tịch nước mới đây còn phải "khuyên ông tổng thống Mỹ, Obama", còn tính làm "phân hoá nội bộ Mỹ", mà trong nước thì lòng dân không rõ có một lòng với đảng và nhà nước, xây cái gì xập cái đó, phải đi "ăn mày " hợp đồng kinh tế khắp nơi, và người dân vẫn không tìm cách ra đi khỏi nước thì cũng đi làm osin nơi xứ người.  Toàn những chuyện nói, chả trách người VN có tiếng là "nổ" mà "bản sắc dân tộc" ấy thể hiện "sâu sắc" nhất trong các bài nói chuyện của chủ tịch Nguyễn minh Triết mới đây, nhan nhản trên các blog Việt khắp thế giới.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"