Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2016

Xin hỏi bà Ninh Tôn Nữ: Động cơ nào…

Cánh Cò
Ông Obama đến Việt Nam mang theo hai món quà, thứ nhất là bỏ cấm vận vũ khí sát thương, thứ hai là Đại học Fulbright Việt Nam.
Món thứ nhất cần phải mua, còn món thứ hai hoàn toàn biếu không từ ngân sách của Quốc hội Mỹ và các nguồn tài trợ do vận động gây quỹ của các tổ chức hay tư nhân tại Mỹ. Trường được vận hành phi lợi nhuận, không có cổ đông và vì vậy không có việc chia lãi cho người góp vốn xây dựng ngôi trường này. Trường được huy động vốn hoạt động qua một quỹ tín thác và Chủ tịch Hội đồng Quản trị Fulbright Việt Nam được giao cho ông Bob Kerrey.
Trên danh nghĩa ông Bob Kerrey là người trực tiếp vận động để quỹ này có tiền và có lẽ danh tiếng của ông mới là yếu tố quan trọng nhất để được chọn làm công việc khá nhiêu khê nhưng không lương này.
Nhìn tổng quát thì trường Đại học Fulbright Việt Nam là mô hình đáng ghi nhận thiện chí của người Mỹ và chính phủ Mỹ. Từ nhiều năm qua, chính phủ Mỹ đã đào tạo cho Việt Nam rất nhiều TS để trở về làm việc tại Việt Nam. Chữ Fulbright trên văn bằng của họ là niềm kiêu hãnh không cần che dấu. Những đóng góp của các chương trình Fulbright rất thiết thực cho hoàn cảnh kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hòa nhập vừa qua và không ai có thể nghi ngờ kết quả mà Fulbright mang lại cho Việt Nam.

Thứ Tư, 1 tháng 6, 2016

Nhật ký tù của Nancy Nguyễn

Nancy Nguyễn

Phần 1: HÀNH TRÌNH CHO NHỮNG NGÀY SAU

Đừng bao giờ ảo tưởng rằng bạn "có mánh" để an ninh không lần ra được. Điều đó chỉ khiến bạn thiếu sự chuẩn bị cần thiết khi sự việc sảy ra. Khả năng bạn "thoát" an ninh VN tương đương khả năng bạn trúng số, tốt nhất, không nên quá hy vọng vào điều đó. Chỉ có hai lý do cho việc bạn vẫn còn đang tự do: một là bạn chưa làm gì, hoặc quen biết đủ ai, để đáng bắt, hai là, an ninh muốn dùng bạn làm mồi câu.
Trước khi nhập cảnh vào Việt Nam, tôi đã biết mình không thuộc thành phần thứ nhất. Mỗi một ngày tôi được tự do, sẽ là một ngày tôi có thể vô tình đẩy bạn bè tôi đến hiểm nguy. Tôi biết mình không có nhiều thời gian, và cũng không muốn có nhiều thời gian, tôi không thể tự biến mình thành một thứ mồi câu.
Chỉ khi xác định rằng việc bị bắt là lẽ đương nhiên không thể tránh khỏi, bạn mới có thể đối diện với nó một cách điềm tĩnh và khôn ngoan nhất. Tiếng Anh có câu "what you can't avoid, make the best of it" Những gì không thể tránh khỏi, hãy lợi dụng nó.
Tôi không thể tránh được chuyện mình bị bắt, nhưng hy vọng có thể khéo léo lựa chọn một thời điểm bị bắt. Tôi cho phép mình 24 giờ đồng hồ để hoàn tất một số dự định, và hy vọng có thể bị bắt trong vòng 48 giờ đồng hồ. Và chỉ riêng việc bạn chủ động tiết lộ một cách có chọn lọc nơi ở của bạn, thì việc bắt khẩn cấp cũng giúp bạn xác định ai là an ninh trong vỏ bọc dân chủ. Càng tự do lâu càng khó xác định "ăn ten". Bài toán đặt ra là: Làm sao để bị bắt trong vòng 48 giờ đồng hồ?

Làm thế nào để cứu Trần Huỳnh Duy Thức?

Dương Hoài Linh
Trần Huỳnh Duy Thức được chính phủ Mỹ mời tị nạn chính trị cùng với 4 người nữa là Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Cù Huy Hà Vũ, Tạ Phong Tần và Lê Quốc Quân nhưng Thức tuyên bố: "Chỉ khi nào tổ quốc từ chối tôi mới đi". Ngẫm nghĩ mãi không biết Thức nói tổ quốc nào đây? Tổ quốc XHCN thì dĩ nhiên nó từ chối là cái chắc vì đó là tổ của mấy con cú. Nhưng tổ quốc là người dân thì lấy ai đại diện để từ chối khi quốc hội là một lũ bù nhìn?
Đây là tuyên bố của một vị anh hùng. Từ chối định cư ở nước Mỹ một nơi mà cả thế giới đều đổ về để ở lại đồng cam cộng khổ với đồng bào mình. Quá vĩ đại, chỉ có những người yêu quê hương đất nước vô cùng mới làm được. Và mạng xã hội lên cơn sốt về nghĩa cử cao đẹp này.
Nhưng nếu bình tâm suy nghĩ lại nếu gặp người Mỹ họ sẽ nghĩ khác. Một nhóm người bị bắt cóc, bọn bắt cóc chịu trả tự do cho một người, anh ta sẽ ra đi sau đó nghĩ cách quay lại để cứu cả nhóm chứ không chịu chết chung để được tiếng là "anh hùng không bỏ bạn" lúc nguy nan như thế. Đó là một suy nghĩ thuộc về lý trí.
Việt Nam là một nhà tù lớn, mỗi người dân là một tù nhân dự bị cho nên lập luận rằng chấp nhận trao đổi cũng có nghĩa là chấp nhận khiến chính quyền bắt những người hoạt động bất cứ lúc nào để trao đổi là không chính xác. Chính quyền bắt anh vì anh là con cá đang nằm trên thớt nhưng con cá này không nằm yên mà lại quẫy. Vậy thì nó bắt anh là tại anh quẫy là chính. Nếu anh không quẫy thì nó không có cớ để bắt. Do đó nếu không có việc Mỹ giải cứu nó vẫn bắt anh như thường.

Anh Thức đã cảm thức tôi dấn thân đấu tranh

Paulus Lê Sơn
Hồi năm 2009, khi đó tôi đã từng bị nhiều trận đàn áp và đánh đập từ phía công an Hà Nội trước các sự kiện Thái Hà, Tòa Khâm Sứ. Đến khi nghe tin anh Thức bị bắt tôi mới tích cực hơn tìm hiểu về thời cuộc và về anh.

Paulus Lê Sơn và Nguyễn Phương Uyên trong áo phông phản đối Tập Cận Bình.
Tôi nhớ không nhầm hôm đó là vào Chủ nhật ngày 24 tháng 5 năm 2009, tin anh Trần Huỳnh Duy Thức bất ngờ bị bắt với thông tin ban đầu là trộm cước viễn thông được loan tải rộng rãi trên thông tin đại chúng và các bloggers.
Một thời gian sau thì đến Lê Công Định, Lê Thăng Long đều lần lượt bị bắt và cùng với ông bị chính quyền cáo buộc tội "lật đổ chính quyền. Trong khi đó, cáo buộc trộm cước viễn thông đối với anh Trần Huỳnh Duy Thức đã không tìm ra bất kỳ bằng chứng nào sau hàng tháng lục tìm hệ thống thiết bị và sổ sách công ty.

"Động cơ" của VTV là gì khi tấn công những người lên tiếng vụ cá chết?!

Cộng tác viên Dân Luận
Câu chuyện MC Phan Anh bị đấu tố tập thể trên truyền hình đang là một sự kiện nóng thu hút dư luận. Qua chương trình "60 phút mở" của VTV1 với chủ đề “Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì”, chúng ta không chỉ thấy một đài truyền hình Quốc Gia rất tùy tiện, sẵn sàng quy chụp, đấu tố chính đồng nghiệp của mình mà dường như VTV còn đang cố tình tấn công những người lên tiếng về vụ việc cá chết ở Miền Trung.
VTV chụp mũ "động cơ" chia sẻ thông tin của Phan Anh

Các khách mời tham gia chương trình "60 phút mở" của VTV1
Câu chuyện xoay quanh việc MC Phan Anh đã chia sẻ một video được thực hiện bởi VTC tháng 04/2016. Video này ghi lại hiện tượng những con cá chết chỉ sau 2 phút bơi trong nước lấy từ vùng biển Vũng Áng - Hà Tĩnh. Trong chương trình, họ tranh luận, MC Phan Anh với tư cách là một người của công chúng có nên chia sẻ một thông tin tiêu cực nhưng mà lại chưa được kiểm chứng như vậy hay không.
Tưởng như đây sẽ là một không gian tranh luận cởi mở trên truyền hình nhưng chỉ sau vài phút đầu nhiều khán giả đã nhận diện đây chỉ là một hình thức “đấu tố kiểu mới”.

"Động cơ" là gì

12Bếnnước: Tình cờ lướt net nghe cái cô dẫn chương trình cứ liên tục hỏi cái câu "động cơ là gì" tắt đi không muốn nghe nữa, từ trước tôi cứ nghĩ đó là một từ khi nói về máy móc. Bây giờ mới biết ở VN họ dùng như một cách để hỏi cung người ta, để buộc tội thiên hạ. Tại sao không dùng chứ chủ ý, mục đích. Cứ nghe động cơ, thấy mà ớn. Tắt đi rồi mới biết là nhiều người trên nét cũng bất đồng vì mấy cái chữ "động cơ".

 “ 60 phút mở ” - Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì?

Dương Thu Hương


Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"