Thứ Sáu, 28 tháng 5, 2010

Trí thức và giáo dục

Cả hơn tuần nay khắp nơi trên mạng rộn ràng chuyện ông Phó giáo sư Văn Như Cương nói về ông thầy Đỗ Việt Khoa. Bạn đọc trên blog ai cũng sửng sốt về lời nói của ông VNC, cứ vào Google ghi tên hai ông là sẽ ra một loạt những bài gần đây nói về hai ông, đa số đều chua xót cho thầy Khoa và trách ông Cương, bởi vì tâm lý chung khi con người kỳ vọng về ai nhiều quá thì khi gặp sự bất bình dễ bị thất vọng nhiều.

Mà người Việt mình xưa nay vốn trọng chữ nghiã nên cứ thấy ai có một "bồ chữ " là tôn trọng họ mà chẳng biết là họ suy nghĩ hành xử, tư cách ra sao. Thực tế những người có kiến thức chưa chắc là đã là trí thức khi tri thức của họ bị giới hạn bởi ba cuốn sách. Đọc câu chuyện "Những khẩu hiệu quái đảncủa Nguyễn Tôn Hiệt một điển hình cho danh từ trí thức.

Một câu chuyện có thật mới xảy ra trong cuộc họp nơi tôi làm. Một cô bé tốt nghiệp cử nhân thôi, cô nói với chủ toạ là người tốt nghiệp tiến sĩ, cô hỏi tại sao những người có bằng cấp cao hơn cô lại cứ đi hỏi cô về những công việc của cô đang làm, lẽ ra họ phải hiểu hơn chứ. Người chủ toạ cuộc họp đã vui vẻ trả lời cô "Cô nên nghĩ thế này, là vì những người có Ph.D , họ không thông minh để ra trường sớm (soon enough)". Câu nói khiêm nhường của ông đã khiến phòng họp cười xoà và cho là rất đúng, mà đa số bọn họ đều là tiến sĩ cả. Cho thấy người Tây Phương không vì sĩ diện, không kẻ cả cái danh hiệu và khi họ "dốt" thì họ sẵn sàng nói họ không biết. Không lấy danh hiệu của mình để áp đặt tư tưởng hay ý kiến của họ lên người khác.

Dù sao những ngày qua đọc những bài viết nói về hai người Thầy ở VN, cho thấy đa số không ai cũng nghĩ và đồng quan điểm như ông giáo sư VNC. Tôi chỉ đọc được một bài của một blogger Trương Duy Nhất đồng ý với ông. Hy vọng những người không đồng quan điểm sẽ gióng tiếng nói mạnh mẽ để góp tay vào công việc cải tổ lại giáo dục VN.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"