Sau đây là toàn bộ nội dung phần phát biểu của đại diện Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) tại phiên họp tiền kiểm điểm định kỳ toàn cầu (UPR) tại Geneva, Thụy Sĩ vào ngày 27/11/2013. Đây là bản dịch tiếng Việt, bản gốc được trình bày bằng tiếng Anh.
Lời tuyên bố này đại diện cho Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi
trường (iSEE) – một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động nhằm mục tiêu thúc
đẩy và bảo vệ quyền của các nhóm thiểu số. Chúng tôi đã tham gia soạn
thảo một báo cáo UPR chung của gần 60 tổ chức phi lợi nhuận tại Việt
Nam. Quá trình tham vấn được thực hiện thông qua sáu hội thảo chuyên đề
và thảo luận nhóm, một chuyến thực địa và ba hội thảo tham vấn với tổng
số 481 người tham dự.
Cùng với báo cáo chung, chúng tôi cũng đã gửi một báo cáo chuyên đề
riêng về tình hình quyền con người của người LGBT tại Việt Nam, dựa trên
những tài liệu nghiên cứu đã được công bố của iSEE và những thông tin
được cung cấp trực tiếp với iSEE.
KHÔNG có một khuyến nghị nào để cập đến vấn xu hướng tính dục và bản
dạng giới được đưa ra cho Việt Nam trong kỳ đầu tiên UPR của Việt Nam.
Tuyên bố này đề cập ba vấn đề chính:
- Quyền được thừa nhận trước pháp luật của người chuyển giới;
- Quyền được kết hôn của người đồng tính và người song tính; và
- Quyền bình đẳng và không bị phân biệt đối xử với người LGBT.
- Quyền được kết hôn của người đồng tính và người song tính; và
- Quyền bình đẳng và không bị phân biệt đối xử với người LGBT.
1. Quyền được pháp luật công nhận
Theo Bộ Luật Dân sự Việt Nam, chỉ những người liên giới tính mới được
phép làm phẫu thuật xác định lại giới tính. Người chuyển giới bị cấm
xác định lại giới tính vì người chuyển giới được coi là “những người đã
hoàn thiện về giới tính.”
Người chuyển giới tại Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều khó khăn
trong cuộc sống hàng ngày. Họ không thể thay đổi tên để phù hợp với thể
hiện giới của họ. Vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người chuyển giới cũng
rất vướng mắc: họ mua, sử dụng hóoc-môn và thuốc, tiêm si-li-côn vào cơ
thể mà không có sự tư vấn của bác sĩ, do pháp luật hiện hành đang cấm
các cơ sở y tế thực hiện việc tư vấn này. Hậu quả là nhiều người chuyển
giới đã chết do phản ứng thuốc.
Nếu một người chuyển giới làm phẫu thuật chuyển giới ngoài lãnh thổ
Việt Nam thì người đó cũng không được thay đổi những thông tin về giới
tính trên giấy tờ. Quy định này đã ngăn cản những người chuyển giới tại
Việt Nam thụ hưởng những quyền dân sự cơ bản, nhất là khi phải xuất
trình các giấy tờ nhân thân. Họ không thể đi máy bay, khó khăn tìm việc
làm, tiếp cận các dịch vụ y tế, v.v.
2. Quyền được kết hôn và lập gia đình
Quốc Hội Việt Nam đang thảo luận một cách tích cực về việc loại bỏ
quy định cấm kết hôn giữa những người có cùng giới tính trong pháp luật
hiện hành. Dù vậy, Việt Nam vẫn chưa công nhận các hình thức sống chung
có đăng ký giữa những người cùng giới tính. Cũng do đó mà vấn đề con
nuôi chung của cặp đôi có cùng giới tinh cũng chưa được công nhận. Công
dân Việt Nam cũng không được phép kết hôn cùng giới với công dân của
nước đã hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới.
Việc pháp luật không thừa nhận gây ra nhiều khó khăn cho các cặp cùng
giới sống chung với nhau, đặc biệt là trong vấn đề quyền đại diện, tài
sản, thừa kế, phúc lợi xã hội, v.v. Những cặp đôi cùng giới cũng bị gia
đình từ bỏ và chịu sự phân biệt đối xử của xã hội.
3. Quyền bình đẳng và không bị phân biệt đối xử
Hiến pháp Việt Nam năm 1992, sửa đổi năm 2001, ghi rõ “mọi công dân
đều bình đẳng trước pháp luật”. Dù Việt Nam chưa từng hình sự hóa đồng
tính và chuyển giới, nhưng cũng không có quy định cụ thể nào để bảo vệ
và thúc đẩy quyền của người LGBT.
Trong pháp luật hình sự, người chuyển giới không được bảo vệ trong
tội phạm hiếp dâm. Đã có trường hợp một người chuyển giới từ nam sang nữ
là nạn nhân của hành vi hiếp dâm. Dù vậy, người hiếp dâm không bị truy
tố, vì trên giấy tờ, nạn nhân vẫn là nam, mà pháp luật không công nhận
việc một người nam có thể là nạn nhân của tội phạm hiếp dâm.
Nhiều người LGBT phải chịu đựng sự phân biệt đối xử như bị bắt nạt
trong nhà trường, môi trường làm việc thiếu công bằng, bị từ chối bởi
các cơ sở y tế, và đặc biệt là bạo lực gia đình.
Chúng tôi đánh giá cao những bước đi tích cực của Nhà nước Việt Nam
trong những năm gần đây trong việc bảo vệ quyền của người LGBT. Dù vậy,
vấn đề liên quan đến người LGBT vẫn không được coi trọng đúng mức.
“Truyền thống” và “văn hóa” đôi khi vẫn được đem ra để giải thích cho sự
phân biệt đối xử và bất bình đẳng.
Chúng tôi đưa những khuyến nghị cho Nhà nước Việt Nam như sau:
- Sửa đổi Bộ Luật Dân sự theo hướng hợp pháp hóa quyền thay đổi họ
tên để phù hợp với thể hiện giới, quyền phẫu thuật chuyển đổi giới
tính, quyền được thay đổi thông tin về giới tính trên các giấy tờ pháp
lý.
- Tiếp tục những bước tiến trong việc hợp pháp hóa hôn nhân cùng
giới. Chế định sống chung có đăng ký có thể được cân nhắc áp dụng cho
những cặp đôi cùng giới, làm sao để đảm bảo họ có thể thụ hưởng những
quyền và nghĩa vụ như những cặp đôi khác giới.
- Xây dựng luật về chống phân biệt đối xử nhằm đảm bảo sự bình
đẳng cho tất cả mọi người. Công nhận xu hướng tính dục và bản dạng giới
là những cơ sở cho việc chống phân biệt đối xử.
- Tiến hành những chương trình giáo dục tính dục và chiến dịch
tăng cường nhận thức của công chúng nhằm xóa bỏ sự phân biệt đối xử.
- Tuân thủ Bộ nguyên tắc Yogyakarta về những chuẩn mực của quyền
con người trong mối liên hệ với xu hướng tính dục và bản dạng giới.
- Với tư cách là thành viên của Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam cần
chủ động để hỗ trợ cho sự ra đời Nghị quyết thứ hai về Quyền của người
LGBT tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (UNHRC), tiếp sau Nghị quyết
đầu tiên sáng kiến bởi Nam Phi.
Chúng tôi rất vui lòng được chia sẻ những chuyên môn của mình trong vấn đề này.
Xin chân thành cảm ơn.