Phạm Văn Điệp
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
Kính gửi: Bộ trưởng Bộ Công An Trần Đại Quang
Tôi là Phạm văn Điệp, công dân Việt Nam đang sống và làm việc ở Liên bang Nga.
Tôi sinh ra ở Việt Nam, dùng Hộ chiếu Việt Nam, nói tiếng Việt Nam,
yêu quê hương Việt Nam và tôi xin trình bày với Ông một việc như sau:
Tôi từ LB Nga về Việt Nam ngày 24.04.2013 để gặp bố tôi nhân ngày
mừng thọ cho bố tôi may mắn trong hàng vạn người, là người cao tuổi
nhất làng Cá Lập, thị xã Sầm Sơn, Thanh hóa nhưng bị Công An cửa khẩu
Nội Bài không cho nhập cảnh vào Việt Nam khi tôi đã về đến sân bay quốc
tế Nội Bài. Tôi đã khiếu nại với Đại sứ quán Việt Nam tại
Liên Bang Nga từ tháng Năm năm 2013, nhưng không nhận được phản hồi trả
lời, giải quyết nào. Tôi sau đó đã ủy quyền cho người ở Việt Nam để kiện hành chính,
nhưng cũng không nhận được hồi âm có xử hay không của Tòa Án hành chính
Hà Nội. Tôi đến giờ phút này chỉ biết có 2 bản giấy của cơ quan Công An
Việt Nam là Biên bản xử lý: Không hoan nghênh công dân Việt Nam nhập
cảnh vào Việt Nam và Biên bản bàn giao Công dân Việt Nam cho một hãng
vận tải hành khách Aeroflot mà 2 Biên bản đó không phải là một quyết
định hành chính theo Luật pháp hiện hành của Việt Nam.
Tôi nghĩ là việc không hoan nghênh Công dân Việt Nam nhập cảnh
vào Việt Nam đi ngược lại chính sách đại đoàn kết dân tộc, cắt đứt bộ
phận không thể tách rời của người dân Việt Nam là việc Ông Bộ Trưởng Bộ
Công An không thể hạ bút phê duyệt. Có thể đây là việc làm công an viên
tùy tiện làm việc của Bộ Trưởng, dưới làm trên không biết, trên bảo
dưới không cần hiểu. Tôi đang lo ngại tình trạng thượng, hạ bát nháo,
nhân viên làm việc tùy tiện, Thông tư hiệu lực cao hơn Nghị định Chính
phủ, Nghị định Chính phủ hiệu lực cao hơn Pháp Lệnh của Quốc Hội và Pháp
lệnh của Quốc Hội hiệu lực cao hơn Hiến Pháp và Hiến Pháp có hiệu lực
cao hơn Công ước Quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết thực hiện. Nếu
không chấm dứt hiện trạng này, nhân loại văn minh sẽ đánh giá Việt Nam
đang đi lùi trong sự phát triển văn minh thế giới.
Tôi sẽ từ Moscow về Việt Nam ngày 8 tháng 12 năm 2013. Lần này tôi
về để lo đám cưới cho con gái đầu lòng của gia đình tôi. Tôi hy vọng
lần này không có chuyên để Trung tá nhà báo Quân đội nhân dân Việt Nam
Nguyễn văn Minh đã viết “Tôi sợ bên công an là tống cổ anh Điệp lên máy bay như một con dog [chó] giống như lần trước”.
Tôi không sợ gì, nhưng tôi không muốn diễn ra trước khách quan việc Nhà
nước Việt Nam hành xử với công dân Việt Nam như một con "dog".
Tôi cho rằng tôi mong muốn ở Việt Nam có bầu cử tự do, đa nguyên, đa
đảng như ở Nga mà tôi đã từng sống và học hỏi hoàn toàn không gây nguy
hại gì cho nhân dân và đất nước Việt Nam, nếu lãnh đạo Việt Nam mà thù
địch với tôi thì nên đàng hoàng tranh tụng công khai trên mọi diễn đàn,
nếu ai sai thì người đó nhận lỗi, chứ không nên giẩm đạp lên Công ước
Quốc tế, Hiến chương Liên Hiệp Quốc và cả Hiến pháo Việt Nam để làm
những việc không đâu vào đâu.
Tôi không muốn người ta nhìn vào để quy kết Nhà nước Việt Nam bất
nhân không cho con chăm lo cha già, không cho bố lo toàn việc hạnh phúc
của con cái, tôi đề nghị Ông Bộ Trưởng Bộ Công An 2 việc như sau:
1. Ra lệnh cho Công an của khẩu từ bỏ mọi ý đồ Không hoan nghênh Công dân Việt Nam Phạm Văn Điệp nhập cảnh vào Việt Nam.
2. Sau ngày 23 tháng 12 năm 2013 là ngày con tôi đã về nhà chồng.
Mong phía Công An chuẩn bị thời gian, địa điểm và thông báo cho tôi bằng
văn bản (Giấy mời, Giấy báo, Giấy triệu tập… đều OK hết) để giải quyết
những ân oán, không hiểu giữa tôi nà phía Nhà nước để công khai, đàng
hoàng với nhân loại rằng: Nhà nước Việt Nam rất đàng hoàng giải quyết
mọi vấn đề. Những buổi làm việc phải công khai và không cản trở việc
quay vdeo, audio làm bằng chứng cho những hành vi đàng hoàng.
Riêng cá nhân tôi, tôi cùng gia đình cũng sẽ cố gắng lo xong việc
hạnh phúc cho con tôi xong thì tôi có đủ thời gian để làm việc với cơ
quan chức năng. Trong thời gian từ 12.12.2013 đến 23.12.2013. hy vọng
mọi người để yên cho tôi cùng gia đình lo cho việc hạnh phúc của con
cái.
Như vậy, tôi cũng đã nói hết nguyện vọng chính của mình và mong
Ông Bộ Trưởng Bộ Công An quan tâm, có hành xử khẩn trương thích ứng.
Xin trân trọng cảm ơn,
Người viết đơn
Phạm văn Điệp
Tel +79114039999
Emai: vietnamdoanket@gmail.com
Người viết đơn
Phạm văn Điệp
Tel +79114039999
Emai: vietnamdoanket@gmail.com
Ghi chú: Đơn này đã gửi vào Hộp thư liên lạc của Bộ Công An