Thứ Hai, 4 tháng 8, 2014

Hãy để chúng tôi hoài vọng về những điều chúng tôi đã mất

Chiêu Anh Nguyễn
Nhà thơ Chiêu Anh Nguyễn
Vụ tiền bản quyền của đêm nhạc Khánh Ly vừa rồi ở HN, với mình là giọt nước tràn ly.
Họ quyết phá cho bằng sạch những giá trị đẹp đẽ cuối cùng, dù là mơ hồ còn sót lại.
Hình ảnh của Sài Gòn xưa, những góc phố, những con đường có hàng cây dài bóng mát, những bàn tình ca dịu dàng, giờ đã bị họ dẫm đạp lên kg thương tiếc.
Có thể chế nào biến con người ta thành sâu bọ nhanh hơn nữa không ? có chế độ nào khiến chúng ta sống trong sự uất ức nuối tiếc khủng khiếp hơn bây giờ nữa không?
Một sáng chúa nhật quá buồn !
Không định nói thêm việc Khánh Ly về hát tại Hà Nội đêm 2 tháng 8 vừa qua. Nhưng dường như đã có nhiều comment ngộ nhận, không đúng với điều tôi than thở .
Thứ nhất. Chuyện tác quyền là lẽ đương nhiên, có ai muốn đồ của mình bị mang ra xài vô tư mà không có chút hồi đáp.

Vấn đề ở chỗ tôi không săm soi vào chuyện tác quyền. Tôi nói về thái độ hành xử, về con người , về những giá trị cũ.
Tôi là thế hệ của sự mất mát, Có thể nói không quá lên vì chúng tôi,những đứa sinh sau 75 tại Sài Gòn, Trong giao tiếp thường nhật chúng tôi nhận ra nhau rất dễ dàng , và vì sao lại nhận ra nhau ?
Khoảng năm 2000, SG bắt đầu rộ lên những quán café “ mang phong cách Sài Gòn cũ “ tức là đèn vàng , là nhạc Trịnh , là những mái ngói rêu được thiết kế sao cho nó có hơi hướm SG , cho nó hoài cổ . Tại sao tôi dùng từ “rộ “, vì trước đó khu Bắc Hải cũng đã có lác đác vài quán café chơi Piano, hát nhac xưa. Thời đó tôi còn rất nhỏ, nên hầu như chưa từng được lui tới những chốn lạ lẫm đó, trong trí nhớ thì các anh chị lớn đã tiêm nhiễm vào tôi khá mạnh những cái tên như Tiếng Xưa, Quốc Trụ, Thủy Trúc, sau này có thêm Tuấn ngọc . mà lạ là hầu như nó toàn nằm gói gọn ở Tân Bình , theo suy nghĩ hạn hẹp của tôi , có lẽ đó là khu di cư bắc kì công giáo. Họ vẫn còn tiếc nuối phảng phất một thời SG của họ, văn hóa của trữ tình, lãng mạn…
Và cứ như thế mỗi khoảng thời gian,quán café mang phong cách cũ lại tiếp nối nhau mọc lên như nấm, mọc lên không đếm xuể .
Đương nhiên bên cạnh đó vẫn có vô vàn quán mang phong cách trẻ, hiện đại, phong cách tây v.v..
Nhiêu đó cũng đủ để tôi tự hỏi - điều gì khiến họ tiếc nuối nhiều đến thế - . Cuộc sống ai cũng hiểu chỉ có thể là tiến lên, bước tới, có ai nghĩ đến chuyện thụt lùi lại quá khứ làm chi. Nhất là một quá khứ toàn chiến tranh, bom đạn , mất mát .
Vậy vì lẽ gì ? phải chắng cái gì đẹp thì người ta khó có thể quên, cái gì đã được khẳng định là giá trị thì nó sẽ phải tồn tại, dù muốn hay không.
việc tôi thường phải ngồi quán, có thể từ ngày này qua ngày khác, tôi vẫn hay lê la vài quán yêu thich, những khuôn mặt quen, trẻ khô, nhưng có chung một phong cách, rất trầm, rất im. Họ ngồi hút thuốc, lên mạng hoặc đọc sách, những khuôn mặt đó cũng như tôi, bất cứ quán nào tôi thích họ đều từng ngồi qua , không chỉ một lần. Cũng đèn vàng , cũng nhạc trịnh, Phạm Duy, Phạm Đình Chương , cũng lẩm nhẩm hát theo Thái Thanh, Khánh Ly, Lệ Thu, Tuấn Ngọc ……
Mới đầu tôi tò mò sau thành thích thú, đồng cảm và cuối cùng nhận ra..nhận ra rất nhiều thứ…
Đó là những đứa con của SG cũ, những đứa con đã bị bố mẹ chúng, thế hệ trước chúng cấy vào tâm tưởng chúng từ khi còn trong bào thai, những nỗi buồn, nỗi xót xa, tiếc nuối. Và chúng được sinh ra mặc định mình là người SG cũ, mặc định những giá trị cũ còn tồn tại sâu thẳm đâu đó trong tâm hồn mình
Chúng tôi lên mạng và truyền nhau những bức ảnh SG xưa, những bộ váy áo của những thiếu nữ SG thời 1960, 1970 và tặc lưỡi buồn.
Vì sao ? chắc chúng ta ai cũng có thể tự trả lời.
Khi ông nhạc sĩ Phó Đức Phương đòi nhảy xổ lên sân khấu để đòi tiền tác quyền những bản nhạc Trịnh do Khánh Ly hát, ông có biết ông đã xoáy vào cái gì không ? ông đã chứng tỏ cho tất cả những đứa con của SG cũ cái gọi là “văn hóa bần cố nông“ khi chúng tôi đang nghe Khánh Ly hát ca khúc Da vàng của Trịnh thì các ông nghe Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây thử hỏi làm sao các ông có thể hiểu được điều chúng tôi suy nghĩ.
Tại sao tin Khánh Ly về hát tại VN lại khiến cho mọi người mong chờ đến thế, tại sao đó lại là niềm xúc động sâu sắc đến thế?
Không phải vì giọng hát của cô ấy, không phải vì chúng tôi muốn gặp thần tượng cũ, chỉ đơn giản vì cô ấy thuộc về SG về những ca khúc một thời trong chiến tranh, về chiếc guitar gỗ và đôi chân trần trong đêm hát ở trường văn khoa cũ, về tuổi trẻ đẹp đẽ thơ mộng, dịu dàng của cả một thế hệ mà chính các ông đã phá bỏ.
Thứ hai, tôi xin thưa cùng các kiều bào đang sống khắp nơi trên thế giới, những con người đã rời xứ sở, may mắn tìm được tự do cho mình, cho gia đình mình.
Các bạn hãy để yên cho chúng tôi hoài vọng về những điều chúng tôi đã mất.
Mặc kệ Khánh Ly cô ấy có như thế nào, ra sao, đúng hay sai trong lời kết tội của các bạn. Hãy để yên cho chúng tôi được hoài niệm, được than thở với những xưa cũ đã ra đi vĩnh viễn…
*Tựa bài do Dân Luận đặt lại

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"