Võ Văn Tạo
Trang mạng Diễn đàn xã hội dân sự vừa loan tin, tại tang lễ nhà dân chủ bậc “tiền bối” Nguyễn Kiến Giang, diễn ra chuyện “lạ”: “ Không những không bị lực lượng “chức năng” gây sự như với đám tang Tướng Trần Độ năm nào, mà còn có hẳn đoàn đại diện của Cục An ninh chính trị nội bộ A83 – Bộ Công an, tiếp sau đoàn đại diện cho Diễn đàn xã hội dân sự ít phút”.
Câu chuyện trên làm người viết bài này chợt nhớ lại chuyện cách nay quãng 3 thập niên. Dạo ấy, là cán bộ hướng dẫn phiên dịch tiếng Pháp của Công ty du lịch tỉnh Phú Khánh, ngoài các đoàn du khách nội địa, tôi thường được phân công đưa các đoàn du khách Ba Lan thăm thú các tuyến điểm du lịch ở Nha Trang (nhiều người Ba Lan nói được tiếng Pháp. Hướng dẫn viên nào của 2 hãng du lịch Ba Lan là Orbis và Gromada – chuyên đưa khách Ba Lan đi Việt Nam - cũng giỏi tiếng Pháp) . Một lần, đã cuối chiều, sau khi hoàn thành buổi đưa đoàn 20 du khách Ban Lan, tôi được 2 bà du khách Ba Lan trong đoàn đã luống tuổi nhờ dẫn đi mua sắm hàng thủ công mỹ nghệ làm từ vỏ hải sản ở chợ Đầm. Trong tâm thế cởi mở và thân thiện, tôi hỏi chuyện Công đoàn đoàn kết ở Ba Lan. Họ rất ngạc nhiên: “Ồ! Cậu cũng biết Công đoàn đoàn kết?”. Tôi bảo: “Dĩ nhiên! Công đoàn đoàn kết là sự kiện chính trị đang chấn động thế giới mà”. “Thế báo chí bên này nói gì về Công đoàn đoàn kết chúng tớ?”…
Trước đó ít ngày, tôi có đọc phóng sự từ Warsawa của nhà báo danh tiếng Thép Mới trên báo Nhân Dân (của đáng tội! Phòng Hướng dẫn phiên dịch của chúng tôi chẳng có báo nào khác, ngoài cái tờ báo “bò ăn phải, lăn đùng ra chết vì không tiêu hóa nổi” ấy). Phóng sự của Thép Mới có nhiều chi tiết lạ. Tại Đại hội Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan, có một đại biểu duy nhất đại diện cho một đảng bộ cấp huyện, lại là một nông dân cá thể. Phát biểu tại đại hội, đảng viên này nói ông hãnh diện vì lao động giỏi, cống hiến nhiều, nộp thuế gấp 45 lần mức bình quân các đảng viên trong huyện ở nông trường quốc doanh. Thép Mới cũng kể lại chuyện bắt gặp trên đường phố Warsawa, cảnh đại tướng - Bí thư thứ nhất kiêm Thủ tướng Ba Lan Wojciech Jaruzelski từ nhiệm sở trở về nhà riêng vào cuối chiều, thấy xe đẩy chở sách bán rong trên lề đường, bèn dừng xe, xuống lật vài cuốn xem thử và mua một cuốn. Tháp tùng ông, chỉ có duy nhất một lái xe kiêm vệ sĩ. Người Ba lan đi qua đều thấy, và đều biết ông là nguyên thủ Ba Lan, nhưng chẳng ai hiếu kỳ bu lại xem hoặc tung hô “muôn năm” như ở Việt Nam ta cả.
Hồi ấy, chưa có internet, từng nghe chuyện Jaruzelski cũng đi nhà thờ, đến khi đọc bài báo của Thép Mới, tôi bỗng có cảm tình với vị tướng nguyên thủ dường như giản dị này.
Bèn đề cập chuyện Jaruzelski với 2 bà Ba Lan nói trên. Lập tức, một bà phán xanh rờn: “Cậu thấy đấy. Đứng đầu chính phủ (dân sự) của chúng tớ là một viên tướng. Tớ hỏi cậu, còn gì là dân chủ?” (nhiều năm sau, tôi mới hiểu tại sao ở nhiều quốc gia dân chủ, Bộ trưởng Quốc phòng luôn là dân “cổ cồn”. Chỉ có Tổng Tham mưu trưởng xuất thân nhà binh chuyên nghiệp). Tôi nói: “Nghe bảo ổng cũng đi nhà thờ?”. Một bà quả quyết: “Hắn đi không phải để xưng tội, mà để nghĩ cách phá nhà thờ, phá tôn giáo đấy!”.
Cho đến bây giờ, Jaruzelski vẫn là một nhân vật gây nhiều tranh cãi. Mãi đến năm 2008, ngay cựu Tổng thống Ba Lan Lech Walesa (cựu thủ lĩnh Công đoàn Đoàn kết) cũng nhìn nhận Jaruzelski là người yêu nước, bởi công lao chống phát xít Đức. Lên tiếng về việc trước đây (12-12-1981) đã lên Đài phát thanh và truyền hình Ba Lan ban bố lệnh thiết quân luật, Jaruzelski biện bạch để tránh nguy cơ Liên Xô can thiệp vào Ba Lan như ở Tiệp Khắc năm 1968 (hàm ý Chính phủ Ban Lan có thể tự giải quyết nội tình đất nước). Thế nhưng, tài liệu tối mật vừa được tình cờ tìm thấy cho biết, trước khi ban bố thiết lệnh quân luật, Jaruzelski đã bí mật gặp nguyên soái Liên Xô Kulikov – Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang hợp nhất của các nước tham gia Hiệp ước quân sự Warsawa, nhờ đưa quân can thiệp, nhưng bị ông này khước từ. Và nhiều chính trị gia đã lên tiếng phủ nhận nhận định trên của Lech Walesa về Jaruzelski rằng: chủ nghĩa yêu nước không phải là chủ nghĩa phát xít! Bởi trong gần 2 năm thiết quân luật, có tới 70.000 binh lính quân đội, 30.000 an ninh mật vụ, 1.750 xe tăng, 1.900 chiến xa và 9.000 xe cơ giới được huy động để đàn áp dữ dội phong trào biểu tình, đình công đòi cải thiện đời sống, đòi tự do dân chủ, do Công đoàn Đoàn kết chủ xướng. Khoảng 100 người bị sát hại, 2.900 người tự tử, gần một triệu người phải trốn ra nước ngoài, hơn 10.000 người bị khủng bố, bắt bớ, giam cầm, các tổ chức của văn nghệ sĩ trí thức có khuynh hướng dân chủ cấp tiến bị giải tán, cấm hoạt động… Ngoài ra, Jaruzelski cũng bị cáo buộc là đồng thủ phạm cấp cao trong vụ thảm sát đẫm máu công nhân Nhà máy đóng tàu ở TP cảng Gdansk năm 1970.
Lại nói chuyện A83 đi viếng cụ Nguyễn Kiến Giang. Người viết bài này không có ý vơ đũa cả nắm. Trong lực lượng an ninh, quân đội, không phải ai cũng vô tri vô giác, bất nhân, hoặc chỉ chăm chăm “cái sổ hưu” như đại tá Trần Đăng Thanh. Theo chỗ tôi biết, ít nhất cũng có được đại tá A25 Thái Kế Toại (nhà thơ Lê Hoài Nguyên) – với chuyên đề nghiên cứu khá uyên bác và hết sức nhân văn: “Vụ Nhân văn – Giai phẩm, từ góc nhìn một trào lưu tư tưởng dân chủ, một cuộc cách mạng văn học không thành”. Hay đại tá Bùi Văn Bồng – cựu Trưởng đại diện Báo QĐND tại Cần Thơ – với trang blog nổi bật tiêu đề qua tuyên bố của Hồ Chí Minh: “Nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì!”. Lại nữa, các tướng quân đội như Trần Độ, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Vĩnh, Nam Khánh, đại tá nhà văn quân đội Phạm Đình Trọng, đại tá công an Nguyễn Đăng Quang… Họ là những người mà không chỉ tôi rất quý mến, kính trọng. Tuy nhiên, không hiểu sao, chuyện A83 viếng cụ Nguyễn Kiến Giang, mà lại tiếp theo đoàn viếng của Diễn đàn xã hội dân sự, cứ làm tôi “nhờn nhợn” liên tưởng chuyện tướng Jaruzelski đi nhà thờ. Không có mặt tại tang lễ, không có vinh hạnh quen biết những người trong A83 đi viếng cụ, tôi thầm mong họ là những người có lương tri, tâm huyết với dân, với nước, thật lòng cảm kích tấm lòng và tri thức của cụ, chứ không phải trá hình đi viếng để làm cái việc hắc ám: dò la. Có điều, tôi tin chắc, với những người thành tâm đến viếng cụ, có chăng chuyện A83 tìm cách nhận mặt điểm danh, chẳng làm họ quá bận tâm. Đã dấn thân vì nghĩa lớn, chuyện bị rình mò theo dõi ư? “Muỗi”!
V.V.T.
Trang mạng Diễn đàn xã hội dân sự vừa loan tin, tại tang lễ nhà dân chủ bậc “tiền bối” Nguyễn Kiến Giang, diễn ra chuyện “lạ”: “ Không những không bị lực lượng “chức năng” gây sự như với đám tang Tướng Trần Độ năm nào, mà còn có hẳn đoàn đại diện của Cục An ninh chính trị nội bộ A83 – Bộ Công an, tiếp sau đoàn đại diện cho Diễn đàn xã hội dân sự ít phút”.
Câu chuyện trên làm người viết bài này chợt nhớ lại chuyện cách nay quãng 3 thập niên. Dạo ấy, là cán bộ hướng dẫn phiên dịch tiếng Pháp của Công ty du lịch tỉnh Phú Khánh, ngoài các đoàn du khách nội địa, tôi thường được phân công đưa các đoàn du khách Ba Lan thăm thú các tuyến điểm du lịch ở Nha Trang (nhiều người Ba Lan nói được tiếng Pháp. Hướng dẫn viên nào của 2 hãng du lịch Ba Lan là Orbis và Gromada – chuyên đưa khách Ba Lan đi Việt Nam - cũng giỏi tiếng Pháp) . Một lần, đã cuối chiều, sau khi hoàn thành buổi đưa đoàn 20 du khách Ban Lan, tôi được 2 bà du khách Ba Lan trong đoàn đã luống tuổi nhờ dẫn đi mua sắm hàng thủ công mỹ nghệ làm từ vỏ hải sản ở chợ Đầm. Trong tâm thế cởi mở và thân thiện, tôi hỏi chuyện Công đoàn đoàn kết ở Ba Lan. Họ rất ngạc nhiên: “Ồ! Cậu cũng biết Công đoàn đoàn kết?”. Tôi bảo: “Dĩ nhiên! Công đoàn đoàn kết là sự kiện chính trị đang chấn động thế giới mà”. “Thế báo chí bên này nói gì về Công đoàn đoàn kết chúng tớ?”…
Trước đó ít ngày, tôi có đọc phóng sự từ Warsawa của nhà báo danh tiếng Thép Mới trên báo Nhân Dân (của đáng tội! Phòng Hướng dẫn phiên dịch của chúng tôi chẳng có báo nào khác, ngoài cái tờ báo “bò ăn phải, lăn đùng ra chết vì không tiêu hóa nổi” ấy). Phóng sự của Thép Mới có nhiều chi tiết lạ. Tại Đại hội Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan, có một đại biểu duy nhất đại diện cho một đảng bộ cấp huyện, lại là một nông dân cá thể. Phát biểu tại đại hội, đảng viên này nói ông hãnh diện vì lao động giỏi, cống hiến nhiều, nộp thuế gấp 45 lần mức bình quân các đảng viên trong huyện ở nông trường quốc doanh. Thép Mới cũng kể lại chuyện bắt gặp trên đường phố Warsawa, cảnh đại tướng - Bí thư thứ nhất kiêm Thủ tướng Ba Lan Wojciech Jaruzelski từ nhiệm sở trở về nhà riêng vào cuối chiều, thấy xe đẩy chở sách bán rong trên lề đường, bèn dừng xe, xuống lật vài cuốn xem thử và mua một cuốn. Tháp tùng ông, chỉ có duy nhất một lái xe kiêm vệ sĩ. Người Ba lan đi qua đều thấy, và đều biết ông là nguyên thủ Ba Lan, nhưng chẳng ai hiếu kỳ bu lại xem hoặc tung hô “muôn năm” như ở Việt Nam ta cả.
Hồi ấy, chưa có internet, từng nghe chuyện Jaruzelski cũng đi nhà thờ, đến khi đọc bài báo của Thép Mới, tôi bỗng có cảm tình với vị tướng nguyên thủ dường như giản dị này.
Bèn đề cập chuyện Jaruzelski với 2 bà Ba Lan nói trên. Lập tức, một bà phán xanh rờn: “Cậu thấy đấy. Đứng đầu chính phủ (dân sự) của chúng tớ là một viên tướng. Tớ hỏi cậu, còn gì là dân chủ?” (nhiều năm sau, tôi mới hiểu tại sao ở nhiều quốc gia dân chủ, Bộ trưởng Quốc phòng luôn là dân “cổ cồn”. Chỉ có Tổng Tham mưu trưởng xuất thân nhà binh chuyên nghiệp). Tôi nói: “Nghe bảo ổng cũng đi nhà thờ?”. Một bà quả quyết: “Hắn đi không phải để xưng tội, mà để nghĩ cách phá nhà thờ, phá tôn giáo đấy!”.
Cho đến bây giờ, Jaruzelski vẫn là một nhân vật gây nhiều tranh cãi. Mãi đến năm 2008, ngay cựu Tổng thống Ba Lan Lech Walesa (cựu thủ lĩnh Công đoàn Đoàn kết) cũng nhìn nhận Jaruzelski là người yêu nước, bởi công lao chống phát xít Đức. Lên tiếng về việc trước đây (12-12-1981) đã lên Đài phát thanh và truyền hình Ba Lan ban bố lệnh thiết quân luật, Jaruzelski biện bạch để tránh nguy cơ Liên Xô can thiệp vào Ba Lan như ở Tiệp Khắc năm 1968 (hàm ý Chính phủ Ban Lan có thể tự giải quyết nội tình đất nước). Thế nhưng, tài liệu tối mật vừa được tình cờ tìm thấy cho biết, trước khi ban bố thiết lệnh quân luật, Jaruzelski đã bí mật gặp nguyên soái Liên Xô Kulikov – Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang hợp nhất của các nước tham gia Hiệp ước quân sự Warsawa, nhờ đưa quân can thiệp, nhưng bị ông này khước từ. Và nhiều chính trị gia đã lên tiếng phủ nhận nhận định trên của Lech Walesa về Jaruzelski rằng: chủ nghĩa yêu nước không phải là chủ nghĩa phát xít! Bởi trong gần 2 năm thiết quân luật, có tới 70.000 binh lính quân đội, 30.000 an ninh mật vụ, 1.750 xe tăng, 1.900 chiến xa và 9.000 xe cơ giới được huy động để đàn áp dữ dội phong trào biểu tình, đình công đòi cải thiện đời sống, đòi tự do dân chủ, do Công đoàn Đoàn kết chủ xướng. Khoảng 100 người bị sát hại, 2.900 người tự tử, gần một triệu người phải trốn ra nước ngoài, hơn 10.000 người bị khủng bố, bắt bớ, giam cầm, các tổ chức của văn nghệ sĩ trí thức có khuynh hướng dân chủ cấp tiến bị giải tán, cấm hoạt động… Ngoài ra, Jaruzelski cũng bị cáo buộc là đồng thủ phạm cấp cao trong vụ thảm sát đẫm máu công nhân Nhà máy đóng tàu ở TP cảng Gdansk năm 1970.
Lại nói chuyện A83 đi viếng cụ Nguyễn Kiến Giang. Người viết bài này không có ý vơ đũa cả nắm. Trong lực lượng an ninh, quân đội, không phải ai cũng vô tri vô giác, bất nhân, hoặc chỉ chăm chăm “cái sổ hưu” như đại tá Trần Đăng Thanh. Theo chỗ tôi biết, ít nhất cũng có được đại tá A25 Thái Kế Toại (nhà thơ Lê Hoài Nguyên) – với chuyên đề nghiên cứu khá uyên bác và hết sức nhân văn: “Vụ Nhân văn – Giai phẩm, từ góc nhìn một trào lưu tư tưởng dân chủ, một cuộc cách mạng văn học không thành”. Hay đại tá Bùi Văn Bồng – cựu Trưởng đại diện Báo QĐND tại Cần Thơ – với trang blog nổi bật tiêu đề qua tuyên bố của Hồ Chí Minh: “Nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì!”. Lại nữa, các tướng quân đội như Trần Độ, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Vĩnh, Nam Khánh, đại tá nhà văn quân đội Phạm Đình Trọng, đại tá công an Nguyễn Đăng Quang… Họ là những người mà không chỉ tôi rất quý mến, kính trọng. Tuy nhiên, không hiểu sao, chuyện A83 viếng cụ Nguyễn Kiến Giang, mà lại tiếp theo đoàn viếng của Diễn đàn xã hội dân sự, cứ làm tôi “nhờn nhợn” liên tưởng chuyện tướng Jaruzelski đi nhà thờ. Không có mặt tại tang lễ, không có vinh hạnh quen biết những người trong A83 đi viếng cụ, tôi thầm mong họ là những người có lương tri, tâm huyết với dân, với nước, thật lòng cảm kích tấm lòng và tri thức của cụ, chứ không phải trá hình đi viếng để làm cái việc hắc ám: dò la. Có điều, tôi tin chắc, với những người thành tâm đến viếng cụ, có chăng chuyện A83 tìm cách nhận mặt điểm danh, chẳng làm họ quá bận tâm. Đã dấn thân vì nghĩa lớn, chuyện bị rình mò theo dõi ư? “Muỗi”!
V.V.T.