BBC
Kỹ sư Nguyễn Chí Đức, người được truyền thông quốc
tế và cồng đồng mạng biết tới khi bị cảnh sát bắt giữ và cáo buộc bị "an
ninh chìm" đạp vào mặt do biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội, mới đưa
ra cáo buộc nói ông lại bị "công an" tới hành hung ngay tại nơi làm
việc.
Hôm thứ Ba, 09/4/2013, nhà hoạt động này nói với
BBC rằng ông bị "những người lạ" mà ông cho là "công an" cùng "côn đồ"
đánh đập bằng hung khí và chân tay ở cơ quan tại Khu công nghiệp Nam
Thăng Long, Hà Nội.
Sau khi được đưa đến ở bệnh viện cùng ngày 09/4/2013, ông Chí Đức, người còn được biết tới là blogger
Bấm
Đông Hải Long Vương, nói ông "chắc chắn" ít nhất một người tấn công ông là "công an".
"Chính người này là người không bịt mặt và cầm
cây gậy lớn đánh tôi, tôi nhớ rất rõ," ông khẳng định khi thuật lại việc
bị một nhóm người "bịt mặt" bất ngờ "phục kích" khi đi ăn trưa.
Người đồng thời là chủ blog "Đông Hải Long
Vương" cho hay mới đây ông tham dự phiên tòa xử ông Đoàn Văn Vươn ở Hải
Phòng, nơi mà ông nói cũng đã bị "hành hung" cùng với một nhà hoạt động
khác là ông Trương Văn Dũng, nhưng ông không bị "đau" nặng nề như lần
này.
"Thế hệ tôi, họ ở lại cơ quan nhà nước là vì lý do cơm áo gạo tiền, tuy họ là đảng viên, nhưng tôi vẫn hiểu họ, tôi đảm bảo 100% nếu mà thay đổi chế độ, chắc chắn họ ủng hộ"
Kỹ sư Nguyễn Chí Đức
Ông Đức loại bỏ khả năng bị hành hung do có xích
mích cá nhân hoặc rắc rối dân sự với ai đó vì khẳng định "tôi là người
tốt", rằng ông không bao giờ "làm hại ai" và "không có vấn đề gì" với
ai.
Kỹ sư Đức cho hay một ngày trước khi bị hành
hung, với tư cách bạn bè, ông tháp tùng bà Bùi Hằng, một nhà hoạt động
khác từng xuống đường chống Trung Quốc tại thủ đô, khi bà tới Ủy ban
Nhân dân TP Hà Nội để "khiếu kiện" lãnh đạo chính quyền thành phố.
Ông Đức nói ông đã "nhận ra" một người trong số
những người hành hung ông hôm sáng thứ Ba cũng chính là người đầu giờ
sáng, đã "xuất trình thẻ ngành" với bảo vệ cơ quan của ông ở Khu công
nghiệp Nam Thăng Long khi tới tìm ông và được yêu cầu.
Kỹ sư Đức, người tốt nghiệp Đại học Bách Khoa Hà Nội, cho hay, sau sự kiện này, ông sẽ chuyển việc làm và cho biết lý do:
"Sau này tôi đi làm, tôi làm nghề tự do, bất cứ
việc nào, để mình được tự do, tồn tại, với mục đích chứng minh cho 4
triệu đảng viên rằng đa số trong đấy cũng có tư tưởng tiến bộ về tự do,
dân chủ, nhân quyền và cho một đất nước mình hùng mạnh và tiến lên,
nhưng vì miếng cơm manh áo...
"Thế hệ tôi, họ ở lại cơ quan nhà nước là vì lý
do cơm áo gạo tiền, tuy họ là đảng viên, nhưng tôi vẫn hiểu họ, tôi đảm
bảo 100% nếu mà thay đổi chế độ, chắc chắn họ ủng hộ."
'Cần điều tra thủ phạm'
Kỹ sư Đức nói ông sẽ chuyển việc làm và muốn chứng tỏ trong số các đảng viên vẫn có những người như ông
Về sự kiện của ông Chí Đức hôm thứ Ba, blogger
JB Nguyễn Hữu Vinh bình luận với BBC: "Hiện tượng này ngày càng nhiều và
phổ biến, đây là sự khủng bố nhằm uy hiếp những người có tiếng nói
không được ưa, nhưng nhà nước không làm được gì chính danh.
"Cần phải lên án, việc khủng bố cá nhân ngày
càng nhiều đối với những người không được sự vừa ý của nhà nước. Việc
điều tra làm rõ ràng thủ phạm vừa là nhiệm vụ của công an, của cơ quan
pháp luật, vừa là để chứng minh những gì cơ quan này cần chứng minh khi
sự nghi ngờ những việc này được tổ chức từ công an như Chí Đức đã khẳng
định," nhà báo tự do này nói với BBC.
Hôm thứ Bảy, một nhà hoạt động khác, kỹ sư Ngô
Duy Quyền nói với BBC Việt ngữ bản thân ông và một số nhà hoạt động đã
bị "ngăn cản, sách nhiễu và hành hung" khi tìm cách tiếp cận một cách ôn
hòa để theo dõi phiên xử vụ án của gia đình ông Đoàn Văn Vươn tuần
trước ở Hải Phòng.
Ông Quyền cũng nói một nhóm nhà hoạt động trong
đó có ông Trương Văn Dũng đã bị lực lượng an ninh đưa đi, trong đó, ông
Dũng đã bị "hành hung tới bị thương" ở trụ sở công an và phải được đưa
tới bệnh viện cấp cứu, nơi mà sau cùng, ông cũng đã bị "đẩy lên xe" và
ép buộc rời khỏi bệnh viện.
Gần đây, một số tổ chức theo dõi nhân quyền quốc
tế phản ánh việc nhiều nhà hoạt động, các bloggers vì dân chủ, nhân
quyền, một số nhà bất đồng chính kiến ôn hòa khác thường bị chính quyền
hoặc các tổ chức, cá nhân do chính quyền "đặt hàng" hành hung, đàn áp,
sách nhiễu, bắt cóc.
Tổ chức Human Rights Watch trong một báo cáo
thường niên nhân định nhà cầm quyền Việt Nam có biểu hiện "đàn áp có hệ
thống" giới bất đồng và các nhà hoạt động này, trong khi chính phủ Hoa
Kỳ và Liên Minh Châu Âu EU cũng tỏ ra quan ngại về tình hình nhân quyền.
Hoa Kỳ trong một nhận định gần đây cho rằng Việt Nam "thụt lùi" về nhân quyền.
Tin cho hay, ngày 11/4 tới đây, Hạ viện Mỹ sẽ mở một
Bấm
phiên điều trần để nghe đại diện các tổ chức theo dõi nhân
quyền độc lập và một số cá nhân là nạn nhân hoặc người nhà trình bày các
đánh giá hay bằng chứng của họ về tình trạng được cho là "vi phạm nhân
quyền" nghiêm trọng ở Việt Nam, điều mà chính quyền Việt Nam và truyền
thông nhà nước được cho là luôn bác bỏ.