Lenore Taylor, biên tập viên chính trị
Nguyễn Công Huân chuyển ngữ
Nguyễn Công Huân chuyển ngữ
Dân Luận: Chưa cần biết ông Susilo có liên quan tới vụ hối lộ hàng triệu đô-la này hay không, nhưng việc ông chủ động yêu cầu Úc phải giải thích là một chiến lược lấy công làm thủ rất hay. Im lặng lúc này tức là gián tiếp xác nhận những nghi ngờ đó là có thật.
Bác Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Lê Đức Thúy và Nông Đức Mạnh nên học tập chiêu thức này.
Quan hệ Úc - Indonesia bị tổn thương sau khi ông Susilo
Bambang Yudhoyono bày tỏ cú sốc và bị tổn thương khi tòa án Úc nêu tên
các chính trị gia Indonesia trong lệnh cấm tiết lộ.
Tổng thống Indonesia, ông Susilo Bambang Yudhoyono, được cho rằng đã yêu cầu báo cáo điều tra của Úc cần phải cởi mở và minh bạch. Ảnh: Romeo Gacad / AFP / Getty Images
Tổng thống Indonesia, ông Susilo Bambang Yudhoyono, đã kêu gọi chính
phủ Úc phải giải thích lệnh cấm báo chí đưa tin về những cáo buộc hối lộ
quốc tế, và nói rằng ông bị sốc khi thấy tên các chính trị gia
Indonesia bị nêu trong lệnh.
Lệnh cấm đưa tin của chính phủ Úc - với mục đích ngăn chặn "quan hệ
quốc tế" bị tổn hại trong quá trình xét xử ở tòa - tỏ ra đã tạo ra một
vấn đề lớn hơn, khi ông Yudhoyono yêu cầu phải có một lời giải thích.
Tổng thống Indonesia đã mở một cuộc họp báo vào cuối ngày thứ Năm để
khiếu nại về việc các quan chức Indonesia có tên trong lệnh cấm, hãng
thông tấn Antara và tờ Jakarta Post đưa tin.
"Chúng tôi đang bị sốc bởi báo cáo của WikiLeaks. Theo những thông
tin mà tôi được biết... thì bản báo cáo làm chúng tôi cảm thấy bị tổn
thương", ông Yudhoyono nói.
"Việc Úc thi hành một chính sách che dấu một số cá nhân bên ngoài
nước Úc được cho là có liên quan là một điều tôi cảm thấy không thoải
mái, bởi vì thay vào đó nó tạo ra sự nghi ngờ và những cáo buộc", ông
Yudhoyono được cho là đã phát biểu như thế.
"Tôi biết rằng loại tin tức như thế này sẽ được phát tán rất nhanh
chóng", ông nói. Ông Yudhoyono bổ sung thêm rằng đây là một vấn đề hết
sức nhạy cảm vì nó liên quan đến danh dự và nhân phẩm của các chính trị
gia Indonesia được nêu tên.
Ông đã nói mọi điều tra của chính phủ Úc phải cởi mở và minh bạch.
Đại sứ quán Australia tại Jakarta đã buộc phải đưa ra tuyên bố trấn
an rằng lệnh cấm này chỉ nhằm để bảo vệ các nhân vật cấp cao khỏi "sự ám
chỉ".
Lệnh của tòa tối cao tiểu bang Victoria ngăn cấm đăng tải nội dung
của vụ án, và cả nội dung của lệnh cấm, trong lãnh thổ nước úc, nhưng nó
đã được báo chí trong khu vực đưa tin rộng rãi sau khi WikiLeaks đăng
tải trên trang web của họ.
Ông Yudhoyono cho biết ngoại trưởng Indonesia, Marty Natalegawa, đã
nói chuyện với đại sứ Indonesia tại Úc và Đại sứ Australia tại Indonesia
trước cuộc họp báo.
Theo trang web Viva Indonesia, Tổng thư ký của đảng PDI-P của
Megawati Sukarnoputri, ông Tjahjo Kumolo, cũng đã yêu cầu làm rõ tại sao
các chính trị gia của Indonesia bị nêu tên trong các tài liệu bị rò rỉ.
Đại sứ quán Australia tại Jakarta sau đó phát hành này tuyên bố:
"Chính phủ Úc đã ra lệnh cấm này nhằm ngăn cản việc công bố những thông
tin có thể gợi ý sự tham gia vào vụ hối lộ của một số nhân vật chính trị
cao cấp trong khu vực, cho dù trên thực tế họ có tham gia hoặc là
không.
"Chính phủ cho rằng lệnh cấm đưa tin này vẫn là phương án tốt nhất để
bảo vệ các nhân vật chính trị cao cấp khỏi nguy cơ bị ám chỉ không có
cơ sở.
"Đây là một vụ án lâu dài và phức tạp, trong đó có nhiều nhân vật bị
nêu tên. Việc nêu tên những nhân vật trong lệnh cấm không có nghĩa là họ
làm gì đó sai trái."
"Chính phủ Úc nhấn mạnh rằng phía Indonesia không phải là đối tượng
của thủ tục tố tụng trong vụ Securency. Chúng tôi sẽ nghiêm túc xem xét
vụ để lộ thông tin liên quan đến lệnh cấm này, và chúng tôi đã chuyển hồ
sơ cho cảnh sát điều tra."
Lệnh cấm đưa tin bị lộ ra vào lúc Úc và Indonesia đang hàn gắn mối
quan hệ sau khi Edward Snowden tiết lộ những tài liệu cho thấy Úc đã
theo dõi ông Yudhoyono, vợ ông và một số nhân vật thân hữu khác của ông.
Lệnh cấm được ban hành bởi bộ phận hình sự của tòa án tối cao tiểu
bang Victoria "để tránh thiệt hại cho các mối quan hệ quốc tế của Úc có
thể được gây ra bởi việc công bố các tài liệu có thể làm hỏng danh tiếng
của cá nhân quy định người không phải là đối tượng trong các thủ tục tố
tụng" .