Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Quốc hội Việt Nam bỏ lỡ cơ hội

Ts Đoàn Xuân Lộc

Quốc hội Việt Nam thông qua Hiến pháp và nhiều luật trong kỳ họp mới nhất
Đúng như nhiều người dự đoán – và trái với bao mong đợi – Quốc hội Việt Nam đã bỏ phiếu thông qua bản Hiến pháp sửa đổi vào sáng thứ Năm ngày 28/11 với số phiếu 486/488. Chỉ có hai người trong số những đại biểu có mặt bỏ phiếu trắng.
Khi bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (hay Hiến pháp sửa đổi) được trình Quốc hội xem xét cách đây hơn ba tuần, dù rất lẽ loi, có một vài đại biểu quốc hội đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về thực chất của việc sửa đổi Hiến pháp lần này và nhắc nhở Quốc hội về trách nhiệm đối với ‘hậu thế’.
Ngoài Quốc hội, nhóm nhân sỹ, trí thức chủ xướng Kiến nghị 72 và những người ủng hộ đã gửi tới Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng một bức thư và lời kêu gọi dừng việc thông qua bản Hiến pháp sửa đổi.

Nhưng trong một đất nước mà Đảng Cộng sản (ĐCS) lãnh đạo cả Nhà nước và xã hội, và ‘ý đảng’ luôn đi trước ‘lòng dân’ chuyện các đại biểu quốc hội biết nghĩ tới hậu thế, dám làm trái ‘ý đảng’ và dừng thông qua Hiến pháp sửa đổi là một chuyện không tưởng. Chính những người gửi bức thư và ra lời kêu gọi ấy cũng biết rõ điều đó.

‘Sửa’ nhưng không ‘thay’

Bỏ cả một năm hội họp, tốn biết bao nhiêu ngân sách nhà nước, dân thì mất thời gian, công sức góp ý pháp nhưng xem ra cuối cũng chẳng có thay đổi gì quan trọng. Đây cũng là lý do khác làm không ít người thất vọng
Tuy vậy, dù biết những ý kiến của mình khó hay không được chấp nhận, trong một năm qua nhiều người – từ người dân, nhân sỹ, trí thức đến các hội đoàn, tổ chức – đã mạnh dạn, thẳng thắn, nghiêm túc và với cả tâm huyết, trực tiếp hay gián tiếp gửi những góp ý, kiến nghị của mình tới Ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp cũng như ĐCS và chính quyền Việt Nam nói chung.
Và nếu họ mong ước đất nước thay đổi bao nhiêu khi góp ý, kiến nghị, thì giờ họ thất vọng bấy nhiêu khi biết tuyệt đại đa số đại biểu quốc hội bỏ phiếu thông qua bản Hiến pháp sửa đối ấy bấy nhiêu. Thật vọng không đơn thuần chỉ vì ý kiến của mình bị phớt lờ mà quan trọng hơn vì thất đất nước đã bỏ lỡ một cơ hội để đổi mới, để tránh tụt hậu.
Khi ĐCS quyết định cho sửa đối Hiến pháp 1992, tình hình chính trị, kinh tế Việt Nam và khu vực nói chung có nhiều biến động. Ở Việt Nam, kinh tế gặp khó khăn, xã hội bất ổn: các doanh nghiệp nhà nước như Vinashin thua lỗ, thất bại nghiêm trọng; tham nhũng tràn lan; dân oan đi đòi đất khắp nơi.
Ở khu vực, chế độ quân sự độc tài tại Mynmar quyết định tiến hành những cải cách chính trị ngoạn mục – như trả tù nhân chính trị, cho đối lập hoạt động, tổ chức bầu cử dân chủ, cởi trói báo chí – và chỉ trong một thời gian ngắn đưa đất nước này thoát khỏi sự cô lập, chỉ trích của thế giới.
Việc cho sửa đổi Hiến pháp 1992 trong bối cảnh đó đã làm dấy lên hy vọng ĐCS Việt Nam sẽ tiến hành cải cách, đổi mới. Hy vọng đó càng nhiều khi Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội và Trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp Phan Trung Lý khẳng định ‘không có gì cấm kỵ’ gì khi người dân góp ý sửa Hiến pháp.
Nhiều người thất vọng về bản hiến pháp sửa đổi vừa thông qua theo tác giả
Và lời tuyên bố đó cũng đã làm cho nhiều người, nhiều tổ chức mạnh dạn lên tiếng góp ý về những chủ đề được coi là ‘nhạy cảm’ hay những điều bất cập, phi lý tại Việt Nam, như vai trò lãnh đạo của ĐCS, vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước hoặc sở hữu toàn dân.
Chẳng hạn Hồi đồng Giám mục Việt Nam đã gửi một Bản nhận định và góp ý gửi tới Ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp, trong đó các Giám mục Việt Nam không chỉ bày tỏ bất đồng với Điều 4 – hiến định quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội của ĐCS – cũng như nêu nhiều mâu thuẫn, bất hợp lý khác trong cơ cấu, tổ chức chính trị, kinh tế tại Việt Nam.
Nhưng tất cả những góp ý ấy đều bị bác bỏ hay bị phất lờ vì ngoài một vài sửa đổi nhỏ, không quan trọng, Hiến pháp sửa đổi vừa được thông qua không có thay đổi gì đáng kể.
Ví dụ, nó vẫn giữ nguyên Điều 4 dù có bổ sung thêm quy định về trách nhiệm của ĐCS trước nhân dân. Hiến pháp sửa đổi vẫn tiếp tục quy định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước và sở hữu toàn dân. Đây là hai điểm gây nhiều tranh luận và cũng được coi là bất cập, phi lý.
Bỏ cả một năm hội họp, tốn biết bao nhiêu ngân sách nhà nước, dân thì mất thời gian, công sức góp ý pháp nhưng xem ra cuối cũng chẳng có thay đổi gì quan trọng. Đây cũng là lý do khác làm không ít người thất vọng.

‘Không có tương lai’

Nhưng điểm làm những ai quan tâm đến tình hình đất nước, vận mệnh quốc gia thất vọng nhất có lẽ là Việt Nam đã bỏ qua một cơ hội để giải quyết những bất cập, phi lý trong cơ cấu chính trị, kinh tế, xã hội của mình để qua đó tránh tụt hậu.
Nghe thật bi hài nhưng ông Sang nói quá đúng. Hô khẩu hiệu không thể chống tham nhũng. Đã đến lúc cần có những thay đổi triệt để đất nước không bị tụt hậu vì, như chính ông quả quyết, ‘duy trì cơ chế cũ là chết
Ai cũng biết những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ gây thất thoát ngân sách nhà nước rất lớn hay đã vào đang rơi vào tình trạng phá sản là những doanh nghiệp nhà nước. Vinashin và Vinaline là hai trường hợp điển hình.
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng dân oan đi khiếu kiện tràn lan là luật đất đai bất cập – hay cụ thể hơn, do quy định về ‘sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý’. Và cảm thấy đất đai của mình bị thu hồi bất hợp pháp nhưng không làm được gì có người – như trường hợp gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng – đã dùng vũ khí để phản kháng.
Tệ hơn và đau lòng hơn, mới đây vào ngày 11/9, khi bị dồn tới đường cùng, ông Đặng Ngọc Viết đã tới Trung tâm Phát triển Quỹ đất Thành phố Thái Bình bắn chết Phó giám đốc – và bắn bị thương bốn cán bộ – của Quỹ đất này và sau đó dùng súng tự tử. Tất cả chỉ vì do bất bình với việc chính quyền thu hồi đất của mình.
Dù có những tiếng súng cảnh báo như vậy, xem ra giới lãnh đạo Việt Nam và các đại biểu quốc hội vẫn không muốn có những thay đổi hợp lý về sở hữu đất đai.
Không chỉ người dân, nhân sỹ, trí thức hay giới quan sát, học giả mà một số người trong ĐCS hay Quốc hội Việt Nam thừa nhận rằng việc đổi mới thể chế và luật pháp ở Việt Nam đã chậm bước so với nhu cầu phát triển của đất nước và nếu không có những giải pháp toàn diện và đột phá thì Việt Nam không thể có những chuyển biến tích cực.
Có người còn nhấn mạnh rằng trong một thế giới đã và đang thay đổi, nếu tiếp tục sống theo cách cũ và không dám đổi mới, Việt Nam sẽ không có tương lai.
Việt Nam sẽ cần tới một thế hệ lãnh đạo mới để đi tới một Hiến pháp của dân hơn?
Trong một lần tiếp cử tri tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng trước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã phải nhìn nhận rằng: ‘Ta hô khẩu hiệu nhiều quá. Còn câu“Một bộ phận không nhỏ”là một câu hết sức đau đầu. Nghe dư luận thì rất nhiều nhưng tìm thì không thấy. Có nhiều anh nói “bộ phận không nhỏ” đó ở bên dưới. Nhưng sau một năm quay lại hỏi bên dưới là chỗ nào thì mấy ông chỉ cười khì, không chỉ ra được’.
Nghe thật bi hài nhưng ông Sang nói quá đúng. Hô khẩu hiệu không thể chống tham nhũng. Đã đến lúc cần có những thay đổi triệt để đất nước không bị tụt hậu vì, như chính ông quả quyết, ‘duy trì cơ chế cũ là chết!’
Và điểm bắt đầu – và cũng là điểm quan trọng nhất, ý nghĩa nhất – để tiến hành những thay đổi đó là soạn thảo và thông qua một bản Hiến pháp thực sự dân chủ, khoa học, nhân bản, tóm gọn được tất cả những khí phách, tinh hoa, nguyện vọng của toàn dân, chứ không đơn thuần chỉ là ‘ý đảng’.
Nhưng giới lãnh đạo Việt Nam và các đại biểu quốc hội – những người trên danh nghĩa là đại diện nhân dân – đã không làm được điều đó.
Trả lời phỏng vấn BBC sau khi Quốc hội bỏ phiếu thông qua Hiến pháp sửa đổi,Giáo sư Tương lai– cựu thành viên nhóm tư vấn thủ tướng và cũng là một trong 72 nhân sỹ trí thức đã tham gia ký tên vào bản kiến nghị sửa đối hiến pháp – cho rằng với việc thông qua Hiến pháp dự thảo ấy ‘Quốc hội có tội với tổ quốc và nhân dân’. Công hay tội của họ lịch sử sẽ phát xét.
Có điều chắc chắn có không ít người đồng ý rằng với quyết định ngày hôm nay, các đại biểu quốc hội Việt Nam đã bỏ qua một cơ hội quý báu giúp đất nước phát triển, giàu mạnh, dân chủ.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"