Trước hết, tôi phải xin lỗi cụ Tản Đà khi chọn tiêu đề bài viết
này để tưởng nhớ đến một tâm hồn, một tài thơ Việt Nam núi Tản
sông Đà, ngập tràn lãng mạn, ngập tràn thơ, nhiều khi hóm hỉnh
sâu xa đầy gợi mở, thấm đượm yêu nước và tình người, biết bao
thương xót.
“Dân hai nhăm triệu ai người lớn
Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con“
Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con“
Thời cụ Tản Đà, nước ta còn dưới ách nô lệ thực dân Pháp không có
công dân mà chỉ có “dân đen” như Nguyễn Trãi nói, lại lo không biết “bức
dư đồ rách ai bồi” nên Tản Đà mới mong mỏi trong số 25 triệu đồng bào,
ai là người có chí lớn, đủ tài lãnh đạo nhân dân giành lại độc lập cho
đất nước. Cụ xót thương nước có bốn ngàn năm lịch sử mà dân vẫn còn
trong vòng phong kiến tối tăm, chưa được khai trí về kiến thức văn minh
của nền tự do dân chủ, nên so với trình độ dân trí ở các nước thì vẫn
như là đứa trẻ nít.
Trên mạng xã hội, nhiều bài viết phản ánh Nghị trường Quốc hội mới
diễn ra nhiều câu nói ấn tượng nổi tiếng và kết quả bấm nút cuối cùng
về Hiến pháp và Luật đất đai sửa đổi như dấu chấm than về vận nước!
Chẳng cần chờ đến hậu thế mà ngay thế hệ ngày nay cũng đủ trí tuệ, để
soi xét, đánh giá. Những người tỉnh táo không thất vọng vì có kỳ vọng
đâu mà thất vọng!
Người ta nhận xét, Quốc hội Việt Nam như sân khấu, nhiều diễn viên
không vượt qua được chính mình. Lúc này, lại nhớ đến mấy câu thơ từ thời
sinh viên (thập niên 60) khi đi tham gia biểu diễn văn nghệ ở khoa:
“Đóng kịch phải hóa trang
Tô đỏ đôi môi tô đen đôi mắt
Bắt đêm đen thức dạy làm ngày
Cười lúc đau nước mắt nước vui
Sân khấu và cuộc đời
Cánh gà là khoảng cách”
Tô đỏ đôi môi tô đen đôi mắt
Bắt đêm đen thức dạy làm ngày
Cười lúc đau nước mắt nước vui
Sân khấu và cuộc đời
Cánh gà là khoảng cách”
Nhà viết kịch nổi tiếng đi trước thời đại từ thập niên 80, Lưu Quang
Vũ để lại nhiều dấu ấn cũng một phần nhờ dàn diễn viên giỏi tay nghề và
đầy bản lĩnh “thổi hồn” hàng chục vở diễn đi vào lòng người như : Tôi
và chúng ta; Hồn Trương Ba da hàng thit; Ông không phải là bố tôi; Mùa
hạ cuối cùng vv… Trong vở kịch “Lời thề thứ 9” tác giả Lưu Quang Vũ để
cho nhân vật anh lính Đôn sứt tiến đến đứng trước mặt khán giả dõng dạc,
khảng khái tuyên bố trong tiếng vỗ tay vang dội của người xem “Nhân dân ta rất anh hùng nhưng thật ra hèn lắm”.
Câu nói của người lính trên kịch trường Việt Nam đã 30 năm, lại làm
chúng ta nhớ đến Shakespeare nhà viết kịch nổi tiếng trên thế giới người
Anh ở thế kỷ 16 (thời kỳ phục hưng) đã để cho nhân vật Hamlet có câu
nói bất hủ cho đến tận ngày nay ”To be or not to be” có nghĩa là “tồn
tại hay không tồn tại”.
Nhìn lại sự phát triển của đất nước, ta hãy lấy Đại Hàn Dân Quốc làm
so sánh. Sau chiến tranh thế giới, Hàn Quốc nghèo nàn, lệ thuộc và độc
tài, không được tôn trọng cho lắm nên gọi là Nam Triều Tiên – như chế độ
Sài gòn cùng thời, thậm chí nghèo hơn Hòn Ngọc Viễn Đông. Người độc tài
khét tiếng bị ghét bỏ và bị ám sát lần lượt cả vợ trước, chồng sau là
Tổng thống Pak Chung-hee (tại vị 1963-1979). Ông ta từng ra lịnh đàn áp,
bắn chết hơn 3.000 sinh viên biểu tình ở Quang Du và bắt kết án tử hình
lãnh tụ đối lập Kim Dae-jung (sau này làm Tổng thống do dân bầu)..
Tội ác của Pak Chung-hee là độc tài, thảm sát sinh viên nhưng có
công lớn đưa kinh tế đất nước hóa Rồng nhờ động lực là các Chebol và
xác lập nền pháp trị làm nền tảng cho dân chủ đa nguyên đa đảng – một
chỉ dấu của chế độ chính trị văn minh bền vững. Một đất nước còn tệ hơn
Nam Việt Nam cùng thời, vậy mà nay kinh tế Hàn Quốc đứng hạng 11 trên
thế giới, cạnh tranh qua mặt Nhật Bản về thị trường, thị phần ô tô, điện
tử và một phần công nghệ đóng tàu thật đáng khâm phục.
Hay hơn nữa là con gái nhà độc tài Pak Chung-hee, nay là Tổng thống
Pak Geum-hye (2/2013) lại thắng áp đảo trong cuộc bỏ phiếu dân chủ cạnh
tranh giữa các đảng phái. Ánh hào quang hiện tại soi sáng lịch sử nghèo
nàn, độc tài, đen tối để lộ ra một Đại Hàn Dân Quốc như ta thấy làm thế
giới phải ngả mũ thán phục.
Còn Việt Nam ta lịch sử oai hùng trước chiến tranh thế giới, sau
1975 là” trái tim và lương tâm thời đại”. Vậy mà ta, nay lại hạng trên
dưới 100 trong số hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ. Xin vay, bám bầu vú
viện trợ ODA sử dụng không hiệu quả, chỉ số ICOR cao ngất ngưởng nhất
khu vực, để lại khoản nợ khổng lồ cho con cháu, trong khi giáo dục xuống
cấp, tham nhũng tràn lan, lòng người ly tán, có đau và nhục không chứ
?!. Vậy thì không ai lớn và trẻ con mãi (chứ không phải trẻ mãi – thanh
xuân – không già) là đúng quá rồi!
Bây giờ dân 90 triệu rồi, so ra dân trí cao hơn thời xưa nhưng chí
khí lại thụt lùi, quan trí tụt hậu so với thế hệ vàng Hồ Chí Minh, không
chịu làm theo lời dạy của Người: “Dân chủ là để cho người dân được mở miệng”.
Chỉ riêng chuyện đất đai, nhiều người đã nói mãi, nói rất đúng về
khái niệm mơ hồ sở hữu toàn dân chỉ là kẽ hở cho nhóm lợi ích, là nguyên
nhân chủ yếu khiếu kiện gây bất ổn xã hội bấy lâu nay nhưng rồi đa số
đại biểu Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước vẫn phải bấm
nút theo hướng đã được “chỉ tay”! Trong phạm trù sở hữu được nêu ra, nên
chăng ta cứ nôm na hóa vấn đề như câu cửa miệng, dân giã thường đặt ra
để cân nhắc, đắn đo, suy xét : “Ai nắm đằng chuôi “. Và, thế là rõ ngay
cái thế : Ai sẽ “đứt tay” khi cái “chuôi” ngọ nguậy?!
Trong lịch sử, chế độ quân chủ coi đất là của Thiên tử. Chế độ ấy gần
như không lúc nào yên được vì người nông dân (nông nô) không ngày nào
được ổn định trên mảnh đất mà mình canh tác (vì chủ đất thu hồi – lấy
lại lúc nào không biết). Và chế độ quân chủ độc tài vĩnh viễn bị xóa bỏ.
Chế độ tư bản, khởi đầu từ Hoàng đế Napoleon: Nông dân có quyền làm chủ
đất. Ngày nay, nhân dân Pháp vẫn còn thỉnh thoảng hô: “Hoàng đế muôn
năm!”. Vậy là sao? Chế độ công hữu đất đai dưới các chế độ gọi là Xã hội
Chủ nghĩa chưa thấy ở đâu mà yên. Hơn chục nước XHCN đã không tồn tại,
chỉ duy nhất còn vài nước “lai lai” kinh tế thị trường mà sở hữu đất
đai thì là của Nhà nước (còn công là của cá nhân) như Trung Quốc và Việt
Nam ta.
Người ta thường nói đất nước suy thoái cần phải chấn hưng. Từ chấn
hưng phong phú, giàu ý nghĩa. Trong “chấn hưng”, có cải cách,
có đổi mới, có khôi phục, có bảo tồn, có phát triển. Chấn
hưng đấ́t nước là chấn hưng những gì? Thế giới thường nói:
tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường. Nước ta
đã bổ sung: Mở mang văn hoá, chấn hưng giáo dục, và phát triển
con người.
Tiếc thay, cũng như cảm thán của cụ Tản Đà năm xưa, ngày nay 90 triệu
dân muốn chấn hưng đất nước nhưng lĩnh vực quan trọng quyết định
là chế độ xã hội, thể chế chính trị, và chống tham nhũng thì
ngay cả các đại biểu Quốc hội cũng chưa được nói, được viết và được
làm có hiệu quả như cần có.
Lâu rồi, đã có lần người viết bài này đưa ra nhận xét, nhìn ra thế
giới, chúng ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm thành công của các con
Rồng Châu Á là nhờ :
Thứ nhất, có một người đứng đầu là bậc hiền tài giầu
tài năng đức độ, không bị lực cản kìm hãm hoặc hạn chế, mà có tổ chức
và cơ chế thuận lợi để phát huy hết tài năng, đức độ làm giầu, làm đẹp,
giữ vững và mở mang đất nước.
Thứ hai, cần có nguồn nhân lực gồm những cán bộ hành
chính biết quản lý Nhà nước pháp quyền hiện đại có hiệu lực và hiệu quả
cao. Những doanh nhân biết kinh doanh tại các doanh nghiệp công và tư
đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao cho bản thân, cho doanh nghiệp và cho
đất nước. Các nhà khoa học, ban đầu biết lựa chọn, tiếp thu, vận dụng
tốt các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến trên thế giới, tiếp đó
biết tiến lên sáng tạo thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của
chính nước nhà.
Thứ ba, có một dân tộc với một sự thông minh và tài
năng được đào tạo, bồi dưỡng bởi một nền giáo dục quốc dân hiện đại có
chất lượng cao.
Ngày nay, ngẫm suy bài hockinh nghiệm hóa Rồng của các nước và 2 câu thơ nói trên của cụ Tản Đà chỉ biết cảm thán: “May thay cho nước ta". Và do vậy, cùng "Không may thay cho nước ta”!