Jonathan London
Trong bối cảnh sự căng thẳng trong vùng đang nổi lên, xin trân trọng chia sẻ một bài đáng đọc của GSTS Mark Beeson do tôi đã dịch (dù thừa nhận chưa chuẩn 100%).
Mark Beeson là một giáo sư về Chính Trị Quốc Tế tại TĐH Murdoch, Úc (và người quen của tôi)
Xin biết ý kiến của các bạn!
Chân thành,
Jonathan London
Trung Quốc đang làm gì? Đối với những người làm và quan sát chính trị
chẳng có một câu hỏi nào quan trọng hơn điều này. Sự khủng hoảng trên
Biển Hoa Đông làm câu hỏi này càng thêm rõ ràng hơn nữa, đặc biệt trong
lúc những căng thẳng đang nổi lên sau ngày 23/11. Khi Trung Quốc (TQ)
tuyên bố Thiết lập một vùng phòng không (VPK) bao gồm những khu vực đang
tranh chấp với các nước láng giềng và đòi hỏi bất kỳ máy bay bay qua
vùng này nộp kế hoạch bay với Bắc Kinh.
Hoa Kỳ đã cho ngay hai máy bay B52 bay qua khu này mà không báo trước
(dù có nói đã có kế hoạch cho chuyến đi này từ lâu) cả Nhật và Hàn Quốc
cũng đã phản đối vùng phòng không này.
Để làm sáng tỏ những ý định của TQ quả là khó. Chưa rõ cái vùng phòng
không (VPK) là một phần của chiến lược đã được vạch ra kỹ và có được sự
ủng hộ một cách rộng rãi (trong bộ máy), hay chỉ là một sáng kiến xuất
phát từ quân sự ngày càng có ảnh hướng của TQ. Quá trình vạch ra chính
sách ngoại giao của TQ đã từ lâu nổi tiếng là không rõ ràng, nhưng nó sẽ
có ích để biết liệu những hành động gần đây của TQ có sự ủng hộ nhiệt
tình của Chủ tịch Tập Cận Bình, là một ví dụ.
Nhưng, bất chấp chính sách này bắt nguồn từ đâu, tác giả của nó được
coi là rất khiêu khích. Vì thế, có lẽ rủi ro tính trước có thể đặt giả
thuyết là được thiết kế để kiểm tra những phản ứng. Trung Quốc chỉ đơn
giản là có một đời hỏi như thế? Và nếu không, nó sẽ gây ra một phản ứng
như thế nào?
Điều quan trọng là Hoa Kỳ sẽ làm gì? Nhìn vào ngắn hạn, VPK của TQ có
vẻ là một sai lầm lớn trong phán đoán. Toàn khu vực đang bất ổn, về
phía Hoa Kỳ đang tìm cách để lập lại sự ổn định và chiến lược chắc chắn.
Trong những điều kiện như thế này Hoa Kỳ ít có lựa chọn nào ngoài việc
gửi một thông điệp sẽ không thể bị đe dọa bởi TQ và sẽ tôn trọng những
trách nhiệm đối với liên minh Nhật Bản.
Ở TQ có một số nhà chiến lược rất thông minh và chắc họ đã đoán được
phản ứng này của Hoa Kỳ từ trước. Nếu không (tức là nếu TQ có hành vi
không được lên kế hoạch kỹ từ trước) thì nó hàm ý một mức độ liều lĩnh
táo bạo mà thực sự là đáng sợ, đặc biệt vì môi trường trong khu vực đã
quá căng thẳng và vì sự vắng mặt của những cơ chế quản lý khủng hoảng
hiệu quả. Nhưng, cách hiểu hào phóng này – mà giả sử VPK là một phần của
một kế hoạch lâu dài được thiết kế để đẩy mạnh những quyền lực của TQ –
có làm cho chúng ta thoải mái một chút nào không?
Nếu đúng, nó bao hàm một số trong những nhà chiến lược và nhà vạch ra
chính sách ở TQ có ảnh hưởng nhất đã bắt tay trên một chiến dịch mà nó
sẽ không chỉ mở rộng lãnh thổ, mà là một cách cố ý thử nghiệm sự quyết
tâm và chung thủy của (Hoa Kỳ), đối thủ cạnh tranh duy nhất.
Đối với một số nhà quan sát, đặc biệt ở Mỹ, khả năng này sẽ chỉ xác
nhận sự mong đợi đã có từ lâu và những lo sợ sâu sắc. Sự gia tăng sức
mạnh kinh tế (của TQ), nhiều người tin, chắc chắn sẽ dẫn đến xung đột vì
những “thế lực” tăng lên tìm cách thách thức hiện trạng.
Tuy nhiên, cũng có một cách hiểu lịch sử trước đây lạc quan hơn và có
vẻ đặc biệt chính đáng. Bất chấp sự căng thẳng hiện nay, rất quan trọng
để nhớ đã không có một xung đột nào lớn ở Đông Á từ chiến tranh biên
giới ngắn ngủi của TQ và Việt Nam vào những năm 1970s. Chiến tranh giữa
các nước ở Đông Á đã không thời trang nữa, cũng như đại đa số trong các
khu vực trên thể giới. Sự phát triển kinh tế chưa từng có của vùng Đông Á
đã là lý do chính cho niềm vui này. Các nước thực sự có quá nhiều thứ
để mất và quá ít cái để đạt được qua xung đột lãnh thổ bành trướng kiểu
cũ. (Dù không phải nếu những biên giới là không rõ, tranh chấp, và ở
biên đảo)
Câu hỏi lớn nhất đối với TQ là về mức độ của những tác động “thái
bình hóa” của sự gia tăng trong mức sống và quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế. Có phải là những lợi ích của thương mại toàn cầu sẽ có ảnh
hưởng hơn so với sự mong muốn để điều chỉnh những xúc phạm lịch sử?
Đối với quan hệ của TQ với Nhật Bản, chúng tôi có lý do để lo. Dù có
những mức độ phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế thật đáng kể, nhưng quan hệ
song phương này đã rõ ràng không hoàn toàn thay đổi. Ngược lại, bất chấp
việc cả hai nước có những lý do lớn để làm cho quan hệ kinh tế của họ
ổn định, một làn sóng chủ nghĩa dân tộc ở hai quốc gia đang đe dọa nó.
Đó là lý do tại sao những chính sách đối ngoại thực nghiệm hóa là rất
nguy hiểm.
Không chỉ là những sự kiện gần đây có gây thiệt hại khổng lồ đối với
danh tiếng của TQ là một cốt lỗi ngày càng cần thiết của sự phát triển
kinh tế vùng, mà có nguy cơ gây ra một xung đột thực tế. Chắc chắn, thậm
chí những nhà vạch ra chính sách diều hâu của TQ phải có những dự phòng
về điều này. Dù nhỏ, nếu bất kỳ xung đột có xảy ra sẽ có những hậu quả
khổng lồ, không thể kiểm soát được, và không thể biết trước được. Thậm
chí có một xung đột có thể tình cờ được xử lý nhanh chóng, thì những
thiệt hại thứ hai về tài sản sẽ gây ra một nền kinh tế toàn câu đang suy
yếu và mờ nhạt sẽ rất lớn. Và TQ cũng sẽ chịu ảnh hưởng xấu tương
đuơng như các nước khác.
Nguy cơ lớn, tất nhiên, là những tình cảm chủ nghĩa dân tộc cực đoan
đang tăng thêm sự mong muốn để điều chỉnh những xúc phạm lịch sử sẽ vượt
qua tầm kiểm soát. Tất cả chúng ta phải hy vọng nếu những chính sách
mới của TQ đã là được thiết kế kỹ do những nhà chiến lược của nó họ đã
suy ngẫm về khả năng rằng sự “blowback” (gần như là “tự vã vào mặt
mình”) cũng có thể có.