Thứ Tư, 31 tháng 12, 2014

Kế “tá đao sát nhân” của CSVN qua việc tống xuất ra hải ngoại những người đấu tranh gây nguy hiểm cho chúng

Nguyễn Chính Kết
Những người đọc “Tam Thập Lục Kế” của Tôn Tử không lạ gì kế “tá đao sát nhân”. Đó là kế mượn tay người khác để giết người mình muốn giết, hầu tránh bị mang tiếng là thủ phạm giết người. Kế này thật hay, và người ra tay giết giùm nạn nhân thay cho thủ phạm giấu mặt ấy là kẻ bị trúng kế.

Để minh họa cho kế “Tá đao sát nhân”, các tác giả binh pháp thường kể chuyện Tào Tháo mượn tay Lưu Biểu giết Nễ Hành, nhưng Lưu Biểu nhận ra thâm ý của Tào Tháo, bèn nhờ tay người khác là Hoàng Tố giết. Câu chuyện được lấy trong “Tam Quốc diễn nghĩa” hồi 23, có thể tóm lược như sau:

Nễ Hành là một tay có tài nhưng tính tình ngang tàng, dễ gây mất lòng. Ông được người bạn là Khổng Dung tiến cử lên Tào Tháo để Tháo trọng dụng. Nhưng khi đến gặp Tháo, Nễ Hành bất mãn vì không được Tháo mời ngồi. Do quá thẳng tính và nóng nảy, Hành đã nói những lời xúc phạm đến Tháo và cả triều thần của Tháo. Tào Tháo giận tím gan và được triều thần đề nghị giết Hành. Nhưng Tháo không muốn trực tiếp ra lệnh giết vì sợ mang tiếng là giết người tài, một tai tiếng không tốt mà những người lãnh đạo thời ấy muốn tránh né. Tháo bèn cử Nễ Hành đi sứ sang Kinh Châu để dụ Lưu Biểu đầu hàng.

Việt Nam 2014: 10 sự kiện lớn

Bùi Tín
Trong năm 2014, có thể kể ra 10 sự kiện lớn, đánh dấu bởi phong trào đấu tranh cho Dân chủ và Nhân quyền có bước phát triển rõ rệt cả về số lượng và chất lượng. Đây là nét khởi sắc đáng mừng nhất cho đất nước ta. Nét đáng mừng thứ hai là chính quyền độc đảng do quyền lợi ích kỷ phe nhóm, ngoan cố duy trì chế độ toàn trị cổ lỗ, tự dấn thân vào tình thế hiểm nghèo toàn diện không có lối thóat, nếu không tự lột xác trong thời gian nhân Đại hội XII sắp tới gần.
Mười sự kiện lớn đó là:
1. Thư Ngỏ của 61 đảng viên CS gửi Ban Chấp hành Trung ương đảng và toàn thể đảng viên CS, yêu cầu thay đổi hẳn Cương lĩnh Chính trị, thay đổi thể chế từ toàn trị sang dân chủ một cách kiên quyết nhưng ôn hòa, đồng thời thực hiện đường lối đối ngọai thóat Trung, chống bành trướng, quan hệ bình thường với nhân dân Trung Quốc, công khai hóa toàn bộ các thỏa thuận ở Thành Đô năm 1990. Tuy số lượng không lớn nhưng họ tiêu biểu cho cả một khối đảng viên lão thành, đảng viên trí thức, có trí tuệ và tâm huyết. nếu việc chuẩn bị cho Đại Hội XII đi ngược với hướng này, đảng CS có nguy cơ vỡ ra từng mảng để hình thành tổ chức chính trị mới hợp thời đại, gắn bó với nhân dân, dân tộc.

Bình chọn 10 sự kiện và 10 nhân vật nổi bật 2014

Nguyễn Xuân Diện
10 sự kiện nổi bật năm 2014
1. Trung Quốc đưa giàn khoan HD981 xâm lược Việt Nam.
2. Các cuộc biểu tình ở khắp nơi trong nam ngoài bắc nổ ra, phản đối Trung Quốc xâm lược.
3. Tiếp tục bắt bớ, giam cầm các blogger và các nhà bất đồng chính kiến, các nhà hoạt động. Các Blogger bị bắt và giam cầm: Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, Bọ Lập Nguyễn Quang Lập, Người Lót Gạch Hồng Lê Thọ, Nguyễn Đình Ngọc.
Một số blogger mãn hạn tù hoặc bị tống xuất ra khỏi Việt Nam: Nhà văn Phạm Viết Đào ra tù, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, TS. Cù Huy Hà Vũ.
4. Thư ngỏ của 61 đảng viên lão thành đảng CSVN gửi Bộ Chính trị và BCH trung ương đảng CSVN.
5. Nhân sĩ trí thức gửi Thư ngỏ về tình hình khẩn cấp của đất nước.
6. Chính quyền Hà Nội kết tội những người dân Dương Nội chỉ vì họ đấu tranh giữ lại đất để sản xuất, sinh sống; xử tù ông bà Trịnh Bá Khiêm - Cấn Thị Thêu và nhiều người dân Dương Nội. Các cuộc biểu tình liên miên của bà con Dương Nội tại các cơ quan chính quyền ở HN.

Bãi bỏ án tử hình nên hay không?


Hiện nay có tới 135 nước đã bãi bỏ án tử hình, 62 nước vẫn còn duy trì án tử hình, thường là để trừng trị những kẻ sát nhân. Tuy nhiên, không thể tìm ra bất kỳ tiêu chí nào về địa lý, văn hoá, chính trị, kinh tế, tôn giáo …để phân biệt 135 nước bãi bỏ và 62 nước duy trì án tử hình. Hầu hết các nước đang áp dụng án tử hình đều biện minh là phải áp dụng bản án nặng nề nhất này để bảo đảm an ninh, an toàn cho cộng đồng. Còn các nước không duy trì án tử hình thì lại cho rằng tử hình là vi phạm vào quyền sống của con người.
Nguyên nhân tranh cãi của các nước này xuất phát từ hai tư duy khác nhau về tư pháp hình sự. Các nước duy trì án tử hình thì cho rằng hệ thống tư pháp hình sự là để trừng trị những người phạm tội; trong khi đó, các nước bãi bỏ án tử hình thì cho rằng hệ thống tư pháp hình sự là để bảo vệ quyền con người. Tuy nhiên, dù đứng trên tư duy nào thì án tử hình cũng là một thiết chế pháp lý do cộng đồng đặt ra để bảo vệ tính ổn định của cộng đồng, do đó phải thoả mãn ba đặc điểm của bất cứ thiết chế pháp lý nào, đó là: tính đúng đắn, tính cần thiết và tính hiệu quả. Sau khi xem xét và phân tích các đặc điểm này, nếu án tử hình hội tụ đầy đủ ba đặc điểm trên thì chúng ta mới có căn cứ để duy trì nó; nếu thiếu bất cứ đặc điểm nào thì chúng ta không thể duy trì nó.

Trí thức, kẻ bất lực của muôn đời

Trần Đạo
Mao Trạch Ðông có một câu khó ngửi về trí thức. Vậy mà không ít trí thức trên đời, không phải hạng xoàng, ngửi được. Không có gì đáng ngạc nhiên. Ông có lý, trí thức thường là kẻ bất lực. Khổng Minh nhường thiên thời cho Tào Tháo, địa lợi cho Tôn Quyền, chỉ dựa vào nhân hoà mà dựng nhà Hậu Hán, thật là người trí thức phi thường. Nhưng cũng phải thở dài, gục xuống Kỳ Sơn. Thật là kẻ bất lực trước thời thế. Nguyễn Trãi chủ trương đánh vào lòng người hơn đánh thành, giúp Lê Lợi đánh bạt quân Minh, tuyệt vời không kém Khổng Minh. Rồi cũng bị loại: thế giới phong kiến không có đất sống cho loại người như vậy, loại người biến mệnh trời thành lòng dân. Tại sao kỳ lạ thế?
Những từ trí thức, giới trí thức (intelligentsia), trong nghĩa hiện nay của chúng, ít nhất trong văn hoá Pháp, không có từ muôn đời. Nó manh nha ở Pháp từ thế kỷ 17, hình thành trong thế kỷ 18, trở thành khái niệm trong thế kỷ 19, thịnh vượng trong thế kỷ 20, suy tàn (?) cuối thế kỷ 20. Không ở đâu, người trí thức có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội như ở Pháp. Thí dụ, Hiến pháp đầu tiên của Pháp, thậm chí Hiến pháp của Mỹ, không thể có được nếu không có trào lưu văn học và tư tưởng của Pháp trong thế kỷ 18. Hiến pháp là một vấn đề văn hoá trước khi trở thành vấn đề chính trị hay luật pháp. Vậy cũng nên tìm hiểu quá trình hình thành khái niệm trí thức ở Pháp.

Trang Chân Dung Quyền Lực khiến Bộ Chính Trị lo sợ

Người Buôn Gió
Sự ra đời của trang Chân Dung Quyền Lực (CDQL) trong thời gian ngắn đã gây nên một nỗi sợ hãi cho Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam. Các Uỷ viên BCT gần như cùng một lúc ngầm lên án trang này chứa những thông tin sai sự thật, xuyên tạc, nói xấu lãnh đạo.
Ông Trương Tấn Sang nói:
- Nâng cao hiệu quả đấu tranh, ngăn chặn tình trạng lộ, lọt, mất an ninh an toàn thông tin, đặc biệt là thông tin mạng, an ninh tư tưởng, văn hóa.
Ông Trần Đại Quang nói:

Chuyến thăm nuôi bất thành của gia đình tử tội Hồ Duy Hải

Ls Trần Hồng Phong
Quang cảnh sáng 30-12-2014 tại trại giam tỉnh Long An. Người áo hoa đứng giữa là chị Loan, mẹ Hồ Duy Hải (ảnh Lê Đại Anh Kiệt)
Chuyến thăm nuôi theo thông lệ nhưng bỗng bất thành sáng ngày 30-12-2014 của gia đình người tử tội đang kêu oan Hồ Duy Hải đã thành một sự kiện nóng trong ngày, được đưa tin trên cả báo chí chính thống lẫn mạng xã hội. Cho thấy dư luận đang rất quan tâm đến số phận Hồ Duy Hải cũng như kết quả "giám sát" vụ án này.
Xin nói rõ bài viết này chỉ là một góc nhìn từ một người, hoàn toàn mang tính chất thông tin. Trong khi chúng ta đều biết rõ có rất nhiều người, kể cả những vị lãnh đạo cao cấp, cho đến các luật sư, nhà báo, thậm chí "người dưng" trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế. .. đã và đang sát cánh một cách âm thẩm hoặc công khai hỗ trợ, giúp đỡ gia đình Hồ Duy Hải kêu oan cho con - với mong muốn công lý được thực thi, sự thật được làm rõ.

Nguyễn Ngọc Già - Một ngòi bút chính trực

12bếnnước: Tôi cũng không biết ông NNG, ngoài việc đọc các bài viết của ông trên mạng. Sau khi ông ngưng gửi cho Dân Luận một thời gian,  tôi có đề nghị để tôi post bài dùm cho ông, và ông là tác giả duy nhất gửi bài cho blog tôi, tôi không làm báo chỉ là thích đọc và hay quên nên post lại khi chưa kịp đọc, để khỏi mất công đi tìm lại, vì thế tôi không biết bất cứ tác giả nào ngoài " nhà giáo" Nguyễn đình Ngọc.  Tuy nhiên gần đây khi email của ông NNG bị quấy rối, thì blog này cũng bị tình trạng tương tự.  Ông có khuyên tôi hay là tạm đóng blog một thời gian.  Tôi không làm, vì người hay quên như tôi đâu có muốn đóng đóng mở mở, nên cứ kệ, khi nào chán đọc thì bỏ blog.  Và không ngờ ngày trước trong email chúc Giáng Sinh, ông cho biết đã cắt đứt quan hệ anh chị em ruột từ 3 năm qua, ba má ông thì mất hơn chục năm rồi. Và ông chấp nhận cô đơn trong tự do tư tưởng để lên tiếng cho dân oan, tù oan. Rồi nghe ông trả lời RFA , tôi linh cảm dường như ông đã biết chuyện gì sắp xảy ra cho ông. Tôi không biết những ngày tháng sắp tới, ai sẽ là người thăm nuôi chăm sóc cho một người "tù".  Cầu mong tác giả mọi sự an lành trong những ngày sắp tới.  Và như tác giả Dương Hoài Linh nhận xét, tôi cũng nghĩ ông là một ngòi bút chính trực, có lẽ bởi ông là một nhà giáo như ông đã viết.
 
Dương Hoài Linh
Thể chế toàn trị Việt Nam đang đi vào giai đoạn cuối, giai đoạn tột cùng của sự tha hoá quyền lực. Ở giai đoạn này không hề có cái gọi là "nhân trị", "kỹ trị" hay "pháp trị" mà chỉ có "bất công trị", "thối nát trị". Đây cũng là lúc là lúc chế độ đang chơi bài ngửa, mọi phỏng đoán về nội tình, phân tích về Hiến Pháp, Luật Pháp chỉ là trò trẻ con. Đơn giản là quyền lực đang dùng miếng băng keo dán mồm. Trò chơi của những kẻ sa cơ, thất thế không còn tự tin vào chính mình.
Nếu nói theo logic bóng tối sợ ánh sáng, độc tài sợ dân chủ, phi nghĩa sợ chính nghĩa, bất chính sợ chân chính...và khi chính quyền không còn thuộc về nhân dân thì việc bắt giữ Nguyễn Ngọc Già của nhà cầm quyền Việt Nam đang thể hiện cái nỗi sợ ấy. Đúng hơn thì phải gọi đây là sự HÈN NHÁT. Bởi lẽ chẳng cần nói người dân hiện tại cũng thừa biết là chính phủ Mỹ, Anh, Pháp...không bao giờ làm cái trò hèn đó. Chỉ có bạo chúa mới đi cắt cái lưỡi người dân của mình. Mà đã là bạo chúa thì nói lý lẽ cũng là vô ích.

Nhà văn Nguyễn Quang Lập, một Con Người Chân Chính của năm 2014...

Mai Tú Ân
Các bạn thân mến, năm 2014 sắp kết thúc và nếu chúng ta chọn ra một con người xứng đáng nhất cho lương tâm, cho lương tri và cho những phẩm giá xứng đáng nhất mà mỗi chúng ta đòi hỏi, mỗi người chúng ta mong muốn thì có còn ai xứng đáng hơn con người đang phải chịu đoạ đày bất công trong ngục tối, nhà văn Nguyễn Quang Lập...
Ông là một nhà văn nổi tiếng với những tác phẩm văn chương thấm đẫm tình yêu quê hương xứ sở, chất chứa bao nỗi nhân văn của con người. Trước vận mệnh của dân tộc, ông đã tự nguyện của rời bỏ những lợi danh, rời bỏ những an nhàn để tiếp bước tiền nhân làm một kẻ rước lấy nợ núi sông, một kẻ mang gông cho đất nước Việt Nam yêu dấu của tất cả chúng ta.
Là một kẻ sĩ dấn thân, một văn nhân mềm dẻo với phương pháp đấu tranh ôn hoà bất bạo động nhưng cũng là một chiến sĩ kiên cường đấu tranh cho dân chủ, công bằng xã hội, cho sự thật... như một người lái đò tận tuỵ hết lòng chuyên chở sự thật đến với tất cả chúng ta...

Truyền thống truyền khẩu trong văn học Việt Nam

Nguyễn Hưng Quốc
Kết thúc bài “Người Việt Nam lười viết”, tôi nêu lên câu hỏi: Tại sao người Việt, nói chung, lười viết thư và nhật ký như vậy?
Tôi ngờ lý do chính là tình trạng mù chữ cả hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam. Theo tôi, tình trạng mù chữ phổ biến và kéo dài này chính là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc định hình diện mạo của nền văn học Việt Nam từ xưa đến nay. Chứ không phải là truyền thống chống ngoại xâm, chống thiên tai, nạn phong kiến kéo dài hay truyền thống hoà đồng các luồng tư tưởng lớn của Đông Phương (Nho, Phật và Lão) như điều mà giới nghiên cứu văn học Việt Nam lâu nay thường khẳng định.
Cho sự mù chữ ấy là một truyền thống của Việt Nam có thể làm cho nhiều người cảm thấy như bị thương tổn. Tuy nhiên không thể vì tự ái mà né tránh sự thật. Chắc chắn hiện tượng mù chữ kéo dài ấy đã để lại rất nhiều dấu ấn trong nền văn học dân tộc. Tìm hiểu và ghi nhận những dấu ấn ấy may ra cũng là một cách để thoát dần ra khỏi nhà tù của quá khứ vốn, theo tôi, là một trong những nguyên nhân chính khiến nền văn học Việt Nam lâu nay cứ trì trệ mãi.

Ba Lan: CLB Lê Quý Đôn lên tiếng về trường hợp ‘bọ’ Lập

Buổi gặp mặt cuối năm 2014 của CLB Lê Quý Đôn. Ảnh Facebook Đào Duy Tiến
Buổi gặp mặt cuối năm 2014 của CLB Lê Quý Đôn. Ảnh Facebook Đào Duy Tiến
Trong buổi gặp mặt cuối năm của câu lạc bộ (CLB) Lê Quý Đôn diễn ra hôm 28/12/2014, một bức thư ngỏ nhằm kêu gọi cho nhà văn Nguyễn Quang Lập được tại ngoại đã được công bố. Bức thư được ký bởi một số thành viên CLB như các ông: Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thành, TS Đào Duy Tiến, GS TS Nguyễn Hữu Viêm, TS Nguyễn Đình Chân, Ts Đặng Ngọc Hân, ông Lê Xuân Lâm, TBT báo Quê Việt, GSTS Trần Vĩnh Hưng.
Những người ký tên đều mang quốc tịch Việt Nam (hoặc song tịch) và đang sinh sống và làm việc tại Ba Lan, một số tham gia giảng dậy trong các trường đại học Ba Lan.
Bức thư được cho là một sự việc khá bất ngờ trong buổi gặp mặt có cả đại diện đại sứ quán Việt Nam tham dự và đọc lời chào mừng. Thư không cho biết, ngoài các vị kể trên, các công dân khác có được phép ký tên hay không.

Vụ án Hồ Duy Hải: Người dân Long An nói gì?

Dân Luận: Sáng nay ngày 30/12/2014 khi nghe thông tin trại giam không cho gia đình anh Hải thăm gặp, gia đình anh Hải đã biểu tình cởi áo phản đối cách hành xử của phía trại giam, phóng viên Dân Luận đã có mặt tại hiện trường để làm rõ vụ việc.


Video người dân phản ứng về vụ án Hồ Duy Hải

Từ giăng biểu ngữ phản đối đến phẫn uất lột quần áo
Khi chúng tôi đến nơi thì thấy có rất đông người dân hiếu kì tập trung trước cổng trại giam. Xung quanh có vô số lực lượng an ninh và công an bao vây trước cổng trại.

Trên thềm 2015, ngoảnh lại và nhìn tới

Nguyễn Gia Kiểng
cach_mang.jpg
Sự kiện quốc tế quan trọng nhất trong năm 2014 đã là sự suy yếu thấy rõ của các thế lực chống dân chủ trong khi làn sóng dân chủ gia tăng hẳn khí thế.
Năm 2014 đã bắt đầu một cách bất lợi cho dân chủ. Đầu năm một cuộc cách mạng dân chủ vụng về đã tạo lý cớ cho Nga xâm chiếm miền Đông Ukraine và sáp nhập bán đảo Crimea trước phản ứng lúng túng của chính quyền Obama. Putin xuất hiện như một anh hùng dân tộc trước mắt đa số người Nga. Nghiêm trọng hơn, lực lượng khủng bố "Nhà Nước Hồi Giáo" Daesh sau khi củng cố cơ sở tại Syria đã ào ạt tiến công và trên đà đánh gục chính quyền dân chủ non yếu tại Iraq. Tình trạng Ai Cập gây bối rối lớn cho những người dân chủ. Một cuộc đảo chính quân sự đã lật đổ chính quyền của tổng thống Mohamed Morsi, một chính quyền xuất phát từ bầu cử dân chủ nhưng sau đó đã dần dần phản bội dân chủ. Những người dân chủ cũng như các chính phủ dân chủ trên thế giới không thể ủng hộ Morsi nhưng cũng không thể ủng hộ cuộc đảo chính của tướng Al-Sissi. Rồi Trung Quốc đưa dàn khoan HD-981 vào hải phận Việt Nam, vừa xâm phạm chủ quyền nước ta vừa thách thức luật pháp quốc tế. Để chỉ kể một vài sự kiện quan trọng.

Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014

Hôm qua làm chó không nhà, hôm nay làm chó gác cửa: Cái nhìn đúng về cơn sốt Khổng Tử hiện nay ở Trung Quốc

Lưu Hiểu Ba
Người Trung Quốc đang đẩy mạnh sự trỗi dậyi của một siêu cường. Sự đi lên của nền kinh tế dẫn tới sự đi lên văn hóa, với túi tiền to mang đi rải khắp toàn cầu kèm theo việc xuất khẩu sức mạnh mềm. Trong nước thì sau khi người ta tiếp tục cơn sốt đọc kinh thư, thờ Khổng Tử, thờ Nho Giáo, bây giờ CCTV qua chương trình “ Bách gia giảng đường” khơi ra cơn sốt đọc lại các tác phẩm của Khổng Tử nhằm phục hồi lại hệ thống đạo đức truyền thống; ở hải ngoại, Trung Cộng bỏ ra khoản tiền khổng lồ xây dựng hệ thống các học viện Khổng Tử nhằm quảng bá sức mạnh mềm ra thế giới. Tâm lí muốn làm bá chủ thiên hạ sau khi bị đè nén hơn trăm năm nay lại được dịp phát tiết ra ngoài, Khổng thánh nhân ở trong nước lẫn hải ngoại hợp lại làm một trận tuyến, cơn sốt Khổng Tử càng lúc càng nóng.

Sự thật nào đang diễn ra trong cung đình Việt Nam?

Sao Băng
Ngày 5/1, Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam nhóm họp Hội nghị thứ 10, tiến hành lấy phiếu tín nhiệm với 16 Ủy viên Bộ Chính trị và chốt lại nhân sự cấp cao cho bộ máy Nhà nước khóa tới.
Hội nghị này được kéo lùi so với thời điểm dự kiến ban đầu khoảng một tháng và cũng trong khoảng thời gian kéo lùi này, dư luận trên mạng xã hội “thưởng thức”những “bữa tiệc”được cho là mở màn một cuộc tranh chấp quyền lực khốc liệt chuẩn bị diễn ra ở Ba Đình, bởi những “tay súng” không chuyên.
Nổi bật nhất trong đó là blog có tên “chân dung quyền lực”, tập trung đánh vào một Phó Thủ tướng, Ủy viên Bộ Chính trị Việt Nam, người đang là ứng cử viên số một cho ghế Thủ tướng nhiệm kỳ tới bắt đầu từ năm 2016, ông Nguyễn Xuân Phúc, bằng một loạt bài với những tiêu đề rất giật gân, nhưng nội dung không có gì đặc biệt và cũng không có gì gây sốc, lại còn tỏ ra khá ngây ngô trong viêc lắp ráp các sự kiện, hình ảnh khiến cho chiến dịch “lột tả” chân dung quyền lực này, càng lúc càng giống như màn hài kịch, thua xa cả về đẳng cấp lẫn trí tuệ của trang “quan làm báo” từng xuất hiện vào tháng 5/2012, thời điểm Đảng cộng sản Việt Nam muốn huy động tổng lực để kỷ luật ông Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng.

Tại sao khó có thể tự hào là người Việt Nam?

Nguyễn Văn Tuấn
Đề tài này có thể rất tế nhị. Nếu là người Việt mà nói "tôi không tự hào là người Việt" thì chắc chắn sẽ bị "ném đá" như Hồi giáo ném đá những người ngoại tình. Một cuốn sách có tựa đề là "Tôi tự hào là người Việt Nam" mới xuất bản và đã bán hết 10000 cuốn đủ để nói đề tài này làm ấm lòng rất nhiều người như thế nào. Tôi chưa đọc quyển sách đó, nhưng đọc phần nhận xét của báo chí thì thấy hình như hàm lượng tri thức không cao (1). Đọc qua bài tường thuật một hội thảo cùng chủ đề cũng chỉ thấy những phát biểu chung chung. Vậy chúng ta có lí do gì để tự hào là người Việt Nam? Tôi nghĩ thành thật mà nói, chúng ta không có nhiều lí do. Khi tôi hỏi về câu này, nhiều người có học và suy nghĩ nói thẳng rằng họ không tự hào là người Việt Nam. Ở đây, tôi thử đóng vai một "devil advocate" về đề tài này.
Điều gì làm cho người ta tự hào là thành viên của một cộng đồng dân tộc? Nói đến tự hào dân tộc, có lẽ người Nhật có lòng tự hào cao nhất nhì thế giới. Năm 2008, kết quả điều tra xã hội ở Nhật cho thấy 93% người Nhật tự hào là người Nhật (2), và tỉ lệ này cao hơn Mĩ (85%). Con số này ở Nhật năm 1986 là 91%. Khi được hỏi điều gì làm cho họ tự hào là người Nhật thì 72% trả lời là yếu tố lịch sử, truyền thống và văn hoá, 43% trả lời là phong cảnh thiên nhiên. Ngoài ra, 28% chọn sự ổn định xã hội và an toàn, và 28% khác chọn đặc tính dân tộc làm cho họ tự hào. Người Nhật quá tự hào đến nỗi họ không nhận trợ giúp trong cơn bão Fukushima.

Trại giam không cho thăm gặp, gia đình Hồ Duy Hải biểu tình

Dân Luận tổng hợp
Sáng nay (30/12), trang facebook Nguyễn Thị Kim Liên đã loan tin gia đình anh Hồ Duy Hải thăm nuôi anh Hải theo đúng lịch nhưng cán bộ trại giam không cho phép gặp mặt. Họ nói đây là lệnh của Viện Kiểm Sát và tòa án Long An nhưng không đưa ra được bất kì văn bản lệnh nào.
Lo sợ con mình đã chết, mẹ ruột và dì Út của anh Hồ Duy Hải đã dùng đến cách cuối cùng đó là cởi áo để đánh động dư luận, phản đối ngay trước cổng trại giam Long An ở ấp 2, xã Mỹ Phú, Thủ Thừa. Họ đã dùng tới biện pháp cuối cùng, khi bị dồn ép tới bước đường cùng, người phụ nữ đã không còn xấu hổ trước sự an nguy của con, cháu mình.
Theo nguồn tin Dân Luận nhận được, trong khi dân chúng hiếu kì kéo đến ngày một đông, thì cán bộ trại giam đã đóng cổng trại không cho ai ra vào. Hơn 300 người bao gồm lực lượng cảnh sát, an ninh, thường phục .v.v. phong tỏa con đường vào trại trong phạm vi khoảng 200m.

Chính phủ Việt Nam dùng côn đồ, ma cô đàn áp nhân quyền

HoChiMinhChính phủ nước Cộng hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam đang áp dụng chiến thuật mới để chống lại những người hoạt động nhân quyền.
Điều gì khốn nạn hơn: Bị ném vào tù hay bị đánh cho bầm dập? Đây là điều mà những người hoạt động tại Việt Nam đã tự hỏi trong ngày Nhân quyền Quốc tế tháng này.
Chính phủ Việt Nam đã và đang bỏ tù những người bất đồng chứng kiến từ hơn nửa thế kỷ nay. Gần đây, chính phủ này đã cố gắng thuyết phục những chính phủ và những nhà ngoại giao khác bớt chỉ chích, bớt có nhìn nghiêm khắc về những hoạt động bắt bớ của họ.
Tại một quốc gia độc đảng, chính phủ kiểm soát toàn bộ hệ thống truyền thông, việc thống kê xem có bao nhiêu người bị sách nhiễu, bắt bớ, đàn áp, vì lý do chính trị là vô cùng khó khăn, nhất là ở những vùng nông thôn, hẻo lánh.
Không một nghi ngờ gì rằng số người bị đàn áp đang gia tăng đáng kể.

Buổi tọa kháng thứ 11: ông Nguyễn Trường Chinh bị bắt vào đồn

Theo blog Nguyễn Tường Thụy


Hôm nay 28/12/2014, ông Nguyễn Trường Chinh, bố tử tù Nguyễn Văn Chưởng đã tọa kháng tại vườn hoa Lý Thái Tổ sang ngày thứ 11. Mặc dù công an không xua đuổi, không có kẻ đến gây rối nhưng hôm nay họ đã bắt ông Nguyễn Trường Chinh vào đồn.

10 giờ, chúng tôi đến, không thấy ông Chinh đâu, chỉ thấy bà Bích đang ngồi khóc. Bà cho biết, họ bắt ông Chinh đưa về đồn rồi, cả biểu ngữ các loại cũng thu đi luôn. Không biết họ giam ở đồn nào.


Một thách thức cho người đấu tranh

Liên tiếp ba Bloggers bị bộ công an bắt giữ
Liên tiếp ba Bloggers bị bộ công an bắt giữ. RFA files
Cộng đồng mạng lại nổi sóng khi cây bút Nguyễn Ngọc Già với tên thật là Nguyễn Đình Ngọc, 48 tuổi bị bắt tại Q. 7 thành phố HCM. Mặc dù bản tin không nói lý do nhưng nếu quả thật là Nguyễn Ngọc Già thì ông có thể bị truy tố với những tội danh khác nhau từ 258 tới 88 như của nhà văn Nguyễn Quang Lập.

Viết và bày tỏ chính kiến của mình trước các vấn đề chính trị là một nhu cầu của trí thức. Không được đăng bài viết của mình trên báo chính thống thì mở trang blog cá nhân ngay cả trên Facebook. Tuy nhiên trang blog tại Việt Nam hoàn toàn nằm trong vòng kiểm soát của nhà nước và muốn thoát khỏi cái vòng vây chặt chẽ đó không ít người chọn giải pháp che dấu danh tính và gửi bài viết của họ tới những trang mạng nổi tiếng có người truy cập cao.

Kiểu gì cũng là xử kín và một vài hạn chế của luật sư bào chữa những vụ án an ninh quốc gia.

Người Buôn Gió
Mấy năm trước mình đi theo Huỳnh Văn Đông bào chữa cho vụ Trần Đức Thạch, Phạm Văn Trội. Lúc đó được phép đi vào toà án tối cao ở Đội Cấn để chụp hình những hồ sơ, tài liệu.
Hồ sơ, tài liệu rất đầy đủ. Kể cả biên bản lấy lời khai của bị can, cả lời khai của nhân chứng, biên bản giám định.... Thủ tục vào xem hồ sơ cũng dễ. Luật sư đưa giấy, giới thiệu người đi cùng là thợ ảnh. Hai thằng vào trong gặp thư ký toà. Người của toà dẫn ra một phòng riêng có bàn ghế, đưa cho tập hồ sơ, luật sư ký nhận , sau đó tha hồ xem. Kể cả đóng cửa lại cho yên tĩnh. Xem hết giờ hành chính thì nghỉ, thích thì trưa lại vào xem hay chụp ảnh tiếp.

Bỗng nhiên đến năm 2011 thì phải, quy định ban ra từ bộ trưởng công an là các tội xâm phạm an ninh quốc gia không được sao chụp. Luật sư chỉ được đến toà ngồi xem, thích thì ghi chép lại bằng tay.

Không hiểu sao chỉ phía công an ra quy định mà viện kiểm sát và toà án lại chấp hành. ?

Nguyễn Ngọc Già vượt lằn ranh đỏ

Lê Diễn Đức
Blogger Nguyễn Ngọc Già bị công an bắt giữ hình sự hôm 27 tháng 12 năm 2014. Đây không phải là một vấn đề gì lạ, mà chỉ là động thái của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam trong việc ngăn chặn, bẻ gãy các cây viết tự do.
Việc bắt giữ này được thực hiện liên tiếp sau khi đã cho "nhập kho" các bloggers "Anh Ba Sàm" Nguyễn Hữu Vinh, "Người Lót Gạch" Hồng Lê Ngọc và "Quê Choa" Nguyễn Quang lập.
Các trang báo lề trái đưa tin trong sự cẩn trọng chừng mực về việc khẳng định bút danh Nguyễn Ngọc Già và tên thật của blogger là Nguyễn Danh Ngọc.
Tôi biết tác giả Nguyễn Ngọc Già từ lâu, qua các bài viết của ông. Thoạt đầu tôi cho rằng, đây là một cây bút sống ở trong nước, vì sử dụng bút danh nên mới có cách viết mạnh bạo như thế.
Các bài viết của Nguyễn Ngọc Già cho thấy ông là một con người chính trực và can đảm. Ông viết bằng cái tâm và ý thức mong muốn đất nước thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn.

Tổng kết 10 sự kiện đáng chú ý liên quan đến phong trào dân chủ ở Việt Nam năm 2014

Dân Luận tổng hợp
Dân Luận: Vậy là năm 2014 đang dần khép lại. Ban Biên Tập Dân Luận xin được đưa ra một tổng kết riêng của mình về các sự kiện nổi bật liên quan đến phong trào dân chủ ở Việt Nam trong năm 2014 vừa qua.

1. Chính quyền liên tục đàn áp, hành hung và sách nhiễu những người đối lập

Ngay cả khi Việt Nam đã là thành viên của Hội đồng Nhân Quyền, chính quyền vẫn không ngừng ra tay đàn áp những người đối lập cũng như thân nhân của họ. Danh sách những người bị côn đồ, được cho là lực lượng an ninh mặc thường phục, hành hung bao gồm Lê Quốc Quyết (em trai của luật sư Lê Quốc Quân), Nguyễn Văn Thạnh, gia đình cựu tù nhân lương tâm Huỳnh Ngọc Tuấn, ký giả Trương Minh Đức, cựu tù nhân chính trị Nguyễn Bắc Truyển, nhà hoạt động Nguyễn Hoàng Vi… Đặc biệt nghiêm trọng là trường hợp của nhà hoạt động Thúy Nga, chị đã bị 5 tên côn đồ truy sát gây gãy xương bánh chè chân phải, cổ tay trái, hai bắp tay, hai vai, đùi trái và đầu đều bị bầm dập thâm tím. Ngay cả Tổng lãnh sự Pháp tại Sài Gòn cũng bị xô đẩy khi tới chứng kiến vụ chạm trán giữa các nhà hoạt động và côn đồ.

Những Gì Chờ Đợi Việt Nam ?

Alan Phan
Tôi có thói quen hay ghi lại những gì đang lộn xộn trong đầu óc khi chợt thức giữa đêm. Noel 2014 đã qua và New Year 2015 sắp đến, không biết sao tôi lại nhớ đến câu nói này của 2 danh nhân;” Suy tư thường dễ dàng, hành động thường khó khăn, và điều khó khăn nhất thế giới là biến suy tư thành hành động – Thinking is easy, acting is difficult, and to put one’s thought into action is the most difficult thing in the world – J. W. von Goethe.” Rồi, ” Kỷ luật là cầu nối giữa mục tiêu và thành tựu – Discipline is the bridge between goals and accomplishment – Jim Rohn”.
Bao nhiêu câu hỏi từ các phóng viên, từ các emails riêng tư của bạn đọc…đều quay quanh chủ đề là theo góc nhìn của Alan, trong năm 2015 và xa hơn, những gì sẽ đến với Việt Nam và các thành phần trong xã hội. Doanh nghiệp nào hay ngành nghề nào hay kênh đầu tư nào sẽ chịu thiệt và ai sẽ hưởng lợi. Hệ thống ngân hàng hay bất động sản có vỡ trận? Kinh tế thế giới sẽ tác động thế nào vào Việt Nam? Vì tôi đã im lặng khá lâu về các vấn đề trên, nên các bạn khuyên là phải “xả bầu tâm sự” vào dịp cuối năm này.
Như thường lệ, xin cảnh báo cùng bạn đọc đây chỉ là một phân tích cá nhân nhiều chủ quan của một nhà kinh doanh và đầu tư, không phải là một nghiên khảo gì sâu sắc theo chuẩn của giới hàn lâm. Tôi hy vọng nếu có sai lầm thì chỉ mình ông già Alan phải trả giá.

Tổng kết các biến cố nhân quyền ở Việt Nam 2014

Hoàng Ngọc Diêu
Đây là những ghi chép cá nhân về những biến cố nhân quyền ở Việt Nam trong năm 2014. Những ghi chép này có thể không đầy đủ và trọn vẹn.
1/1/2014: huynh trưởng Lê Công Cầu, Vụ trưởng Gia đình Phật tử Vụ thuộc Viện Hóa Đạo, giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất bị bắt khi đáp máy bay từ sân bay Phú Bài đi Sài Gòn.
3/1/2014: Nguyễn Văn Pha (60 tuổi), tại Phú Yên, chết do nhồi máu cơ tim trong trại tạm giam của công an tỉnh.
10/1/2014: Hòa thượng Thích Như Đạt, Tân Viện trưởng Viện Hóa Đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất dự tính tổ chức tại Tu viện Long Quang ở Huế lễ Hiệp kỵ chư Lịch đại Tổ sư, chư Tiền bối Hữu công và chư Thánh tử đạo. Dự tính mời khoảng 300 đại biểu của các Ban Đại Diện Giáo hội và Gia Đình Phật tử Việt Nam trên toàn quốc về tham dự. Tuy nhiên, nhà cầm quyền Thừa thiên Huế đã ngăn cấm kể từ ngày 1 tháng giêng vừa qua, không cho các phái đoàn Tăng Ni, Gia Đình Phật tử từ các tỉnh phía Nam về Huế. Hòa thượng Thích Chơn Tâm bị trục xuất khỏi Tu viện Long Quang hôm 9 tháng giêng đưa về Sài Gòn, 17 Huynh trưởng Gia Đình Phật tử bị bắt đi làm việc và ra lệnh quản chế từ ngày 7 tháng giêng.

Vài lời về Khổng Tử và học viện Khổng Tử

Trần Quang Đức
Chú thích ảnh (từ trên xuống dưới, trái qua phải):
1. Hình tượng Khổng Tử của Trung Quốc thời Minh.
2. Hình tượng Khổng Tử của Việt Nam thời Lê.
3. Hình tượng Khổng Tử của Hàn Quốc thời Joseon.
4. Hình tượng Khổng Tử của Nhật Bản thời Edo.
5. Hình tượng Khổng Tử của Việt Nam cộng hòa đặt tại Miếu Khổng Thánh (chụp năm 1969), nay là đền Hùng trong Thảo cầm viên, Sài gòn. Pho tượng đã bị di dời.
6. Tượng Khổng Tử tại Khổng Miếu Sơn Đông bị dán lên dòng chữ Thằng khốn nạn hàng đầu, trong thời Cách mạng Văn hóa (1966 - 1976).
7. Tượng Khổng Tử đặt tại Thiên An môn năm 2011, bị di dời chỉ sau 100 ngày.
8. Biếm họa chân dung Khổng Tử sau khi bị chính quyền Trung Cộng lợi dụng để dựng lên Học viện Khổng Tử.

Đôi điều cần nói đúng về đại gia Đặng Văn Thành

Nguyễn Ngôn
Dân Luận: Chúng tôi nhận được bài viết này qua email, vì không có điều kiện kiểm chứng nên xin độc giả tham khảo với sự dè dặt cần thiết.
Ông Đặng Văn Thành
Trong những ngày cuối tháng 12 tôi đọc tài liệu trên mạng ‘Chân dung quyền lực‘ viết về đại gia Đặng Văn Thành liên quan đến Phó thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc. Họ vẽ lên một bức tranh về sự mua chuộc lo lót Phó thủ tướng để được mục đích riêng gì đó, là một người có một thời trong cuộc sát cánh với Ông Thành tôi thấy cần nói đúng, nói sự thật để mọi người hiểu.
Gần 20 năm về trước tôi làm công cho Ông Đặng Văn Thành, tôi làm cho đến ngày Ông Thành mất Sacombank tôi xin nghỉ. Chuỗi thời gian đó để tôi chiêm nghiệm, chứng kiến những sự thật của Ông Thành và gia đình ông. Tuy nhiên ở bài viết này tôi chỉ xin có đôi điều cần nói đúng.

Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

Người chủ nhân an phận

Nguyễn Lễ
Người dân Việt Nam có muốn làm chủ đất nước?
Một gia đình. Nhiều thành viên. Ai nấy làm lụng. Người xây nhà dựng cửa. Kẻ lo manh áo miếng cơm. Tất cả cùng góp sức nuôi sống cả gia đình.
Tuy nhiên, người làm lụng thì không có quyền quyết định còn người quyết định thì lại có quyền át tất cả mặc dù phải sống nhờ vào công sức người khác.
Kiểu gia đình như thế xã hội có chăng?
Đâu đó có thể có, nhưng bản thân tôi chưa từng gặp.

Trái lẽ

Gia đình như vậy, nếu có, cũng không thể nào tồn tại mãi được vì nó trái lẽ. Bởi lẽ cái gì thuận thì xuôi, nghịch thì vướng. Một gia đình trật tự đảo lộn như thế thì trong lòng ắt có mâu thuẫn. Đến lúc nào đó mâu thuẫn bung ra thì công bằng lặp lại.
Mâu thuẫn này chỉ có thể hóa giải nếu như:

Bạn có bị mắc căn bệnh “chán học”?

Nguyễn Văn Dũng
1909337_10200203466525792_2435186579016495778_o.jpg
Dưới đây là một bài viết về giáo viên Việt Nam trong cuốn sách “cải cách giáo dục Việt Nam” của một học giả người Nhật đã từng sống ở Bắc Giang 3 năm từ 2004 đến 2007. Mình đang viết luận văn tốt nghiệp, đọc thấy hay quá, dịch ra để mọi người cùng suy ngẫm. Nội dung bài này nói về:
1. Lý do vì sao nghề giáo ở Việt nam lại được tôn kính.
Có 2 lý do để ông khẳng định nghề giáo ở Việt Nam được mọi người kính trọng. Lý do thứ nhất ông cho rằng, từ xa xưa người Việt Nam bị ảnh hưởng của nho giáo từ trung quốc cụ thể là tư tưởng của Khổng Tử và Lão Tử. Lý do thứ 2 đó là do tỷ lệ học lên đại học ở Việt Nam những năm 90 là cực thấp ( 1995: 2%) vì thế, dưới con mắt một người dân thường, Người giáo viên là một nhà tri thức, một con người ưu tú xuất sắc. Những gì giáo viên nói là chuẩn mực, là chính xác.Tuy nhiên nó dẫn đến hệ luỵ đó là khiến giáo viên nhầm tưởng rằng mình thực sự giỏi giang, tự đề cao mình, và quên mất đi việc nỗ lực để trở thành người thầy tốt hơn.

Sóng ngầm địa chính trị khu vực và lựa chọn của Việt Nam

Lê Hồng Hiệp
Trong năm 2014, sự kiện nổi bật nhất của ngành đối ngoại Việt Nam có lẽ chính là cuộc đấu tranh xung quanh sự kiện giàn khoan Hải Dương 981. Việc Trung Quốc cuối cùng phải rút giàn khoan ở một chừng mực nào đó có thể coi là một thành công đối với Việt Nam, nhưng đó cũng là một thách thức còn để ngỏ khi hàng loạt câu hỏi vẫn chưa có lời đáp: Liệu Trung Quốc có tái diễn vụ giàn khoan, nếu có thì ở đâu, và nếu không thì Trung Quốc sẽ có hành động gì trên Biển Đông? Quan trọng hơn, Việt Nam cần phải xử lý mối quan hệ với Trung Quốc ra sao trong bối cảnh rộng lớn hơn là các sóng ngầm địa chính trị khu vực đang diễn biến ngày càng phức tạp?
Bài phân tích này sẽ cố gắng trả lời các câu hỏi trên. Tuy nhiên, trước khi đi vào vấn đề chính là quan hệ Việt – Trung, chúng ta cần điểm lại một số nét chính trong tình hình các quốc gia chủ chốt cũng như bối cảnh địa-chính trị khu vực, những yếu tố vốn có tác động quan trọng tới cục diện quan hệ song phương.

Nguyên nhân gốc của nhiều tệ nạn

Nguyễn Đình Cống
Xã hội VN hiện nay có quá nhiều tệ nạn trầm trọng. Để phát triển đất nước thì một trong những nhiệm vụ quan trọng là tìm cho đúng nguyên nhan gốc của tệ nạn để khắc phục.
Trước tiên xin nêu vài hiểu biết về phạm trù nguyên nhân – kết quả: Trong một quá trình (QT), nguyên nhân(NN) có trước và tạo ra kết quả (KQ). Xét các QT liên tiếp nhau, KQ của QT trước là NN của QT sau. Có KQ A0 là do NN A1, có A1 là do A2, có A2 là do A3… Cứ truy như vậy trở về trước sẽ tìm ra một dãy các A kế tiếp và nếu cứ truy mãi thì đến lúc bí và phải công nhận là “tại trời sinh ra thế” (Ngẫm hay muôn sự tại trời- Truyện Kiều). Chỉ có thể truy đến một NN Ar nào đó thấy là vừa đủ để xem xét thì tạm dừng lại. Như vậy A1 là NN trực tiếp còn Ar được xem là NN gốc. Một NN có thể gây ra nhiều KQ khác nhau và một KQ cũng có thể do nhiều NN đồng thời gây nên.
Tìm NN là để biết, quan trọng hơn là để xử lý. Với KQ tốt thì tìm cách tăng cường, với KQ xấu thì tìm cách hạn chế hoặc xóa bỏ. NN trực tiếp, cụ thể thì dễ tìm, còn NN gốc thì khó tìm hơn vì nó thường ở dạng ẩn giấu.

Vì sao họ lại bắt Nguyễn Ngọc Già? (*)

Hoàng Dũng

Tôi không bất ngờ khi nghe tin ông Nguyễn Danh Ngọc bị bắt. Không thấy lòng chộn rộn như khi nghe tin ông Hồng Lê Thọ và Nguyễn Quang Lập. Có thể đó là một tâm lý bình thường hoặc giả cũng là một sự mong đợi nào đó. Bắt - thả, bắt - thả, luôn duy trì nồi nước ở nhiệt độ vừa phải, chấp nhận được thì bạn sẽ chẳng bao giờ có nước sôi để pha trà. Hoặc là thả hết tù nhân lương tâm, hoặc là bắt sạch những người đang đấu tranh để cùng tất biến, biến tất thông. Tre già măng mọc. Họ không bao giờ có thể nhổ được hết cỏ nước Nam này!

Một số thứ mà người Việt Nam cần làm để trở nên thông minh hơn

Nah aka Nguyễn Vũ Sơn
Dân Luận: Nak Aka Nguyễn Vũ Sơn là một rapper trong nhóm làm Clip "Làm việc nước" đình đám. Số phận của clip này cũng lận đận phải đưa lên gỡ xuống mấy lượt vì sức ép từ phía chính quyền. "Họ sợ hãi khi nhìn thấy một sản phẩm nguỵ trang là tầm thường nhưng mang trong nó 1 sức mạnh lan toả." Nhưng những thành viên trong clip này vẫn dũng cảm đưa lên trực tuyến để biết được rằng những người trẻ này dám nghĩ dám làm. Bài viết dưới đây được xem một cách nhìn, cách nghĩ phá cách, khuyến khích người trẻ trong việc làm cho đất nước tốt hơn. Hãy đọc và cảm nhận nhé!
nah.jpg
Chân dung rapper Aka Nguyễn Vũ Sơn
- Bắt đầu đặt câu hỏi. Đừng tin vào những thứ mà nhà trường hay báo chí nhét vào đầu bạn nữa, mà hãy suy nghĩ xem những điều đó có đúng, có thật hay ko. Chừng nào suy đi nghĩ lại, hỏi người này người kia rồi, và thấy nó ko thể nào ko đúng, thì hãy tạm cho nó là đúng. Tạm thôi, vì ko có gì là đúng vĩnh viễn.
- Ăn uống cho đúng cách. Một cơ thể và một đầu óc bị nhiễm độc thì ko thể nào thông minh được. Hãy giảm ăn thịt, chọn ăn nhiều rau quả trái cây. Nếu ăn chay được thì càng tốt. Ăn ít thôi. Ăn ít và ăn chay là yếu tố cần thiết để mở cái đầu bạn ra, như cách Phật tổ đã từng làm.
- Giảm hoặc tốt nhất là Bỏ mấy thứ độc hại như: bia rượu, thuốc lá, thức ăn nhanh, nước ngọt, và các món ăn có nhiều đường. Những thứ này đầu độc hệ thần kinh của bạn.

Luật sư Hoàng Văn Quánh & Phạm Hoàng Việt: Kiến nghị về vụ án tử tù Nguyễn Văn Chưởng

Luật sư Hoàng Văn Quánh & Phạm Hoàng Việt
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ VIỆT THÀNH

V/v Vụ án giết người ngày 14/7/2007 tại Hải Phòng
Hà Nội ngày 09/03/2009

KIẾN NGHỊ CỦA LUẬT SƯ

Kính gửi:
- Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao
- Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao
Chúng tôi là Luật su: Phạm Hoàng Việt và Hoàng văn Quánh thuộc Đoàn luật sư TP Hà Nội, làm luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Trọng Đoàn và Nguyễn Văn Chưởng trong vụ án giết người ở Hải Phòng tối ngày 14/07/2007 tại phiên tòa Phúc Thẩm ngày 21/11/2008. Tòa Phúc Thẩm TAND Tối cao vẫn xử y án sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Chưởng mức án tử hình về tội giết người, Nguyễn Trọng Đoàn 24 tháng tù giam về tội "Che dấu tội phạm".
Quá trình tham gia tố tụng tại phiên Tòa phúc thẩm và nghiên cứu hồ sơ vụ án, qua tiếp xúc với bị cáo và thẩm tra các nhân chứng, chúng tôi thấy việc xử tử hình Nguyễn Văn Chưởng tội giết người là thiếu căn cứ với các lý do sau:

Việt Nam tiếp tục bắt những cây viết phản biện

Người Buôn Gió
Trong vòng thời gian ngắn, có lẽ là kỷ lục ngắn nhất thời gian giữa bắt giữ các cây viết này với cây viết khác. An ninh TPHCM đã bắt giữ liên tiếp 3 blogger là Hồng Lê Thọ, Nguyễn Quang Lập và Nguyễn Đình Ngọc.
Hiện nay chưa rõ nguyên nhân nào đã khiến nhà cầm quyền Việt Nam gia tăng việc liên tiếp bắt giữ các cây viết có uy tín trong cộng đồng mạng ở Việt Nam. Nhiều ý kiến dư luận tập trung ở những lý do sau đây
- Do đấu đá nội bộ.
- Do phục vụ đối ngoại.
- Do ý đồ kiểm soát thông tin.
1/ Cả ba lý do trên đều có cơ sở. Thứ nhất về đấu đá nội bộ. Những hội nghị trù bị về sắp xếp nhân sự cho trung ương ĐCS khoá tới đang đến gần. Phục vụ cho mục tiêu tranh giành quyền lực này, đã xuất hiện những trang mạng cung cấp những thông tin chi tiết, những con số, địa chỉ về tài sản, việc làm bất minh của những quan chức lãnh đạo cấp cao. Tuy chưa khẳng định thông tin này có là sự thật hoàn toàn không, nhưng đọc có thể thấy tác giả của những thông tin này không phải là loại tay mơ.

Kỷ niệm 7 năm về trước: Ngày thành lập CLB Nhà báo Tự Do

Tào Lao
Ngày này của 7 năm về trước là lúc chúng tôi, gồm: Điếu Cày, Uyên Vũ xuống Biên Hòa gặp anh Xuân Lập, Huy Cường để bàn nhau thành lập CLB Nhà Báo Tự Do.
Cũng từ cái ngày ấy, định mệnh đã dắt chúng tôi đi đến những nơi mà trước đây không nghĩ đến. 3 người trong số ít ỏi thành viên bị đi tù. Điếu Cày-Nguyễn Văn Hải 12 năm, cộng thêm 30 tháng tù giam vì tội trốn thuế trước đó; Tạ Phong Tần 10 năm; Phan Thanh Hải 3 năm. Còn những thành viên khác người thì phải tỵ nạn chính trị, kẻ thì mất việc làm, cấm xuất cảnh vô thời hạn và chịu sự kiểm soát của chính quyền. Nhưng vẫn may hơn những người kia họ không phải ngồi chăn kiến.
Tôi từng vài lần đến 4 Phan Đăng Lưu nên cũng kinh qua được phần nào cái dã man của việc trả thù. Đó không phải là nơi mà con người có thể làm thơ, cho dù dưới sân vườn vẫn có cây hoàng lan và đêm đêm tỏa hương. Tôi nhớ mãi kỷ niệm, sau cả ngày bị hỏi cung, trước khi chuẩn bị cho đợt hỏi cung mới vào buổi tối, cán bộ điều tra cho tôi được ra ngoài để hít thở. Tôi ngồi trên chiếc ghế ngay dưới cây hoàng lan và nghĩ miên man về những bài hát có hoàng lan trong đó. Những trải nghiệm của tôi với nơi này sẽ không thể so sánh với những người như Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải, Nguyễn Tiến Trung... Tôi vào, rồi vài ngày lại ra. Trong khi họ ở dài đằng đẳng mấy tháng trời.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"