Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

Người cộng sản có thể hoàn lương ?


Nguyễn Ngọc Già

Bác sĩ Nguyễn Đắc Diên, khi quyết định từ bỏ ĐCSVN, đã viết [1]: "...khi Đảng thực sự hoàn lương, tôi lại phấn đấu xin vào Đảng" - một cách nói có vẻ nhằm làm dịu bớt căng thẳng hơn là một lời hứa - vốn không biết nên "trị giá" như thế nào, đối với người cộng sản luôn tự mãn và tự đắc; luôn bảo thủ và thậm chí ngây ngô đến hơi thở cuối cùng như Gaddafi, khi bị dí đến đường cùng. 

Đối diện với họng súng, sau khi bị lôi lên từ một nơi ẩm thấp, Gaddafi vẫn không hiểu nổi ông ta đã làm gì nên tội, suốt hơn 40 năm đối với dân tộc Lybia bằng câu hỏi [2]: "What did I ever do to you?", để buộc phải nhận lãnh cái chết trong hoàn cảnh - "lầy lội & nhớp nhúa" từ ống cống - chưa từng có một vị nguyên thủ quốc gia nào trên toàn cầu nhận lãnh thảm hại hơn thế.

Câu hỏi trước khi chết của viên đại tá kiêm nhà độc tài khét tiếng thế giới, có lẽ trở thành một "case-study" khó nhất đối với bác sĩ tâm lý và các nhà tâm lý học, trong việc đưa ra một "tên gọi mới" về các bệnh tâm thần mà nhân loại cho đến lúc đó từng biết đến.

Trách nhiệm của “những đảng viên cộng sản vì dân vì nước” đến đâu?

(qua Thư ngỏ ngày 28/7/2014 gởi Ban Chấp hành Trung ương và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.)
Tiêu Dao Bảo Cự
Nhiều người có thể nhìn thấy Thư ngỏ ngày 28/7/2014 gởi Ban Chấp hành Trung ương và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đây gọi tắt là Thư ngỏ) của 61 đảng viên là một bước ngoặt lớn trong nội bộ những người cộng sản. Tiếp theo việc một số người tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản có tính lẻ tẻ, cá nhân và lời kêu gọi bỏ Đảng Cộng sản, thành lập đảng mới của Lê Hiếu Đằng chưa được đáp ứng thì việc xuất hiện Thư ngỏ này quả là một bước đột phá.
Những đảng viên ký Thư ngỏ là những đảng viên kỳ cựu, từ hơn 20 cho tới 70 tuổi đảng, đã từng giữ những chức vụ quan trọng trên nhiều lãnh vực hoặc là những trí thức ưu tú có uy tín trong xã hội, đã kinh qua chiến đấu và góp phần xây dựng Đảng. Đây là cuộc tập hợp chưa từng có trước đây.

Rủi ro khi bàn quan hệ Việt – Trung

Jonathan London
Gần đây, có bạn giới thiệu một bài viết mới của Tiến sỹ Zachary Abuza có tựa đề “Việt Nam oằn dưới áp lực của Trung Quốc.” Bài của TS Abuza đưa ra những khẳng định rất lớn theo đúng tinh thần của tựa đề đó dựa vào một phân tích có vẻ có bằng chứng tin cậy.
Về nguyên tắc, tôi luôn luôn cố gắng coi trọng bất cứ phân tích nào có nội dung đáng để suy nghĩ. Tuy nhiên, cũng có khi tính chất suy đoán, thiếu cơ sở, giật gân của một bài lên mức quá đáng, thậm chí đến mức làm cho chúng ta giật mình và lo về ý định, bản chất của tác giả. Rất tiếc tôi thấy bài này là một trường hợp như vậy.
Dưới đây, tôi sẽ giải tích tại sao tôi thấy bài của Abuza, dù ban đầu là hấp dẫn về cách viết, cuối cùng là một bài thiếu trách nghiệm, thiếu chuyên nghiệp, không giúp người đọc hiểu tình trạng thực tế của Việt Nam và vì thế làm hại đối với cộng đồng toàn cầu.

Dân Chủ không thể xin, cho

Ngô Nhân Dụng
Một bức thư ngỏ mới công bố của 61 đảng viên Cộng Sản Việt Nam kêu gọi đảng thay đổi, phải “đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ;” và phải tách khỏi đường lối lệ thuộc Trung Cộng. Lá thư này rất đáng hoan nghênh, mặc dù rất nhiều đảng viên cộng sản cất lên lời kêu gọi như vậy từ mấy năm nay rồi; nhiều người còn công khai tuyên bố từ bỏ đảng Cộng Sản.
Lá thư ngỏ này đáng chú ý vì trong 61 người ký tên có nhiều vị lần đầu bày tỏ ý kiến về hai vấn đề chính trị quan trọng nhất: nội trị và ngoại giao. Ðối với thể chế chính trị trong nước, những người ký tên yêu câu xóa bỏ chế độ cộng sản; mặc dù trong thư không nói thẳng ra những chữ đó. Họ công nhận đảng Cộng Sản Việt Nam đã phạm tội “dẫn dắt dân tộc đi theo đường lối sai lầm… theo mô hình xô-viết.” Sau đó, dù thay đổi kinh tế nhưng “vẫn giữ nguyên thể chế độc đảng toàn trị kìm hãm tự do, dân chủ và chia rẽ dân tộc.” Do đó, họ yêu cầu giới lãnh đạo đảng phải “thay đổi cương lĩnh, từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội,… chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ… xây dựng hệ thống nhà nước pháp quyền thật sự dân chủ.”

Thân Mỹ, sao không?

Phạm Thành
Đã đến lúc phải hô to: Không thân Mỹ, không học tập Mỹ là ngu…
Nước Mỹ là một nước văn minh nhất thế giới, có một nền dân chủ hàng đầu thế giới, kinh tế mạnh nhất thế giới, khoa học kỹ thuật tiến tiến hiện đại nhất thế giới, quân sự mạnh nhất thế giới. Thân được với nước Mỹ, làm đồng minh với Mỹ, là được nằm trong nhóm lợi ích với nước Mỹ thì dân chủ sẽ có, kinh tế sẽ được hà hơi tiếp sức phát triển, khoa học kỹ thuật sẽ được thăng tiến mạnh mẽ… Thực tế những nước nào thân Mỹ, đồng minh với Mỹ, dù què quặt tới đâu sau vài chục năm thân Mỹ đều trở thành nước dân chủ, mạnh về kinh tế, mạnh về quân sự, có uy tín cao trên trường quốc tế. Nhật, Hàn Quốc, Singapor, Thái Lan, Đài Loan… ở châu Á là những hình ảnh nhãn tiền, không thể chối cãi, biện minh.
Chống lại Mỹ kiểu gì rồi đất nước kiểu gì cũng bị tiêu vong. Nga Cộng là một cường quốc, âm mưu đối đầu với Mỹ, đang phải trả giá đắt trên con đường suy sụp.
Tầu Cộng, một cường quốc về dân số (1,3 tỷ người), không chơi với Mỹ, tính từ năm 1972 đến nay, thì lam sao có máy bay, tầu ngầm và có nền kinh tế đứng thứ hai thế giới như bây giờ; làm sao dám lớn giọng với thế giới và đặc biệt làm sao có tàu thuyền kéo đến xâm lược biển Đông như vừa xảy ra…
Ở nước ta đã có một thời chống Mỹ. Sau chống Mỹ, bốn, năm triệu thanh niên trai tráng, những tinh hoa của dân tộc đã phải bỏ mạng, đất đai sông núi bị bom cày,đạn xới, đạn găm đến tanh bành, tan hoang. Đất nước rơi vào tình trạng bị huy diệt cả vật chất lẩn tinh thần. Chúng ta đã gặt được gì sau sự hy sinh mất mát to lớn mang tính hủy diệt đó. Chỉ được đất nước thống nhất. Ngòai ra, chúng ta đã mất toàn diệt và triệt để. Dân chủ – Không. Tự do – Không. Ấm no – Không. Tiến bộ xã hội – Không. Không những thế, sau khi thống nhất, nước ta lại rơi vào thảm họa loạn tán do phải chạy nạn cộng sản với trên ba triệu người vượt biên, chủ yếu bằng đường biển, trong đó có nửa triệu người bỏ xác trên biển làm mồi cho cá tôm.

Nước to hành xử nhỏ

Hiệu Minh
Trò bẩn trên biển Đông. Ảnh: Internet
Siêu cường là nước lớn có sức mạnh kinh tế, chính trị, quân sự và được nể trọng vì tính đàng hoàng. Nhìn vào hai nước to Trung Quốc và Nga, ai cũng sợ vì nền kinh tế và quân sự khổng lồ. Họ có thể là nước to nhưng chưa thể là siêu cường bởi lối hành xử nhỏ nhen đối với khu vực.
Có bao nhiêu % dân thế giới hiểu đúng về tranh chấp biển Đông giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, nhất là Việt Nam. Có kết quả phần trăm chắc dừng ở một con số.
Với cung cách “gậm nhấm cò con” như vẽ đường chín đoạn, sửa bản đồ, ngang nhiên coi Hoàng Sa và Trường Sa là của mình, với bộ máy tuyên truyền khổng lồ của Trung Quốc, dư luận cũng dần tin, vì tranh chấp biển Đông chẳng liên quan tới họ.
Tặng 16 chữ vàng, 4 tốt, cùng chung ý thức hệ cộng sản, nhận nhau làm anh em, coi nhau như gia đình, đóng cửa bảo nhau, bỗng một hôm Trung Quốc trở mặt, mang giàn khoan đến đóng trên biển Đông trong đặc vùng kinh tế của Việt Nam. Hiếm có tình hữu nghị anh em nào như thế.
Ỷ thế tầu lớn đâm thuyền đánh cá, phun vòi rồng vào tầu cảnh sát biển, không ai nghĩ rằng đây là hành xử của một nước lớn. Lòng tham đã biến họ thành những kẻ nhỏ nhen.
Qua vụ giàn khoan, cả thế giới hiểu rõ hơn về cách thức mà Trung Quốc “trỗi dậy trong hòa bình” bằng giàn khoan to, tầu to, nước to, dân đông để bắt nạt nước nhỏ.

Ý tưởng vui trong một ngày buồn

Đỗ Trọng Khơi

Hôm nay, 27/7 - ngày Thương binh Liệt sỹ, tôi được mẹ già ở quê gửi cho sáu trăm ngàn, nói là quà nhà nước, phần dành cho con liệt sỹ đang hưởng chế độ lương nuôi dưỡng vì mất sức lao động. Lòng tôi thêm bội phần nhớ thương người cha liệt sỹ của mình, cũng như không tránh được sự suy nghĩ về chiến tranh, ý nghĩa của cuộc chiến Nam - Bắc kéo dài gần phần tư thế kỷ 20.
Với riêng tôi, một người con, cho dù ý nghĩa xã hội của cuộc chiến và chiến thắng có lớn lao đến đâu, cần hay không cần, thì người cha của tôi cũng đã mất. Ông mất khi tuổi đời còn rất trẻ, 36 tuổi. Ông mất đi trong lúc chị em tôi còn thơ dại, đang rất cần được sự chăm sóc, che chở của ông!
Cuộc chiến tranh mà cả hai phía chiến tuyến đều nêu ý nghĩa và nghĩa vụ của mình là giải phóng, đánh bại phía bên kia. Giải phóng nửa phần đất nước đang nằm trong tay chế độ "Nguỵ quyền bán nước", giải phóng nửa phần dân tộc đang "chìm trong chủ nghĩa Tư bản". Đấy là tư tưởng chiến đấu của người chiến sỹ phía miền Bắc, còn người chiến binh phía miền Nam nghĩ gì về ý nghĩa giải phóng miền Bắc của họ? Chắc ý nghĩ cũng từa tựa vậy. Rằng giải phóng nửa phần đất nước trong tay Việt cộng, tay sai của Tàu cộng, Xô cộng và giải phóng nửa phần dân tộc đang chìm trong chủ nghĩa Cộng sản…vv. Dù với lý do nào thì cuộc chiến dài dằng dặc và đẫm máu trong cảnh huynh đệ tương tàn là một sai lầm không thể bao biện, của giới lãnh đạo cả hai bên chiến tuyến.

Đảng hãy mau thoát khỏi nghịch cảnh "Hồn Trương Ba da Hàng Thịt"!

Mạc Văn Trang
h178.jpg
Ảnh minh họa
Câu chuyện dân gian “Hồn Trương Ba da Hàng thịt” chỉ dài hơn một trang sách in và có mấy nhân vật rất giản dị, nhưng với tính nhạy cảm thời đại và tài năng siêu việt, Lưu Quang Vũ đã biến thành vở kịch tầm cỡ nhân loại.
Tình cảnh Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời tới nay, giữa lý luận và hành động cũng chẳng khác nào tình cảnh “Hồn Trương Ba da Hàng thịt”, hay “Hồn Các Mác, xác Bần nông”! Có điều khác là “hồn” của Trương Ba hay của Các Mác (Karl Marx) vào cái xác Đảng CSVN thì nó bị cái thân xác Bần nông làm lộn tùng phèo, bát nháo, chỉ còn là những khẩu hiệu, những ước muốn viển vông, huyễn hoặc; mà “hồn” ông Trương Ba hay “hồn” Các Mác thật cũng chẳng hiểu nổi cái mớ bòng bong trong đầu đảng CSVN – thân xác Bần nông, nó là cái quỷ quái gì!
Ngay từ năm 1930 khi Đảng CSVN mới thành lập, chả biết cái “hồn” lý luận “Đấu tranh giai cấp” của ông Mác cao siêu thế nào mà vào cái “xác phàm” Đảng CSVN lại thành ra “Trí, Phú, Địa, Hào – đào tận gốc, trốc tận rễ”! Rồi đến cải cách ruộng đất “long trời lở đất” khiến hàng vạn người chết tức tưởi, vì cái mồm tố điêu, cái tay quen cướp của, giết người!
Khẩu hiệu “Người cày có ruộng”, ước mơ ngàn đời của người bần, cố nông vừa có, chưa kịp sướng, thì Đảng thu gom luôn ruộng đất vào hợp tác xã… cho trắng tay! Kết thúc hơn 20 năm cao trào hợp tác hóa nông nghiệp, thắng lợi của “Đấu tranh giữa hai con đường” là “Cái đêm hôm ấy đêm gì?” khủng khiếp. Hợp tác xã tan vỡ, Đảng phải “Đổi mới”, “cởi trói”, chia ruộng cho nông dân để khuyến khích nông nghiệp phát triển. Nhờ đó Việt Nam không còn phải “vác rá đi xin bo bo và ngô cho súc vật” về ăn, mà còn xuất khẩu gạo nhất nhì châu Á… Thế rồi đùng cái, Đảng lại “thu hồi đất”, cưỡng chế khắp nơi, để trao đất cho các “tư bản mới nổi” và nông dân “thi đua” khiếu kiện thấu trời!?…

Dấu hiệu về cuộc khủng hoảng ngân hàng ở Việt Nam

Phạm Chí Dũng
Minh họa của Khều (Người lao động
Ngay sau khi nửa đầu năm 2014 vừa trôi qua, thị trường tín dụng Việt Nam đã lộ diện một ứng cử viên rất dồi dào cho triển vọng phá sản: Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn (Agribank).
Tất cả đều “quán quân”
Tỷ lệ nợ xấu “siêu khủng” vượt cả vốn điều lệ, nợ xấu có khả năng mất vốn chiếm đến 89% vốn điều lệ, quá nhiều lỗ hổng trong quản trị ngân hàng mà đã dẫn đến hàng loạt sai phạm lớn tại một số chi nhánh,... là những huyệt đạo ung thư còn trên cả ác tính ở Agribank.
Nhưng phải mất đến 7 tháng tính từ cuối kỳ năm 2013, những số liệu về bản chất của Agrinbank mới được cơ quan kiểm toán nhà nước công bố.
Chỉ tính đến thời điểm cuối năm 2013, nợ có khả năng mất vốn tại Agribank lên tới 23,652 tỷ đồng, chiếm đến 59.23% tổng dư nợ xấu và bằng đến 89% vốn điều lệ. So với vốn điều lệ là 29,605 tỷ đồng, tổng nợ xấu của Agribank lên tới xấp xỉ 40,000 tỷ đồng, tức cao hơn vốn điều lệ của ngân hàng này đến hơn 10,000 tỷ đồng.
Kết quả của cơ quan kiểm toán nhà nước cũng lần đầu tiên “tiết lộ” tỷ lệ nợ xấu của Agribank vào cuối năm 2013 là 8.16%, tăng đến 34.43% so với cùng kỳ năm 2011. Có thể xem đây là tỷ lệ quán quân nếu so với tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng là 7.8%.
Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng được cơ quan kiểm toán công bố mới chỉ dựa chủ yếu vào số liệu báo cáo của các ngân hàng thương mại cổ phần. Trong khi đó và với tất cả những gì mà giới ngân hàng đã mặc nhiên thao túng dữ dội từ nhiều năm qua, ngay cả một số chuyên gia nhà nước cũng phải thốt lên “Không thể tin được!” khi chứng kiến số liệu báo cáo của các ngân hàng thương mại.

Nợ công của Việt Nam

Nguyễn Hà
Trong khi nỗi lo về nợ công ngày một chất chồng thì kiểm toán chuyên đề về nợ công vẫn mới chỉ nằm trong dự kiến.
Kiểm toán Nhà nước, tại cuộc họp báo cuối tuần qua đã đưa ra một số thông tin không mới nhưng vẫn rất thời sự về nợ công.
Cơ quan này cho rằng Bộ Tài chính đã tổng hợp thừa/thiếu một số khoản vay/nợ. Đây cũng là vấn đề được Tổng kiểm toán Nhà nước Nguyễn Hữu Vạn báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ phiên họp tháng 4 năm nay.
Kết quả kiểm toán cho thấy, nợ công đến 31/12/2012 giảm 1.632,6 tỷ đồng so với báo cáo của Bộ Tài chính.
Dù không quá lớn, lại thể hiện sự giảm đi nhưng con số này dường như đã làm cho mức độ tin cậy về số liệu của nợ công vốn đã mong manh lại càng thêm chênh vênh.
Nhất là khi chính đại diện Kiểm toán Nhà nước nói ở cuộc họp báo rằng kiểm toán nợ công là một vấn đề còn rất mới và mới chỉ được kiểm toán lồng ghép trong các cuộc kiểm toán ngân sách nhà nước dẫn đến kết quả còn hạn chế.

Phiên tòa "Lợi dung quyền tự do dân chủ" xét xử ba người H' Mông

JBNguyễn Hữu Vinh
Ngày 30/7/2014, khi phái đoàn điều tra nhân quyền đang có mặt ở Việt Nam, Đại sứ quán Australia đang tổ chức cuộc hội thảo về vai trò của truyền thông ngoài nhà nước và nhiều người bị canh giữ, ngăn chặn... thì tại Ngân Sơn cách hà Nội khoảng 200 km, thuộc tỉnh miền núi Bắc Kạn, một phiên tòa được biểu diễn bằng cái gọi là "xét xử công khai".

Ba người H'Mông bị đem ra xét xử là Hoàng Văn Sử, Hoàng Văn Sinh và Dương Văn Thành. Ba người này bị bắt hồi tháng 2 năm nay vì điều luật quái gở 258, "Lợi dụng quyền tự do dân chủ". Thật hài hước, chỉ cần nhìn phiên tòa và cách xét xử hôm nay, thì biết rõ có quyền tự do dân chủ hay không.
Hàng trăm công an được bố trí ở hai đầu thị trấn huyện Ngân Sơn nhằm ngăn chặn bà con dân tộc H'Mông đến xem phiên tòa công khai xét xử đồng bào mình. Xe cảnh sát Giao thông, công an các loại được bố trí dày đặc ngồi trực ở các quán nước, đường đi mà bà con người H'Mông có thể đến phiên tòa. Nhiều bà con đi từ rất sớm vẫn không thể tiếp cận phiên tòa đành đứng từ rất xa chờ tin người thân của mình đang bị "công khai xử kín". Trên tay họ là những băng rôn được giơ lên khi có người đi qua đường, rất nhiều băng rôn bị giật mất, một số phải giấu vào trong người khi cần mới đưa sử dụng. Nội dung những băng rôn là đòi trả tự do cho các nạn nhân, đòi quyền tự do và quyền con người cho người H’Mông.

Câu chuyện của một “ông bố lười”

Cà Phê

1. Tâm sự

Tui thường hay tranh cãi với bạn bè tui về chuyện sống chân thật trong một xã hội như Việt Nam. Nhiều người vẫn nói, thì cái xã hội mình nó thế, nên ai sống thật thà thì thua thiệt. Nói riết thành thói quen, ai cũng nghĩ rằng phải chấp nhận mọi thứ tồi tệ ở đây như một sự thật hiển nhiên. Nhiều khi tui mất hết niềm tin. Thế rồi, thỉnh thoảng tui lại đọc được những câu chuyện tuyệt vời về những con người tuyệt vời làm cho tui xúc động. Ví dụ như câu chuyện của Đỗ Mạnh Hà, một “ông bố lười” bỗng dưng trở nên nổi tiếng bởi bài văn thật thà của con trai anh. Cậu bé tả “Nhà em có nuôi một ông bố tên là Đỗ Mạnh Hà. Hằng ngày bố chỉ đi kiếm tiền rồi về nằm ườn ra đấy. Đến bà to nhất vẫn phải làm việc còn bố là người duy nhất không làm việc. Lúc ăn cơm gọi mấy lần cũng chưa lên còn bảo đợi tao tí. Lúc ăn cơm xong cả da (gia) đình cùng dọn bố trả rọn (chả dọn) rồi xuống chát Zalo với học sinh. Em bé còn phải đút xoài cho bố từ nay em không làm ôxin (osin) nữa. Em rất yêu vừa chứ không yêu lắm”.

Mấy nét về Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc

Gần đây, vào ngày 12/11/2013, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu bầu thêm 14 thành viên mới cho HRC. Việt Nam đã trúng cử cho hiệm kỳ ba năm bắt đầu từ tháng 1/2014.
1. Hội đồng Nhân quyền được thành lập khi nào?

Một phiên họp của Hội đồng Nhân quyền LHQ về Syria.
Hội đồng Nhân quyền (Human Rights Council - HRC) được thành lập bởi Đại hội đồng LHQ, theo Nghị quyết số 60/251 năm 2006, để thay thế cho Ủy ban Nhân quyền (Commission on Human Rights - CHR). Trong Hội nghị thượng đỉnh thế giới tổ chức vào tháng 9/2005, ý tưởng về việc thành lập HRC được đa số quốc gia tán thành. Dự thảo nghị quyết về việc thành lập HRC được công bố vào tháng 3/2006 và được thông qua vào ngày 3/4/2006, với 170 phiếu thuận, 4 phiếu chống (Israel, Quần đảo Marshall, Palau, Hoa Kỳ) và 3 phiếu trắng (Belarus, Iran, Venezuela).
2. Hội đồng Nhân quyền có những chức năng, nhiệm vụ gì?
Theo Nghị quyết 60/251, HRC có những chức năng, nhiệm vụ chủ yếu sau: 1) Thúc đẩy các hoạt động giáo dục, nghiên cứu, dịch vụ tư vấn, trợ giúp kỹ thuật và xây dựng năng lực về quyền con người ở các quốc gia; 2) Thúc đẩy việc thực thi đầy đủ những nghĩa vụ về quyền con người ở các quốc gia; 3) Thực hiện đánh giá định kỳ toàn thể (UPR) việc tuân thủ các nghĩa vụ và cam kết về quyền con người của các quốc gia; 4) Hợp tác chặt chẽ với các chính phủ, các tổ chức khu vực, các cơ quan nhân quyền quốc gia, các tổ chức xã hội dân sự trong những hoạt động về nhân quyền; 5) Báo cáo công tác hàng năm với Đại hội đồng...

Vì sao An-nam mê tín dị đoan?

Baron Trịnh
Dân Luận: Niềm tin vào tôn giáo để hướng thiện, để giữ cho mình cân bằng cuộc sống, để gắn bó với cộng đồng và tạo ra một xã hội nhân bản và yêu thương là đáng trân trọng. Ở đây chúng ta chỉ phê phán mê tín dị đoan, đẩy niềm tin vào sự siêu nhiên đến mức cực đoan là để nó quyết định số phận của bản thân mình và gia đình. Đó là môi trường cho những kẻ lừa đảo hoạt động và làm cho bạn tiền mất tật mang.
1. An-nam là một dân tộc tin vào thần thánh.
Trong 2 cuộc Nam tiến và Tây tiến vĩ đại để hình thành nên An-nam-quốc-gia cong cong hình chữ S của ngày nay, tín ngưỡng thờ cúng được duy trì ở cả tầm quốc gia, dân gian và gia đình.
Ở tầm quốc gia, người ta thờ cúng các thần linh là những người có công hay các anh hùng dân tộc, chẳng hạn như đức Thánh Trần hay bà chúa Liễu Hạnh. Ở mức độ dân gian, người ta thờ cúng Thành hoàng của làng/xã. Thành hoàng có thể là người sáng lập ra làng, có thể là người làng có công với quốc gia, có thể là người khởi tạo nên nghề nghiệp cho làng,… và được triều đình phong kiến sắc phong. Ở mức độ gia đình, người ta thờ cúng tổ tiên và các vị thần theo truyền thuyết như tôn thần, thổ địa, thần tài, táo quân,…

Dân Việt sẽ có quyền "làm tất cả những gì pháp luật không cấm"?

Nguyễn Ngọc Lanh
Danh ngôn về Dân Chủ và Nhà Nước Pháp Quyền
Vua là con Trời. Một bộ óc bình thường cũng thấy được quyền vua là tột đỉnh; nhưng chỉ những trí tuệ siêu việt - như John Locke (1632-1704) và Montesquieu (1689-1755) - mới nhìn ra sự cấu kết hữu cơ của 3 quyền thành phần để tạo ra cái "quyền trời" này. Đó là: 1) Quyền tự làm ra luật; 2) Quyền tự thi hành luật, và 3) Quyền định mức tội cho người phạm luật. Không khó để thấy sự cấu kết này tạo ra quyền sinh, quyền sát.
Từ đó, lời dạy bất hủ của các vị cho hậu thế là: Muốn xóa bỏ một nền chuyên chế, phải tách bạch 3 quyền này ra. Chính nhờ thực thi lời dạy, đại cách mạng Pháp và Mỹ đã mở ra cho nhân loại kỷ nguyên dân chủ, tự do và kiến tạo cho thế giới một kiểu nhà nước mới - nhà nước pháp quyền. Đây mới thật là nội dung của thời đại hiện nay.
Di ngôn của Locke cô đọng tinh hoa 2 thành quả này. Do vậy, nó gồm 2 vế đối nhau, dễ hiểu, dễ thuộc. Vế đầu: "người dân có quyền làm những gì pháp luật không cấm" giúp cho người trình độ thấp cũng tiếp cận chính xác với định nghĩa dân chủ, tự do; mà không bị huyễn hoặc. Vế tiếp theo, "nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho phép" nói lên thế nào là nhà nước pháp quyền. Đảo ngược chủ thể của mỗi vế, ta sẽ có nhà nước chuyên chế (phong kiến, phát xít, xô viết...) mà hàng tỷ người đã cay đắng nếm trải.

Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

Bí thư đại sứ quán Úc 'giải vây' cho Phạm Thanh Nghiên

CTV Danlambao - Sau khi tham dự buổi hội thảo về truyền thông do Đại sứ quán Úc cùng Liên minh Châu Âu và nhiều quốc gia đồng tổ chức, lúc 13:00 trưa ngày 30/7/2014, nhà hoạt động Phạm Thanh Nghiên đã bị một nhóm an ninh, mật vụ kéo đến khủng bố và đòi bắt về trụ sở công an. 

Vụ việc lập tức được thông báo khẩn cấp trên mạng xã hội, đồng thời báo đến đại sứ quán Úc. Sau đó ít phút, bí thư thứ hai / tùy viên chính trị của Đại sứ quán Úc là ông David Skowronski đã đích thân đến hiện trường để 'giải vây' cho Phạm Thanh Nghiên thoát khỏi vòng vây công an, đồng thời chở cô đến một địa điểm an toàn tại nhà thờ Thái Hà.

Xin Tri Ân -

Hùng Biên

Bài đọc suy gẫm: Xin Tri Ân hay "Mẹ Tôi, người vợ lính VNCH. Tác giả Hùng Biên, một người con viết về sự hy sinh cao quý của mẹ cho chồng con thực không có bút mực nào tả hết được.  Hình ảnh chỉ có tính minh họa.



Trong mỗi chúng ta ai cũng có một người mẹ, để được yêu thương, chăm sóc và dạy dỗ. Sự hy sinh cao quý của mẹ cho chồng con đã được vinh danh nhiều qua thi ca Việt Nam. Nhưng sự hy sinh của các bà mẹ, những người vợ lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), thì không có bút mực nào viết ra hết. Là một người con có mẹ là vợ lính VNCH, tôi đã trải qua nhiều kinh nghiệm về sự hy sinh của mẹ tôi và nhìn thấy sự hy sinh của các bà mẹ, của các bạn đồng cảnh. Với lòng thương yêu và trân quý sự hy sinh của mẹ, tôi đã ôm ấp trong lòng một bài viết về mẹ từ lâu. Sau khi ba tôi mất, nhìn thấy nỗi cô đơn và thương nhớ của mẹ đã thôi thúc tôi phải viết bài về mẹ.

TÂM THƯ GỬI ĐẢNG VIÊN CỘNG SẢN VIỆT NAM YÊU NƯỚC CẤP TIẾN

Kha Lương Ngãi


Kính thưa Quý Anh Chị
Sau khi đọc thư của quý Anh Chị gửi Ban Chấp hành Trung ương Đảng và toàn thể Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, mặc dù tôi đã làm đơn xin ra khỏi tổ chức của Đảng từ năm 2004 với lý do ghi rõ: “Vì mất niềm tin đối với sự lãnh đạo của Đảng”, nhưng nay sau khi đọc thư của quý Anh Chị, tôi tự thấy phải góp tiếng nói đồng tình và xin được chia sẻ trách nhiệm đối với bức thư mà quý Anh Chị vừa gửi cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng cùng toàn thể Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. (Xem như tôi đã xin được cùng ký tên và cùng chịu mọi trách nhiệm).
Kính thưa Quý Anh Chị
Tôi hoàn toàn tán thành nội dung bức thư của quý Anh Chị, nên không bàn luận thêm. Nhưng qua bức thư này tôi có chút suy tư, xin được bày tỏ cùng quý Anh Chị – những người cộng sản yêu nước cấp tiến.


Suy tư về Đảng
Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập với tôn chỉ mục đích: “Vì lợi ích Quốc gia, Dân tộc, Đoàn kết toàn dân chống xâm lược...”. Chính vì vậy, Đảng đã quy tụ được toàn dân một lòng đi theo Đảng, kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ thắng lợi giành độc lập.

Thư ngỏ gửi Quốc hội Hoa Kỳ và Chính phủ Việt Nam

Phạm Chí Dũng

Ts Phạm Chí Dũng

Vào những ngày này và sẽ tiếp diễn trong ít nhất nửa cuối năm 2014, Chính phủ Việt Nam đang và sẽ phải tìm cách trả lời Chính phủ Hoa Kỳ về một vấn đề thuộc loại rất quan yếu đối với Bộ Chính trị Hà Nội: Phải cải thiện tình trạng dân chủ và nhân quyền trong nước như thế nào để có thể được ngồi vào một cái ghế trong bàn ăn TPP và được giao dịch vũ khí sát thương? Thậm chí còn quan yếu hơn: Làm thế nào để có thể nhận được sự hỗ trợ của Hoa Kỳ thông qua cơ chế đối tác chiến lược toàn diện kèm tương trợ quân sự tại khu vực Biển Đông, sau thời điểm tháng 5/2014 khi Trung Quốc bộc lộ ý đồ thôn tính Việt Nam lộ liễu đến thế?

Tuy nhiên bất chấp những “cố gắng tích cực” của Chính phủ Việt Nam trong hai cuộc kiểm điểm định kỳ phổ quát về nhân quyền (UPR) năm 2009 và năm 2014, bất chấp tư cách tân thành viên của nhà nước này trong Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào tháng 11/2013, dư luận trong nước, quốc tế cùng rất nhiều nghị sĩ trong Quốc hội Hoa Kỳ vẫn lên án Nhà nước Việt Nam tiếp tục vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng và mô tả tình hình nhân quyền ở quốc gia này ngày càng xấu đi.

Tôi đồng tình với lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh và các Đảng viên

Cao Vi Hiển
Tôi tên Cao Vi Hiển vào Đảng CSVN năm 1979 nguyên là Phó Giám đốc sở Thương Mại DL tỉnh Kon Tum ký tên đồng tình với các đảng viên, đứng đầu là đảng viên tiền khởi nghĩa Nguyễn Trọng Vĩnh gửi Thư ngỏ bày tỏ ý kiến với BCH TƯ, BCT Đảng cộng sản Việt Nam ngày 28/7/2014.
Tôi được biết rất nhiều cán bộ đảng viên, trong đó không ít đảng viên cao cấp đứng trên bục diễn đàn, chủ trì hội nghị, phát biểu thảo luận chính thống thì nói một đường, chuyện trò với nhau ở mọi nơi (ngoài chính thống) thì nói khác, mạnh miệng nhất là nói với người thân. Trong cuộc họp thì tỏ ra kiên định mục tiêu lý tưởng cộng sản, đề xuất giải pháp phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng tình chính sách ngoại giao với Trung Quốc... rồi phê phán chung chung có vẻ thẳng thắn để tỏ ra mình có tinh thần trách nhiệm đấu tranh xây dựng vân vân và vân vân. Thế nhưng ra ngoài (thậm chí ngay hành lang hội nghị lúc giải lao là đã tỉ tê phẫn nộ tham nhũng, làm gì có chủ nghĩa xã hội mà định hướng, làm gì có chuyện Trung quốc hữu nghị với ta... Hiện nay câu chuyện lo lắng bức xúc với lâm nguy của tổ quốc - Ngàn năm nộ lệ giặc tàu, đất nước ta tụt hậu ngày càng xa về kinh tế về giá trị văn minh...so với các nước trong khu vực và thế giới hoặc sụp đổ chế độ dẫn đến hậu quả khôn lường.

Ngày mai 31/7: Họp báo công khai thông báo kết quả sơ bộ chuyến thăm của Báo cáo viên đặc biệt về tự do tôn giáo và tín ngưỡng

Dân Luận tổng hợp
Như Dân Luận đã đưa tin, Báo cáo viên đặc biệt về tự do tôn giáo và tín ngưỡng của Liên Hiệp Quốc, ông Heiner Bielefeldt đã tới Việt Nam để tìm hiểu về việc tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng tại đây. Chuyến viếng thăm diễn ra từ ngày 21/7 tới 31/7, trong đó ông sẽ gặp gỡ cả hai bên: các quan chức chính phủ Việt Nam lẫn các cộng đồng tôn giáo, tổ chức xã hội dân sự và cá nhân có liên quan đến đề tài này.
Ngày mai, 31/7/2014, ông Heiner Bielefeldt sẽ có buổi họp báo công khai lúc 12:00 giờ tại Phòng họp Rose, Trụ sở UNDP Hà Nội, 25-29 phố Phan Bội Châu, Hà Nội. Trong cuộc họp báo này, một thông cáo báo chí tóm lược những phát hiện chính của chuyến thăm sẽ được công bố, và ông sẽ trả lời một số câu hỏi từ những người tham gia. Báo cáo chính thức sau chuyến đi sẽ được đệ trình lên Liên Hiệp Quốc vào năm sau.
Cần phải nói thêm rằng Báo cáo viên đặc biệt (Special Rapporteur) là những chuyên gia độc lập làm việc cho Liên Hiệp Quốc để kiểm tra, giám sát, tư vấn và báo cáo công khai về các vấn đề quyền con người theo từng chủ đề hoặc theo từng quốc gia. Hiện tại Liên Hiệp Quốc có 14 báo cáo viên đặc biệt chuyên theo dõi các quốc gia có nhiều vi phạm nhân quyền nhất thế giới, và 37 báo cáo viên khác chuyên theo dõi từng chủ đề quyền con người cụ thể. Ông Heiner Bielefeldt là một trong 37 báo cáo viên này, và lĩnh vực của ông là tự do tôn giáo và tín ngưỡng.

Dưới áp lực của Trung Quốc, Việt Nam cài dây an toàn

Zachary Abuza | Asia Times
Lê Quốc Tuấn chuyển ngữ. Dân Luận hiệu đính.
Ngòi nổ căng thẳng trên biển Đông đã tạm thời được tháo gỡ kể từ khi Trung Quốc rút dàn khoan HD 981 ra khỏi vùng biển tranh chấp với Việt Nam vào ngày 16 tháng 7. Nhưng việc đặt dàn khoan trong vị trí 130 hải lý tính từ bờ biển của Việt Nam trong nhiều tháng trời của Bắc Kinh đại diện cho một mối đe dọa gây chia rẽ nhất trong nhiều năm qua đối với lãnh đạo Đảng Cộng sản Hà Nội.
Hà Nội cho thấy bản thân mình hoàn toàn bất lực không đối phó được sự khiêu khích trên biển của Bắc Kinh. Hành động của Trung Quốc cũng vừa đủ để tránh bất kỳ tiềm năng nào từ Hiệp hội Các Nước Đông Nam Á (ASEAN).
Cả nước đoàn kết thành một mặt trận chống lại việc đặt giàn khoan. Hoa Kỳ, giống như mọi lần, đã không tham gia đến nơi đến chốn. Thật vậy, Trung Quốc đã thành công trong việc thuyết phục các nước khiếu kiện khác trong vùng Đông Nam Á rằng Hoa Kỳ là một đồng minh không đáng tin cậy trong cuộc tranh cãi tương lai trong khu vực.
Nhưng thiệt hại lớn nhất đối với Hà Nội là các hành động của Trung Quốc phô bày sự xích mích lớn rộng giữa hàng lãnh đạo cao cấp của đảng trong việc phải đáp ứng với gây hấn của Bắc Kinh như thế nào.
Giới lãnh đạo Việt Nam đã từng hy vọng một sự nhượng bộ ngoại giao từ Trung Quốc khi uỷ viên Quốc vụ Dương Khiết Trì đến thăm Việt Nam vào ngày 18-19. Tuy nhiên, chuyến thăm này không nhằm mục đích hòa giải khi ông Dương mắng nước chủ nhà đã "thổi phồng" tình trạng và tuyên bố thẳng thừng rằng Trung Quốc sẽ "thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết" để bảo vệ các giàn khoan. Ngay trong thời gian chuyến thăm này, Trung Quốc cũng đưa một giàn khoan thăm dò thứ hai vào vùng biển tranh chấp.

Lợi dụng!?!

Huỳnh Ngọc Chênh
Lợi dụng dân chủ để chống phá đảng và nhà nước
Lợi dụng xã hội dân sự để chống phá đảng và nhà nước
Lợi dụng lòng yêu nước để chống phá đảng và nhà nước
Lợi dụng nhân quyền để chống phá đảng và nhà nước
Lợi dụng tự do tín ngưỡng để chống phá đảng và nhà nước
Lợi dụng tự do biểu tình để chống phá đảng và nhà nước
Lợi dụng tự do lập hội để chống phá đảng và nhà nước
Lợi dụng tự do báo chí để chống phá đảng và nhà nước
Lợi dụng tự do biểu đạt để chống phá đảng và nhà nước
Lợi dụng tự do đi lại để chống phá đảng và nhà nước
Lợi dụng khiếu kiện để chống phá đảng và nhà nước
Lợi dụng góp ý hiến pháp để chống phá đảng và nhà nước
Lợi dụng chống tham nhũng để chống phá đảng và nhà nước
Lợi dụng phản biện để chống phá đảng và nhà nước
Lợi dụng làm từ thiện để chống phá đảng và nhà nước
Lợi dụng nhặt rác để chống phá đảng và nhà nước
Lợi dụng đám tang để chống phá đảng và nhà nước
Lợi dụng ăn uống để chống phá đảng và nhà nước
Lợi dụng... hít thở không khí để chống phá đảng và nhà nước
Mọi công dân Việt Nam đều có thể bị kết tội lợi dụng mọi thứ tốt đẹp để chống phá đảng và nhà nước. Có khi bạn đọc nói rằng sẽ quá cường điệu và xuyên tạc khi cho rằng có cái tội lợi dụng tự do hít thở không khí để chống phá đảng và nhà nước. Nhưng thực tế đã xảy ra như vậy. Một số người ở Sài Gòn, buổi sáng tụ tập ra công viên tập hít thở theo phương pháp Pháp Luân Công đã bị đàn áp, bắt bớ hoặc bị đánh đập tàn nhẫn.(Xem tại đây)

Thủ tướng muốn nghe phản biện của trí thức: Có thật vậy không?

Dân Choa
Không rõ tiến sĩ Nguyễn Quang A sẽ nghĩ gì?
Trong buổi làm việc với Hiệp hội khoa học Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có nhấn mạnh:
“Trong hoạt động chỉ đạo, điều hành, Chính phủ hết sức quan tâm, mong muốn lắng nghe được nhiều ý kiến tư vấn phản biện từ xã hội, các nhà khoa học, giới trí thức trên tinh thần dân chủ, khách quan, khoa học. Chính phủ cho rằng phản biện khoa học, tranh luận, thảo luận dân chủ là những cách thức để đi đến chân lý, là cơ sở cho những quyết sách khoa học và đúng đắn”
Nếu đúng như thế thì quan điểm của Thủ tướng đã thay đổi hoàn toàn. Trước đây chính quyền nhà nước đã gây sức ép cho viện Nghiên cứu phát triển IDS do tiến sĩ Nguyễn Quang A và giáo sư Hoàng Tụy lãnh đạo. Viện IDS quy tự nhiều trí thức có tâm huyết và có nhiều phản biện hết sức khoa học. Thế nhưng chính phủ đã cho ban hành Quyết định 97/2009/QĐ-TTg nhằm quản lý chặt các ý kiến phản biện.
Tự nhận thấy IDS không có cơ hội hoạt động trong một môi trường như thế, các vị lãnh đạo IDS đã tự giải thể viện.
Hành động giải thể viện IDS được chính phủ nhìn nhận như một hành động phản kháng, chống đối quyết định của lãnh đạo cao cấp. Phía chính phủ đã có ý kiến kỉ luật ông Nguyễn Quang A, chính Thủ tướng có nhắc lại ý kiến này.

Bài phát biểu của Mẹ Nấm gửi hội thảo của đại sứ quán Úc

Bất chấp hành vi bắt cóc của CA Nha Trang đối với blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, những khách mời còn lại đại diện cho Mạng Lưới Blogger Việt Nam vẫn vượt thoát sự đeo bám để đến tham dự buổi hội thảo “Truyền thông phi nhà nước ở Việt Nam trong thời kỳ hiện nay” do đại sứ quán Úc tổ chức tại Hà Nội.
Buổi hội thảo sẽ diễn ra vào lúc 08:30 sáng ngày 30/7, diễn giả chính là ông Tim Wilson Đặc Ủy Viên của Úc về Nhân Quyền.
Dưới đây là toàn văn bài phát biểu của blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sẽ được các thành viên Mạng Lưới Blogger Việt Nam đọc lên trong buổi hội thảo:
*
Từ 2003 -2004 cho đến nay, sự phát triển mạnh mẽ của các website, blog và mạng xã hội đã tạo ra một xu hướng truyền tải thông tin mới tại Việt Nam. Đó là xu hướng mỗi người dân đều có thể là một chiến sỹ thông tin.
Bên cạnh hệ thống truyền thông do nhà nước quản lý, đã có những trang không chịu sự quản lý của Ban Tuyên giáo đã được thành lập tạo nên một thế giới rộng mở để người dân bày tỏ quan điểm và lắng nghe quan điểm của nhau. Bất chấp mọi ngăn cấm và đe doạ, Tự do Ngôn luận tại Việt Nam đã chính thức cất cánh.
Điển hình như Dân Làm Báo, một blog được duy trì bởi các thành viên ẩn danh ra đời từ 18/07/2009, phát động phong trào “Mỗi người là một chiến sĩ thông tin” đã thúc đẩy sự lên tiếng của nhiều vị trí khác nhau trong xã hội.

Thư gửi bé Đậu

Nguyễn Lân Thắng
10525997_10152526624173808_7318969935494470473_n.jpg
Con thương yêu của bố,
Khi sinh con ra trên đời này thì bố mẹ đã đến tuổi có thể sắp có cháu, đó là một thiệt thòi rất lớn với con. Mẹ hay đùa là bố mẹ chỉ còn khoảng ba chục năm nữa ở bên con, biết làm sao được với số phận con nhỉ. Nhưng bố vẫn ngàn lần cảm ơn số phận đã mang con đến cho bố mẹ, bố chấp nhận những khó khăn không thể tránh khỏi khi mai này con lớn lên trong cảnh cha già con cọc. Chính vì thế bố muốn viết thư này cho con để mai sau, khi nhỡ ra con còn chưa hiểu việc đời mà bố đã đi xa thì đây là những dòng tâm tư để con hiểu được lòng bố.
Con được sinh ra trong hoàn cảnh xã hội rất rối ren, lòng người ly tán, đất nước bị xâm lăng. Gia đình mình vốn thuộc loại công thần trong xã hội miền Bắc, được nhiều người quyền cao chức trọng cũng như người dân nể trọng. Nếu xã hội vẫn bình bình như trước đây thì đó là một lợi thế mà chắc chắn con sinh ra sẽ được đủ đầy hơn mọi người. Nhưng than ôi, cái chế độ mà gia đình ta cũng như nhiều gia đình khác đổ cả máu và mồ hôi để phụng sự nó hàng chục năm về trước đã không còn vì đất nước, vì nhân dân nữa. Người ta đã phản bội tất cả những gì đã hứa với dân để vun vén cho quần thần, cho gia tộc của họ. Tham nhũng tràn lan, đạo đức băng hoại, tài nguyên kiệt quệ, công nhân làm đĩ, nông dân ăn mày, trí thức hạ mình, tổ quốc lâm nguy, nợ nước ngoài đến đời con chắc chắn chưa trả được.

5 tháng cho bản kết luận điều tra '' lởm khởm ''

Người Buôn Gió

Viện Kiểm Sát tỉnh Đồng Tháp sẽ làm bản cáo trạng thế nào dựa trên một bản kết luận điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh Đồng Tháp dưới đây.
Trong bản KLĐT này, công an tỉnh Đồng Tháp đòi truy tố  3 người vì tội danh gây rối trật tự công cộng.

 Trước hết xét về tình tiết bản KLĐT mô tả về 4 cảnh sát đi làm nhiệm vụ tuần tra giao thông. Trong đó có một cảnh sát giao thông, một cảnh sát cơ động và hai công an xã của Mỹ An Hưng B., huyện Lò Vấp, tỉnh Đồng Tháp.

 Công an huyện Vấp Lò xác định lập tổ tuần tra nhằm mục đích tuần tra giao thông trên địa bàn xã Mỹ An Hưng B mà thôi, vào đúng cái ngày mà 3 bị cáo trên cùng bạn bè đi thăm gia đình Nguyễn Băc Truyển.
Xem clip do đài truyền hình phát sau khi xảy ra vụ việc  11/2/2014 nội dung như sau.

Bắt cóc Mẹ Nấm, bộ CA thách thức cả đại sứ quán Úc?


CTV Danlambao - Lúc 13:30' chiều ngày 29/7/2014, blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã bất ngờ bị công an chặn đường bắt cóc khi trên đường ra Hà Nội tham dự buổi hội thảo “Truyền thông phi nhà nước ở Việt Nam trong thời kỳ hiện nay” do đại sứ quán Úc tổ chức.

Sau hơn 9 tiếng đồng hồ bị bắt giam phi pháp, blogger Nẹ Nấm kể lại sự việc như sau:

“Chiều nay khi đang trên đường đi ra sân bay thì tôi bị chặn lại bởi 5 công an, trong đó 2 CSGT đã ra hiệu lệnh để dừng xe. Họ yêu cầu tôi ra khỏi xe và đưa thẳng về trụ sở công an tỉnh  số 80 Trần Phú, Nha Trang. Tôi từ chối làm việc và các nhân viên an ninh đã phải dung 4 người đưa tôi xuống xe”. 

Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

Hà Lan: Quốc gia nhỏ – Tòa án lớn

Hiệu Minh
Peace palace - Trụ sở của PCA ở Hague. Ảnh: PCA
Peace palace – Trụ sở của PCA ở Hague. Ảnh: PCA
Nói đến Hà Lan nhớ đến cối xay gió, đê quai, hoa tulip, bóng đá tổng lực, sex… nhưng ít người nghĩ đến…tòa án. Vài  thứ đầu làm ta chóng mặt, hoa mắt, mỏi gối, chùn chân, nhưng tiếng búa gõ của quan tòa  The Hague mới làm cho kẻ mắc lỗi gục hẳn vì những phán xét mang tầm toàn cầu.

Rắc rối Nga, Ukraine, MH17 và Yukos
Tháng 12-2013, do tác động của bà Thủ tướng Đức, Tổng thống Putin đã ân xá cho sếp cũ của Yukos là Mikhail Khodorkovsky do muốn gây dựng hình ảnh Olympic Mùa Đông ở Sochi. Nhưng rồi biểu tình Maidan tại Kiev, lật đổ Yanukovych đã làm ngọn đuốc Sochi không như Putin muốn.
Tỷ phú Khodorkovsky đang vùng vẫy ở phương Tây, đứng sau những vụ ăn miếng trả miếng đối với Putin. Ukraine, MH17, trừng phạt kinh tế và nay là tòa án Hà Lan đang làm Putin đau đầu.

ƠI NGƯỜI BẠN TUỔI THẦN TIÊN YÊU DẤU!

Đặng Huy Văn: Tình cờ tôi và Võ Thị Tần, một trong “mười cô gái Đồng Lộc” năm xưa, đã từng là bạn thiếu thời của nhau. Cuối năm 1954, gia đình tôi bị quy là địa chủ, nhà bị tịch thu không còn gì để ăn nên mẹ tôi đã gửi tôi về quê ngoại đi ở chăn trâu để khỏi chết đói. Tại dó, tôi đã được một người bạn gái láng giềng cùng tuổi tên là Võ Thị Tần đã hết lòng giúp đỡ. Nhưng sau CCRĐ, tôi được trở về quê nội cách đó 30 km để vừa đi ở vừa đi học nên chúng tôi đã xa nhau từ đó. Mặc dù cách xa, nhưng tôi vẫn không thể nào quên được tấm lòng của cô bé tốt bụng đó, người đã từng thương yêu và giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian tôi phải đi ở chăn trâu bên quê ngoại. Đặc biệt, có một lần Võ Thị Tần đã liều mình cứu tôi khỏi chết đuối khi tôi bị mấy đứa trẻ con nhà nông dân đánh và xô tôi ngã xuống một vực sâu chỉ vì tôi là con địa chủ.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"