Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Từ cục R tới đại lộ Champs-Elysée ở Paris

Nguyễn thị Cỏ May


Đại lộ Champs-Elysée . Ảnh mang tính minh họa
Đại lộ Champs-Elysée . Ảnh mang tính minh họa
Năm nay, Pháp vừa tổ chức Quốc Khánh hằng năm, vừa kỷ niệm 100 năm Đệ Nhứt Thế chiến. Trong lúc kinh tế suy thoái, uy tín lãnh đạo của Ông Tổng thống Hollande chỉ còn 20%, một mức tín nhiệm thắp nhứt chưa từng có trong nền Đệ V Cộng hòa Pháp, Chánh phủ muốn tổ chức Quốc Khánh rình rang để cho dân chúng tạm quên những ưu tư thời cuộc. Mặt khác, Chánh phủ tả phái muốn nhắc lại lập trường cấp tiến là lúc nào cũng đứng về phía nhân dân bị trị, chống lại áp bức thực dân . Mời đại diện các Quân đội cách mạnh tham dự Quốc khánh là để nói lên tinh thần hòa giải của Chánh phủ xã hội và nhân dân Pháp . Thất trận, trao trả độc lập cho các nước thuộc địa là vấn đề của các chánh phủ không phải xã hội. Ông Tổng thống Hollande sẽ mời gần 80 quốc gia tham dự lễ 14 tháng 7 trong đó có đại diện quân đội Algérie và quân đội nhơn dân Hà nội tham gia diển hành (?) bên cạnh quân đội thất trận Pháp đang gây nhiều phản ứng bất mản từ phía người Việt nam tỵ nạn tại Pháp, một bộ phận lớn dân chúng Pháp và nhứt là Hội Cựu Chiến binh Pháp tuy Chánh phủ giải thích Quốc khánh năm nay đặc biệt đặt dưới tôn chỉ mác-xít ” Tình huynh đệ quốc tế ” (Fraternité internationale) .

Biển, đảo nào của ta, chủ quyền nào không thay đổi?

Bảo Giang
Hoang sa 
Vào chiều ngày 18-6-14, tại Hà Nội có một cuộc hội,gọi là họp cấp cao,giữa Việt Nam và Trung cộng. Sau khi đứng nghe Dương khiết Trì, xác định lại lập trường của Trung cộng tại biển đông là không thay đổi và cũng không có ý định thay đổi tiến trình hợp tác song phương toàn diện với đảng và nhà nước Việt cộng, diễn viên từ phía Việt cộng là Nguyễn phú Trọng, một lão già đầu bạc trắng, mặt xanh như tàu lá, phát biểu như sau:
- Chúng tôi đã nghe và hiểu “chủ trương của Trung quốc về biển đảo là không thay đồi” và “Trung quốc khẳng định coi trọng và chưa bao giờ thay đồi phương châm hữu nghị trong quan hệ với Việt Nam”.. . Chúng tôi cũng thế “Khẳng định lập trường về chủ quyền của Việt Nam với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và trên biển đông là không thay đổi và không thể thay đổi.” (VNExpress)
- Thế nghĩa là gì? Người hỏi lớn tiếng.
- Phát đúng qúa,cương quyết qúa, dứt khoát quá! Phía ta có kẻ nói thầm trong cổ.
Mới nghe qua, nhiều người cho rằng lời tuyên bố của Nguyễn phú Trọng là đanh thép, là cương quyết, là dứt khoát bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Hoàng Sa và Trường Sa. Và dĩ nhiên, hơn 700 tờ báo đảng và các cơ quan truyền thông, truyền hình của nhà nước CS không bỏ lỡ cơ hội để thi nhau thổi phồng lên làm cho người dân Việt Nam hiểu lầm là như thế.

Tại sao Phạm Văn Đồng ký công hàm bán nước?

Đỗ Thành Công
ho-dong 
Sau khi Trung Cộng chính thức công bố chủ quyền lãnh hải là 12 hải lý, bao gồm luôn các quần đảo Hoàng Sa (Xisha) và Trường Sa (Nansha) của Việt Nam vào ngày 4 tháng 9 năm 1958 (1), thì 10 ngày sau đó, ngày 14 tháng 9 năm 1958, Thủ tướng Bắc Việt Nam, ông Phạm Văn Đồng, đã gửi công hàm đến Thủ tướng Chu Ân Lai, xác nhận chủ quyền Trung Cộng đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Nội dung bức công hàm Thủ tướng Bắc Việt Nam, Phạm Văn Đồng viết như sau “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958”.
Đồng thời, trước đó, tháng 6 năm 1956, Phó thủ tướng Việt Nam, ông Ung Văn Khiêm, thay mặt Bắc Việt Nam, cũng đã tuyên bố với phiá Trung Cộng: “…Theo các tài liệu lịch sử từ phía chúng tôi (Việt Nam), đảo Xisha (Hoàng Sa) và Nansha (Trường Sa) thuộc về vùng đất lịch sử của quý quốc (Trung Quốc)”.
Như vậy, tổng kết hai sự kiện trên cho thấy Hà Nội, trong thời gian nhận viện trợ của Bắc Kinh để tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam, đã muối mặt, phản bội Tổ quốc, nhượng đi một phần lãnh thổ Việt Nam cho mưu đồ của Đảng CSVN. Điều này cũng khẳng định, công hàm “bán nước” của Phạm Văn Đồng không phải là quyết định độc xuất, tự tung tự tác do cá nhân ông Phạm Văn Đồng, và tuyên bố của Ung Văn Khiêm, nếu có theo như cáo buộc của Bắc Kinh, cũng không phải là tự phát. Tất cả hai sự kiện, đều chính do quyết định của Chính Trị Bộ đảng CSVN.

TƯỜNG THUẬT TANG LỄ CỦA CHIẾN SĨ HOÀNG THU TẠI BRADENTON, FLORIDA

Ngày 28/6/2014, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Tampa Bay, được sự hỗ trợ của CĐVN tiểu bang Florida và CĐNVQG Liên Bang Hoa Kỳ đã tổ chức Tang Lễ trọng thể cho chiến hữu Hoàng Thu, một người đã quả cảm tự thiêu ngày 20/6/2014 trước khu gia cư Silver Lake để phản đối giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Cộng, qua đời sáng thứ Hai 23/6/2014 trong bệnh viện vì phỏng quá nặng.

Trên vách chính giữa hội trường được trang trí tấm biểu ngữ: Cộng Đồng Việt Nam Tampa Bay thành kính phân ưu, Chiến sĨ Hoàng Thu, dưới có hàng chữ: Anh Hùng Tử, Chí Hùng Nào Tử, hai bên có hình Ông và bản phóng lớn tờ di ngôn viết tay.

Chiến sĩ Hoàng Thu, ngọn đuốc sống giữa đêm đen VN

Hồ Phú Bông
HT3 
Đọc bản tin và xem tấm ảnh đầu tiên trên báo Bradenton Herald Newspaper, quận Manatee, Tiểu bang Florida, ngày 20/6/2014, cho biết người tự thiêu đã để lại một mảnh giấy “dùng chữ nước ngoài” (foreign language) nên cảnh sát chưa hiểu nội dung. Mảnh giấy được dán rất ngay ngắn, cân phân giữa một ô trống hình chữ nhật bên góc trái tấm bảng tên của khu gia cư “Silver Lake Community” tại ngã ba đường Lockwood Ridge và 59th Avenue East ở Bradenton, chúng tôi biết ngay người tự thiêu là VN. Những chữ viết tay khá bay bướm, nội dung cô đọng, chỉ trên một mảnh giấy cỡ A-4 nhưng có mãnh lực mạnh đến độ có thể gây sốc cho người bệnh tim!

Hai yang 981 Phải rời khỏi V-N
Hải phận
Anh hùng tử chí hùng nào tử
Thu Hung
(và chữ ký)

Vì theo dõi sát thời cuộc quê nhà nên người tự thiêu dứt khoát phải là một người VN yêu nước chân chính, phản đối Tàu cộng đang xâm lược biển đảo, mà chưa biết thực sự là ai. Bút tích trên tờ giấy, cái tên không có dấu “Thu Hung” cùng với chữ ký, của người đã dùng lửa tự đốt cháy thân xác mình thì hình ảnh ngọn lửa khác đã bùng cháy trong sương sớm, một tháng trước trước cổng chính Dinh Độc Lập tại Sài Gòn, nhờ người đi đường tình cờ dùng cell phone quay được, của Nữ Phật tử Lê Thị Tuyết Mai chợt sống dậy mãnh liệt. Hai cái chết, từ hai bờ đại dương, là hai sự hy sinh cao cả nhất, lấy chính thân xác làm ngọn đuốc!

Bạn muốn giỏi tiếng Trung Quốc?

Lê Quý Hiền
Tôi không định tiếp thị cho trung tâm ngoại ngữ dạy tiếng Tàu nào đấy nhưng dân ta sống cạnh anh hàng xóm khổng lồ mới phất đầy tham lam, hợm hĩnh và ngạo mạn này cũng nên biết dịch ngôn ngữ, hành động của họ ra nghĩa Việt kẻo hiểu lầm nhau thì cực phiền hà ! 
 
Đơn giản như câu “Cấm không được đái” theo tiếng Tàu phải đọc từ phải sang nghĩa là “Đái được không cấm”. Tiếng TQ hay ở chỗ dịch ra tiếng Việt thì phải đọc ngược, hiểu ngược, nhất là lời lãnh đạo họ mới thật là biết hết sự “uyên thâm” của nước lớn này mà ta bay bướm thì gọi là “thi tại ngôn ngoại” hay nói nôm ra cho dễ hiểu là “nói một đằng làm một nẻo” !


Vừa rồi, khi tiếp các nhà lãnh đạo Ấn Độ và Miến Điện vào cuối tuần tại Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình nói rằng nước ông sẽ không bao giờ tìm cách áp đặt ý chí của mình lên các nước khác cho dù Trung Quốc có mạnh như thế nào đi chăng nữa.Đúng là ông không áp đặt thật, ông chỉ áp đặt những giàn khoan vào biển VN, vào cửa Vịnh Bắc Bộ đang tranh chấp! Ông chỉ áp đặt tàu chiến và tàu chiến sơn màu khác để húc đâm , phun vòi rồng vào tàu chấp pháp VN cũng như húc cho tàu cá VN chìm nghỉm, như dân VN bị thương vong thôi ! Vừa rồi ông chỉ áp đặt bằng “bản đồ dọc”coi biển Đông là lãnh thổ của ông theo cái lưỡi bò liếm sát vào bờ biển láng giềng cũng như phần đất của Ấn Độ cũng thành lãnh thổ của lục địa Trung hoa !

Chuyện Ca sĩ Lệ Rơi và cái van xì hơi của xã hội hiện tại

ca si le roi, ca sĩ Lệ Rơi, Lệ Rơi, Lệ Quyên, ca sĩ, nổi tiếng
"Ca sĩ" Lệ Rơi (tên thật là Nguyễn Đức Hậu)
tại xã Liên Mạc - Thanh Hà - Hải Dương.
Đêm nay buồn tình em lên google đánh 2 từ "ca sĩ" hòng tìm kiếm một giọng ca nào đó để chia sẻ nỗi buồn với mình. Thật nà quái lạ khi vừa đánh tới chữ "ĩ", anh google tự động báo bốn từ "cai si le roi"... Hơn 4 triệu kết quả trong vòng 0,36s là những gì bạn có thể tìm thấy từ anh Gu Gờ. Trong khi từng đó thời gian với từ khóa "ca sĩ lệ quyên" ta chỉ có hơn 600 nghìn kết quả.
Thật đắng lòng là Mỹ Tâm, Cẩm Ly, Quang Lê, Đan Nguyên, Anh Thơ... tất thảy đều xếp hàng sau Lệ Rơi trên Gu Gờ. Đủ biết Lệ Rơi nổi tiếng trên mạng như thế nào rầu.

Chẳng mấy khó sau vài click là thưởng thức được giọng ca của Lệ Rơi. Vâng, tìm Lệ Rơi thật dễ nhưng thật khó mà nghe hết được 1 clip của anh dù tôi đã chỉnh tốc độ lên tân 2.0 như các bạn chỏe trên haivl hướng dẫn (Đã vậy anh lại có hơn 150 clip cơ).  Anh gào hơn là hát. Đọc rap cũng không ra mà ngâm thơ cũng chẳng phải. Tuy nhiên tóm lại là phê. Vì chẳng nghe được ở đâu những âm thanh như thế ngoài nghe Lệ Rơi.

VNCH : chính thể hay ngụy quyền ? (phần 1)

Lê Vĩnh
Radio CTM

Hai mươi năm trước, trong một bài viết về tranh chấp ở Biển Đông đăng trên báo Far Eastern Economic Review ngày 10/2/1994 (1), ký giả Frank Ching đã thuật lại lời khẳng định của nhiều quan chức cao cấp Cộng Sản Việt Nam (CSVN) vào thập niên 50 của thế kỷ trước rằng: “Hoàng Sa – Trường Sa, theo quan điểm lịch sử, là thuộc về Trung Quốc”, cùng với dẫn chứng bức công hàm năm 1958 của ông Phạm Văn Đồng. Frank Ching cũng nhận xét, xin trích: “Trong những ngày đó, chế độ Hà Nội rất hăng hái trong việc lên án chính quyền miền Nam, cho họ là những con rối của Mỹ, là những kẻ đã bán đứng quyền lợi của nhân dân Việt Nam. Ngay cả lúc đó, một điều rõ ràng là những lời cáo buộc này đã không có căn cứ. Bây giờ, 20 năm sau -1994-, cũng lại một điều rõ ràng là đã có những lúc mà chính quyền Sài Gòn đã thật sự đứng lên cho quyền lợi của dân tộc Việt Nam, một cách vô cùng mạnh mẽ, hơn xa chính quyền tại Hà Nội.” hết trích.
Ký giả Frank Ching kết luận bài viết đó như sau, xin trích: “Những gì xảy ra ngày hôm nay liên hệ đến hai quần đảo này (HS-TS) chỉ là hậu quả của sự trí trá của hai người cộng sản anh em trong qúa khứ. Không một ai trong cộng đồng thế giới muốn bước vào để dàn xếp sự bất đồng giữa Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc. Lý do rất rõ ràng: cái công hàm ngoại giao và sự nhìn nhận của Cộng sản Việt Nam không thể nào xoá bỏ được bởi một nước nhỏ như Việt Nam, kẻ đã muốn chơi đểu để lừa dối Trung Quốc. Hơn nữa, Cộng sản Việt Nam không thể nào tránh được Trung Quốc trong khi họ phải bắt chước theo chính sách ’đổi mới’ của Trung Quốc để tiến lên chủ nghĩa xã hội.” hết trích.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì sang gặp các lãnh đạo Việt Nam nhằm mục đích gì?

Một cán bộ Viện Nghiên cứu Quốc tế
Sau hơn 1 tháng xảy ra sự kiện dàn khoan Hải Dương 981 hoạt động ở vùng biển của Việt Nam đã gây ra phản ứng mạnh mẽ phản đối hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam từ Trung Quốc. Lãnh đạo cấp cao Việt Nam đứng đầu là ông Nguyễn Phú Trọng chủ trương phản đối Trung Quốc nhưng không làm tổn hại quan hệ hữu nghị 2 nước Trung Việt và cử sứ thần đàm phán với Trung Quốc trên 30 lần (theo thông báo của BNG Việt Nam – cấp cao nhất là Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh). Kết quả Trung Quốc chỉ đáp lại Việt Nam không được quấy rối hoạt động của Trung Quốc, chủ quyền biển Đông, Hoàng Sa của Trung Quốc là không bàn cãi. Nếu Việt Nam cố tình quấy rối Trung Quốc thì Việt Nam phải gánh chịu hậu quả. Tập Cận Bình người đứng đầu Trung Quốc cũng đã nói thẳng với PCTN Nguyễn Thị Doan khi tham dự hội nghị ở Thượng Hải rằng Trung Quốc thấy không cần có cuộc gặp cấp cao 2 nước, có gặp đ/c Phú Trọng cũng không giải quyết được gì. Việt Nam cần chấm dứt quấy rối Trung Quốc, điều đó có nghĩa là cánh cửa thương lượng ở cấp cao 2 nước để giải quyết sự kiện Hải Dương 981 đã đóng cửa.
Sự thật diễn ra là việc Việt Nam lên án không có ảnh hưởng gì tới hoạt động của Trung Quốc. Dàn khoan Hải Dương 981 sau hơn 1 tháng đã khoan được 2 mũi cắm vào lòng đất thuộc lãnh thổ của Việt Nam – điều này ai cũng thấy cả rồi. Khoan xong 2 mũi, 981 di chuyển để tránh bão thì Trung Quốc cử Trưởng ban đối ngoại gặp Hoàng Bình Quân – Trưởng ban đối ngoại TW của Việt Nam – các thông tin được tiết lộ chủ yếu phía Trung Quốc vẫn giữ nguyên luận điệu của BNG Trung Quốc là đe doạ, yêu cầu Việt Nam chấm dứt quấy rối Trung Quốc và đưa ra chỉ trích phản ứng của Việt Nam đã phá vỡ quan hệ hữu nghị với Trung Quốc, người bị Trung Quốc chỉ trích đích danh là ông Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng vì đã có những bài phát biểu mạnh mẽ lên án Trung Quốc và vạch trần sự thật của các chữ “tốt” cấp cao hai nước đã tặng nhau.

Đỗ Thị Minh Hạnh, liều thuốc tinh thần cho cuộc đấu tranh cho dân chủ

Tường An, thông tín viên RFA

Chị Đỗ thị Minh Hạnh trước lúc bị bắt và ngày được ra tù năm 2014, chị đã hy sinh đổi 4 năm tuổi trẻ cái tuổi đẹp nhất của người con gái, cho dân chủ và nhân quyền....
Tù nhân lương tâm Đỗ thị Minh Hạnh khi ra tù được nhiều người đang tham đấu tranh cho dân chủ- nhân quyền tại Việt Nam đến thăm. Sau khi trở về những người này bày tỏ lòng cảm phục và cho biết Đỗ thị Minh Hạnh tiếp thêm cảm hứng cho họ trên con đường đã chọn đó.
Lo cho tù nhân khác
Đỗ thị Minh Hạnh là một trong số những tù nhân lương tâm nữ hiện nay ở Việt Nam như Tạ Phong Tần, Hồ Bích Khương, Mai thị Dung, Trần Thị Thúy…
Trại tù Thanh Xuân ở Hà Nội là nơi mà Đỗ thị Minh Hạnh bị giam chung cùng một nữ tù chính trị khác là chị Mai Thị Dung, tín đồ Phật giáo Hòa Hảo theo phái chân truyền bị kết án 11 năm tù giam vì không chịu khuất phục và nhận tội theo qui chụp của cơ quan chức năng. Bà này bị những chứng bệnh gan, mật và tim nên sức khỏe suy kiệt.
Đỗ thị Minh Hạnh là người giúp đỡ cho bà này nhiều khi ở trong tù và dù được ra khỏi trại, mối quan tâm lớn của Đỗ thị Minh Hạnh là người bạn tù lớn tuổi bệnh tật như thế.

Bốn khó khăn về mặt tâm lý - xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam trong cuộc chiến chống Trung Cộng xâm lăng

Mạc Văn Trang
Mưu đồ xâm lăng, thống trị Việt Nam đã được Trung Cộng tính toán từ lâu, thực thi từng bước, mà bất cứ ai là người dân Việt có chút lương tri, trách nhiệm với đất nước đều thấy rõ. Một số vụ việc cụ thể, tiêu biểu là: Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa 1974; chiếm đoạt một số cứ điểm quan trọng sau chiến tranh biên giới phía Bắc 1979; đánh chiếm đảo Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa 1988; lấn chiếm khoảng 1500 km2 trong quá trình xác định, ký kết Hiệp định biên giới Việt – Trung (1999) và gần đây là hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, kèm theo đó là những hành động xâm lăng tàn bạo, thái độ trâng tráo, bất chấp tất cả, đúng nghĩa một kẻ xâm lược trắng trợn, đòi độc chiếm Biển Đông…
Thực tế là “ta càng nhân nhượng, giặc càng lấn tới, vì chúng quyết cướp nước ta”, khuất phục dân ta, bắt dân ta phải sống dưới sự cai trị của chúng. Ách cai trị của Trung Cộng không phải để “khai hóa văn minh” như các nước tư bản phương Tây, mà là sẽ phát động những cuộc “cách mạng văn hóa” để tiêu diệt hàng chục triệu người làm Trung Cộng “ngứa mắt” (?); là thực hiện mưu đồ diệt chủng như Pôn Pốt đã làm ở Campuchia; là tiến hành quá trình Hán hóa như ở Tây Tạng, Tân Cương; là sẵn sàng cho xe tăng nghiền nát nhiều ngàn người trong một đêm, tại cuộc biểu tình mồng 4 tháng 6 năm 1989 ở quảng trường Thiên An Môn… Đó là viễn cảnh của Việt Nam dưới ách cai trị của Trung Cộng.

Trút lên đầu con cháu, có nên chăng?

Nguyễn Mộng hoài
Nguy cơ mất nước đang hiện ra trước mắt mọi người dân Việt Nam. Các nhà lãnh đạo Việt Nam hiện nay mối người nói một phách. Có người ví von, có người nói úp úp mở mở, có người lại nói "vòng vo Tam Quốc" không đi vào trọng tâm nóng bỏng. Cái giàn khoan của Trung Quốc ở thềm lục địa Việt Nam có ý đồ nuốt chửng cả biển đông trong âm mưu xưng hùng xưng bá toàn cầu, mà vẫn "tế nhị", sợ ảnh hưởng đến "tình hữu hảo Trung- Việt !"
Tóm lại sau hai tháng cái giàn khoan "xâm lược" chình ình ở thềm lục địa Việt Nam, chưa hề có tiếng nói và nhất là hành động thống nhất và kiên quyết, thể hiện ý chí quật cường của toàn dân tộc. Còn nhân dân đủ các tầng lớp, kể cả những người "bên thua cuộc" muốn bầy tỏ thái độ yêu nước trong giai đoạn mới bằng biểu tình ôn hòa, bằng những phản ứng sục sôi nhưng ôn hòa thì lại trực tiếp hoặc gián tiếp bị cấm. Nhân dân không bao giờ đồng tình với những hành động quá khích, nhưng nhân dân cũng không thể đồng tình với sự "im lặng đáng sợ" hoặc nói vòng vo Tam quốc của những người có trách nhiệm với vận mệnh quốc gia, dân tộc.

Khối 8406: Tuyên bố nhân việc nhà cầm quyền thả tù cô Đỗ Thị Minh Hạnh

Kính thưa toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước cùng các Thân hữu quốc tế
Cô Đỗ Thị Minh Hạnh, thành viên Khối 8406, vừa ra khỏi nhà tù cộng sản sau khi đã chịu một bản án bất công hơn nửa thời gian (7 năm). Mọi ai yêu tự do dân chủ đều vui mừng trước sự trở về này cũng như đều muốn cảm ơn những cá nhân và tập thể, tổ chức và cơ quan trong lẫn ngoài nước, Việt Nam lẫn ngoại quốc, đã kiên trì vận động, áp lực nhà cầm quyền Hà Nội phải thả tù một trong những chiến sĩ đấu tranh can đảm nhất cho quyền con người, nhất là quyền công nhân. Nhân dịp này, Khối 8406 chúng tôi tuyên bố:
1- Đây không hề là dấu hiệu của cái gọi là "chủ trương khoan hồng nhân đạo trong việc giam giữ" của nhà cầm quyền CSVN (như họ thường rêu rao), mà chỉ là hình ảnh của chính sách coi mọi công dân, đặc biệt các công dân đòi hỏi nhân quyền, như những con tin và con bài mà nhà nước sẵn sàng bắt và sẵn sàng thả khi cần mặc cả với quốc tế để có một mối lợi về kinh tế hay chính trị. Trong trường hợp Đỗ Thị Minh Hạnh là mối lợi được gia nhập Hiệp ước Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà CSVN đang hết sức mong mỏi giữa lúc nền kinh tế và tài chánh đất nước lâm vào cơn khủng hoảng và khánh kiệt do sự điều hành một cách ngu dốt và thói tham nhũng một cách trắng trợn của toàn thể bộ máy nhà nước cộng sản.

Xét xử phúc thẩm chồng tôi, nhà báo Trương Duy Nhất: "Tòa bịt miệng luật sư, bị cáo

Cao Thị Xuân Phượng
Trước phiên tòa xét xử phúc thẩm chồng tôi - nhà báo Trương Duy Nhất (26/6/2014), tôi đã có Đơn cứu xét gửi Tòa Phúc thẩm Tòa án Nhân dân Tối cao tại Đà Nẵng. Trong đơn, tôi trình bày ý kiến của cá nhân về những bất hợp lý, những việc thực thi không đúng luật định tại phiên tòa sơ thẩm.
Nhà báo Trương Duy Nhất trước tòa
Viện Kiểm sát không đủ căn cứ, cơ sở để buộc tội chồng tôi, nhưng Hội đồng xét xử sơ thẩm cố tình suy diễn, qui chụp kết tội chồng tôi “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” qui định tại Điều 258 - Bộ luật Hình sự với bản án 2 năm tù giam. Bản án không thuyết phục, gây nhiều bức xúc trong dư luận.
Khi tôi nói về ý định viết đơn này, nhiều bạn bè cho rằng tôi thiếu thực tế, bởi chẳng có vị quan tòa nào quan tâm đến ý kiến của những thường dân như tôi. Nhưng tôi vẫn viết bởi tôi vẫn còn tin vào công lý, hy vọng những bất hợp lý tại phiên tòa sơ thẩm sẽ không lặp lại ở phiên phúc thẩm, hy vọng các vị quan Tòa phúc thẩm sẽ thực thi luật pháp bằng lương tâm và trách nhiệm, sáng suốt nhìn nhận vụ việc chồng tôi, xét xử công minh, đem lại một bản án phúc thẩm thấu tình đạt lý.
Thế nhưng tất cả không như tôi hy vọng.

Quê hương đâu phải 'mỗi người chỉ một!'

Tạp ghi Huy Phương
Bỏ lại sau lưng những ngày tháng tù đày, kỳ thị, bất công, đói rách và chờ đợi, và sau một chuyến đi dài mệt nhọc, tôi đến phi trường San Francisco vào sáng ngày 28 Tháng Tám, 1990. Cái cảm giác mát lạnh của thời tiết và không khí êm ả của vùng đất mới đến làm cho tôi cảm thấy khỏe khoắn, phấn khởi nhưng đồng thời không dám nghĩ xa hơn nữa với những tháng ngày đang chờ đợi trước mắt, lo lắng không biết rồi cuộc sống sẽ ra sao?

Phản ứng của một cổ động viên Mỹ sau bàn gỡ huề của Bồ Ðào Nha. (Hình: Scott Olson/Getty Images)
Tôi đã đến Mỹ một lần trước đó như kẻ qua đường, dừng chân lại chốc lát, nhưng hôm nay nước Mỹ là nơi chấp nhận cho tôi dung thân cho hết đời, sau khi chế độ mới trên quê hương đã ruồng bỏ, xô đẩy chúng tôi ra khỏi đất nước. Trong thâm tâm lúc bấy giờ tôi không có khái niệm gì về nước Mỹ, người đã dang vòng tay yêu thương ra cứu vớt và cưu mang chúng tôi, hay là người bạn đã đành đoạn bỏ chúng tôi giữa đường.

Cái Búa

Thảo Trường
Chợt bà hỏi ông chuẩn úy thì đâu đã được gọi là quan, ông nói, trong chiến tranh Việt Nam, trong quân lực Cộng Hòa, cấp chuẩn úy là nòng cốt chiến đấu, là thành phần chỉ huy đông nhất, là những người chính thị làm chiến tranh không ai khác vào đấy cả. Nhưng họ lại không phải là những người chọn binh nghiệp làm sự nghiệp không lấy con đường đó làm tương lai huy hoàng mà họ chỉ là những quân nhân trừ bị lên đường tòng quân theo tiếng gọi của non sông khi đất nước hữu sự, để rồi sẽ rời bỏ quân ngũ khi chiến tranh chấm dứt. Họ là những trí thức từ ngoài đời vào quân trường, họ là những người chắt lọc từ tập thể binh lính trong quân đội đôn lên, họ vừa làm quan vừa làm lính, họ vừa phải chỉ huy vừa phải bắn súng, trong giao tranh họ có trách nhiệm làm trung đội trưởng cùng lúc với trách nhiệm binh nhì. Không nói đến một số ít trường hợp cá biệt có những sĩ quan trừ bị làm bộ trưởng, thứ trưởng hay tổng giám đốc, làm cố vấn chính trị cho ông tổng thống gốc gác tướng lãnh hiện dịch chuyên nghiệp... Cho nên, tuy là “chuẩn” nhưng chính họ là xương sống của quân lực. Có thể khi làm xong nhiệm vụ họ không còn là chuẩn úy mà đã theo dòng chảy của chiến tranh lên đến cấp cao hơn nhưng cái cốt lõi, cái khởi đầu của họ chính là chuẩn úy trừ bị.

Ðọc sách

Nguyễn Hưng Quốc
Một trong những đam mê lớn nhất trong đời của tôi là đọc. Hầu như toàn bộ thời gian trong ngày của tôi, lúc nhỏ, ngoài việc học, là đọc; lớn lên, ngoài việc đi dạy để kiếm sống, và sau đó, viết lách, cũng dành cho việc đọc. Đọc, với tôi, là một lạc thú không thể thay thế được.
Hồi nhỏ, tôi đọc tất cả những gì tôi có; lớn lên, tôi đọc những gì tôi thích; sau này, khi tôi viết nhiều, hầu như tôi chỉ đọc những gì mình cần. Đọc cái mình có là cái thú của người thưởng ngoạn nhưng nghèo; đọc cái mình thích là cái thú của người thưởng ngoạn khá dư dật; còn đọc những thứ mình cần là cái thú của người nghiên cứu, ở đó, lạc thú có khi không nằm ở việc đọc mà nằm chủ yếu ở việc viết, ở việc chuyển hoá cái của người khác thành cái của mình; một thứ lạc thú khá thực dụng. Đọc như một người thưởng ngoạn là phiêu du vào một thế giới khác, ở đó, người ta tự đánh mất mình bao nhiêu thì càng thích thú và càng trở thành giàu có bấy nhiêu; đọc như một nhà nghiên cứu là tham gia vào một cuộc thu hoạch và biến chế, ở đó, càng tiếp nhận và tiêu hoá được bao nhiêu người ta càng sung sướng và trở thành giàu có bấy nhiêu.

Vấn đề Trung Quốc của Việt Nam – không chỉ áp lực từ bên ngoài

Viện Friedrich Naumann vì tự do
Phan Ba dịch
Cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc về các quần đảo ở biển Đông thống trị những cuộc thảo luận ở Việt Nam. Áp lực nặng nề của láng giềng to lớn cũng thúc đẩy cuộc tranh cãi nội bộ về những cải cách cần thiết và để cho người ta nhận ra được sự hình thành phe phái trong Đảng Cộng sản.
Leo thang trên biển
Từ ngày 1 tháng Năm, Trung Quốc đã đặt giàn khoan HD-981 to lớn vào vùng biển 200 hải lý được Việt Nam tuyên bố chủ quyền ở biển Đông. Sự kiện này đã dẫn tới bước leo thang lớn nhất lâu nay trong quan hệ vốn cũng đã căng thẳng giữa hai đất nước cộng sản. Hiện giờ, Trung quốc đã gởi sáu tàu chiến, 36 tàu cảnh sát, 21 tàu vận tải và 44 tàu đánh cá tới vùng biển tròn mười hải lý quanh giàn khoan. Ở phía Việt Nam có 63 tàu cảnh sát và đánh cá. Việt Nam cáo buộc Trung Quốc đã đâm va vào tàu thuyền của họ và đã tấn công bằng súng phun nước mạnh. Qua đó 24 tàu cảnh sát Việt Nam được cho là đã bị hư hỏng nặng và hàng chục người đã bị thương. Một tàu đánh cá Việt Nam bị chìm. Ngược lại, Trung Quốc cáo buộc Việt Nam đã đâm húc tàu của họ 1416 (!) lần. Trong một kháng thư gửi lên Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc cáo buộc Việt Nam tiến hành một chính sách thù địch đối với Trung Quốc và người Trung Quốc. Có ý muốn nói tới là những cuộc biểu tình bạo lực ở miền Nam và Trung Việt Nam trong tháng Năm mà trong đó hàng trăm xí nghiệp Trung Quốc và nước ngoài khác đã bị phá hủy, bốn người Trung Quốc bị giết chết và hơn một trăm bị thương.

Đi chơi với đại gia

Tony Buổi Sáng
Để kiếm tiền, Tony đi làm con buôn, đối tượng bị gắn liền với thành ngữ "con buôn ép giá", đùng một cái, mọi người nói mày là doanh nhân. Tony ngơ ngác hỏi có thiệt hem mậy? Niềm vui giống như con hát bị vua Tự Đức mắng là xướng ca vô loài, bỗng dưng được gọi là ca sĩ. Cái lên mạng search, đọc các tài liệu nước ngoài, mới hay nước mình làm gì có doanh nhân, chỉ có nhóm người tự nhận và 1 nhóm trông giống giống mà thôi. Nên nghe ai nói tôi là doanh nhân, nghe buồn cười không chịu được. Hôm bữa gặp chị kia nhìn quen lắm, trang điểm mắt môi lem luốc, vú móm lòng thòng, nói chị là nữ doanh nhân nè em, vì chị mới mở công ty kinh doanh thực phẩm. Ủa Tony nói sao em nhớ chị bán xôi mà. Chị ấy mắng ngay. Kinh doanh xôi, cháo lòng, bánh cuốn...trong hẻm nhà chị đều lên thành công ty kinh doanh thực phẩm. Mấy ông xe ôm lên đời thành "kinh doanh vận tải công cộng", mấy cò đất biến thành "công ty bất động sản". Nên tụi chị phải gia nhập hội doanh nhân, là 1 nhóm người biết mặc vét, đi xe hơi và có đi quánh golf, phải thuê chứ tiền đâu em. Rồi bỏ tiền đi học sang nữa, khổ thế. Hôm bữa có tham dự hội thảo nói về 3 kịch bản bất động sản, Tony thấy mấy anh ngồi họp ở khách sạn 5 sao mà kéo quần lên đầu gối cho mát. Đang đứng phát biểu, điện thoại reng là a lô và nạt nộ qua điện thoại như chốn không người. Hoá ra, anh dặn người nhà cứ 5 phút gọi 1 lần rồi cúp máy, để ổng tự thoại, cho người ta thấy là mình nhiều việc. Có bữa đang độc thoại, điện thoại lại reo vang.

Quảng Trị hơn 40 năm sau ngày Giải Phóng

Bà Đầu Đinh
Không biết ai người Quảng Trị suy nghĩ gì, cảm thấy thế nào về quê hương họ. Riêng tôi, đó là nỗi niềm khôn nguôi.
Lần đầu đến Quảng Trị là lúc 20 năm sau ngày MN Giải phóng. Một nỗi niềm đan xen, khó diễn đạt bằng một hai từ. Vừa thương cảm, vừa xót xa, đau đớn, vừa chua xót, nghẹn uất. Lúc đó tôi đã nhớ đến câu nói của Trịnh Công Sơn. Năm đó TCS ra Hà Nội, và các báo đã đồng loạt đưa bài. Một bài nào đó đã nhắc đến câu TCS nói về Hà Nội: “HN như miếng bọt biển, mà mỗi bước đi đều làm bắn ra những tia nước của dấu tích lịch sử”. Còn tôi, tôi nói về Quảng Trị: “Quảng Trị như chiếc chảo gang nóng bỏng, mà mỗi bước đi đều phát ra những tiếng kêu chát chúa của đau thương, đói nghèo, cơ cực, và nỗi đau chiến tranh”.

Quảng Trị 20 năm trước

Năm 1995. Đó là một cuộc khảo sát đói nghèo trên toàn quốc. Từ Quảng Bạ, Hà Giang, đi qua Gio Linh, Quảng Trị, đến Mang yang, Gia Lai, và kết thúc ở Củ Chi. Đoàn gồm những người từ 10 lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Mỗi người tự làm lĩnh vực của mình. Hàng ngày, chúng tôi sáng đi qua Dốc Miếu, chiều về qua Dốc Miếu. Cái địa danh mà nhắc tên ai cũng thấy rợn người vì cuộc chiến khốc liệt. Đi qua đó, cuộc sống thanh bình. Những người đi chợ về thưa thớt. Một quán bán nước, quà bành lèo tèo. Nhưng sao tai vẫn nghe chát chúa tiếng rền bom đạn. Xung quanh cây cối xanh tươi, đường đi phẳng lỳ, dưới cái nóng cháy người của tháng 5. Mà sao vẫn cảm thấy sức nóng ghê người của đạn và pháo. 20 năm bình yên đã qua nhưng cảm nhận trong con người vẫn còn. Đấy là cảm giác bên trong. Còn những sự kiện bên ngoài lại là những nỗi ám ảnh khắc nghiệt hơn nhiều.

Đi dự một đêm thơ tại Berlin

Người Buôn Gió
Lần đầu tiên mình đi dự một đêm thơ, thấy vui thật. Đêm thơ này là ra mắt tập thơ hay giới thiệu tập thơ gì đó mà kẻ ngoại đạo như mình không phân biệt nổi. Nhưng vì có anh Trần Mạnh Hảo, chị Võ Thị Hảo đến dự, mấy anh chị em hẹn sau đó gặp nhau, đó là lý do thứ nhất. Lý do thứ hai là tập thơ này do ông Thế Dũng đứng ra xuất bản, có ông Sa Huỳnh biên tập.
Lão già Thế Dũng là một tay chơi lãng tử trong làng văn chương. Viết truyện, sách, làm thơ đủ kiểu. Thơ văn của lão được cái phảng phất tính tranh đấu vì quê hương, tính lão cũng phóng khoáng, ngang tàng. Đôi khi là ầu ơ kệ con mẹ đời, cái gì tao thích tao làm. Hôm nọ biểu tình người Việt (cờ đỏ) ở Berlin, lão Thế Dũng đọc bài thơ về biển đảo, đến câu gay gắt bị người nào đó định giật tờ thơ không cho lão ấy đọc. Lão ấy giằng lại và đọc tiếp như không:
Đứa khôn, đứa dại. Tóc bạc, tóc xanh…
Dù cộng sản hay không cộng sản
Hôm nay, ngày 11 tháng 05 năm 2014
Tất cả xuống đường biểu tình vì Nước
Chúng con dõng dạc hô vang:
Hoàng Sa-Trường Sa: máu thịt Việt Nam
Sau khi viết chán chê đủ thứ, lão già Thế Dũng nhảy sang lĩnh vực xuất bản sách, lão có nhà xuất bản lấy tên là VPen. Cái việc xuất bản sách ở đất nước tự do như CHLB Đức này cũng không phải khó khăn gì về mặt thủ tục, giấy tờ nhiêu khê như ở Việt Nam. Nhà xuất bản Vpen của lão Thế Dũng cũng sản xuất ra một mớ sách đủ loại chính trị, văn chương, tản văn của tác giả là người nước ngoài, của một vài cá nhân người Việt và của cả lão ấy nữa. Mọi việc êm đềm cho đến một ngày kia, lão già Thế Dũng nổi hứng in tập thơ cho những kiều bào VN tại Đức, đặc biệt phần đông là các tác giả ở Berlin.

Tầm của quốc hội thấp hơn tầm đời sống chính trị đất nước!

Phạm Đình Trọng
QUÁ THẤP
. TẦM CỦA QUỐC HỘI THẤP HƠN TẦM ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ ĐẤT NƯỚC
. TẦM CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI THẤP HƠN TẦM CỦA NGƯỜI DÂN, THẤP HƠN ĐÒI HỎI CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
Quốc hội họp trong cơn nóng thế sự ngút trời người dân cả nước hừng hực căm phẫn China nghênh ngang đưa giàn khoan xâm lược vào sâu trong vùng biển của ta. Chủ quyền, lãnh thổ bị xâm phạm. Danh dự, phẩm giá đất nước bị làm nhục. Người dân càng tủi nhục và đau xót hơn khi đối mặt với kẻ xâm lược ở chính trường thế giới, người có trách nhiệm bảo vệ đất nước không biết đến danh dự, không biết đến trách nhiệm, chỉ lo ve vãn, mơn trớn, lấy lòng kẻ xâm lược. Nguy khốn hiển hiện ngay trước mắt: mất biển dẫn đến mất nước đã cận kề. Những người cầm quyền chỉ lo giữ đảng để giữ ghế quyền lực. Không lo giữ nước, họ còn mang lợi ích đất nước ra đánh đổi lấy sự bảo lãnh chiếc ghế quyền lực, bổng lộc của họ. Những tâm hồn Việt cảm thấy bơ vơ, cuộc sống vô nghĩa, người Việt ở trong nước và ngoài nước nối tiếp tự thiêu. Như người dân Tây Tạng nối tiếp tự thiêu trong nỗi đau, nỗi nhục của người dân nô lệ bị China cướp mất đất Tây Tạng.
Đất nước như vậy, người dân như vậy nhưng Quốc hội vẫn dửng dưng chỉ dành một buổi cho Quốc hội chia thành các đoàn nhỏ vào các phòng nhỏ đóng kín cửa lại như nói thầm với nhau về biển Đông rồi lại bình thản lên hội trường lớn, lớn tiếng hào hứng bàn luận những chuyện tầm phào và nguội lạnh: đo mức độ tín nhiệm quan chức, thay đổi thẻ công dân ... Tầm phào vì quan chức nhà nước do đảng sắp đặt. Theo lệnh đảng, Quốc hội bấm nút bầu họ vào các chức danh do đảng sắp đặt cũng chỉ để hợp thức hóa sự sắp đặt đó mà thôi. Quan chức cấp thấp do tỉnh ủy quản lí, cấp cao hơn do ban chấp hành trung ương, cao hơn nữa do ban Bí thư, bộ Chính trị quản lí. Đảng sắp đặt thì đảng chịu trách nhiệm, quan chức ngồi vào chiếc ghế quyền lực do đảng sắp đặt chỉ để hưởng bổng lộc, đâu có trách nhiệm gì với Quốc hội, với người Dân. Người dân và Quốc hội đâu có vai trò gì đến chiếc ghế bổng lộc của quan chức mà đòi bỏ phiếu tín nhiệm với họ!

Hoa Tự Do

Nguyễn Tiến Trung


Dân Luận: Luận điểm "đời này không lấy lại được biển đảo thì đời con cháu làm tiếp" cũng giống chị Hồ Thu Hồng phán "thời gian luôn luôn là bạn đồng hành cho những kẻ yếu trong các cuộc chiến tranh. Nếu Việt Nam, trên biển kiên trì bảo vệ lãnh thổ, gia tăng tàu cảnh sát biển, kiểm ngư và tàu cá của ngư dân, trên đất liền vẫn tiếp tục vận động ngoại giao thì uy tín của Trung Quốc mỗi lúc mỗi giảm sút và vô cùng bất lợi trên trường quốc tế." Không rõ thời gian qua đi thì ai là người được hưởng lợi ở đây, nhưng rõ ràng Trung Quốc liên tiếp "chén" lãnh thổ Việt Nam trên đất liền, trên biển và đảo trong suốt thời gian vừa qua mà chả ai làm gì được họ, chỉ có Việt Nam ngày càng bị lấn lướt.

Cộng đồng dân chủ đang vui mừng vì sự trở về của Đỗ Thị Minh Hạnh, người vận động cho việc thành lập công đoàn độc lập ở Việt Nam, người con gái đã chiến đấu vì quyền lợi hiển nhiên của giai cấp công nhân là quyền thành lập công đoàn thực sự đại diện cho quyền lợi của họ, hưởng lương từ chính đóng góp của họ. Mình rất vui mừng vì thêm một người tù nhân lương tâm lại được tự do. Chúc Minh Hạnh mau phục hồi sức khỏe! Hi vọng rằng lại có thêm nhiều tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị nữa được tự do trong thời gian tới.

Con Đường Việt Nam?

Hoàng Quỳnh
Mặc dù tác giả tự nhận là một trí thức bình thường, “viết ra vài dòng tâm huyết, hy vọng góp chút sức lực nhỏ bé để cùng mọi người tìm ra con đường đúng đắn cho dân tộc trong thời điểm sinh tử này”, nhưng tư tưởng của bài viết không nhỏ bé chút nào. Những tư tưởng này, nếu biến thành hiện thực, chắc chắn sẽ làm thay đổi hoàn toàn cục diện hiện nay của đất nước ta.
Một giấc mơ đẹp! Hy vọng, vào một ngày đẹp giời nào đó, giấc mơ sẽ biến thành hiện thực!
Bauxite Việt Nam
Tôi là một trí thức ở Sài Gòn. Mấy hôm nay đứng trước sứ biến động của vận mệnh dân tộc, trong lòng nhấp nhổm không yên, ban ngày theo dõi tình hình mà lòng như có lửa đốt, đêm nằm trằn trọc, ưu tư… Xin viết ra đây vài dòng tâm huyết, hy vọng góp chút sức lực nhỏ bé để cùng với mọi người tìm ra con đường đúng đắn cho dân tộc trong thời điểm sinh tử này.
NÊN KIỆN HAY NÊN LÀM GÌ
Đi kiện không phải là điều quyết định
Thật ra đi kiện cũng là điều tốt, tốt hơn nhiều lần dậm chân tại chỗ mà không làm gì cả, vì nó thể hiện cái tinh thần phản kháng, không chấp nhận áp bức của dân tộc. Nhưng kiện không phải là điều cốt lõi nhất, càng không nên coi đó là tất cả!
Tại sao kiện không phải là điều thiết yếu nhất? Chúng ta đều thừa nhận với nhau là kiện để tranh thủ thêm sự ủng hộ của các nước, từ đó họ gây áp lực làm chùng bước Trung Quốc. Nhưng mọi người nên nhớ rằng, bản chất của Tàu cộng là dối trá và ngang ngược, không ai có thể gây áp lực lên nước này được bằng lời nói. Muốn làm cho nước này dừng lại, chỉ có cách là phải mạnh ngang bằng với họ, làm cho họ cảm thấy họ có thể bị tổn thương khi ức hiếp chúng ta. Điều này chúng ta chỉ làm được khi có liên minh quân sự với Mỹ, và có thêm Nhật, Ấn, Úc càng tốt

Duyên thề

Người Sàigòn

Sau 30/4/1975, rất nhiều người thân chạy loạn tìm đến căn nhà bé xíu của gia đình tôi ở Quận 3 để tạm tá túc. Có gia đình Bác Quang cùng 6 người con là ở nhà tôi lâu nhất. Vừa đến, Bác đã qua một con hẻm phía bên kia đường Trương Minh Giảng mang về một số vật dụng từ căn nhà của một ông Đại tá VNCH, bà con với gia đình Bác, đã chạy thoát khỏi Việt nam trước đó ít lâu. Có hôm Bác mang về một chiếc máy cassette cùng một số băng và mở cho cả nhà cùng nghe. Đó cũng là lần đầu tiên tôi biết đến bài hát Duyên thề. Ở tuổi lên năm, mới nghe bài hát này lần đầu mà tôi đã thấy thích dù chẳng hiểu gì cả, thậm chí cũng chẳng biết tên bài hát. Giai điệu và ca từ bài hát ăn vào đầu tôi từ thuở ấy để rồi sau này mỗi lần có dịp nghe lại, tôi thấy lòng mình bâng khuâng. 

Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

Những bài học trong chốn lao tù (5)

Nguyễn Trung Tôn 

Cuộc sống trong nhà giam và những “luật” ngầm

Chiều ngày 25 tháng chạp tôi nhận được 0,5 kg thịt lợn kho, một chậu nhựa, một khăn mặt, một bàn chải đánh răng, một chăn một màn và 4 bộ quần áo do vợ tôi gửi vào. Tuấn; trưởng buồng vệ sinh cầm phiếu nhận đồ và nhận hàng tới cho tôi ký nhận. Nhưng riêng quần áo thì chỉ cho tôi nhận 2 bộ, còn đâu họ cất vào kho của nhà giam, vì theo quy định thì mỗi bị can chỉ được mang vào buồng giam 2 bộ quần áo dài, 2 bộ quần áo lót và 2 áo ấm. Đã gần một tuần tôi mặc nhờ quần áo của A Lào, rất may là vợ tôi đã kiệp thời gửi quần áo vào. Tôi mong mãi chẳng thấy có giấy lưu ký vợ gửi tiền. Tôi hơi buồn, vì đã ăn nhờ của anh em cả tuần trời, nay vợ vào thăm nuôi, nhưng lại chẳng gửi cho đồng nào để có mà san sẻ với anh em.

Việt Nam và Trung Quốc: Vẫn... hữu hảo

Nguyễn Văn Tuấn

a2-1404030449_660x0.jpg

Sáng 23/6, bị nhóm tàu Trung Quốc quanh khu vực giàn khoan Hải Dương 981 vây ép, tấn công, tàu kiểm ngư Việt Nam 951 cơ động vòng tránh nhưng vẫn bị đâm nát hai bên mạn.
Đọc cái công văn về 16 việc phải làm của Bộ Ngoại giao VN gửi cho các bộ và một số uỷ ban nhân dân tỉnh thành (xem bài "Hữu nghị viển vông" hay cúc cung phục vụ tỉnh Quảng Đông?” trên diendan.org [1]) tôi thấy rất thú vị nếu đặt trong bối cảnh chung. Hoá ra, trong lúc dầu sôi lửa bỏng ngoài Biển Đông thì trên mặt đất quan hệ giữa hai đảng cộng sản VN và Tàu vẫn rất… hữu hảo.
Số là từ ngày 13/4 đến 17/4/2014 (tức chỉ vài tuần trước khi Tàu đem giàn khoan cắm vào biển VN) ông Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông Hồ Xuân Hoa có một chuyến viếng thăm VN. Không biết họ, phía VN và Xuân Hoa, bàn những gì, nhưng ngày 3/6/2014, Bộ Ngoại giao VN gửi một công văn cho các bộ và một số tỉnh thành yêu cầu phải làm 16 việc cụ thể, có lẽ là những việc VN đã hứa với Hồ Xuân Hoa. Trong số 16 việc đó, 2 việc đầu là thúc đẩy hai vị bí thư TPHCM và Hà Nội sang thăm Quảng Đông, và trong vòng 5 năm gửi 300 cán bộ đảng sang Quảng Đông để Tàu đào tạo.
Nói về đào tạo, trong lúc Biển Đông đang dậy sóng thì trong thời gian 15/6 đến 24/9/2014 phía VN cử một đoàn cán bộ cấp vụ sang Tàu để “nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm công tác xây dựng đảng tại Trung Quốc” [2]. Tôi không biết những người được cử đi học ở Tàu họ nghĩ sao khi mỗi ngày báo chí cứ đưa những tin như Tàu Trung Quốc vẫn hung hăng ngăn cản tàu Việt Nam thực thi pháp luật, Cậy nước lớn, hà hiếp láng giềng, Tàu Trung Quốc như cướp biển, chồm lên đâm vỡ tàu VN, Tàu Trung Quốc vẫn hung hăng, manh động, Tàu Trung Quốc đồng loạt vây ép tàu Việt Nam, Tàu Trung Quốc bố trí đội hình vây ép tàu Kiểm ngư Việt Nam, v.v. Họ có cảm thấy đau khi ngư dân VN bị tàu của Tàu đâm vào và chết. Nhưng có lẽ khi ở Tàu thì họ đâu được đọc những tin đó; ngược lại, có thể họ được TV Tàu nói rằng tàu của VN húc vào tàu của Tàu hơn 1500 lần!

Không Có Gì Xảy Ra (Về Công văn của Bộ Ngoại Giao VN sau chuyến đi thăm của bí thư tỉnh Quảng Đông Hồ Xuân Hoa)

Huy Đức
Hai hôm nay, nhiều người nhận được một số bản chụp Công văn đề ngày 3-6-2014 của Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn; kèm theo công văn (gửi một số bộ và một số địa phương) là “Danh mục công việc phải làm sau chuyến thăm Việt Nam của Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông Hồ Xuân Hoa (13 – 17/4/2014).
Chỉ cần đọc phần 1 của “Danh mục" nhiều người cảm thấy shock: “Thúc đẩy Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị và Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải thăm Quảng Đông".

Trao đổi qua email, nhiều người cho rằng đây có thể là tài liệu ngụy tạo nhằm bẫy các bloggers hoặc để khoét sâu mâu thuẫn giữa người dân và chính quyền. Sau khi "double check" tôi được xác nhận đây đúng là công văn của Bộ Ngoại giao VN.

"Hữu nghị viển vông" hay cúc cung phục vụ tỉnh Quảng Đông ?

Theo Diễn đàn
Sau chuyến thăm của Bí thư Quảng Đông, đây là 16 công việc mà các Bộ và tỉnh thành Việt Nam "phải làm". Công văn của Bộ ngoại giao.
Công văn Bộ ngoại giao VN gửi các Bộ và UBND tỉnh, thành phố


Chúng tôi vừa nhận được, từ ba bạn đọc ở Hà Nội và Sài Gòn, bản chụp công văn số 1832/BNG/ đề ngày 03 tháng 6 năm 2014 của Bộ ngoại giao, do thứ trưởng Hồ Xuân Sơn ký tên, đóng dấu, liên quan đến "danh mục các công việc cần làm sau chuyến thăm Việt Nam của Bí thư tỉnh Quảng Đông Hồ Xuân Hoa".

Công văn nay được gửi cho: một là, "Các Bộ Công Thương; Kế hoạch và Đầu tư; Giao thông Vận tải; Giáo dục và Đào tạo; Tài chính; Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Khoa học và Công nghệ; Văn hóa, Thể thao và Du lịch"; hai là, "Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố: Hà Nội; Thành phố Hồ Chí Minh; Quảng Ninh; Hải Phòng; Quảng Nam; Đà Nẵng".

Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014

BUỒN ƠI, CHÀO MI !

Hạ Đình Nguyên 28-6-2014

Tháng 5 nầy, một cơn phẫn nộ, rồi phẫn uất đã tràn đến với toàn dân Việt Nam, rồi đến cuối tháng 6 lại biến thành một nổi buồn mệnh mông, sau các phát biểu đều khắp của các lãnh đạo Nhà nước- đảng.

Hóa ra đều đáng hoài nghi cả.!

Dù đã có rất nhiều lời cảnh giác từ nhân dân, rằng không nên đặt hy vọng vào nơi không đúng chỗ, vào những con số đứng hàng đầu trước một dãy hàng triệu con số không, thế mà niềm tin mơ hồ đó vẫn phất phơ bay. Những con số đứng đầu ấy đã hóa thành số âm.


Từ sự lên tiếng sớm sủa và rất hùng hồn không gây hiệu quả của ông Thủ tướng, đến việc lặp lại lời nguyền xa thăm thẳm của tiền nhân, do Chủ tịch nước truyền tải một cách vô hồn, lại đến lời kêu gọi thê thiết và mong ước mông lung về tình hửu nghị của ông Tổng Bí Thư, đến cả cái quyết tâm im lặng của 500 con người đại biểu (1), giàn khoan HY 981 vẫn điềm nhiên sừng sững ở biển Đông, các con tàu của bọn “hửu nghị” vẫn gào thét và đâm húc, đặc biệt tiếng đe dọa trịch thượng của thiên sứ Dương Khiết Trì còn vang vọng trên nóc Thủ đô : “phụng khuyến Việt Nam tảo nhật hồi đầu”.(khuyên bảo Việt Nam sớm quay đầu). Ở đó có diễn ra một cuộc khiêu vũ hóa trang !

Người con gái kiên cường và người mẹ can đảm.

Nguyễn Tường Thụy




Chiều nay, 27/6/2014, thông tin về Đỗ Thị Minh Hạnh ra tù trước thời hạn làm náo nức những người yêu nước. Trên mạng xã hội facebook, mọi người hân hoan chia sẻ niềm vui này. Niềm hân hoan chẳng khác nào khi Nguyễn Phương Uyên ra khỏi nhà tù ở Long An. Nhà báo Phạm Chí Dũng gọi Hạnh là “cánh chim báo bão” (“Cánh chim báo bão đã sải cánh tự do”).

Cách đây vài tuần cũng có thông tin là Hạnh được trả tự do nhưng chưa phải. Những người tiếp nhận thông tin này thể hiện thái độ dè dặt. Thông tin đưa ra hơi sớm nhưng có cơ sở. Có lẽ vì thế, cho đến cuối ngày hôm nay, vẫn còn có người dè dặt.

Đỗ Thị Minh Hạnh bị bắt vào ngày 23/02/2010 tại Di linh-Lâm Đồng.

Hạnh bị truy tố bởi tội danh “phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân” theo Điều 89 Bộ Luật Hình sự. Trong phiên tòa ngày 27/10/2010, cô bị đưa ra xử cùng với Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng. Cả ba nhà hoạt động còn rất trẻ này đều bị kết án nặng nề: Nguyễn Hoàng Quốc Hùng 9 năm tù giam, Đỗ Thị Minh Hạnh và Đoàn Huy Chương, mỗi người 7 năm tù giam.

Hạnh từ chối luật sư. Cô xác nhận tất cả hành vi mình làm nhưng không cho đó là tội.

“Tội” của Hạnh là tổ chức cho hơn 1000 công công ty TNHH giày da Mỹ Phong tại tỉnh Trà Vinh đình công. Điều cần lưu ý là công ty này lại là công ty của Trung Quốc.

Hãy xây một bức tường than khóc

Nguyễn Hoa Lư
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội vừa được tổ chức URAP xếp hạng là trường đứng đầu Việt Nam và đứng thứ 1.932 trong các trường đại học trên thế giới. Xét trong khu vực thì trường đội trên đầu hơn 600 trường đại học của các nước lân bang!
Với tôi, một đời làm ông giáo ở trường làng, vậy mà khi nghe tin đó thì có cảm giác như vừa bị hắt vô mặt một chậu nước rửa bát. Lá cờ mang tên giáo dục Việt Nam tung bay kiêu hãnh trước những làn gió lồng lộng mang tên “truyền thống hiếu học”, “nguyên khí Quốc gia”, “ngang tầm thời đại”… giờ tả tơi, thê thảm như là… của mẹ Đốp!
Vậy nên tôi vô cùng ngạc nhiên khi nghe GS Nguyễn Trọng Giảng, hiệu trưởng nhà trường nói: “Kết quả xếp hạng này đã góp phần khẳng định vị thế của nhà trường trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, khẳng định định hướng gắn liền đào tạo với nghiên cứu khoa học của trường trên con đường hội nhập“. Cứ như ý của GS Giảng thì nhận được bằng của URAP là một thành tựu đáng tự hào!
Đêm qua, tôi có một giấc mơ, không biết là nên khóc hay nên cười.

Việt Nam-Trung Quốc: Ai vay nợ và ai phải trả

Song Chi
Trong buổi tiếp xúc với cử tri tại TP.HCM ngày 26 tháng 6, ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có những câu phát biểu được báo chí trích dẫn, về vấn đề mà người dân quan tâm nhất hiện nay là tình hình biển Đông và mối quan hệ với Trung Quốc.
Chỉ cần đọc/nghe qua những phát biểu này của một trong bốn nhân vật đứng đầu bộ máy đảng và nhà nước cộng sản, người ta cũng có thể nhận ra quá nhiều điều không ổn trong quan điểm, tư duy, não trạng của các lãnh đạo VN. Từ đó dẫn đến cách hành xử lúng túng, bị động, bạc nhược của họ trước Bắc Kinh bao lâu nay.
Chẳng hạn, khi nói về công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958, “Chủ tịch Trương Tấn Sang nhấn mạnh: “Ông Phạm Văn Đồng (cố thủ tướng) có bao giờ nói Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc đâu, đã đăng công khai trên mạng hết rồi…” (“Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Phải giữ bằng được chủ quyền”, báo Tuổi Trẻ).
Đây là lập luận chống chế quen thuộc của nhà cầm quyền VN sau khi vụ công hàm của Phạm Văn Đồng bị công khai trước nhân dân VN và quốc tế. Về việc này, Giáo Sư Nguyễn Văn Tuấn viết trên facebook:

Tôi và ca sỹ Lệ Rơi

Serguei Kouzmic
ca-si-le-roi.jpg
Mình thích cái anh chàng này. Thích không phải là thích theo kiểu một thính giả thích nghe nhạc của một anh ca sỹ, càng không phải thích theo kiểu “chỉ đàn ông mới đem lại hạnh phúc cho nhau” một cách… biến thái. Thích là thích cách thể hiện rất chân thật của anh chàng.
Nhớ hồi thanh niên nhà ở khu buôn bán, hàng xóm biết bao người đến trọ rồi lại đi, mỗi nhà đến lại có một hệ thống âm nhạc khác nhau. Nhà thì Chế Linh, suốt ngày mấy bài hát của anh lính Cộng hòa, nhà thì Tuấn Vũ, nhà thì Hương Lan, nhà thì lại Duy Khánh cao vút đến mức chua loét… tuyệt đối không có nhà nào nghe “nhạc Tây” theo ý nghĩa như chúng ta nghe chủ động bây giờ: biết người hát, biết bài hát, lại nghiên cứu cả ca từ… nhưng hồi đó nếu hàng xóm có nghe “nhạc Tây”, là nhạc về sau hay bị gọi là “đám cưới nhà quê”, “Môđen Tắckinh” và “Bôlây”. Về sau hàng xóm cũng có người nghe disco, nhưng có lẽ cơn lốc khủng nhất nhưng qua nhanh nhất là “Pop Indonesia”.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"