Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

Câu hỏi dành cho ông Lê Doãn Hợp, cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin-Truyền thông


Ngọc Thu / Ba SàmNhững gì đang xảy ra trên Biển Đông hôm nay là kết quả của mối quan hệ không rõ ràng giữa lãnh đạo hai nước Việt – Trung trong nhiều năm qua, cũng như cách hành xử thiếu minh bạch của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với những thông tin về chủ quyền, biển đảo của đất nước.
Từ lâu, hễ ai nhắc đến chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa đều bị cho là “phản động”, bị “các thế lực thù địch” giựt dây, chống phá, nhẹ thì bị sách nhiễu, mất việc, nặng thì có thể bị đi tù dài hạn.

Đầu năm 2009, chỉ vì đăng bài “Tản mạn cho đảo xa” của nhà báo Trung Bảo và bài “Hận Nam quan” của nhà thơ Hoàng Cầm trên báo Xuân Kỷ Sửu, mà báo Du Lịch đã bị phạt đình bản 3 tháng. Ông Lê Doãn Hợp, trong vai trò Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông lúc đó, đã ký lệnh đóng cửa báo Du Lịch vào ngày 14/4/2009, do đưa các tin tức “phức tạp”, “nhạy cảm” về vấn đề tranh chấp các quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa với Trung Quốc.

Tin vui cho VN

Lá thư của T/S Nguyễn đình Thắng                                                image

Thưa Quý Anh, Chị,

Kể từ khi Trung Quốc đặt giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, thái độ của Hoa Kỳ đối với Việt Nam hứa hẹn nhiều thay đổi. Trước hết, là một số nhận định và cập nhật.

 (1)    Vụ giàn khoan HD 981 tạo một cơ hội bất ngờ và hạn hữu để chúng ta đẩy nhanh tiến trình dân chủ hoá đất nước. Lý do là Việt Nam mất điểm tựa Trung Quốc. Trên nguyên tắc Hoa Kỳ không còn phải sợ Việt Nam ngả về Trung Quốc nếu mạnh tay đòi hỏi nhân quyền và dân chủ.

(2)    Tại buổi đối thoại nhân quyền với Việt Nam vừa qua, phía Hoa Kỳ đã nói thẳng rằng cánh cửa cơ hội cho Việt Nam tham gia TPP chỉ mở từ giờ đến cuối năm, và Việt Nam phải thực tâm cải thiện nhân quyền. BNG Hoa Kỳ hoàn toàn đồng ý với những trọng tâm mà chúng ta đưa ra: phải trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm, phải tôn trọng quyền thành lập và tham gia công đoàn độc lập, phải xoá bỏ các công cụ đàn áp nhân quyền, và thực thi Công Ước LHQ về chống tra tấn.

VN cần ‘bà con xa’ hay ‘láng giềng gần’?

Phạm Chí Dũng
gian_khoan_trung_quoc
Không phải ngẫu nhiên và cũng chưa có gì chứng tỏ thiện ý khi An Ninh Thủ Đô vừa có bài “Các nghị sĩ hối thúc chính quyền Mỹ cứng rắn trước hành động nguy hiểm của Trung Quốc”.
Trang báo thường chiếm một vị trí xứng đáng trong danh mục bán chỉ định của báo đảng và luôn công kích phong trào dân chủ nhân quyền trong nước cùng “sự can thiệp thô bạo và trắng trợn của Mỹ vào Việt Nam” gần đây đã bộc lộ nỗi âu lo lẫn sốt ruột không thể che giấu: hơn bao giờ hết, giới lãnh đạo Việt Nam lại cần đến “bà con xa” hơn là “láng giềng gần”.
Công tâm mà xét, phép thử Bắc Kinh mang tên giàn khoan Haiyang Shiyou 981 ở biển Đông chỉ trong hai tuần lễ đã mang lại một hiệu nghiệm chưa từng có: toàn bộ đời sống chính trị và cả tâm thế xã hội Việt Nam bị rối loạn.
“Kỳ án” biểu tình bạo loạn ở Bình Dương có lẽ đã làm cho phần lớn giới chính khách Hà Nội, vốn còn so đo tính toán trong trò chơi đu dây giữa Bắc Kinh và Washington, phải giật mình.
Lần đầu tiên từ sau cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 đến nay, những người làm công tác tình báo của Việt Nam chắc hẳn phải quá nặng lòng với câu hỏi: làm thế nào và sẽ ra sao khi những dấu hiệu của lực lượng “thân Trung” đã và sẽ nổi lên quyết liệt đến mức sống mái trên mảnh đất thường được xem là “ao làng” của Bắc Kinh?

Vài giải pháp cho Việt Nam

Jonathan Đ. London - Vũ Quang Việt
Những hỗn loạn và bạo lực bùng nổ ở Việt Nam cách đây hai tuần đã hút sự quan tâm của thế giới khỏi các nguyên nhân căn bản của căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam, và thật ra là giữa Trung Quốc và khu vực. Về bản chất, chúng xuất phát từ yêu sách vô căn cứ pháp lý của Bắc Kinh, đòi chủ quyền đối với hơn 80% biển của khu vực, và từ ý đồ của Bắc Kinh nhằm áp đặt tính chính đáng cho các yêu sách đó thông qua các biện pháp vũ lực.
Trên bình diện quốc tế, việc Bắc Kinh cho quân đội canh giữ giàn khoan dầu khổng lồ của họ trong vùng biển tranh chấp được hiểu là một hoạt động mang tính chính trị, nhằm thay đổi hiện trạng ở Đông Á. Còn đối với Việt Nam, hành động của Bắc Kinh buộc giới lãnh đạo Việt Nam phải suy nghĩ lại một cách cơ bản về tầm nhìn chiến lược của họ – một công việc vừa nguy hiểm vừa mang lại cơ hội. Hiện tại, lãnh đạo Việt Nam đối mặt với ba thách thức.
Thách thức thứ nhất là dọn dẹp và tái thiết, để giải quyết và vượt qua những hậu quả còn tồn đọng của các cuộc bạo loạn hai tuần trước. Rất cần phải nhấn mạnh rằng nguyên nhân chính xác của vụ hỗn loạn vẫn chưa được xác định, và trên thực tế, nguyên nhân đó có vẻ khác nhau tùy theo ba nơi xảy ra biến cố. Cũng cần phải lưu ý rằng bạo loạn xảy ra ở ba tỉnh chứ không phải 21, như nhiều nơi đã đưa tin sai. Chết chóc, thương tật, và thiệt hại như xảy ra đã không có lợi chút nào cho hình ảnh Việt Nam. Và những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm gia tăng áp lực, thông qua các biện pháp chính trị, kinh tế và quân sự, cũng vậy.

Ai đang làm khánh kiệt đất nước (phần 3)

Dương Vũ
Dân Luận: Xin lưu ý, chúng tôi không có điều kiện để kiểm chứng những thông tin trong bài viết này, nên xin bạn đọc Dân Luận hãy thận trọng khi sử dụng những thông tin được cung cấp ở đây.
Xin thông tin ngay về việc có kế hoạch cho Phạm Huy Hùng (Vietinbank) “đi chữa bệnh nước ngoài” và hệ thống dự liệu của Seabank bị hack.
Từ đầu năm đến nay, Phạm Huy Hùng đã xuất cảnh rất nhiều lần. Lần gần nhất là từ 8 tháng 5 đến 18 tháng 5. Một cuộc chuẩn bị có kế hoạch nếu như vụ Huyền Như cần phải giải quyết theo một hướng khác?
Ngày 22 tháng 5, một khách hàng tên Vân ở cùng địa chỉ Chi Nhánh Hoàn Kiếm của Ngân Hàng Seabank (Ngân Hàng Đông Nam Á - Tòa nhà 93 Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội) đã làm ầm ỹ khi số tiền 150 triệu đồng của bà ta trong tài khoản mà chỉ được thể hiện là 60 triệu. Sự việc rắc rối của bà Vân kéo dài vài tuần mà không thể trả lời đúng hay sai.
Và nguyên nhân thì khách hàng Vân không thể biết được rằng, hệ thống dữ liệu của Ngân Hàng này bị chết trên cả hai hệ thống phần mềm T24 và một hệ thống khác chạy song song.

Trí thức TQ: Có thể chúng ta đã ngộ nhận trong vấn đề Nam Hải

Theo blog Non Sông Gấm Vóc 

 NSGV: Đó là tiêu đề của một entry  mới được đưa lên blog cá nhân của một kỹ sư vật liệu xây dựng người TQ tên là Lý Thần Huy, được dịch giả Quốc Trung chuyển sang tiếng Việt và được đăng tải trên một số blog như Basam, tranhung, Bách Việt ...


Nhận thấy sự khách quan trong cách trình bày vấn đề và động cơ tốt của tác giả, và cho rằng đây là một hiện tượng mới xuất hiện có thể do kết quả của quá trình diễn biến tình hình "đủ độ chín" để dư luận TQ thoát dần khỏi tâm lý cố hửu do bị ảnh hưởng  nặng nề của công tác tuyên truyền của chính họ, nên tôi đưa lại bài này lên blog của mình để có thêm bạn đọc. 


Hy vọng đây là sự bắt đầu của cách nhận thức cần có từ phía nhân dân và chính phủ TQ để vấn đề tranh chấp Biển Đông được giải quyết một cách hòa bình và công bằng.  Đây cũng là một tài liệu đáng tham khảo đối với người dân và chính phủ Việt Nam (không phải vì nội dung khách quan của nó mà còn cho thấy vài sự "giống nhau" khá lý thú giữa hai nước).  

NGỌN LỬA SỚM MAI

Bùi Bảo Trúc

Sáng sớm hôm 23 tháng 5, một phụ nữ tên là Lê thị Tuyết Mai 67 tuổi nhà ở quận Bình Thạnh thuộc ngoại ô Sài Gòn đã tới trước dinh Độc Lập cũ mang theo 6 tấm biểu ngữ viết tay và một thùng xăng, rồi bình tĩnh ngồi xuống tự tưới xăng lên người, châm lửa tự thiêu để phản đối việc làm của Trung quốc tại các vùng biển của Việt Nam.
Những tấm biểu ngữ do chính tay bà viết đã nói rất rõ mục đích việc tự thiêu của bà, đó là bà muốn làm ngọn lửa để tăng thêm sức mạnh cho cảnh sát biển và các ngư dân đánh cá trong vùng biển của Việt Nam đang bị Trung quốc ngang nhiên xâm phạm. Bà đòi nhà cầm quyền Trung quốc rút ra khỏi các đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung quốc đã cưỡng chiếm và bỏ ngay các toan tính xâm lược nhắm vào lãnh thổ của Việt Nam.

Học giả Việt Nam tiếc thông điệp Obama đến muộn

 Nam Nguyên (RFA)
Hoa Kỳ sẵn sàng đáp trả sự gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông, lời cảnh báo do Tổng thống Barack Obama đưa ra hôm 28/5 tại Học viện quân sự West Point (New York) được báo chí Việt Nam nhanh chóng chuyển tải. Phải chăng Việt Nam trông đợi sự ủng hộ của Hoa Kỳ và liệu việc này có giúp Việt Nam thoát khỏi hoàn cảnh đơn độc trong cuộc đấu không cân xứng với kẻ xâm lược phương Bắc.

Một tín hiệu rất tốt

Trong câu chuyện với Nam Nguyên vào tối 29/5/2014, Thạc sĩ Hoàng Việt, giảng viên luật quốc tế trường Đại học Luật TP.HCM, thành viên Quỹ nghiên cứu Biển Đông đã trả lời câu hỏi là bản thân ông đón nhận tuyên bố của Tổng thống Obama như thế nào:

Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

Hoa Kỳ kết liễu sự mập mờ của Trung quốc về đường chín đoạn

Lần đầu tiên Hoa Kỳ đã bày tỏ một cách rõ ràng rằng đường chín đoạn do Trung quốc và Đài loan vẽ ra trên Biển Đông là trái với luật pháp quốc tế. Trong buổi tường trình trước Uỷ Ban Đối Ngoại của Quốc hội Hoa Kỳ, trợ lý ngoại trưởng phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương Danny Russel đã nói: “Theo luật pháp quốc tế, các đòi hỏi chủ quyền ở biển Biển Đông  phải dựa trên các yếu tố từ đất liền.

Tất cả những tuyên bố chủ quyền từ “đường chín đoạn” của Trung quốc mà không dựa trên các quyền chủ quyền trên đất liền đều trái với luật pháp quốc tế. Cộng đồng thế giới yều cầu Trung quốc phải giải thích, nếu không thì phải điều chỉnh những tuyên bố chủ quyền dựa trên đường chín đoạn, để tuân thủ theo các nguyên tắc của luật pháp quốc tế.”

Với diện tích rộng hơn 1,4 triệu dặm vuông, Biển Đông có hàng trăm các đảo và quần đảo nhỏ, các rặng san hô, mà phần lớn là không có người ở hay không đủ điều kiện sinh sống. Trung quốc thừa hưởng ý tưởng về đường chín đoạn từ chính quyền quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch, đó là một đường vẽ mập mờ bao quanh tất cả các hòn đảo ở Biển Đông, mà vùng nước trong đó Trung quốc đòi hỏi chủ quyền. Dựa theo Công Ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (U.N. Convention on the Law of the Sea - UNCLOS), được thương thảo vào những năm 70 và  80, các quốc gia ven biển được yêu sách quyền độc quyền  khai thác các nguồn tài nguyên ngư nghiệp và khoáng sản trong “vùng đặc quyền kinh tế” (Exclusive Economic Zones -  EEZ), đó là vùng nước rộng 200 hải lý tính từ bờ biển hay xung quanh các hòn đảo có người ở. Không có điều luật nào trong công ước UNCLOS cho phép đòi hỏi quyền chủ quyền mà không dựa vào nguyên tắc tính từ đất liền này. Dựa trên nguyên tắc này của UNCLOS, Hoa Kỳ xem các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông mà không dựa trên các hòn đảo có người sinh sống là hoàn toàn vô giá trị.  Tuyên bố của trợ lý ngoại trưởng Russel đã làm rõ luận điểm này của Hoa Kỳ.

Từ xứ sở tự do trở về mất tự do (Kỳ 4)

Nguyễn Tường Thụy

Cảm ơn bạn đọc đã đồng hành trong câu chuyện của tôi. Tôi không có ý định để mọi người phải chờ, nhưng tôi không có nhiều thời gian. Tôi viết được đến đâu post luôn đến đó.
7 giờ trong trạng thái mệt mỏi, không có phương tiện hỗ trợ, nên tôi chỉ dựa vào trí nhớ. Vì vậy có thể những chi tiết không theo trật tự thời gian như chi tiết sau có thể đưa lên trước và ngược lại. Cũng có những chi tiết bị quên, sau khi post lên mới nhớ ra. Chuyển sang văn viết nên tôi không thể mang nguyên câu nói (và cũng không thể nhớ nguyên văn) còn từ ngữ nếu không nhớ chính xác thì dùng từ đồng nghĩa hay gần nghĩa nhưng đảm bảo trung thực.
Tôi chỉ viêc kể, còn nhận xét như thế nào là quyền của các bạn.
Có vẻ như bạn đọc rất thích thú với nhân vật Vũ (Vũ tiến sĩ) trong ghi chép này nên tôi kể thêm chút nữa.
Khi Vũ đang ca ngợi lý tưởng của cậu ta và thao thao chửi bới bọn phản động, một tay công an đến bảo tôi:
-Đã làm chính trị thì đừng sợ, sợ thì đừng làm.

Phòng thủ quân sự, tấn công ngoại giao

Lê Mai
Phải nhìn cho rộng, suy cho kỹ
Kiên quyết không ngừng thế tấn công
Hai câu thơ của Hồ Chí Minh có tính chiến lược, nêu lên một nguyên lý lớn: Trong mọi trường hợp, phải nhìn xa, trông rộng. Nhìn trong nước, nhìn thế giới, nhìn trước, nhìn sau, nhìn xa, nhìn gần, song dù thế nào cũng phải duy trì thế tấn công đối phương liên tục, không ngưng nghỉ. Thực hiện chiến lược đó sẽ giành thắng lợi, ngược lại sẽ thất bại.
Chúng ta đang chứng kiến cuộc tấn công ngoại giao lý thú của VN trong vụ HD-981. Chiến lược phòng thủ quân sự, tấn công ngoại giao của VN hiện được nhiều nhà nghiên cứu, các học giả và nhiều nước trên thế giới ủng hộ.

'Thế cờ đang ở trong tay Trung Quốc' Theo BBC


Ảnh bên:Phái đoàn Việt Nam đứng trước nhiều thách thức tại Đối thoại Shangri-la năm nay

Giáo sư Carl Thayer, người đang có mặt tại Singapore để tham dự một diễn đàn an ninh cấp khu vực, cho rằng Việt Nam đứng trước nhiều thách thức tại hội nghị năm nay. 


Sang dự Đối thoại Shangri-la, dự kiến sẽ diễn ra trong ba ngày từ 30/5-1/6, Việt Nam cử một phái đoàn gồm 20 quan chức, dẫn đầu bởi Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh và có cả Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh.

 Giáo sư Thayer cho rằng bài phát biểu của tướng Thanh ngày 31/5 sẽ "không có bất cứ ảnh hưởng nào đến tình hình hiện nay trên Biển Đông".

Chuyện của "bầu" Kiên và những điều phải nghĩ

Mẹ Nấm
Nguyễn Đức Kiên hay còn gọi là "bầu" Kiên, "bố già" Kiên có lẽ là cái tên nóng nhất trên mặt báo tại Việt Nam ngày hôm qua.
Thông tin ông Kiên bị bắt giữ bởi Cơ quan CS điều tra được xác nhận bởi lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát phòng chống Tội phạm (Bộ Công an) về một số sai phạm liên quan đến hoạt động kinh tế khiến cho "dư luận rúng động".
Các báo liên tục chạy tin về cá nhân ông Kiên, những hoạt động kinh tế công khai của ông và có cả tờ báo cập nhật từng phút diễn biến tại nhà riêng ông Kiên như một phóng sự chiến trường.
Thông tin cần thiết nhất có thể tạo ra "sự ổn định xã hội" như lời các anh an ninh làm việc với những bloggers viết bài phát biểu quan điểm trên blog cá nhân đến giờ vẫn chưa thấy mấy.
Nói ra điều này để thấy rằng, thông tin trên báo lề đảng mà hàng ngày chúng ta vẫn đọc, đang chịu sự chi phối và kiểm soát rất lớn từ cơ quan công an đối với các vụ án, và từ một thế lực chi phối nguồn tin. Chính xác hơn là đại đa số người đọc báo đảng, xem ti vi, nghe đài... chỉ nhận được thông tin đã được kiểm duyệt một cách chặt chẽ, hay gọi là ban phát thông tin.

Quan hệ Nga-Trung: Thực sự đặc biệt hữu hảo?

Trần Hoàng
Trong những năm gần đây, đặc biệt là trong tháng này, người ta thấy Nga và Trung Quốc có vẻ ngày càng thân thiện hơn, gần gũi hơn. Quan hệ song phương giữa hai nước được chính phủ hai nước này đánh giá là “tốt đẹp chưa từng có”. Quả thật, hai quốc gia lớn này đã không ngừng tăng cường cộng tác trong tất cả các lĩnh vực như kinh tế, tài chính, an ninh, ngoại giao, quân sự, năng lượng v..v. Trong lúc hải quân hai nước đang có một cuộc tập trận chung trên Biển Hoa Đông những ngày này thì Tổng thống Nga Vladimir Putin có chuyến đi thăm chính thức Trung Quốc nhân dịp Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ tư về phối hợp hành động và các biện pháp củng cố lòng tin ở châu Á (CICA). Hai bên đã dành cho nhau những lời lẽ đặc biệt tốt đẹp, ông Putin nhận xét về Trung Quốc là “người bạn tin cậy của Nga” và thêm rằng hai quốc gia đã đạt tới một giai đoạn mới trong quan hệ song phương và quân sự. Còn ông Tập Cận Bình, người đã tới Moskva trong chuyến đi công du nước ngoài đầu tiên của mình từ khi trở thành Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào tháng Ba năm ngoái thì hứa hẹn một hợp tác chiến lược với Nga.
Tuy nhiên, có những nhìn nhận cho thấy thực chất “tình bạn tin cậy” giữa hai cường quốc này không được tốt đẹp, hữu hảo như những biểu hiện bề ngoài. Có một số căng thẳng đáng nói trong mối quan hệ giữa họ.

Trại giam An Bình và vẫn là câu chuyện với chiếc iPhone!

Trần Bùi Trung
Ngày hôm nay, 27-05-2014, Cũng phải đến 3 tuần lễ rồi mới trực tiếp về thăm mẹ. Nhất là được tin mẹ ăn uống lại bình thường và cần thêm một ít đồ. Thật sự rất vui mừng, như trút được cái gì đó lâu nay đè nặng trong long. Chỉ cần mẹ ăn uống bình thường thôi là mình yên tâm hoàn toàn vì biết rằng, lực lượng côn an trong đó có đông đến đâu cũng không bao giờ khuất phục được bà!!! Mang tâm trạng đó lên đường về Đồng Tháp, cũng muốn cuộc đi thăm được tốt đẹp và không vướng phải những rắc rối không đáng có. Bởi suy cho cùng, họ nắm đằng cán, người nhà mình trong đó, mình cương quá chỉ thiệt cho người thân mình thôi!!!
Hôm nay, tôi hẹn luôn cả chị Thúy vợ anh Nguyễn Văn Minh rồi đưa cả 2 đứa con trai của chị gọi tôi bằng cậu 3 đi cùng để thăm cha nó. Tự nhiên nghĩ, chính ra mình và gia đình này hình như có duyên thì phải?! Nhớ lại tháng 12 năm ngoái, mẹ tôi muốn gửi tôi đi đâu đó một thời gian đã hướng cho tôi 2 hướng: - Ra ngoài Bắc với gia đình chị gái. - Về An Giang gửi nhà chị Thúy này (Lúc đó tôi chưa hề biết chị) Vậy mà mới đó 4-5 tháng sau, 2 chị em dẫn theo 2 đứa nhỏ lóc nhóc 7-8 tuổi lặn lội từ hai đầu: Một từ Sài Gòn, một từ tít vùng quê giáp biên giới đi gần 200km để thăm người thân, nếu là duyên thì cũng đắng long ghê gớm vì tréo nghoe quá!!! Hẹn gặp chị Thúy ở đầu đường Quốc Lộ để cùng đi vào trại giam An Bình - Đồng Tháp lúc 14h chiều. Rồi cùng nhau đi vào trại giam. Hôm nay, hình như do cả 2 đều âm thầm đi + them cũng chả có ai đi theo 2 chị em để thăm cùng nên đường vào trại giam đi qua trụ sở công an xã cũng không còn bóng dáng mấy chú công an sắc phục giao thông, hình sự hay mấy chú tự xưng là “người dân” nhưng lúc nào cũng liếc liếc dòm dòm, hoặc theo dõi lâu lâu móc điện thoại ra gọi điện (Như lần đi thăm mẹ mà có cô Thúy Nga).

Cách mạng dân chủ dưới con mắt một kẻ cơ hội (Phần 2)

Kẻ Cơ Hội

Phần không thể thiếu của cách mạng dân chủ

Cần thừa nhận sự phổ biến của tính cơ hội chủ nghĩa. Cơ hội chủ nghĩa là đặc tính vốn có tự nhiên của con người. Cho dù bạn có thừa nhận nó hay không, cho dù có khinh miệt nó, thậm chí cố tránh xa nó, tính cơ hội vẫn khách quan tồn tại trong con người bạn (trừ khi bạn là thần thánh).
Cố gắng vượt lên các rào cản đạo đức truyền thống để thừa nhận sự phổ biến của tính chất cơ hội chủ nghĩa trong các cá nhân cộng đồng là việc làm cần thiết của phong trào dân chủ, để từ đó đưa ra các chiến lược hành động phù hợp nhằm phát triển phong trào một cách mạnh mẽ.

Phong trào dân chủ cần sự cạnh tranh

Lâu nay, vẫn có nhiều ý kiến phàn nàn về chuyện các tổ chức tranh đấu thiếu sự hợp tác, không những thế còn chỉ trích và công kích lẫn nhau.
Thực ra, việc các tổ chức hoạt động “đấu đá”, “bôi nhọ” lẫn nhau lại chính là phần thú vị nhất của một xã hội dân chủ.
Có “đấu đá” tức là có sự cạnh tranh lẫn nhau và đây là động lực để phát triển. Miễn là họ không dùng dao đâm chém nhau vì “quan điểm chính trị” như thời La Mã là được.
Hãy thử tưởng tượng phong trào dân chủ Việt Nam vận hành theo kiểu, tất cả cùng “chung một ngọn cờ”, dưới một tổ chức duy nhất, đồng lòng đồng sức đoàn kết thành một khối thống nhất. Kết cục của chuyện này là gì chắc không khó để dự đoán.

Nước cờ hiểm của TQ với giàn khoan

Nguyễn Lễ
Các đợt xuống đường của người dân Việt Nam có thổi bay cái giàn khoan của Trung Quốc khỏi Biển Đông?
Câu trả lời, nhiều khả năng, là ‘Không’.
Ít nhất những diễn biến trên thực địa cùng với những tuyên bố cứng rắn cho đến giờ cho thấy Trung Quốc quyết không lùi một bước.
Tôi không rành về khai thác dầu khí nhưng theo l‎ý mà suy thì chừng nào xong việc mới rút giàn khoan chứ làm sao biết được sẽ rút ngày nào?
Nhưng nếu Bắc Kinh không công bố trước thời hạn rút giàn khoan thì bất cứ lúc nào họ rút đi cũng sẽ bị cho là chịu thua sức ép của Việt Nam.
Đưa giàn khoan ra Biển Đông, Bắc Kinh muốn quyết tâm khẳng định với thế giới rằng vùng biển xung quanh đó thuộc chủ quyền của họ.
Nhưng tại sao họ lại ra tay vào lúc này? Giàn khoan Hải Dương 981 là cách mà họ thách thức cam kết ‘xoay trục’ mà Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa khẳng định với các đồng minh.

Giàn khoan của Trung Quốc và bước ngoặt của Việt Nam

Nguyễn Tiến Dũng
Và có một tình huống đang xảy ra có thể nằm ngoài sự tính toán của TQ: đó là cái giàn khoan 981 là ngòi châm làm bùng nổ một cuộc thay đổi lớn ở Việt Nam. Thay đổi lớn nhất và bất ngờ đối với TQ, đó là sự thoát khỏi lệ thuộc vào TQ của VN. Khi Liên Xô sụp đổ, ĐCS VN trong lúc hoang mang sợ sụp đổ theo đã chạy sang TQ cầu cứu với hội nghị Thành Đô… TQ có lẽ chắc mẩm rằng lần này cũng vậy, với cái vòng kim cô đeo trên đầu VN cũng sẽ chỉ yếu ớt phản đối rồi thôi, đâu sẽ lại vào đấy… Bởi vậy, phản ứng mạnh của VN lần này có lẽ là bất ngờ lớn với TQ.
Giàn khoan HD981 của TQ không phải tự dưng xuất hiện, mà nó nằm trong một kế hoạch lấn chiếm dần Biển Đông mà TQ đã và đang thực hiện từ nhiều năm nay. Theo tính toán kỹ lưỡng của TQ, Việt Nam đang ở thế nhược tiểu cô lập sẽ chẳng làm được gì đủ mạnh để chống cự lại, còn thế giới thì đang bận bịu nhiều vấn đề khác để mà quan tâm đến chuyện tranh giành nhau giữa hai “anh em cộng sản” này.

Đại sứ VN tại Mỹ trả lời CNN về tranh chấp với TQ

DCVOnline (Phỏng vấn của CNN)

nqcVới người Việt Nam, 100% người Việt Nam, bất kể đang sinh sống ở đâu, tại Việt Nam, ở Mỹ hay ở những nước khác, chúng tôi đều tin rằng với người Việt Nam thì không có gì quý hơn độc lập và tự do. – Nguyễn Quốc Cường, Đs CHXHCNVN tại Washington, D.C.
Amanpour | CNN phỏng vấn Đại sứ CHXHCN Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Cường về căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam hôm 28 tháng 5, 2014
Nguồn: CNN
Ký giả Christiane Amanpour phỏng vấn ĐS Nguyễn Quốc Cường. Nguồn: CNN
CNN: Mới đây Đại sứ nói quan hệ giữa TQ và Vn đang ở một giai đọa tốt đẹp hơn xưa. Chuyện gì đã xảy ra và quan hệ giữa hai nước có thể trở lại tốt đẹp không?
NQC: Đúng, quan hệ giữa hai nước đang cải thiện từ năm ngoái. Bỗng nhiên TQ đưa giàn khoan và một đoàn tầu hộ tống vào vùng biển Việt Nam. Đây là một hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. Nhưng người Việt Nam chúng tôi không còn cách nào khác hơn là đáp trả một cách ôn hòa nhưng cương quyết.

Làm cách nào xóa mối nhục bán nước?

Ngô Nhân Dụng
Các “đồng chí anh em” bắt đầu tỏ thái độ đối nghịch với nhau. Lần đầu tiên một thủ tướng Cộng Sản Việt Nam (viết tắt là Việt Cộng) dọa rằng sẽ dùng đòn pháp lý để nói chuyện với Cộng Sản Trung Quốc (viết tắt, Trung Cộng).
Chỉ mới nói thôi, chưa đưa đơn kiện, tức là chưa làm gì cả; nhưng dám nói còn hơn không. Thêm vào đó, tờ tạp chí trên mạng, tiếng nói của đảng Cộng Sản Việt Nam đã chỉ đích danh lãnh tụ Trung Cộng tố cáo là theo chủ nghĩa Ðại Hán. Hai chữ này diễn tả một truyền thống kéo dài hơn 2,000 năm, ít nhất kể từ thời Mã Viện. Tất nhiên nói như vậy vẫn chỉ là người Việt nói cho người Việt nghe cho sướng tai; giống như nói chuyện kiện cáo mà không dám đưa đơn kiện, không đụng tới lông chân mấy anh chị Ðại Hán ở Trung Nam Hải. Một bước đi xa hơn nữa là trên tờ báo lề phải còn đăng bài biện minh rằng bức công hàm của Phạm Văn Ðồng ký năm 1958 đồng ý các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc lãnh hải Trung Quốc là không có giá trị. Bài báo này có vẻ nhắm đến dư luận quốc tế, trong đó có cả Trung Quốc; chứ không chỉ nhắm người Việt nói với nhau. Nhưng lập luận của bài báo đó cũng không có giá trị nào cả. Muốn chống lại chiến dịch xâm lấn Biển Ðông của Trung Cộng, người Việt Nam phải dùng biện pháp khác, triệt để hơn.

Chờ vào gần bờ rồi hãy tiếp cận cho nó... lành

CTV Danlambao - Trong khi các ngư dân bơ vơ ngoài biển cả, bám trụ và bị hải tặc tàu khựa đâm chìm, đâm chết cũng vì để “thể hiện ý chí, nguyện vọng mãnh liệt của nhân dân ta” như lời của tên Bí thư Lê Thanh Hải ngồi nhậu ở Sài Gòn vung vít, hay theo kiểu dụ khị của thầy dùi Trương Tấn Sang “vùng biển chủ quyền của ta thì ta cứ đánh bắt”, thì hải quân chẳng thấy bóng dáng ma nào. Cho đến sau khi ngư dân chết thảm, tàu chìm được tàu vận tải kéo gần đến bờ thì: Bộ tư lệnh Quân khu 5, Vùng 3 hải quân, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ngãi cùng các bác sĩ quân y đã tiếp cận với tàu VT57 đang dắt tàu ĐNa 90152 về cảng Lý Sơn cách bờ khoảng 6 hải lý để đưa 10 ngư dân từ tàu này vào đất liền... (Biển Đông bỏ ngỏ, dân chết mặc dân, tàu vẫn là tàu... lạ). Và sau đó là chụp hình PR / tiếp thị và tặng quà tưng bừng:

Chuyến đi Tuyên Quang gian nan của tôi

Huỳnh Phương Ngọc
PNNQVN
Đại diện cho Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam, tôi cùng chị Nguyễn Ngọc Lụa đi Tuyên Quang tham gia phiên tòa phúc thẩm 3 người H’Mông là ông Thào Quán Mua, Lý Văn Dinh và Dương Văn Tu. Chúng tôi khởi hành từ Hà Nội, đi xe khách lên Tuyên Quang từ tối ngày 26 tháng 5 và có mặt ở cổng Trại giam Công an tỉnh Tuyên Quang sáng ngày 27 tháng 5 năm 2014.

Từ sáng sớm, an ninh, công an sắc phục và thường phục, cảnh sát giao thông đặt chốt chặn ở mọi ngã đường dẫn đến trại giam Tuyên Quang. Chị em chúng tôi không được cho vào tham dự phiên tòa nên ngồi đợi ở quán nước bên đường. Đợi đến 8h40, khi đã bắt đầu phiên xét xử, chị em tôi đi đến cổng trại giam và trình thẻ chứng minh xin vào xem xét xử. Một lúc sau, tôi bị ba người công an yêu cầu vào làm việc.

Ngay khi vừa vào trại giam, họ thu ngay điện thoại và CMND của chúng tôi và tách hai chị em tôi ra. Họ hỏi chúng tôi là ai mà đến đây xem, biết gì về chuyện của ba người H’mông này mà từ đâu đến tận đây xem, rồi đến hững câu hỏi về cá nhân, danh tính, địa chỉ. Lúc đầu những người hỏi tôi là một phụ nữ mặc thường phục và hai người đàn ông mặc sắc phục. Họ giới thiệu là Công an trại giam tỉnh Tuyên Quang. Tiếp theo, tôi làm việc với chừng bảy công an luôn miệng quát nạt, sỉ vả. Đến khoảng 10h họ nói với tôi rằng Lụa cũng đang làm việc với người của họ ở tầng dưới. Sau đó có 4 người công an khác đến và nói chuyện với nhau là bàn giao tôi và Lụa cho Công an Tỉnh Tuyên Quang.

Thư ngỏ về tình hình khẩn cấp của đất nước

Kính gửi đồng bào Việt Nam ở trong nước và nước ngoài, cùng toàn thể các đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam
Từ đầu tháng 5 năm 2014, Trung Quốc huy động nhiều loại tàu, đặc biệt là tàu vũ trang, tàu quân sự và cả máy bay yểm trợ cho việc đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 tại vị trí ở sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, xâm hại tàu, thuyền của ngư dân và tàu công vụ của Việt Nam hoạt động ở vùng biển này. Đó là hành vi xâm lược bằng vũ lực, ngang nhiên vi phạm luật pháp và các cam kết quốc tế mà chính Trung Quốc đã ký kết, đánh dấu một bước leo thang mới rất nguy hiểm của thế lực bành trướng Trung Quốc trong mưu đồ lấn chiếm Biển Đông, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, uy hiếp chủ quyền của một số nước khác tiếp giáp Biển Đông và đe dọa trực tiếp hòa bình, an ninh, an toàn hàng hải trong khu vực. Hành động này, cùng với thái độ ngoan cố, xuyên tạc sự thật trước sự phản đối của dư luận quốc tế, đã phơi trần dã tâm bành trướng của nhà cầm quyền Trung Quốc, phản bội quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt-Trung. 

GS Jonathan London: "Vụ khoan dầu khiến Việt Nam đi trên lộ trình mới”

Hà Giang/Người Việt
LTSTiến sĩ Giáo sư Jonathan D. London, giáo sư tại Phân Khoa Nghiên cứu Á Châu Á và Quốc Tế và là thành viên chủ chốt của Trung Tâm Nghiên Cứu Ðông Nam Á tại Ðại Học Hồng Kông, nói với nhật báo Người Việt, trong một cuộc phỏng vấn gần đây, rằng cuộc khủng hoảng tạo ra do việc Trung Quốc mang giàn khoan dầu HD-981 vào lãnh hải Việt Nam, đã khiến Việt Nam đi trên một lộ trình mới về mối quan hệ với Trung Quốc. Cuộc phỏng vấn do Hà Giang thực hiện qua điện thoại hôm 25 Tháng Năm, trong lúc ông đang ở Hà Nội.

Tàu hải cảnh của Trung quốc đâm thẳng vào tàu Cảnh sát biển của Việt Nam ở gần khu vực dàn khoan HD 981. (Hình: Tuổi Trẻ)
Hà Giang (NV): Người Việt khắp nơi trên thế giới đang theo dõi cuộc việc Trung Quốc mang giàn khoan dầu vào lãnh hải Việt Nam rất chặt chẽ, và có những bình luận khác nhau. Người cho rằng Trung Quốc cuối cùng đã hoàn toàn xâm chiếm Việt Nam. Người khác hy vọng rằng cuộc khủng hoảng này sẽ mang lại một sự thay đổi khiến Việt Nam thoát được vòng kiềm tỏa của Trung Quốc, và người lại nghĩ rằng Trung Quốc sẽ rút giàn khoan dầu của họ vào tháng Tám, và cuối cùng tình hình Việt Nam lại đâu cũng vào đấy. Ông nghĩ là cuộc khủng hoảng này sẽ đưa đến kết cục thế nào?

Việt Nam đang cân nhắc những chiến lược mới để ngăn chặn Trung Quốc

Carl Thayer | The Diplomat, 28-5-2014
Trần Ngọc Cư dịch

Việt Nam có chiến lược gì để chống lại sự chèn ép của Trung Quốc?

Theo thời gian, đã trở nên yên ắng việc truyền thông quốc tế theo dõi cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Việt Nam về sự kiện Bắc Kinh hạ đặt một giàn khoan khủng trong vùng nước được Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Nhưng những đối đầu hàng ngày vẫn còn tiếp diễn. Tình hình hiện nay không phải là một bế tắc, mà là một nỗ lực có quyết tâm của Trung Quốc nhằm thay đổi nguyên trạng bằng cách đẩy lùi các lực lượng Cảnh sát biển và Kiểm ngư Việt Nam lùi vào bên trong đường chín đoạn mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố.
Các nguồn tin của chính phủ Việt Nam bày tỏ mối quan ngại là Trung Quốc sẽ dời giàn khoan này tới một địa điểm gần Việt Nam hơn vị trí ban đầu. Họ lo lắng về nơi giàn khoan sẽ được hạ đặt vì, những người đưa tin này lý luận, cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều không biết chính xác đường chín đoạn nằm ở đâu.

“Không thể làm ngơ!”: Thông điệp mạnh của Tổng thống Obama

Mạnh Kim

Bài diễn văn của Tổng thống Barack Obama trước 1.000 học viên Trường võ bị West Point (ngày 28-5-2014) đã bị đa số ý kiến bình luận báo chí Mỹ đánh giá là “thiếu lửa”. Nó chẳng có gì mới nhiều so với chính sách đối ngoại trước giờ của Obama, đặc biệt trong vấn đề can thiệp bằng quân sự, đại loại không sử dụng nắm đấm bừa bãi, và chỉ động dao động thớt khi nào quyền lợi Mỹ bị trực tiếp đe dọa. David Frum viết trên The Atlantic: “Obama at West Point: A Foreign Policy of False Choices”; và ban xã luận (Editorial Board) của New York Times giật tít: “President Obama Misses a Chance on Foreign Affairs”. Thượng nghị sĩ John McCain cũng trề môi, cho rằng chính sách như vậy là sự phản hồi chưa “đủ đô” trước các mối đe dọa toàn cầu... Tuy nhiên, nhận định như thế nào còn tùy ở góc nhìn vấn đề, tương ứng với mối quan tâm từng người. Nếu xem Trung Đông vẫn là điểm trọng tâm truyền thống của chính sách ngoại giao Hoa Kỳ thì chắc chắn anh sẽ thấy bài diễn văn trên chẳng ép phê gì. Nhưng nếu anh ở châu Á thì lại khác.

Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

Hùng ca Sử Việt

Lúc này VN nên hát những bài ca như thế này

Sài Gòn Thất Thủ: Kỳ 14: Vị Tổng Thống cuối cùng


Trung Tướng Dương Văn Minh, 1964 @ On the Web

Vị Tổng thống cuối cùng miền Nam VN là ông Dương Văn Minh có sở thích rất yêu hoa Lan. Tại vườn hoa của nhà ông ở Sài Gòn gần Dinh Độc Lập, ông đã trồng nhiều loại Lan đủ màu sắc đua nở nên được gọi là Dinh Hoa Lan. Tôi cũng đã có nhiều lần đến đây để lắng nghe ông nói chuyện về các vấn đề chính trị và quân sự. Tuy khu vườn không rộng lớn lắm nhưng được trang điểm bằng màu sắc rực rở xinh đẹp của các loại hoa Lan nên lúc nào cũng thu hút tia nhìn của tôi. Và cũng trong khung cảnh của vườn hoa này, ông Minh luôn nói chuyện với tôi một cách chậm rãi khoan thoai.

Hà Nội tập trung làm giảm căng thẳng

Phan Ba
Mặc cho vụ việc mới đây trong vùng biển tranh chấp – một tảu Việt Nam bị đâm chìm – Hà Nội vẫn cố gắng làm giảm căng thẳng. Không nên tiếp tục gây khó khăn cho các quan hệ kinh tế với Trung Quốc.
Với việc một chiếc tàu đánh cá vỏ gỗ của Việt Nam bị một tàu sắt Trung Quốc đâm và chìm sau đó vào ngày thứ Hai (26/05/2014), căng thẳng quanh giàn khoan dầu Trung Quốc trước bờ biển Việt Nam lại tăng lên thêm một lần nữa. Ngư dân của chiếc tàu đánh cá được các tàu Việt Nam khác cứu thoát.
Giàn khoan HD-981. Hình: dpa
Giàn khoan HD-981. Hình: dpa

Ai đứng sau các vụ bạo động nhân danh công nhân chống Tàu?

Đặng Vũ Chấn

Cho đến nay chưa có bằng chứng nào đủ để có thể kết luận chính xác ai là thủ phạm chính trong việc biến các cuộc biểu tình ôn hoà chống Tàu Cộng xâm lược của công nhân Bình Dương, Hà Tĩnh thành những vụ bạo động, đốt phá, hôi của, thậm chí giết người nhắm vào các công nhân người Hoa và một số xí nghiệp có chủ Á Châu.
Có những dư luận xầm xì đổ qua đổ lại cho một trong bốn tác nhân chính trong diễn biến này:

1- Giới công nhân; 
2- Những thành phần bị nhà nước CSVN gọi là thế lực thù địch với CSVN; 
3- Đảng CSVN và nhà nước của họ; 
4- Bắc kinh
Thử phân tích xem mỗi thành phần trên được gì, mất gì qua các vụ bạo động trên để xem ai thủ lợi nhiều nhất thì thành phần đó có xác xuất cao nhất là thủ phạm.

Chuyện Bằng Tranh “Phó Thủ Tướng Đức” (comic Hà Bá)

Quang Châu sưu tầm
 photo phothutuongphilipp_zps1013ac34.jpg

Nếu Việt Tân là Việt Cộng


Việt Tân đã lãnh đạo cuộc bạo loạn với 20 ngàn người tham gia?
Việt Tân đã lãnh đạo cuộc bạo loạn với 20 ngàn người tham gia?
Như vậy là sau hơn chục ngày điều tra, lực lượng công an Việt Nam –được ca ngợi là giỏi nhất thế giới – đã chỉ ra nguyên nhân cả trăm doanh nghiệp bị đốt phá bởi hàng chục ngàn công nhân trong ngày 13 và 14/5/2014 tại khắp nước Việt Nam từ Nam đến Bắc.
Báo Pháp luật, trong bài “Công an chỉ ra nguyên nhân vụ gây rối” viết: “Nguyên nhân dẫn đến cuộc biểu tình trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong hai ngày 13 và 14-5 là do quần chúng bức xức trước hành động ngang ngược của Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển của Việt Nam. Nhân cơ hội này, một số công nhân làm trong các doanh nghiệp nước ngoài bị chủ đối xử chưa tốt, bị đuổi việc trước đó đã lợi dụng phá hoại tài sản của các doanh nghiệp. Tội phạm hình sự đã lợi dụng tình hình để kích động công nhân đập phá và hôi của. Vụ việc có sự tác động, kích động của các thế lực thù địch bên ngoài. Cụ thể Công an tỉnh Đồng Nai đã bắt được ba đối tượng liên quan đến tổ chức phản động Việt Tân. Tại cơ quan điều tra bước đầu ba đối tượng khai tổ chức phản động Việt Tân chỉ đạo và cung cấp tiền cho chúng xuống đường kích động biểu tình…”.
Như vậy, theo bài viết người ta thấy gì?

Cần dựng tượng Lê Thị Tuyết Mai

Nguyễn Thanh Giang
Bà Lê Thị Tuyết Mai
Bà Lê Thị Tuyết Mai

Năm giờ ba mươi sáng 23 tháng 5 nãm 2014 một ngọn lửa ðã bùng bùng cháy trước Dinh Ðộc Lập Sài Gòn. Ðấy là “ánh ðuốc soi ðường” của một phụ nữ Việt Nam quả cảm, một anh hùng dân tộc. Lời cầu nguỵện của bà: “Nguyện hồn thiêng ðất nước cho con làm một việc yêu nước không gặp trở ngại, không có gì ngãn cản và ðừng tìm cách cứu sống” ðã ðược Phật Tổ chứng giám ðể bà làm ðược “ngọn ðuốc hậu thuẫn, thêm sức mạnh cho cảnh sát biển cùng ngư dân”  .
Còn gì thiêng liêng cao cả hơn thế. Còn gì đáng khâm phục, đáng tôn vinh hơn thế.

Vậy mà! trong cuộc họp báo diễn ra tại trụ sở UBND phường Bến Thành, Lê Trương Hải Hiếu, Phó Chủ tịch UBND Quận 1 dám tuyên bố: “Nguyên nhân khiến người phụ nữ này tự thiêu là do bế tắc về cuộc sống và bức xúc việc Trung Quốc hạ ðặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép, xâm phạm chủ quyền Việt Nam”.

Ý Hải Hiếu muốn xuyên tạc rằng nguyên nhân chính của vụ tự thiêu này “là do bế tắc về cuộc sống”.

Thật là LÁO và NGU.

Đi xem biểu tình ở Nam Cali

Người Buôn Gió
b2 
Nhiều năm trước nghe tên Little Sài Gòn qua những cuốn băng video Làng Văn, Asia… cảm giác thấy xa xôi đến ngàn trùng. Chẳng bao giờ nghĩ có dịp sẽ đến nơi ấy. Cứ tưởng cuộc đời chỉ đóng khung quanh những con phố nhỏ ở Hà Nội.
Thế rồi một chiều đặt chân đến Nam Cali giữa cái nắng choi chang nhưng không oi ả như trời Hà Nội.
Litle Sài Gòn được gọi là con phố Việt sang nhất trên thế giới. Một quần thể toàn người Việt với người Việt, những nhà hàng sang trọng, khách làm ăn mua bán đi lại tấp nập. Nếu so chợ Đồng Xuân ở Berlin với đây thì như so một chợ đầu làng với chợ trung tâm thủ đô.
Nhìn sự sầm uất và sang trọng của Litle Sài Gòn, bảo làm sao thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn không thèm khát được thu nạp những cư dân ở đây thành thần dân của mình.
Tôi đi tìm đài phố Bolsa của Vũ Hoàng Lân, lúc ở nhà nghĩ đó là một đài phát thanh tương đối lớn nên thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn thường đến trả lời phỏng vấn. Hóa ra không phải, cái văn phòng phố Bolsa dẹp tiệm từ đời tám hoánh nào. Cả cái đài duy nhất một người làm việc, giờ anh ta làm việc tại nhà. Mọi chương trình được đưa lên youtube của phố Bolsa y cái cách mà đám blogger chúng tôi trong nước vẫn làm.

Từ xứ sở tự do trở về mất tự do (Kỳ 3)

Nguyễn Tường Thụy
Vũ hỏi:
- Anh có biết Hoàng Tứ Duy không?
- Không, có thể tôi gặp rồi mà không biết tên hoặc quên tên.
- Hoàng Tứ Duy là người cao cao ấy.
- À có phải là cái anh cao ráo đẹp trai đó không (mấy hôm nay đọc tin, tôi mới biết Hoàng Tứ Duy là người phát ngôn của Đảng Việt Tân)
- Anhh có gặp Hoàng Cơ Định không?
- Không
Một viên công an đưa ra 1 ảnh chụp chung in từ máy ra:
- Có phải hình anh đây không?
- Ảnh in bằng giấy đen trắng làm sao tôi xác nhận được.
- Nhưng anh có chụp ảnh với mọi người chứ?
- Tôi chụp với rất nhiều người. Ai rủ vào chụp tôi cũng chụp hết.
Một người đưa ra cho tôi bản in 6 bài điều trần từ facebook của tôi:
- Đây có phải là phát biểu của anh không?

Sách của Ban Tuyên giáo Trung ương: VNCH đã anh dũng hy sinh để bảo vệ Hoàng Sa


Cuốn sách 100 hỏi- đáp về biển đảo, sách "dành cho tuổi trẻ Việt Nam" của Ban tuyên giáo Trung ương:

Trích trang 74-75: 
 "Năm 1974, lợi dụng quân đội Việt Nam Cộng hòa đang trên đà sụp đổ, quân đội viễn chinh Mỹ buộc phải rút khỏi miền Nam Việt Nam, CHND Trung Hoa lại huy động lực lượng quân đội ra xâm chiếm nhóm phía Tây Hoàng Sa đang do quân đội Việt Nam Cộng hòa đóng giữ".

Trang 88-89: "Mọi hành động xâm lược bằng vũ lực nói trên của CHND Trung Hoa đều gặp phải sự chống trả quyết liệt của quân đội Việt Nam Cộng hòa và đều bị Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, với tư cách là chủ thể trong quan hệ quốc tế, đại diện cho Nhà nước Việt Nam quản lý phần lãnh thổ miền Nam Việt Nam theo quy định của Hiệp định Giơ-ne-ve năm 1954, lên tiếng phản đối mạnh mẽ trên mặt trận đấu tranh ngoại giao và dư luận.


Từ 17 tháng 01 đến 20 tháng 01 năm 1974, Trung Quốc huy động lực lượng quân sự đánh chiếm nhóm phía Tây, quần đảo Hoàng Sa. Mặc dù đã chiến đấu quả cảm, nhiều binh sỹ đã anh dũng hy sinh, quân lực Việt Nam Cộng hòa đã không cản phá được hành động xâm lược của Trung Quốc. Tuy nhiên trên mặt trận ngoại giao Việt Nam Cộng hòa đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ trước Liên Hợp quốc và cộng đồng quốc tế: ngày 19 tháng 01 năm 1974, Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa đã ra Tuyên cáo kêu gọi các dân tộc yêu chuộng công lý và hòa bình lên án hành động xâm lược thô bạo của Trung Quốc.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"