Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

Ông Thủ tướng chưa yên? (Phần 3)

Nguyễn Ngọc Già

Báo VNN cho biết [1]: "Một kết quả khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã khiến không ít người giật mình". Giật mình việc gì? "Đó là, tỷ lệ thành công khi thuê “xã hội đen” thu hồi nợ cao đến 90% và thời gian chỉ từ 15 đến 30 ngày, trong khi đó nếu sử dụng phương án khởi kiện tại tòa và cơ quan thi hành án, thì hiệu quả thu hồi chỉ khoảng 50% và thời gian kéo dài tới... 400 ngày". Cũng theo khảo sát, chỉ có 30% số người được hỏi, chọn tòa án làm nơi "thanh toán" nợ nần.

Không biết thông tin này có làm cho Ngân hàng Bản Việt hay thương hiệu thức ăn nhanh McDonald's lo lắng chút nào không, rủi như "một ngày đẹp trời", các vị chủ nhân này cũng buộc phải nhờ tới "xã hội đen" ra tay để thu về đồng vốn "mồ hôi nước mắt" tần tảo bao năm qua giờ có nguy cơ mất trắng bởi các chủ nợ chây ì?

Chúng ta biết ơn những người bị bắt.

Người Buôn Gió

 Có lần một thượng nghĩ sĩ của một nước châu Âu, hỏi trực tiếp tôi ( qua phiên dịch). Bây giờ  thì hình như ông ta là bộ trưởng hay phó thủ tướng gì đó.

- Anh nghĩ sao về chuyện có những người bị bắt và có những người chưa bị bắt. Tôi vẫn thấy nhiều người viết hoặc đấu tranh nhân quyền không bị bắt đó thôi.

Tôi trả lời.

- Tôi nghĩ là chỉ có người  bị bắt và người chưa bị bắt thôi. Vì sự bắt bớ vẫn diễn ra, năm nay người này, năm sau người khác. Cho nên tôi chờ đợi ở những người như ông câu hỏi - Chừng nào ở Việt Nam không có người viết, người bất đồng chính kiến bị bắt ?- Câu hỏi đó tôi nghĩ mới cần thiết.

Ở cuôc gặp này có 3 người Việt Nam được đối thoại với các nghị sĩ, hai trong số 3 người đó là người của nhà nước Việt Nam.

Chính phủ hay Tà phủ? Phần 1: Tiền tà phủ in ra đi về đâu?


Phan Châu Thành

Đọc bài “Nền kinh tế thị trường và nền kinh tế Việt Nam” của tác giả Nguyễn Vũ Bình, mới đăng trên Dân Luận mấy hôm nay, tôi tâm đắc với các nhận định về các vấn đề kinh tế lớn của Việt Nam mà tác giả quan tâm và với những câu hỏi lớn tác giả đã đặt ra và trả lời, gần với suy tư của tôi nhiều năm nay. Lật lại những ghi chép và trăn trở của mình về những vấn đề trên, tôi chia sẻ nhiều quan điểm với tác giả, và cảm ơn Nguyễn Vũ Bình vì bài viết đó.
Tôi chia sẻ quan điểm rằng nền kinh tế Việt Nam hôm nay hoàn toàn không có một chút bóng dáng kinh tế thị trường, mà là một quái thai chứa rất nhiều ung nhọt sẽ phải bục ra. Nhưng theo tôi, thể chế và nền kinh tế hiện nay không thể và không bao giờ có thể cứu vãn được, càng không thể biến đổi nó một cách hài hòa sang nền kinh tế thị trường được, dù có khoác lên nó cái áo đa nguyên chính trị đi nữa - như tác giả Nguyễn Vũ Bình hy vọng, vì khi các ung nhọt của nó bục ra sẽ làm đổ vỡ toàn bộ nền kinh tế và theo nó là cả thể chế cộng sản này.
Chính vì thế, chính quyền này đang thà chết chứ không chịu đa nguyên, dù là đa nguyên xã hội, đa nguyên văn hóa (họ vẫn phá hoại Xã Hội Dân Sự đó thôi), chứ chưa nói đến đa nguyên chính trị - mà họ tự coi là tử huyệt, còn bác Bình và nhiều trí thức tiến bộ coi là con đường thoát của họ…

King liar

Thiên Nguyên
Em biết không, ở một vương quốc kia, anh không rõ là ở đâu, chỉ biết là xa xôi lắm, có một giống người chuyên nói dối. Tại sao họ lại hay nói dối ư? Anh không biết, có thể đấy là một trò tiêu khiển của họ, cũng có thể họ coi đấy làm lẽ sống, hoặc cũng có thể đấy là một loại truyền thống họ phải gìn giữ. Họ nói dối rất giỏi, giỏi đến mức những huyền thoại về nghệ thuật nói dối mà chúng ta từng biết khi đứng trước họ bỗng hóa thành những kẻ ngớ ngẩn đáng thương; đến mức dù em đã biết trước là họ nói dối, nhưng sau khi nghe xong em không khỏi nghi ngờ liệu có phải tất cả cái thế giới quan của em trước đó mới chính là giả dối. Họ giỏi đến vậy đấy.
Như mọi vương quốc khác, họ cũng có một vị vua. Vị vua trị vì vương quốc nói dối cũng giống như mọi vị vua khác mà em có thể gặp trong các mẩu chuyện cổ tích Grimm, duy chỉ có điều, ngài phải là người nói dối giỏi nhất vương quốc. Điều này cũng dễ hiểu thôi.
Một ngày xấu trời nọ, vị vua đáng kính của vương quốc nói dối băng hà. Một nước không thể một ngày thiếu vua, vì vậy, họ bắt buộc phải tổ chức một cuộc thi để tìm ra vị vua mới. Anh không nói chắc em cũng đoán ra rồi phải không: đó sẽ phải là một cuộc thi nói dối!

Thoát khỏi ảnh hưởng của Gấu Nga

Lê Diễn Đức
Cuộc cách mạng lật đổ Tổng thống Victor Janukovich của dân chúng Ukraina đã thành công sau ba tháng biểu tình liên tục, bị đàn áp, 88 người bị chết và hàng trăm người bị thương.
Quốc hội mà đa số thuộc đảng Các Khu Vực của Tổng thống Victor Janukovich đã quay lưng lại với ông, đã biểu quyết truất phế ông với số phiếu 328/450.
Quốc hội cũng quyết định bầu cử tổng thống sẽ diễn ra vào ngày 25 tháng 5 năm 2014 và uỷ quyền cho ông Turchynov thực hiện các nhiệm vụ của Tổng thống, chỉ định nhân sự trong cơ quan an ninh, các bộ quốc phòng, ngoại giao, còn và các phe phái đang thoả thuận để thiết lập một chính phủ mới.
Tình hình kinh tế của Ukraina đứng bên bờ vực phá sản vì không còn khả năng trả nợ. Trong vòng hai năm, Uraina cần tới 35 tỷ đô là để phục hồi, phát triển và thanh toán các khoản nợ nần.

Bảo Vệ An Ninh Cá Nhân: Công Việc Quan Trọng Hàng Đầu

Trần Quốc Hoàn


Dân Luận: Có nhiều mức độ tham gia vào phong trào dân chủ, với mức độ nguy hiểm khác nhau. Nếu bạn chỉ là độc giả Dân Luận, thì mức độ rủi ro có an ninh tới gõ cửa sẽ thấp hơn là một cộng tác viên viết bài thường xuyên cho Dân Luận, mà cộng tác viên ngồi một chỗ viết bài vẫn ít rủi ro hơn tham gia một tổ chức chính trị với những mục tiêu cụ thể hoạt động tại Việt Nam v.v... Hãy tự mình đánh giá xem mình đang ở mức độ nào, và tùy theo độ rủi ro hãy thiết lập những nguyên tắc bảo mật tương ứng. Nếu chỉ là một độc giả thi thoảng vào Dân Luận thì không cần phải mã hóa ổ cứng, thay đổi địa chỉ email thường xuyên với mỗi đối tác v.v... vì như thế là quá cẩn thận :D
Trước hết, muốn tìm ra biện pháp bảo đảm an toàn cho mình thì lại cần phải tìm hiểu sơ qua một số công tác nghiệp vụ của các cơ quan an ninh.
Công việc hàng ngày của các bộ phận an ninh nghiệp vụ (cả công an và quốc phòng) là phải thu thập và xem xét tất cả các thông tin có liên quan chống đối nhà nước cộng sản, xử lí các thông tin đó. Tất nhiên, tất cả các bài viết trên các trang báo ở hải ngoại, các đài phát thanh quốc tế mà họ cho là “đài địch” đều được họ nghiên cứu rất kĩ, không bỏ qua một chi tiết nhỏ nào. Đặc biệt là những tài liệu mật của nhà nước cộng sản bị tiết lộ, hoặc những bài viết có nội dung thông tin những chi tiết bí mật mà họ cần dấu kín, những thông tin chống đối nhà nước có tính chất nguy hiểm, lực lượng an ninh sẽ phải phân tích thật cẩn thận, từng chi tiết. Với mục đích quan trọng nhất là phải tìm ra tác giả của những thông tin đó, nếu không thì cũng phải phán đoán ra nhóm đối tượng để tìm cách giăng bẫy, hoặc ngăn ngừa. Cần biết một thực tế là không phải các độc giả hay các tổ chức đối lập là những người đọc những bài viết đó nhiều nhất, mà chính là những bộ phận kĩ thuật nghiệp vụ của cơ quan an ninh mới là nơi quan tâm nhiều nhất.

Thư mời tham dự của Mạng Lưới Blogger Việt Nam về buổi Cà Phê Nhân Quyền với chủ đề: Quyền tự do đi lại của công dân



Các bác, cô, chú và bạn bè thân mến,
Như chúng ta đã biết, năm 2013, lần đầu tiên Việt Nam trúng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Sự việc này đã gây nhiều bất ngờ cho phần đông người dân cả nước chưa có khái niệm cụ thể về Nhân Quyền, từ đó đã tạo ra rất những khó khăn cũng như mâu thuẫn trong cách hiểu về Nhân Quyền giữa người dân và những diễn giải mang tính áp đặt của nhà nước.
Bên cạnh đó, thời gian vừa qua liên tục xảy ra tình trạng công dân Việt Nam không vi phạm pháp luật bị ngăn cấm xuất cảnh mà không được thông báo trước.
Một trong những lý do mà an ninh, Cục quản lý Xuất nhập cảnh thường đưa ra là do có lệnh từ Bộ Công an (hoặc đơn vị an ninh cụ thể) là vì “an ninh quốc gia”.
Làm thế nào để chấm dứt tình trạng hành xử tùy tiện này - đó là vấn đề cần đặt ra nghiêm túc.

Bất chấp sự đàn áp của công an, giới trẻ yêu nước mở chiến dịch quảng bá về Quyền Con Người



Một trong những video được gửi tới tham dự cuộc thi

Bằng một hình thức đầy sáng tạo và thu hút, giới trẻ yêu nước Việt Nam đang tiếp tục mở thêm chiến dịch quảng bá ý thức và hành động về quyền con người trong Việt Nam, qua một cuộc thi bằng video về giá trị con người.
Thông qua đài truyền hình SBTN, những nhóm phối hợp tham gia tổ chức chương trình này bao gồm phong trào Con Đường Việt Nam, Mạng Lưới Blogger Việt Nam và trang tin Dân Luận cũng muốn kêu gọi thêm sự tham gia của giới trẻ, nhằm đẩy mạnh tiến trình ý thức dân chủ của người dân nói chung trong nước.

Đã tới lúc dân VN giành quyền giám sát?

Đã tới lúc các tổ chức dân sự ở Việt Nam đứng ra thực hiện quyền giám sát quyền lực nhà nước độc lập từ giám sát tham nhũng tới đánh giá tín nhiệm, tài sản của quan chức, theo một số ý kiến quan sát từ Việt Nam.
Vai trò này là cần thiết vì việc tự giám sát, đánh giá tham nhũng, tín nhiệm của nhà nước không đạt hiệu quả mặc dù nhà nước đã có một số nỗ lực nhất định và bước đầu khi đưa ra một số quy định về kê khai tài sản và tiếp nhận quà biếu ở quan chức công quyền.
Hôm 27/2/2014, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) nói với BBC:
"Cho đến nay tôi nghĩ rằng kết quả mới chỉ là bước đầu và còn rất hạn chế, so với quy chế của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế), họ đã quy định về các mâu thuẫn lợi ích giữa người thừa hành công vụ, và những lợi ích cá nhân của họ và những điều cấm, cũng như là những gì ở Hong Kong hay ở Hàn Quốc người ta đã thực hiện được,"
Việt Nam là một đất nước độc đảng đã rất lâu và thông tin, truyền thông cũng đã bị Nhà nước kiểm duyệt từ rất lâu, cho nên sự giám sát của xã hội đối với quyền lực của nhà nước, những hoạt động của Chính phủ và Quốc hội hầu như rất hạn chế và có sự tác động rất nhỏ
» Kỹ sư Nguyễn Lân Thắng
"Là những nơi trước kia cũng có tình trạng tham nhũng hết sức nghiêm trọng, nhưng ngày nay đã có giảm bớt nhiều, thể hiện trên bảng điểm của Tổ chức Minh bạch Thế giới, thì tôi nghĩ Việt Nam vẫn cần phải có những nỗ lực nhiều hơn nữa, vấn đề ở đây là đưa ra những quy định, đồng thời phải có những biện pháp để thực thi, và cũng phải có những biện pháp bảo đảm, bảo vệ người tố cáo được pháp luật bảo đảm và không bị trả thù."
Cũng hôm 27/2, kỹ sư Nguyễn Lân Thắng, một nhà hoạt động trong lĩnh vực xã hội dân sự đưa ra đánh giá về hiệu quả của tự giám sát của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam với tham nhũng trong lĩnh vực chức vụ và công quyền.
Ông Thắng nói: "Việt Nam là một đất nước độc đảng đã rất lâu và thông tin, truyền thông cũng đã bị Nhà nước kiểm duyệt từ rất lâu, cho nên sự giám sát của xã hội đối với quyền lực của nhà nước, những hoạt động của Chính phủ và Quốc hội hầu như rất hạn chế và có sự tác động rất nhỏ,
"Cho nên sự suy thoái, sự lộng hành trong việc điều hành kinh tế, điều hành đất nước, cũng như những khuyết tật của bộ máy nhà nước không có một đối trọng, không có một giám sát thích đáng; cho nên tất cả những hiện tượng như những cây cầu bị đổ, hay như vừa rồi cây cầu Vĩnh Tuy, người ta phát hiện ra một cây cầu hàng nghìn tỷ (đồng), mà ba trụ bê-tông nứt vỡ, đấy là một trong những biểu hiện của sự xuống cấp ghê gớm của nhà nước này."

'Sập cầu và biệt dinh'

Báo chí VN đặt dấu hỏi về nguồn gốc 'biệt dinh' và nhiều tài sản, địa ốc của cựu Chánh Thanh tra Trần Văn Truyền.
Việc giám sát độc lập này là quyền được hiến định của các tổ chức dân sự, các cá nhân với tư cách công dân và nhà nước phải có trách nhiệm tạo môi trường pháp lý thuận lợi để các quyền này được thực hiện, theo Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Phản biện độc lập IDS đã giải thể.
Qua một số diễn biến gần đây mà dư luận tại Việt Nam đặt dấu hỏi về nguyên nhân đứng sau như với các vụ sập cầu treo ở tỉnh Lai Châu, 'biệt dinh' cùng nguồn gốc các tài sản của cựu tránh thanh tra nhà nước Trần Văn Truyền, Tiến sỹ Quang A nêu quan điểm:
"Để phòng chống tham nhũng nói riêng và nói chung là giám sát công việc của các cơ quan công quyền, có hai ba biện pháp chính, thứ nhất là bản thân nhà nước, bộ máy nhà nước phải có những quy định và có những cơ chế để giám sát lẫn nhau,
Về mặt nguyên tắc, một tổ chức quần chúng, xã hội nào đấy có thể tổ chức việc lấy phiếu tín nhiệm, điều đó hoàn toàn trong khuôn khổ pháp luật hiện nay chưa cấm, nhưng hiện nay chưa có tổ chức nào thực hiện điều đó.
» Tiến sỹ Lê Đăng Doanh
"Rất tiếc ở Việt Nam, vì không có chuyện dân chủ, vì không có rạch ròi giữa các ngành của nhà nước khác nhau, cho nên việc bản thân các cơ quan nhà nước làm nhiệm vụ giám sát lẫn nhau này nó cũng có chứ không phải không, nhưng không được hiệu quả cho lắm,
"Một kênh thứ hai rất hiệu quả, đó là sự giám sát của nhân dân, mà thường giám sát của nhân dân thông qua một kênh là báo chí, và thông qua kênh khiếu nại, khiếu kiện, góp ý của người dân, những kênh này ở Việt Nam cũng có, nhưng rất đáng tiếc là hệ thống báo chí lẽ ra là hệ thống độc lập, thì đằng này nó là một hệ thống hoàn toàn lệ thuộc vào các cơ quan nhà nước, nó cũng đóng một phần quan trọng trong việc giám sát này chứ không phải là không, nhưng nó chưa đóng vai trò lẽ ra nó phải đóng,
"Và một phần thứ ba là đối với người dân, người dân có thể thông qua bản thân từng cá nhân làm và hiện nay người ta vẫn đang làm như thế, nhưng thường các cá nhân làm không hữu hiệu bằng, không chính xác bằng, hoặc không có căn cứ bằng nếu người dân có thể tụ họp thành những tổ chức mà người ta thường gọi là các tổ chức xã hội dân sự. Và những tổ chức này cũng có vai trò giám sát như thế, có thể nói là giám sát công quyền, nhất là vấn đề tham nhũng, hoặc là vấn đề bổ nhiệm người."

'Không cho thành lập'

Hôm 27/2, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nêu quan điểm với BBC cho rằng Hiến pháp mới đã khẳng định quyền được lập Hội của người dân và về mặt nguyên tắc, các tổ chức trong xã hội công dân có thể thực thi các quyền giám sát công quyền, quan chức.
Lấy ví dụ trong lĩnh vực giám sát công quyền, đánh giá tín nhiệm quan chức, ông nói:
"Về mặt nguyên tắc, một tổ chức quần chúng, xã hội nào đấy có thể tổ chức việc lấy phiếu tín nhiệm, điều đó hoàn toàn trong khuôn khổ pháp luật hiện nay chưa cấm, nhưng hiện nay chưa có tổ chức nào thực hiện điều đó, tôi nghĩ họ có thể từ làm một việc như vậy trên mạng, thì điều ấy có thể có tính khả thi cao hơn vì không phải mất chi phí tổ chức hành chính, không phải có người đi hỏi này kia v.v... và điều đó hoàn toàn có tính khả thi."
Hai bloggers Trương Duy Nhất (trái) và Phạm Viết Đào đã bị bắt vì vi phạm điều 258 Bộ luật hình sự.
Tuy nhiên, hôm thứ Năm, một luật sư nhân quyền nói với BBC trên thực tế có một khoảng cách giữa có luật và thực thi hoặc đảm bảo các quyền đã được pháp luật công nhận trên thực tế.
Luật sư Trần Thu Nam nói với BBC:
"Thường ở Việt Nam người ta chưa công nhận các tổ chức xã hội, chính trị đâu, họ không công nhận, trừ khi các tổ chức được thành lập hợp pháp ở Việt Nam, mà ở Việt Nam người ta thường không cho họ thành lập.
"Những tổ chức dân sự có tiếng nói liên quan những vấn đề chính trị, liên quan vấn đề quyền lực, ở Việt Nam cho là phản động, cho nên họ không cho người dân thực hiện những quyền như thế, mà họ bắt buộc phải thông qua một cơ quan nào đó hợp pháp, mà nhà nước gọi là hợp pháp.
"Hoặc thông qua hội đồng nhân dân gì đó, họ bắt buộc phải thông qua hội đồng nhân dân, chứ bây giờ lập trang web để đánh giá một vấn đề về tham nhũng với một đại biểu quốc hội nào đó, tôi nghĩ rằng ở Việt Nam sẽ cấm, không cho thành lập và không cho làm những điều đó và họ có thể bị phá ngay những trang web như vậy,
"Những việc như đã nói ở Việt Nam tôi nghĩ chưa thể thực hiện được," luật sư Nam khẳng định.

'Quan niệm sai lầm'

Tuy vậy, hôm thứ Năm, Tiến sỹ Quang A cho rằng việc giữ thái độ cho rằng các tổ chức dân sự độc lập là bất hợp pháp là một quan niệm sai lầm.
Ông nói: "Hiện nay coi những tổ chức không được nhà nước cho phép là những tổ chức bất hợp pháp, nhưng đấy là một quan niệm hoàn toàn sai. Tôi nói thí dụ một nhóm nào đó lập ra một hội gọi là "Hội Phòng chống Tham nhũng" có điều lệ, có tôn chỉ, mục đích đường hoàng,
"Tuy nhiên những sự điều tra dư luận của những cá nhân nhất định hoặc là một số tổ chức nhất định cũng có những tác động đến dư luận xã hội và nó cũng tác động đến sự nhìn nhận của chính quyền đối với một số chức danh mà được Quốc hội bầu và phê chuẩn" - Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết
"Người ta tự thành lập và người ta hoạt động vì mục đích đó, thì tôi nghĩ tổ chức đó hoàn toàn hợp pháp, tuy rằng nhà nước có thể không muốn cho người ta thành lập ấy, tổ chức ấy là một tổ chức xã hội dân sự thực sự, họ chưa có tư cách pháp nhân, bởi vì rất đáng tiếc luật pháp hiện hành chưa để cho người ta đăng ký, nhưng mà như thế không có nghĩa là nó hoạt động bất hợp pháp."
Trước đó, hôm 21/2, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Đại biểu Quốc hội Việt Nam nói với BBC rằng về nguyên tắc, các tổ chức độc lập trong xã hội của người dân, như các tổ chức trong xã hội dân sự có vai trò trong việc tham gia giám sát hoạt động và hiệu quả hoạt động của nhà nước và các quan chức trong bộ máy chính quyền, và điều này không hề phạm pháp.
Khi được hỏi liệu các tổ chức dân sự, giới blogger có thể có những hình thức giám sát công quyền thông qua đánh giá, thăm dò tín nhiệm độc lập hay không, Giáo sư Thuyết nêu quan điểm:
"Trong bất kỳ một xã hội dân chủ nào thì người dân cũng có quyền thể hiện ý kiến của mình bằng nhiều cách, và những việc như thế là không phải vi phạm pháp luật. Nhưng mà chỉ có điều là tính chính xác của những điều tra đó đến đâu và nó có được công nhận hay không thì tôi rất nghi ngờ điều đó,
"Tuy nhiên những sự điều tra dư luận của những cá nhân nhất định hoặc là một số tổ chức nhất định cũng có những tác động đến dư luận xã hội và nó cũng tác động đến sự nhìn nhận của chính quyền đối với một số chức danh mà được Quốc hội bầu và phê chuẩn," ông Thuyết nói với BBC.

Sẽ bảo tồn trọn vẹn cầu Long Biên bằng tư duy tiến sĩ!

Tiến sỹ Trần Đình Bá
Hội Kinh tế & Vận tải đường sắt Việt Nam – Hội Kiến trúc sư Việt Nam
Sau đề xuất phá cầu Chương Dương gây sốc tới mức nguyên Phó Thủ Tướng Đồng Sĩ Nguyên phải lên tiếng ngăn chặn thì nay các Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải lại đưa ra 3 phương án tháo dỡ cầu Long Biên. Giữa lúc giao thông nối hai bờ sông Hồng còn nan giải thì ý tưởng xóa sổ cầu Long Biên đưa ra lúc này thật lạc lõng vô cảm cần được xem xét cân nhắc một cách cẩn trọng.
Có một cây cầu đặc biệt như thế!
Cầu Long Biên bắc qua con sông rộng và hung dữ, đi qua ba thế kỷ đầy biến động với những cuộc đụng đầu lịch sử mang tầm thời đại. Việt Nam đang tự hào đã sở hữu một cây cầu đặc biệt nhất thế giới về giá trị vật thể, phi vật thể, và cả công năng sử dụng.
Lấy cảm hứng về truyền thuyết huyền thoại “Thăng Long”, các kiến trúc sư và kỹ nghệ gia hãng Daydé & Pillé của Pháp chọn hình tượng con rồng bơi qua nhẹ nhàng qua sông Hồng với chiều dài 2290m qua sông và 896m cầu dẫn phụ trợ giành kỷ lục là cầu thép dài nhất thế giới có kiến trúc độc đáo của thế kỷ XX. Nằm trong dự án trọng điểm thời đó đích thân Thống sứ Bắc Kỳ được cử làm Chủ tịch Hội đồng thẩm định để chọn ra dự án tối ưu. Cầu mang tên của toàn quyền Đông Dương Paul Doumer, tác giả siêu dự án đường sắt xuyên Đông Dương và xuyên Việt đã đứng ra thuyết phục Quốc hội Pháp chi một khoản tiền rất lớn cho cả Cầu Long Biên và hệ thống đường sắt.

Vấn đề gấu ó giữa Gấu và Gió

Châu Áp Tử
Dân Luận: Thực sự cả blogger Người Buôn Gió lẫn blogger Mẹ Nấm đều là những người bạn tốt của Dân Luận, và chúng tôi rất lấy làm tiếc khi có sự kiện tranh cãi vừa qua giữa hai người. Trong cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ, lực lượng chúng ta vốn đã mỏng, những cáo buộc nặng lời công khai như thế này sẽ tạo ra chia rẽ, mà chia rẽ dẫn tới nản chí và bỏ cuộc. Nhiều cá nhân, tổ chức - ngay cả Dân Luận - cũng đã từng là nạn nhân của những cáo buộc / tin đồn vô căn cứ là công an mạng hay cánh tay nối dài của chính quyền. Không có gì làm chúng ta đau buồn hơn là chính bạn bè chúng ta nói không tốt về mình. Do vậy, qua sự kiện này chúng tôi mong rằng tất cả chúng ta có thể nhìn nhau với một niềm tin vào tính thiện của con người, chứ không phải bằng cặp mắt nghi ngờ. Phương châm của chính quyền từ trước đến nay vẫn là "bắt nhầm còn hơn bỏ sót". Nếu chúng ta cũng học theo cách này, chúng ta có gì tốt đẹp hơn họ?

Vừa kể chuyện vừa bốc phét về Ukraina (1)

Cavenui
Dân Luận: Tuy tác giả nói tỷ lệ bốc phét chiếm 20% nội dung bài, nhưng chúng tôi vẫn quyết định cho đăng bởi vì tỷ lệ này vẫn còn thấp hơn báo Nhân Dân khá nhiều.
Bài này được sửa vài chữ từ bài viết cho trẻ con - đứa cháu con nhà ông anh đang học trung học - nên 80% là em kể thật, 20% là em bốc phét. Bác nào bê y nguyên đi đâu bị trẻ con lêu lêu em không chịu trách nhiệm.

Ukraina
Ukraina (tiếng Anh: Ukraine) là nước có diện tích lớn nhất châu Âu (đâu như hơn 600 ngàn km2): nước Nga nửa Á nửa Âu không tính, còn nước Pháp nếu tính cả lãnh thổ hải ngoại thì hơn, nhưng nếu chỉ tính phần lục lăng châu Âu diện tích Pháp chưa đến 550 nghìn km2. Đất đai Ukraina phì nhiêu, trồng lúa mì cực tốt.

Thư gởi các đồng chí chuyên lừa

Dương Hoài Linh
Kính gởi các đồng chí chuyên lừa trung ương,
Kính qua các đồng chí chuyên lừa tỉnh ủy,
Hiện nay tình hình thế giới đang diễn biến phức tạp. Bọn dân đen các nước đang ngóc đầu dậy đòi tự do dân chủ, xóa bỏ độc tài, đòi quyền được sống như con người và được đối xử công bằng. Năm châu đang dậy sóng. Sát nách các đồng chí là Miến Điện, Thái Lan, Campuchia. Bên trời Âu xa xôi là Ukraine. Sắp tới là Venezuela ở tận Nam Mỹ. Nhưng các đồng chí có thể yên tâm, kê cao gối ngủ kỷ.Còn lâu nữa mới tới phiên các đồng chí. Cho nên công tác "lừa" cứ từ từ "bổn củ soạn lại", không việc gì phải lo lắng.
Trước mắt cứ chỉ đạo đưa tin biểu tình gây rối loạn trật tự trị an đất nước, bạo động khiến số người chết tăng hàng ngày... (nhớ kèm theo hình ảnh cháy nổ chết chóc). Dân Việt vốn hưởng hòa bình đã gần 40 năm tất nhiên nghe thấy sẽ nổi gai ốc, thầm phục sự sáng suốt tài tình của Đảng ta, luôn giữ cho đất nước ổn định. Chúng có ăn gan trời cũng chẳng dám "bắt chước".

Cán bộ nhà nước áp lực đòi đứng ra tổ chức Tang lễ cụ bà Nguyễn Thị Lợi, cúp nước và công an lại xé vòng hoa phúng điếu

CTV Danlambao
1979661_254129184764607_2116245245_n.jpg
Dân Luận: Được tin bà Nguyễn Thị Lợi, thân mẫu của chị Phạm Thanh Nghiên, người mặc áo nâu trong bức ảnh, vừa tạ thế tại Hải Phòng, Dân Luận xin được gửi tới gia đình lời chia buồn sâu sắc nhất. Chúng tôi cũng xin đưa bản tin của Dân Làm Báo dưới đây để bày tỏ mối quan ngại của mình về việc chính quyền Hải Phòng đang tìm cách ngăn chặn bằng hữu của gia đình tới chia buồn theo đúng đạo lý của dân tộc Việt Nam.

Người Tù 2 Thế kỉ (kỳ 2)

Lão Nông


Sau 39 NĂM ròng! Lửa binh đao đã tắt!
Người ta nhìn thấy Hai Cựu Thù danh giá, năm nào từng quyết sống mái, không đội trời chung (“Giải phóng Miền Nam, chúng ta thề quyết tiến bước! Diệt đế quốc Mỹ, phá tan bè lũ bán nước!...”), đã bỗng sáp lại ôm nhau thành sui gia(!?)
Cặp Dâu-Rể nọ cũng “Giai tài - Gái sắc”! Đẹp như đôi chim Phượng Hoàng vậy!
Môn đăng hộ đối, giàu sang quyền quý, quyến rũ và quấn quýt!
Nhưng với số phận một Cựu Đại úy quèn, một nửa quyền quý kia, lại muốn cho thiên thu tuyệt diệt?
Chàng Phò Mã, và Thân Phụ, nhẽ nào cũng muốn quên đi người đồng đội - đồng bào VNCH của mình?

Logic ở đâu?
Nếu không phải Tự do của Ông là sự đe dọa cho “Hạnh kiểm, Đạo đức Cách mạng”, sinh mệnh chính trị, quan lộ thênh thang, của những bàn tay đã nhúng chàm, vấy máu, ăn bẩn, từ Thế kỉ trước ở Kiên Giang?
Sự Thật chỉ có thể là như vậy, mới giải thích được cái Bản Án cột chặt vào Ông mà Vắt Ngang 2 thế kỉ.

Truyền hình nhà nước nói về vụ dàn dựng bắt Bùi Thị Minh Hằng và tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo ở Lấp Vò



Dân Luận: Cuối phóng sự sau đây khán giả được người ta dạy cho bài học cảnh giác là không nên tin những thông tin của người xấu, vì như thế là vi phạm pháp luật. Nhưng chỉ cần xem video này với một chút tư duy phân tích, chứ chưa cần đọc các tin "lề trái" hay "phản động", là người ta có thể thấy nó có dấu hiệu thiếu trung thực:
Thứ nhất, qua phóng sự, người ta có thể thấy ngay một lực lượng công vụ cực kỳ đông đảo đã có mặt ở nhà ông Nguyễn Bắc Truyển với máy quay quay lại quá trình lục soát và tịch thu máy tính, sách vở của ông Truyển, trong số đó có cả cuốn "Câu Chuyện Quyền Con Người" mà Con Đường Việt Nam phát hành. Nếu chỉ tới trao giấy mời mời ông Nguyễn Bắc Truyền về cơ quan điều tra làm việc vì hành vi "lợi dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản tại thành phố Hồ Chí Minh" thì có cần một lực lượng công vụ đông và được chuẩn bị kỹ vậy không? Rõ ràng là tội danh của ông Truyển không quá nghiêm trọng, vì ông vẫn được tại ngoại chờ lệnh tạm giam. Tiền thuế của dân không biết chi vào đâu nên phải kéo đoàn kéo lũ đi áp tải một đối tượng không nguy hiểm chăng? Hay có vấn đề gì ở phía sau mà phóng sự muốn che giấu?

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

Chiến dịch “đánh lên” bất động sản: Thây ma biết đi và tầng cuối địa ngục

Phạm Chí Dũng

Ảnh minh hoạ (internet)
Ảnh minh hoạ (internet)
Hồi sinh xác chết
Từ tháng Giêng năm 2014, một chiến dịch “đánh lên” bất động sản lại được khởi động đồng loạt ở ba thủ phủ lớn trên phạm vi quốc gia là Hà Nội, Đà Nẵng và Sài Gòn, sau vài lần phải nhận lấy thất bại chua chát trong hai năm 2012 và 2013.
Một trong những phương cách hết sức cổ điển mà các nhóm đầu cơ bất động sản và ngân hàng sử dụng lần này vẫn là truyền thông. Không quá khó khăn để công luận nhận ra số lượng bài viết theo cách “thị trường bất động sản có nhiều dấu hiệu phục hồi”, “giá nhà đất bắt đầu tăng”… xuất hiện tràn lan và không cần giấu vẻ trơ trẽn trên nhiều tờ báo in và trang mạng.

Tôi muốn biết sự thật vụ việc thế nào?

Me cua NguyenVanThanh
Sáng nay mẹ tôi và tôi đến trụ sở Hội đồng nhân dân xã Hòa Phước. Ở đây không có phòng trực cơ quan, hai mẹ con đi lang thang, nhìn vào các phòng, không biết nên vô phòng nào. Cuối cùng mẹ tôi quyết định vô phòng phó chủ tịch, tôi đứng bên ngoài. Sau một lát trao đổi, họ hướng dẫn mẹ tôi qua phòng CA. Bước vào phòng, tôi hết sức ngạc nhiên, người ngồi ghế trưởng CA xã Hòa Phước-Nguyễn Lân-chính là người đàn ông mặc áo sơ mi trắng trong ảnh, người lao vào đánh tôi tới tấp sau khi ra lệnh tôi không được chụp ảnh (tôi phản đối, ông ta giật máy ảnh và tôi giằng lại). Chi tiết vụ việc xem tại đây:

Bài học từ Ukraine cho phong trào dân chủ VN là phải thành lập Hội, Nhóm

Sự kiện tháng 02/2014, người dân Ucraina lật đổ thế chế độc tài có nhiều bài học mà những người đấu tranh cho dân chủ trên thế giới cần phải rút ra bài học lịch sử cho mình. Một số đặc trưng của xã hội Ucraina:
1 - Nhân dân Ucraina lật đổ được chế độ độc tài là do quân đội tuyên bố trung lập trong khủng hoảng chính trị ở đất nước này. Quân đội Ucraina không phải trung thành với đảng cầm quyền như Việt Nam (được ghi vào hiến pháp 2013) mà quân đội có nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc, bảo vệ nhân dân theo đúng bổn phận của nó.
2- Quốc hội Ucraina là đại diện cho các đảng phái hay đại diện cho các tầng lớp nhân dân. Quốc hội không phải là công cụ của đảng cầm quyền.
3- Các đảng phái chính trị ở Ucraina đã biết liên kết, thống nhất với nhau mục tiêu lật đổ thể chế độc tài của Tổng thống đương nhiệm; đã tổ chức, lãnh đạo nhân dân thực hiện thành công mục tiêu đề ra.

Hãy biết quyền của mình (4): An ninh quốc gia vs. Nhân quyền

Đoan Trang
Không riêng gì Việt Nam, ở tất cả các quốc gia trên thế giới, an ninh quốc gia luôn là một lý do cực kỳ xác đáng để nhà nước can thiệp và hạn chế quyền tự do của người dân. Điểm khác biệt là mức độ nhà nước lợi dụng vấn đề ''an ninh quốc gia'' để giới hạn quyền của dân chúng và trấn áp những người dám đối đầu với chính quyền (hay là những người bất đồng chính kiến). Chính quyền càng độc tài thì càng sử dụng ngón võ ''an ninh quốc gia'' này một cách tùy tiện, vô tội vạ hơn.

Để minh họa khái niệm ''an ninh quốc gia''...

Cuối tháng 1 vừa qua, anh Nguyễn Hồ Nhật Thành, 28 tuổi, lên đường đi Mỹ tham dự một cuộc vận động nhân quyền nhân phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của Việt Nam, theo lời mời của một số tổ chức phi chính phủ quốc tế. Chú ý rằng UPR là một cơ chế bảo vệ nhân quyền của Liên Hợp Quốc, được coi như một sáng kiến bởi nó cho phép khối xã hội dân sự của một quốc gia tham gia đánh giá và báo cáo về tình hình nhân quyền của nước mình cho Liên Hợp Quốc.

Bôi Nhọ


Luu Gia Lạc
Trong bản cáo trạng phiên tòa xử Blogger Trương Duy Nhất có đoạn : “Nội dung 12 bài viết này không đúng sự thật, tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước;”
Xét về mặt ngữ pháp thì cụm từ " bôi nhọ " trong đoạn cáo trạng trên là một động từ chỉ hành động của chủ thể Trương Duy nhất . Bôi nhọ lãnh đạo đảng, nhà nước bằng những bài viết ... đại loại vậy .


Ta thường thấy người ta lấy nhọ nồi bôi vào mặt nhau ( trò chơi ), thậm chí các cụ có câu " bôi gio, chát trấu ... vào mặt " , bôi nhọ nhau để giải trí và vô tình bôi nhọ ( kiểu các cụ hay nói ) bằng tro, hoặc trấu là hai trạng thái rất khác nhau . Bôi gio chát trấu là cực kỳ xấu xa, tro và trấu nhà nông thường dùng để ủ phân, phân trâu, phân lợn ... và cả phân người .

BÙI THỊ MINH HẰNG - 'CHỊ DẬU' GIỮA ĐỜI THỰC


Cựu chiến binh Hoàng Đức Doanh  - Nhân vật chị Dậu trong tác phẩm Tắt Đèn của Ngô Tất Tố là điển hình hóa người phụ nữ Việt Nam của mọi thời đại. Hình ảnh chị Dậu đầu đội chó, tay dắt con đi bán khiến người đọc vô cùng xót xa thân phận làm vợ, làm mẹ của người phụ nữ, có lẽ hình ảnh này không lặp lại trên đời. Nhưng tinh thần quả cảm, trong tình huống khốn khó tới tận cùng thì đã trỗi dậy dám một mình xô ngã 2 tên lính lệ, miệng xưng bà thách đố với lũ sai nha.... thì không bao giờ phai nhạt. Bùi Thị Minh Hằng là nhân vật chị Dậu ngoài đời của thế kỷ 21.

Chị Hằng

Lanney Tran



Vài hàng gởi Chị,
Chị rất quen thuộc với nhiều người, có lẽ tất cả mọi người Việt trên thế giới đều biết đến tên chị, người thương không ít, nhưng kẻ ghét cũng nhiều. Chị là một phụ nữ bình thường, nhưng lại rất phi thường trong những điều bình thường nhất. Một phụ nữ được nhiều người biết đến từ các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa-Trường Sa, từ việc chị bị đưa vào trại giáo dục phục hồi nhân phẩm sau những cuộc tuần hành ôn hòa ấy, từ báo đài cả trong và ngoài nước, từ thông cáo báo chí của tòa đại sứ Mỹ và giới bảo vệ nhân quyền quốc tế kêu gọi phóng thích chị.
Nhưng điều đáng yêu nhất là trái tim của người phụ nữ Việt Nam can trường trong chị. Đối diện với sự đàn áp, sự đối xử bất công của một xã hội đã mất đi đạo lý làm người, chị còn phải đối diện với những tấn công từ những kẻ hại chị, họ tuyên truyền xuyên tạc giả dối về tinh thần yêu nước của chị, thậm chí để hạ uy tín và danh dự họ đã vu khống bịa đặt những câu chuyện tồi tệ về đời tư của chị. Nhưng có lẽ nỗi đau nhất của chị là phải nghe những lời chỉ trích từ chính người thân của mình.

Báo động đỏ

Semen Novoprudsky
Phạm Nguyên Trường dịch

Nước Nga gần Ukraine hơn là người ta tưởng

Những người bị giết và bị thương ở Kiev chính là nạn nhân của một nhà nước rõ ràng là đã thất bại. Nếu tháng 11 năm 2013 ông Yanukovych lặng lẽ ký thỏa thuận hợp tác với EU, và không tham gia vào vụ tiền tống bỉ ổi nhắm vào Moscow và Brussels thì đã không có các nạn nhân này.
Ở đâu không có nhà nước thực sự thì những bi kịch đẫm máu chắc chắn sẽ lặp đi lặp lại.
Nhưng đấy không chỉ là bi kịch của Ukraine. Gần một phần tư thế kỷ sau khi Liên Xô sụp đổ, gần như ở tất cả mọi nơi trong không gian hậu Xô Viết đều không có nhà nước thực sự. Nga, khác với Ukraine là được dầu và khí đốt cứu. Trên quốc huy của chúng ta đáng lẽ phải là giàn khoan dầu và đường ống dẫn khí chứ không phải là đại bàng hai đầu. Những đồng dollar thu được từ dầu và khí đốt hiện đang che chắn được cái lỗ thủng chưa xây xong của nhà nước Nga.

Mười lý do làm Gói 30 nghìn tỷ đồng “hỗ trợ” BĐS thất bại

Phan Châu Thành
Gói tài chính 30 ngàn tỷ đồng có tên và mục đích “đẹp đẽ” là Hỗ trợ thị trường BĐS với đối tượng hay phân khúc cụ thể là Căn hộ cho người có thu nhận thấp của Chính Phủ VN sau gần 9 tháng chật vật triển khai nay mới giải ngân được trên 800 tỷ đồng, tức chưa được vẻn vẹn 3% tổng dự kiến. Tình hình hiện nay là cả người hỗ trợ và người là đối tượng được hỗ trợ đều không đạt được mong muốn, vì không một bên không “giải được nó” và một bên không “sờ được nó”, còn bên trung gian thực hiện nó thì vẫn loay hoay vì không biết khớp chính sách hỗ trợ mơ hồ với nhu cầu thực ra sao… Thế nên, một số chuyên gia đã thẳng thắn đánh giá là nó thất bại và dự đoán là nó sẽ thất bại trước cả khi nó kết thúc, còn đa số qua gần 1000 đài báo của đảng vẫn ra rả ca ngợi nó, kỳ vọng vào nó, thổi nó lên chín tầng mây đỏ sao vàng....
Tôi thì biết nó đã thất bại. Tại sao vậy? Sau đây là mười (10) lý do chính, theo tôi, làm cho nó đã, đang và sẽ chắc chắn thất bại:

Chân dung Phó Thủ Tướng Thứ Nhất tự xưng Nguyễn Xuân Phúc

Lê Lương Bình
Dân Luận: Những chuyện hậu trường chính trị ở Việt Nam thường chỉ được bàn luận nơi trà dư tửu hậu, nó là phó sản của một nền thông tin - truyền thông bị quy về một mối với mục tiêu duy nhất là biến thành công cụ để phục vụ cho đảng cầm quyền như Hồ Chí Minh đã từng viết: "Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ...." và "người làm báo cách mạng luôn không ngừng phải học tập, rèn luyện bản lĩnh chính trị, tác phong, đạo đức nghề nghiệp để đáp ứng tốt nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ giao phó."
Truyền thông thường được gọi là "Lề trái" như Dân Luận với mong muốn làm lành mạnh hóa môi trường thông tin cũng gặp nhiều khó khăn vì những lý do khác nhau nên khó có điều kiện kiểm định và đánh giá chất lượng nguồn tin như những thông tin được nêu ra ở trong bài viết này bởi vậy mong bạn đọc tham khảo thông tin với một thái độ thận trọng

Một số nhà văn Việt Nam với dự định thành lập tổ chức Văn Đoàn Việt Nam độc lập

Phạm Đình Trọng
Dự định của một số nhà văn ở Sài Gòn về một tổ chức độc lập của các nhà văn Việt Nam đã được cụ thể hóa trong cuộc gặp với nhà văn Nguyên Ngọc ở Sài Gòn ngày 21.1.2014. Ngày đó, trên fb Phạm Đình Trọng đưa ảnh bảy người tham dự cuộc gặp, tôi chỉ dè dặt ghi lại thời gian và không gian cuộc gặp lịch sử đó với dòng chữ SÀI GÒN 21.1.2014. SAU CUỘC GẶP ĐÁNG NHỚ.
Sau đó nhà văn Nguyên Ngọc cũng đã có cuộc gặp với một số nhà văn ở Hà Nội. Bản dự thảo TUYÊN BỐ CỦA BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP VIỆT NAM đã được gửi bằng thư điện tử tới một số nhà văn người Việt ở trong nước, ngoài nước và đều nhận được hưởng ứng tích cực. Từ 7 người ban đầu đến nay đã có 35 nhà văn tham gia Văn đoàn chỉ với mục đích vì văn chương Việt, văn hóa Việt.
Trong buổi làm việc thứ hai của nhà văn Nguyên Ngọc với nhóm Văn đoàn Sài Gòn ngày 26.2.2014 đã xác định những điều quan trọng nhất của Văn đoàn để Văn đoàn từng bước có mặt trong đời sống văn chương Việt Nam.
Ảnh: Cuộc gặp lần 1 và lần 2 của nhóm Văn đoàn Việt Nam tại Sài Gòn

Bụt ăn ba ma ăn bảy!

Minh Diện

Một giọng hát dân ca nỉ non của chương trình “Ngày mai tươi sáng” hoặc “Lá rách, lá lành ” đưa tới một làng quê hẻo lánh nào đó ở miền Nam, miền Trung, miền Bắc, và ống kính Camera chĩa vào những mái nhà lụp xụp, những xó bếp lạnh tanh, những mâm cơm không một mẩu thịt, cá , những cảnh đời lam lũ làm thuê làm mướn, bắt ốc mò cua sống lay lắt , phiêu dạt ngay trên chính nơi chôn rau cắt rốn của mình. Cảnh nghèo đói như một bức tranh toàn những gam màu xám xịt gây xúc động lòng người ngày nào cũng hiện lên trên màn ảnh nhỏ.
Rồi như một kịch bản viết sẵn, những cuộc vận động hướng về người nghèo được phát động, nhân danh hội này, hội nọ đứng ra tổ chức quyên góp tiền bạc. Người ta sục vào trụ sở doang nghiệp, nhả riêng doanh nhân vận động đóng góp. Với lợi thế của mình, nhiều nhà báo trở thành cộng tác viên tiếp thị hiệu quả. Những trang báo lăng-xê nhà tài trợ , đặc biệt TV trở thành một sân chơi hấp dẫn mời gọi các đại gia mở “tấm lòng vàng”. Những buổi truyền hình trực tiếp với sự xuất hiện của các vị lãnh đạo cấp cao , đại gia nối gót nhau lên sân khấu rót tiền vào “Qũy xóa đói giảm nghèo” như nước. Có những vị chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc doanh nghiệp nhà nước trương tấm bảng ủng hộ cả chục tỷ, trăm tỷ dù đang làm ăn thua lỗ, có những công ty tư nhân ủng hộ vài trăm triệu trong khi nợ đầm đìa . Mỗi lần thiên tai bão lụt sảy ra không biết bao nhiêu cuộc quyên góp mang chủ đề “lá lành đùm lá rách” xoáy vào lòng trắc ẩn của mọi người. Theo số liệu đăng tải trên báo chí, chỉ riêng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam , từ năm 2006-2012 đã thu được hàng chục ngàn tỷ đồng cho quỹ xóa đói giảm nghèo.

Đồng tiền mua được gì?

Jonathan London
Tôi đang viết bài này ở Hà Nội, không xa nơi tôi đã ở cách đây 24 năm lần đâu tiên sang Việt Nam. Thế giới của hôm nay rất khác so với thế giới của năm 1990 và giữa năm 1990 và hôm nay Việt Nam đã thay đổi nhiều. Nếu lúc đó, Việt Nam là một trong những nước nghèo nhất ở Châu Á, thì hôm nay Việt Nàm là một nước thu nhập trung bình thấp (lower middle income country). Nếu lúc đó Việt Nam là một nước mới phát triển nền kinh tế thị trường, thì hôm nay Việt Nam đã có một nền kinh tế thị trường trong khuôn khổ thể chế Lenin gần hơn 20 năm rồi.
Không thể phủ nhận về mức sống, Việt Nam đã có nhiều tiến bộ. Mặt khác, không có ai có thể phủ nhận nếu Việt Nam muốn phát triển mạnh hơn, có sự tăng trưởng kinh tế cao hơn và bền vững hơn, phải giải quyết những hạn chế về thể chế.
Trong những tháng qua, tôi đã đề cập đến vấn đề nhân quyền. Xin khẳng định với các bạn trong chính quyền, đó là một vấn đề mà tôi không thể nào bỏ qua. Và dù một số bạn trong chính quyền chưa thấy đủ rõ, vấn đề nhân quyền, tự do ngôn luận, tự do báo chí là lồng ghép với những hạn chế về thể chế, nhất là , những vấn đề như thiếu minh bạch, v.v. Song, hôm nay xin chia sẻ một chút với các bạn một cách ngắn gọn những gì tôi đang nghiên cứu ở Việt Nam.

Hiện tượng xuống cấp và nhu cầu cải cách giáo dục VN hiện nay

Trần Kiêm Đoàn
Ảnh thày trò đánh nhau (cắt từ video clip)
Ảnh thày trò đánh nhau (cắt từ video clip)
Khi nói đến giáo dục, phải nói đến cả hai yếu tố tương tác quan trọng: Kiến thức và đạo đức. Có kiến thức mà thiếu đạo đức, nhà trường sẽ biến thành “chợ chữ”. Khi nhà trường thành nơi mua văn bán chữ thì quan hệ thầy trò sẽ trở thành quan hệ con buôn và khách hàng. Trong một hoàn cảnh như thế thì chữ nghĩa và kiến thức sẽ trở thành mặt hàng trao đổi và đạo đức học đường sẽ vắng bóng.
Là một người đã trực tiếp làm công việc giảng dạy tại các trường trung học ở Việt Nam trước và sau năm 1975; cũng như giảng dạy tại các đại học Mỹ, tôi có cơ hội tiếp cận nhà trường, học sinh và sinh viên trong cả ba môi trường giáo dục có nội dung lẫn hình thức khác nhau. Thật không đơn giản và dễ dàng để nói đến sự thăng tiến hay suy đồi của một nền giáo dục thông qua cảm tính và hiện tượng. Tuy nhiên, người ta có thể nhìn thấy những hình ảnh trở thành quá phổ biến của thanh niên trong độ tuổi lao động la cà ở quán nhậu, tiệm cà-phê trong giờ làm việc hay tuổi đi học lêu lổng ngoài đường trong giờ học tập ở trường hoặc quan hệ thô bạo, phi giáo dục của thầy trò trong lớp… để làm “chỉ dấu” hé mở bước đầu cho sự quan sát, tìm hiểu, phân tích về một quá trình xã hội và giáo dục đang trên đà tiếp diễn.

Võ sĩ có triển vọng là tổng thống

Bùi Tín
Tình hình Ukraina đang chuyển biến nhanh sau khi tổng thống V. Ianukovitch rời khỏi thủ đô Kiev ngày 22/2/2014 và quốc hội quyết định phế truất ông ta, rồi ngành tư pháp ra lệnh truy nã về tội ‘’ gây cái chết hàng loạt’’ khi ra lệnh đàn áp hơn 20 ngàn nhân dân nổi dậy tại Quảng trường Độc Lập. Theo tin từ Kiev, quốc hội Ukraina ngày 25/2/2014 đã ra quyết định truy tố V.Ianukovitch ra trước Tòa án Hình sự Quốc tế ICC ở La Haye – Hà Lan.
Cuộc bầu cử tổng thống mới đã được ấn định vào ngày 25 tháng 5 sắp tới. Các ứng cử viên có thể ghi danh từ nay cho đến ngày 31 tháng 3 / 2014.
Theo tin từ Kiev, người đầu tiên tuyên bố ra ứng cử chức tổng thống là ông Vitali Klitschko, 43 tuổi, một võ sỹ từng 3 lần là Quán quân thế giới quyền Anh hạng nặng từ năm 1999 đến năm 2004. Hiện ông là đại biểu quốc hội, chủ tịch của đảng UDAR – Ukrainian Democratic Alliance for Reform, Liên minh Dân Chủ Cải Cách Ukraina. Udar trong tiếng Ukraina còn có nghĩa là ‘’nắm đấm’’.
UDAR cùng với đảng Tổ Quốc – Fatherland của bà I. Timochenko là 2 đảng đối lập chính thường gắn bó với nhau để đương đầu với đảng các Vùng – Parti des Régions – của ông V. Ianukovitch.

Quân vương và cộng hòa



Cộng hòa hiện chiếm đa số
Cộng hòa hiện chiếm đa số. Ảnh mnag tính minh họa
Khái niệm về Cộng Hòa
Nói về Cộng Hòa, như tìm hiểu ý nghĩa của từ ngữ hay thể chế mà không nhắc sơ lược nghĩa của chữ Cộng Hòa, e không ổn tuy biết rằng mọi người ai cũng thừa hiểu ý nghĩa của nó qua nhiều cách khác nhau. Vậy nếu có nhắc lại định nghĩa của nó một cách từ chương, nghĩ cũng chưa đã đủ, chớ chưa vội cho là thừa và vô ích.
Trên thực tế, ngày nay, Cộng Hòa là thề chế phổ quát hơn hết. Trong 193 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc có tổ chức bầu cử theo thể thức dân chủ, nghĩa là mỗi người dân một lá phiếu, có 136 nước là Cộng Hòa, tức tên nước bắt đầu bằng Cộng Hòa (La République -Vậy không thể nói người ta ít có người hiểu Cộng Hòa là gì?), 34 nước là vương quốc (royaume) hay vương quốc thổ (sultanat), 3 hầu quốc (principauté) và 9 hiệp chủng quốc hay liên bang (union / fédération).

Công an Ukraine quỳ gối xin tha lỗi

Ngô Nhân Dụng
Ảnh Reuters
Ảnh Reuters

Nhân dân Ukraine thắng, cựu Tổng Thống Viktor Yanukovych thua, đang chạy trốn. Hơn ba tháng trước đây, cả ông Yanukovych và những người chống ông, không ai ngờ chuyện có ngày xảy ra. Bắt đầu, là một cuộc biểu tình nho nhỏ. Tháng 11 năm 2013, Tổng Thống Yanukovych bất ngờ tuyên bố ngưng bàn thảo về bản hiệp ước thương mại với Liên Hiệp Âu Châu (EU) mà hai bên đang chuẩn bị ký kết. Mấy trăm người, đa số là sinh viên, xuống đường phản đối. Họ không đòi ông tổng thống từ chức, chỉ đòi ông trở lại với chính sách thân thiện với EU mà nước Ukraine đã theo đuổi từ sau khi độc lập.

Tại sao các bạn trẻ này nổi giận? Có phải vì họ tính toán, thấy liên kết kinh tế với Châu Âu thì lợi hơn hay không? Chưa chắc. Nhưng họ đã thấy cảnh ông Yanukovych sang Nga bí mật gặp Tổng Thống Vladimir Putin, được Putin hứa cấp viện 15 tỷ đô la; khi về nước lập tức đổi chiều chữ U, cắt đứt liên hệ với Âu Châu. Chắc nhiều người cảm thấy nhục! Ukraine mới được độc lập từ năm 1990, sau nhiều thế kỷ bị các Nga hoàng thống trị, rồi bị nhập vào Liên Bang Xô Viết. Các hoàng đế Nga, trắng và đỏ, đã tìm cách tiêu diệt văn hóa Ukraine, di dân Nga sang đó; lưu đày các nhà chính trị, giới trí thức và văn nghệ sĩ lên Siberia nếu họ chống lại. Stalin dùng dân Ukraine làm thí nghiệm tập thể hóa nông nghiệp, khiến mươi triệu người chết đói. Người Ukraine nghĩ về chính phủ Nga cũng giống như người Việt Nam đối với các chính phủ bên Tàu. Hai đợt “cải tạo,” và “thanh trừng” của Stalin, (năm 1929-34 và 1936-38) đã giết chết gần 700,000 dân Ukraine. Trong đó đã giết 80% giới trí thức, văn nghệ; và ba phần tư các sĩ quan cao cấp. Vâng lệnh Putin quyết định tách xa Châu Âu khiến Yanukovych bị dân Ukraine khinh thường. Biểu tình đòi giao thương với Châu Âu là một cách bày tỏ thái độ với chính phủ Nga!

Phát triển trước, dân chủ sau

Nguyễn Hưng Quốc
Để trì hoãn dân chủ và cũng để biện minh cho chế độ độc tài độc đảng tại Việt Nam, ngoài hai lý do chính đã nêu trong bài “Ai kiềm hãm dân chủ?”: trình độ dân trí thấp và lòng thù hận còn ngùn ngụt giữa những người Việt với nhau, giới tuyên huấn Việt Nam còn nêu thêm một lý do khác: Điều Việt Nam cần nhất hiện nay là giàu mạnh; muốn giàu mạnh cần có sự tập trung lực lượng, ý chí và chính sách; nghĩa là, nói cách khác, cần độc tài. Hai tấm gương người ta đưa ra nhiều nhất là Trung Quốc và Singapore. Người ta hứa hẹn: khi ở Việt Nam, mọi người không những no cơm ấm áo mà còn được giáo dục tốt, hơn nữa, có đủ mọi thứ tiện nghi xa xỉ khác, dân chúng tha hồ bỏ điều 4 trong Hiến pháp và thay đổi thể chế. Lúc ấy, muốn tự do hay muốn lập bao nhiêu đảng cũng được.
Để củng cố cho các quan điểm của mình, một số người nêu một số lý do: Một, dưới chế độ độc tài, mọi quyết định của giới lãnh đạo dễ dàng hơn, do đó, dễ có hiệu quả hơn; hai, độc tài duy trì trật tự và nuôi dưỡng tinh thần kỷ luật; ba, độc tài tiết kiệm được nhiều chi phí hành chính “vô ích” như bầu cử hay lương hướng cho phe đối lập; và bốn, độc tài tạo nên ổn định xã hội (khi nói ý này, họ chỉ tay về phía Thái Lan: “Thấy chưa? Ở Thái Lan dân chủ quá nên dân chúng cứ biểu tình hoài, vừa gây rối trật tự giao thông vừa khó khăn cho việc làm ăn buôn bán của mọi người!); v.v..

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"