Thứ Ba, 18 tháng 3, 2014

Ván cờ của tổng thống Putin

Nguyễn Hoàng Hà
infiniteunknown.net
infiniteunknown.net
Trong mấy tuần qua báo chí Việt nam và quốc tế rất sôi động tập trung vào đề tài Ucraina. Các nhà bình luận quân sự chuyên nnghiệp va cả nghiệp dư cũng liên tục có nhiều bình luận về nó. Theo họ mặc dù được Quốc hội Nga thông qua việc đồng ý cho Tổng thống Putin đưa quân vào Ucraina nhưng ông Putin vẫn chưa có tín hiệu tung đại quân vào đây mà ông đang chỉ gậy cho các quân cờ của nước tự trị Crimea và các tỉnh phía Đông giáp Nga giăng bẫy chờ bắt hổ để cho mọi người biết lời cảnh cáo của ông với Hoa kỳ và phương Tây là “không được ép Ucraina chọn lựa Châu Âu hay Nga để tránh đối đầu khiến Nga phải hành động bảo vệ quyền lợi của mình”. Đó là những nhận định của các nhà quân sự phương Tây đã nhận định về tình hình hiện nay.
Vấn đề đặt ra là Mỹ và NaTo có đưa quân vào Ucraina theo sự kêu cứu của vị tổng thống đoàn quân biểu tình đưa lên. Chắc chắn là không vì Hoa kỳ và NaTo đã nhìn thấy cái bẫy mà ông Putin đang giăng ra. Đó là:
1, Nếu Hoa kỳ và phương Tây đưa quân vào Ucraina thì không phải đối đầu trực tiếp với Nga mà là với Tổng thống bị truất quyền Viktor Yanukovych và quân đội nước tự trị Crimea với vũ khí của Nga. Trong đó tư thế của ông Tổng thống bị phế truất này là vi hiến vì ông chưa hết nhiệm kỳ người dân Ucraina đã bầu lên mà chỉ là qua một cuộc lật đổ trên danh nghĩa cướp quyền. Biểu hiện rõ nét nhất là qua các cuộc biểu tình của người dân nói tiếng Nga ở đây vừa qua như báo chí phương Tây trực tiếp đưa tin.
“Biểu tình lớn ủng hộ Crimea sáp nhập vào Nga và bước tiếp theo là nhập thật.
Trên báo thứ bảy 19:31 01/03/2014 thì theo AFP, khoảng hơn 10.000 người đã mang cờ Nga xuống đường biểu tình ở thành phố Donetsk phía Đông Ukraine, phản đối chính quyền mới thân phương Tây ở Kiev đồng thời ủng hộ nước cộng hòa tự trị Crimea sáp nhập vào Nga. Donetsk chính là “thành trì” của Tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovych, người vừa có cuộc họp báo tại Nga tuyên bố vẫn là Tổng thống hợp pháp của Ukraine.
Phóng viên của AFP cho biết, những người biểu tình tại đây đã hô vang các khẩu hiệu ủng hộ “Crimea tái nhập Nga.” Bán đảo Crimea bên bờ Biển Đen là nơi có đa số dân là người sắc tộc Nga, được hưởng quy chế tự trị. Trước đây, vùng đất này thuộc nước Nga và đến năm 1954 thì lãnh đạo Liên Xô mới giao quyền quản lý cho Ukraine, lúc này cũng là nước Cộng hòa thuộc Liên Xô.
Căng thẳng tại Crimea đang thu hút sự chú ý của thế giới khi Ukraine cáo buộc Nga có hành động “xâm lược quân sự” trong khi phía Nga nói rằng việc di chuyển binh sĩ và khí tài quân sự tại đây là nằm trong thỏa thuận giữa hai nước.
Tổng thống Ukraine Yanukovych khi còn tại vị ở Kiev đã gia hạn cho Hạm đội Biển Đen của Nga thuê lại căn cứ ở Sevastopol đến năm 2042.
2, Theo các nhà phân tích quân sự thì nếu sa chân vào đây chắc chắn Hoa kỳ và phương Tây phải vô cùng tốn kém về kinh tế và sinh mạng, trong khi Nga đã có sẵn các lực lượng sẵn có là các tầu chiến hiện đại nhất ở đây và hàng ngàn quân tinh nhuệ tại đây cùng với lực lượng vũ trang của hàng triệu người dân Ucraina gốc Nga.
Các bài báo phương Tây và cả Nga liên tục đăng tin về việc quân đội Craina ở Crimea đã nộp vũ khí và tuyên thệ tuân thủ sự chỉ huy của tổng thống mới khu tự trị này. Đặc biệt có cả tầu chiến hiện đại nhất biểu tượng của sức mạnh hải quân Ucraina cũng tuyên thệ theo sự chỉ huy của vị tổng thống này như bài báo sau đây:
Tàu khu trục Hetman Sahaidachny của Ukraine đã từ chối nhận lệnh từ Kiev và đứng về phía Nga.
Theo một số nguồn tin, tàu này đã treo cờ hải quân của Nga sau khi tham gia các hoạt động của NATO tại Vịnh Aden. Hiện thông tin về vị trí con tàu này đang mâu thuẫn nhau.  Tuy nhiên, một thượng nghị sĩ Nga khẳng định tàu Hetman Sahaidachny đã đứng về phía Nga trong cuộc khủng hoảng tại Ukraine hiện nay.
Thượng nghị sĩ Igor Morozov, một thành viên của Ủy ban Về các vấn đề quốc tế, cho biết: “Chiến hạm Hetman Sahaidachny đã đứng về phía chúng tôi và nó còn treo cờ của Hải quân Nga”. Theo ông, tàu Hetman Sahaidachny đang trên đường trở về Biển Đen sau cuộc tập trận ở Địa Trung Hải. “Các thủy thủ trên tàu đã hoàn thành mệnh lệnh của Tổng thống (bị phế truất) Viktor Yanukovich” – ông nói.
Cũng cần nhắc đến là hôm 28-2, tư lệnh lực lượng hải quân Ukraine dưới thời ông Yanukovych từ chức. Tổng thống tạm quyền Aleksandr Turchinov đã bổ nhiệm Đô đốc Denis Berezovsky vào vị trí này.
Mặc dù ông Arseniy Yatsenyuk, Thủ tướng tạm quyền Ukraine, trước đó đã yêu cầu người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan không cho phép tàu Hetman Sahaidachny đi qua eo biển Bosporus với lý do thuyền trưởng, Đô đốc Andrey Tarasov, đã bất tuân mệnh lệnh từ Kiev. Nhưng chắc chắn Thổ Nhĩ Kỳ không dại gì lại gây chuyện với Nga nên tàu Hetman Sahaidachny đang trở về TP Sevastopol thuộc Cộng hòa tự trị Crimea sau khi tham gia hoạt động chống cướp biển với NATO và Liên minh châu Âu.
Có nhiều báo cũng đăng tin là hàng loạt về Lính Ucraina đang ồ ạt theo chính quyền của nuớc tự trị Crimea. Nhiều bài báo đã in ảnh và lời tựa đề: “ Nhiều Lính Ucaina ở Crimea đồng loạt đi theo Nga.”
Bài báo viết: “Các binh lính Ukraine ở khu tự trị Crimea đang đồng loạt rời khỏi đơn vị quân đội của họ và đến giao nộp vũ khí, đạn dược cho giới chức địa phương và lực lượng dân quân thân Nga, một phóng viên của hãng tin RIA Novosti hôm nay (2/3) cho biết.
Crimea vốn là một khu vực đã được hưởng quy chế tự trị tương đối cao ở trong đất nước Ukraine, nơi đang trở thành trung tâm của một cuộc khủng hoảng chính trị khi các nhóm thân Nga đang tìm cách tách xa mình khỏi giới chức cầm quyền lâm thời vừa chiếm quyền ở thủ đô Kiev sau khi lật đổ chính phủ của Tổng thống Viktor Yanukovych cách đây một tuần.
Chuyện nghị viện nước cộng hòa ngày 13 tháng 3 vừa qua bỏ phiếu biểu quyết tách hoàn toàn khỏi Ucraina để hội nhập vào Nga là đòn giáng mạnh nữa xuống đầu Mỹ Anh. Với lực lượng quân đội này của khu tự trị và lực lượng vũ trang của người nói tiếng Nga ở Ucraina đã giúp vị Tổng thống Putin cũng là Tổng Tư lệnh tối cao quân đội Nga, chưa cần phải đưa ra ra lệnh triển khai “một lực lượng quân sự hạn chế” mà trên danh nghĩa “Moscow có quyền bảo vệ các lợi ích riêng cũng như lợi ích của những người nói tiếng Nga trong trường hợp bạo lực bùng lên ở phía đông Ukraine và Crimea”” như cuộc điện đàm ngày hôm nay với Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon và Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Trong khi đó, khu vực phía đông Ukraine chiếm phần lớn sản lượng kinh tế của đất nước, lại thiên về hướng thiết lập mối quan hệ chặt chẽ hơn với Nga và thông qua Crimea thì Nga hiện đối đầu gián tiếp với Hoa kỳ và phương Tây trên tư thế thượng phong.
3, Nga biết đòn trừng phạt kinh tế, ngoại giao chỉ là phù phép và nếu xẩy ra họ không nao núng sẵn sàng đối phó đáp trả.
Các đồng minh thì ậm ừ và đòn trừng phạt kinh tế Nga chỉ là tạm thời cho qua chuyện để an ủi Mỹ. Mấy tuần qua các nước như Nhật, Nam Hàn, Đức và nhiều quốc gia khác ở châu Âu không giám hy sinh quyền lợi kinh tế hàng mấy chục tỷ trong quan hệ với Nga mang lại hàng năm, đó là chưa kể đến sự phụ thuộc của châu Âu vào năng lượng của Nga cung cấp Gas chất đốt cho họ hiện nay. Tất cả người ta mới chỉ nghe những tiếng nói “quan ngại”, đề nghị Nga rút quân vãn hồi đàm phán v.v…chứ chưa có tiếng nói ủng hộ một cuộc trừng phạt kinh tế như Hoa kỳ mong muốn vì họ biết một khi đi nước cờ sai có thể khó xếp lại thế cờ đang tốt hiện nay.
Như thế, vấn đề Ucraina đang làm chìm đi tiếng bom, pháo của chính phủ Syria ép quân du kích được Hoa kỳ hậu thuẫn vào chân tường cũng như vấn đề Iran về vấn đề hạt nhân đang tiên hành tạm thời bỏ dở có lợi cho nhà nước này.
Cuối cùng thì cho dù chính phủ của ông tổng thống đoàn quân biểu tình kêu gọi “tổng động viên và sẵn sàng chiến đấu chống Nga xâm lược” nhưng nay vẫn nhận được một xu nào của Hoa kỳ và phương Tây viện trợ để nấu súp để chống đói còn nói gì đến nuôi hàng triệu lính mà họ cần đến cho cuộc chiến không bao giờ chiến thắng này.
Vậy tương lai của Ucraina là gì? Cái đó còn phải chờ ông Putin đi quân cờ tiếp theo là gì và ông ta đang dõi theo Hoa kỳ và Anh đi quân nào rồi để vào đâu trên bàn cờ mà ông đã bầy sẵn. Nhưng rất có thể là nước Cộng hòa Crưm mới sẽ ra đời mà không cần sự chấp nhận của Ucraina nó sẽ trên danh nghĩa cuộc trưng cầu dân ý của người dân vùng này. Tình huống của Ucraina lại bắt đầu như thế cờ mà ông Putin đã chơi ở Grunia xưa mà chiến thắng đã thuộc về ông.
Thêm thông tin gây sốc về lính bắn tỉa ở Kiev
Theo RT mà Media Việt nam đã cập nhật lúc 07h02″ , ngày 14/03/2014:
Cựu Giám đốc Cơ quan An ninh Ukraine hôm qua (13/3) đã lên tiếng xác nhận thông tin về những cáo buộc cho rằng những tay súng bắn tỉa giết hại hàng chục người trong cuộc bạo loạn ở thủ đô Kiev hồi tháng trước đã chĩa súng nhằm vào mọi người từ một tòa nhà do phe đối lập ở quảng trường Maidan kiểm soát. Trước đó đã từng có thông tin về việc lực lượng bắn tỉa ở thủ đô Kiev nhận lệnh từ phe đối lập chứ không phải từ Tổng thống bị truất quyền Yanukovych như cáo buộc của chính quyền lâm thời mới ở Ukraine và phương Tây.
Cựu Giám đốc Cơ quan An ninh Ukraine – ông Aleksandr Yakimenko đã phát biểu trên kênh truyền hình Nga 1 rằng, những phát súng giết chết cả dân thường lẫn sĩ quan cảnh sát trong cuộc biểu tình hồi tháng trước xuất phát từ tòa nhà Philharmonic Hall ở thủ đô Kiev. Tòa nhà này hoàn toàn nằm trong quyền kiểm soát của phe đối lâp và cụ thể là của viên sĩ quan chỉ huy của lực lượng phòng vệ Maidan Andrey Parubiy. Sau cuộc đảo chính, ông Parubiy đã được bổ nhiệm là Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Ukraine, ông Yakimenko cho hay.
Ngoài ra, nhà cựu chỉ huy cơ quan an ninh Ukraine còn tin rằng, chính ông Parubiy đã trực tiếp liên lạc với lực lượng đặc nhiệm Mỹ để phối hợp thực hiện các cuộc tấn công.
“Những phát súng được bắn đi từ tòa nhà Philharmonic Hall. Sĩ quan chỉ huy Maidan Parubiy chịu trách nhiệm về tòa nhà này. Các tay súng bắn tỉa và những người được trang bị vũ khí tự động đã chĩa súng vào mọi người từ tòa nhà này hôm 20/2. Họ đã hậu thuẫn cho cuộc tấn công vào lực lượng Bộ Nội vụ dưới mặt đất và lực lượng vốn rệu rã này trên thực tế đã tháo chạy”, ông Yakimenko đã nói như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn đài truyền hình Nga.
Các sĩ quan cảnh sát đã bị một nhóm những kẻ nổi loạn được trang bị vũ khí truy đuổi và trong thời điểm đó lực lượng bắn tỉa bắt đầu bắn cả vào những người đang đuổi theo cảnh sát, ông Yakimenko cho hay.
“Khi làn sóng bạo lực đầu tiên chấm dứt, nhiều người tận mắt chứng kiến khoảng 20 người rời khỏi tòa nhà”, cựu Giám đốc Cơ quan An ninh Ukraine nói đồng thời nhấn mạnh chi tiết những người đó đều được trang bị đầy đủ và mang theo những chiếc túi kiểu quân sự thường được dùng để bọc súng bắn tỉa hoặc súng trường tấn công với kính ngắm quang học. Không chỉ lực lượng thi hành pháp luật mà cả người dân đến từ các đảng thuộc phe đối lập như Đảng Tự Do, Đảng Cánh Hữu, Đảng Tổ quốc, và Đảng UDAR của ông Klitschko đều chứng kiến điều này, ông Yakimenko nói thêm.
Vị cựu quan chức an ninh Ukraine còn cho biết, theo thông tin tình báo, những tay súng bắn tỉa đó có thể là người nước ngoài, bao gồm lính đánh thuê đến từ Nam Tư cũ cũng như những nhân viên thuộc Lực lượng Đặc nhiệm cũ của Bộ Quốc phòng Ukraine.
Theo ông Yakimenko, Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh lâm thời hiện nay của Ukraine – Parubiy là một phần của nhóm bị ảnh hưởng rất lớn bởi những người có liên quan đến các cơ quan mật vụ Mỹ. “Những người này là lực lượng sẽ thực thi tất cả mọi lệnh được đưa ra từ lãnh đạo của họ – đó là Mỹ”, ông Yakimenko giải thích đồng thời khẳng định giới lãnh đạo Maidan (phe đối lập tiến hành biểu tình ở Kiev hồi tháng trước) thực chất sống trong Đại sứ quán Mỹ.
Theo ông Yakimenko, trong cuộc thảm sát ở Kiev hồi tháng trước, giới lãnh đạo đối lập đã từng liên lạc với ông và đề nghị ông triển khai đơn vị đặc nhiệm để quét sạch những tay súng bắn tỉa ra khỏi tòa nhà ở trung tâm thủ đô nhưng ông Parubiy đã ngăn không cho điều đó xảy ra.
“Đảng Cánh hữu và Đảng Tự do đã yêu cầu tôi huy động nhóm Alpha đi làm nhiệm vụ quét sạch những tay súng bắn tỉa ra khỏi tòa nhà”, ông Yakimenko cho hay. Theo ông này, các binh lính Ukraine đã sẵn sàng hành động để tiêu diệt những tay súng bắn tỉa.
“Tôi đã sẵn sàng nhưng để vào được bên trong Maidan tôi phải có được sự chấp thuận từ ông Parubiy. Nếu không, lực lượng tự vệ sẽ tấn công tôi từ đằng sau. Và ông Parubiy đã không đồng ý để chúng tôi làm điều đó”, ông Yakimenko cho biết.
Những tiết lộ trên của ông Aleksandr Yakimenko đã củng cố thêm cho mối quan ngại được nêu ra trước đó về việc những tay súng bắn tỉa bắn bừa bãi vào người biểu tình và cảnh sát ở thủ đô Kiev có thể có liên quan đến một người nào đó trong chính quyền lâm thời mới của Ukraine hiện nay.
Hôm 6/3, báo chí tiết lộ nội dung một cuộc điện đàm bị rò rỉ ra bên ngoài giữa Ngoại trưởng Estonia với người đứng đầu về chính sách đối ngoại của Liên minh Châu Âu (EU), trong đó ông này đã bày tỏ lo ngại về khả năng những tay súng bắn tỉa gây ra trận đổ máu kinh hoàng trước khi Tổng thống Yanukovych bị lật đổ, có liên quan “đến một người nào đó từ chính phủ lâm thời mới”.
Cuộc điện đàm giữa Ngoại trưởng Estonia Urmas Paet với bà Catherine Ashton, người phụ trách đối ngoại của Liên minh Châu Âu (EU), đã được Bộ Ngoại giao Estonia xác nhận là có thực. Nó diễn ra sau khi Ngoại trưởng Paet đến thăm thủ đô Kiev hôm 25/2 và sau khi xảy ra các cuộc đụng độ căng thẳng, đẫm máu trên các đường phố ở Kiev giữa lực lượng cảnh sát và người biểu tình, khiến hàng chục người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương.
Trong cuộc điện đàm kéo dài 11 phút, Ngoại trưởng Paet cho biết, ông đã nhận được thông tin về việc những tay súng bắn tỉa gây ra cái chết của hàng chục người biểu tình và cảnh sát ở thủ đô Kiev hồi cuối tháng 2 đến từ lực lượng khiêu khích trong phe biểu tình chứ không phải từ người của chính phủ của Tổng thống Viktor Yanukovych.
Thông tin trên khi được tung ra đã khiến nhiều người thực sự sốc bởi trước đó, phương Tây và phe đối lập Ukraine trước đó liên tiếp đổ lỗi cho chính quyền của ông Yanukovych đứng đằng sau các vụ bạo lực đẫm máu.
Với những thông tin được tiết lộ ở trên, rõ ràng, người ta chưa thể biết được chính xác ai là người đứng đằng sau vụ bạo lực đẫm máu ở thủ đô Kiev. Và hiện giờ, người ta không thể loại trừ khả năng chính phe đối lập đã dàn dựng ra vụ việc để gây bất lợi cho chính quyền của Tổng thống Yanukovych và làm lợi cho bản thân họ.
Gần 100 người đã bị giết hại và 900 người bị thương trong các cuộc đụng độ ác liệt giữa người biểu tình và lực lượng cảnh sát ở Quảng trường Maidan ở thủ đô Kiev hồi tháng trước. Sau diễn biến này, Tổng thống Yanukovich đã phải chạy khỏi đất nước và một chính phủ mới được dựng lên ở Ukraine. Chính phủ lâm thời mới này khăng khăng đổ lỗi cho Tổng thống Yanukovich về thảm kịch đổ máu trong phong trào biểu tình ở Kiev hồi tháng trước..
Hôm 12/3, Moscow đã đề xuất khởi động một cuộc điều tra về những tội ác mà các thành phần cực đoan và có vũ trang trong phe đối lập Ukraine gây ra trong 3 tháng qua. Nga cũng đề xuất xem xét lại tính hợp pháp của chính phủ lâm thời mới ở Kiev sau cuộc đảo chính lật đổ ông Yanukovych.
Cũng hôm qua Ukraine (12/3) cáo buộc Nga đang dồn hàng chục nghìn quân, hàng trăm xe tăng và máy bay chiến đấu đến biên giới với Ukraine. Kiev đòi Moscow phải ngừng ngay “hành động can thiệp quân sự không thể chấp nhận” trước cái mà họ gọi là một cuộc trưng cầu dân ý bất hợp pháp của Crimea về việc sáp nhập vào Liên bang Nga. Phía Nga không đưa ra lời bình luận nào.
Giải pháp sau cùng nếu tình hình vượt qua vòng tay:
Từ kinh nghiệm các cuộc chiến xảy ra ở Grunia và ở Việt nam cũng như trên thế giới thì người ta đã nhìn thấy nước cờ chiếu tướng cuối cùng mà ong Putin sẽ đặt trên bàn đó là nếu tình hình còn căng thẳng người ta nghĩ rằng van cờ cuối cùng mà ông Putin tung ra sẽ là: tổng thống YANUKOVYCH có thể kêu gọi Nga giúp đỡ đem quân vào Ucraina lập lại chính quyền hợp pháp của ông. Đó mới là điều mà Mỹ và phương Tây lo lắng nhất mà không làm gì được.
Còn Trung quốc thì múa tay trong bị, họ muốn Nga sẽ đưa tay chiếu tướng Mỹ để trả hờn cho mình vị bị ngăn cản nhiều phen về việc họ lè lưỡi chín đoạn để chiếm biển Đông.
Ngày 14 tháng 3 năm 2014.
©  Nguyễn Hoàng Hà
© Đàn Chim Việt

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"