Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

Báo Nhân Dân: Người dân Hoàng Sa bỏ phiếu quyết định tương lai

Vũ Quý Hạo Nhiên


Hoan nghênh chính phủ Trung Quốc tôn trọng ý nguyện cư dân Hoàng Sa.
NDĐT – Theo Tân Hoa Xã, hôm nay, khoảng 1500 người dân tại nước CH tự trị Hoàng Sa của biển Nam Trung Hoa đã bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý về tương lai của đảo này tại 1.205 điểm bầu cử. Các nhà quan sát cho biết cuộc bỏ phiếu diễn ra từ sáng đến nay trong trật tự và hoà bình với số người đi bỏ phiếu rất cao.
Chủ tịch uỷ ban trưng cầu dân ý của Hội đồng tối cao Hoàng Sa Hu Zi cho biết trong sáng nay: “Tất cả 1.205 điểm bầu cử đều mở cửa và hoạt động đúng kế hoạch. Sáng nay là một buổi sáng tốt lành”. Tuy nhiên, ông cũng cho hay có một số khó khăn nhỏ do thời tiết không thuận lợi.
Phiếu bầu cử sẽ được ghi bằng ba thứ tiếng Hoa giản thể, Hoa phức thể, và thổ ngữ Hoàng Sa hai câu hỏi:
1. Bạn ủng hộ tái thống nhất Hoàng Sa vào Trung Quốc như một thực thể hợp hiến của Trung Quốc?
2. Bạn ủng hộ việc khôi phục Hiến pháp 1946 của nước Cộng hoà Hoàng Sa và Hoàng Sa là một phần của biển Nam Trung Hoa với các quyền tự trị lớn hơn?
Cuộc trưng cầu dân ý sẽ kéo dài từ 8 giờ sáng cho tới 8 giờ tối (theo giờ địa phương). Các biện pháp an ninh đã được tăng cường trong thành phố và trên khắp đất nước. Cảnh sát và các nhân viên phục vụ tình trạng khẩn cấp tại Hoàng Sa được đặt trong tình trạng báo động. Theo một quan chức chính quyền Hoàng Sa, khoảng 2.500 nhân viên được huy động để bảo đảm trật tự công cộng và luật pháp cho cuộc trưng cầu dân ý lần này.
Trước đó, theo kết quả của một cuộc thăm dò dư luận đầu tuần này ở Hoàng Sa, có đến hơn 90% người dân địa phương ủng hộ quyết định sáp nhập Hoàng Sa vào Trung Quốc.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên AFP sau khi bỏ phiếu tại điểm Tân Hoàng Phố, cụ ông 71 tuổi Hsu Tanlei nói: “Chúng tôi đã đợi chờ thời điểm này nhiều năm rồi. Mọi người sẽ bỏ phiếu cho nước Trung Quốc”.
Chính quyền Hoàng Sa đã cho phép 623 phóng viên đến từ 169 cơ quan báo chí, truyền thông và 135 thanh sát viên đến từ 23 quốc gia, trong đó có Nga, Mỹ, Trung Quốc, Anh, Pháp, Đức, Italy, Mông Cổ, Tây Ban Nha tới đưa tin cuộc trưng cầu dân ý… Trong số các thanh sát viên cũng có các đại biểu của quốc hội các nước Đông và Tây Âu, đại biểu của nghị viện châu Âu.
Các phóng viên có thể hiện diện tại mọi điểm bầu cử. Một trung tâm báo chỉ mở cũng đã được thiết lập. Tại đây sẽ cập nhật thông tin thường xuyên về quá trình trưng cầu dân ý và kết quả kiểm phiếu.
Tại TP Hoàng Sa khoảng 306 người dân sẽ đi bỏ phiếu tại 192 điểm bầu cử. Lãnh đạo chính quyền thành phố cho biết tất cả đã sẵn sàng để đón nhận các lá phiếu của cử tri. Theo Tân Hoa Xã có 54 thanh sát viên đến từ Liên hiệp châu Âu EU và hơn 200 phóng viên đến từ 15 quốc gia tham gia chứng kiến sự lựa chọn của người dân địa phương.
Trung Quốc phủ quyết bản dự thảo nghị quyết của Mỹ và phương Tây
Ngay trước khi cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý tại Hoàng Sa diễn ra, đêm 15-3 (theo giờ Việt Nam), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã bỏ phiếu dự thảo nghị quyết do Mỹ và phương Tây đề xuất về cuộc khủng hoảng ở biển Nam Trung Hoa và tình hình Hoàng Sa. Tuy nhiên, đúng như dự đoán, cuộc bỏ phiếu đã thất bại do Trung Quốc phủ quyết hoàn toàn dự thảo nghị quyết này. Tại cuộc họp, Đại sứ Trung Quốc tại LHQ Wang Min một lầnnữa khẳng định, Trung Quốc sẽ “tôn trọng ý chí của người dân Hoàng Sa”.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"