Thứ Tư, 15 tháng 1, 2014

Blogger Paulo Thành Nguyễn bị cấm xuất cảnh ngày 15/1/2014

Dân Luận tổng hợp
Chiều ngày 15/1/2014, blogger Nguyễn Hồ Nhật Thành (aka Paulo Thành Nguyễn) chia sẻ trên Facebook:
"Nhận lời mời tham gia cùng các tổ chức NGO vận động Nhân Quyền cho Việt Nam tại Quốc hội và Bộ ngoại giao Hoa Kỳ. Chiều nay, tôi chuẩn bị bay theo hành trình đến Wasington DC thì bị an ninh Việt Nam ngăn cản, với lý do rất mơ hồ "vì lý do an ninh chấm-ba-chấm".
Trước đó tôi cũng đã đoán trước điều này và nói đùa với ông Tùy viên Lãnh Sự rằng, với tôi thì việc ông cấp visa không quan trọng bằng công an VN sẽ thu hộ chiếu ngay sau đó, ông cười và giờ thì y chang. Sự tùy tiện sử dụng quyền lực để ngăn cản quyền tự do đi lại của người dân với những lý do an ninh mơ hồ đó là bằng chứng rõ ràng sự xem thường các giá trị Nhân Quyền mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Đừng thắc mắc vì sao chính quyền Việt Nam trong con mắt của cộng đồng Quốc tế luôn là một thứ gì đó rất dị hợm."

1487383_691623580881888_826755276_n.jpg
1537733_691623387548574_976328021_o.jpg
Việc cản trở các blogger xuất cảnh diễn ra ngày càng nhiều trong thời gian gần đây, trong đó phải nói đến các blogger thuộc Mạng lưới Blogger Việt Nam như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm), Châu Văn Thi, Nguyễn Hoàng Vi, Thảo Chi, Đào Trang Loan (Hư Vô) v.v...
1484157_566293530127175_701830964_n.jpg

Văn bản cấm xuất cảnh dành cho blogger Mẹ Nấm
Một trong những quyền con người mà Hiến Pháp quy định là quyền tự do đi lại, trong đó nói công dân Việt Nam có "quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định". Tuy nhiên quyền tự do này lại bị bóp nghẹt bởi luật dưới Hiến Pháp. Trong Nghị định 136/2007/NĐ-CP của Chính phủ Về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam có ghi:
Điều 21. Công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
1. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm.
2. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự.
3. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế.
4. Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó.
5. Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan.
6. Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
7. Có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ.
Điều 22.
1. Thẩm quyền quyết định chưa cho công dân Việt Nam xuất cảnh:
a) Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án hoặc cơ quan thi hành án các cấp quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 21 Nghị định này.
b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 4 Điều 21 Nghị định này.
c) Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 5 Điều 21 Nghị định này.
d) Bộ trưởng Bộ Công an quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 6 Điều 21 Nghị định này.
đ) Thủ trưởng cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 7 Điều 21 Nghị định này.
2. Các cơ quan có thẩm quyền nêu tại các điểm a, b, c, d, khoản 1 Điều này khi quyết định chưa cho công dân xuất cảnh phải gửi văn bản thông báo cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an, nêu rõ các yếu tố nhân thân của người chưa được xuất cảnh và thời hạn chưa cho người đó xuất cảnh, để thực hiện. Khi hủy bỏ quyết định đó cũng phải thông báo bằng văn bản cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an để thực hiện.
3. Cơ quan nào quyết định chưa cho công dân xuất cảnh thì có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho công dân đó biết, trừ trường hợp vì lý do đảm bảo bí mật cho công tác điều tra tội phạm và lý do an ninh.
4. Người quyết định chưa cho công dân xuất cảnh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
"Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội" là một câu rất mơ hồ, ai cũng có thể bị giữ lại ở sân bay vì lý do này. "Cơ quan nào quyết định chưa cho công dân xuất cảnh thì có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho công dân đó biết, trừ trường hợp vì lý do đảm bảo bí mật cho công tác điều tra tội phạm và lý do an ninh" cũng lại là một mệnh đề mơ hồ khác, nó cho phép cơ quan an ninh tuỳ tiện ngăn cản người ta ở sân bay mà không cần cung cấp lý do cụ thể. Việc các blogger tiếp xúc với cơ quan ngoại giao nước ngoài, với Liên Hiệp Quốc để nói chuyện về tình hình Nhân Quyền của Việt Nam cũng thuộc phạm trù "an ninh quốc gia"?
Blogger Mẹ Nấm tưởng tượng: "Trong phiên điều trần UPR sắp tới đây, nếu được hỏi:
- Việt Nam có cải thiện tình trạng vi phạm quyền con người không?
Ắt hẳn phái đoàn của nhà nước VN sẽ trả lời là:
- Ở Việt Nam không có tình trạng vi phạm nhân quyền!
(Vì đứa nào hó hé nói ngược với nhà nước thì bị cấm xuất cảnh hết rồi còn đâu ha ha)"
Đúng vậy, nhờ có những hành vi vi phạm nhân quyền này, mà có lẽ buổi điều trần tới đây trước Liên Hiệp Quốc, người ta sẽ thấy tình hình nhân quyền ở Việt Nam rất sáng sủa. Những người dám mở miệng than phiền bị giam lỏng hết rồi còn đâu!

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"