Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

"Chuyện buồn người cướp bia"

Nhạc chế" chuyện buồn người cướp bia"




Chào năm mới 2014 và những cơ hội

2014
Cánh cửa của năm 2013 đang dần khép lại và cánh cửa của năm 2014 đang mở ra với biết bao hy vọng cho mọi người Việt Nam. Trong những khoảnh khắc đáng nhớ này, ai cũng sẽ dành một chút riêng tư để suy ngẫm lại những gì đã qua và vạch ra những kế hoạch, mục tiêu cho một Năm mới.
Những người hoạt động dân chủ và nhân quyền ở trong nước cũng đã trải qua một năm đáng nhớ. Ngay trong tháng đầu năm, hơn 40 người hoạt động dân chủ bị bắt trong năm 2012 đã bị đưa ra xét xử với mức án cao nhất tới tù trung thân. Đến giữa năm, hai blogger nổi tiếng là Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào bị bắt và bị khởi tố với tội danh điều 258, nhưng nhẹ hơn nhiều so với những người bị bắt trước đây theo điều 88. Cơ quan an ninh đã tiến hành hàng loạt các vụ sách nhiễu, trấn áp, cưỡng đoạt tài sản, cướp, sử dụng bạo lực với những người hoạt động dân chủ, nhân quyền xảy ra trên khắp cả nước.

Nhìn lại 2013 từ lăng kính nhân quyền

Đoan Trang
2013 với sự lớn mạnh không ngờ của XHDS
Vài năm gần đây, một số khái niệm vốn lâu nay bị coi là “nhạy cảm”, “đáng sợ” bỗng dưng xuất hiện trở lại ở Việt Nam; mặc dù vẫn là “nhạy cảm”, vẫn bị chính quyền nhìn nhận với một thái độ thù địch. Đó là các khái niệm như: nhân quyền (không biết nếu gọi là “quyền con người” thì có đỡ bị chính quyền cảnh giác và ghét bỏ không?), tự do, dân chủ, và xã hội dân sự (XHDS).
XHDS không phải là chưa từng tồn tại ở Việt Nam. Ngược lại, những hình thức kết giao tự nguyện - như các hương, họ, phái, sinh hoạt nơi đền chùa, đình làng, v.v. - đã từng rất phổ biến và là rường cột của đời sống của người dân Việt Nam, ít nhất là ở nông thôn miền Bắc, trong hàng thế kỷ. Thực sự chỉ đến khi Đảng Cộng sản lên cầm quyền, với việc thi hành các chính sách khắc nghiệt, cải cách ruộng đất, cải tạo tư sản, biến xã hội thành trại lính nơi “mỗi người dân là một chiến sĩ”, thì XHDS mới bị phá vỡ. Tocqueville từng viết, đại ý là các chế độ độc tài không cần người dân thương yêu chúng mà chỉ cần người dân đừng thương yêu nhau và đừng kết hợp với nhau để cho chúng dễ không chế một xã hội phân rã (Nguyễn Gia Kiểng, Tổ quốc ăn năn, NXB Chúng Ta, 2012). Cho nên “Đảng ta” không thích XHDS. Đảng coi đó là một “thủ đoạn của diễn biến hòa bình” và kiên quyết “không để các tổ chức XHDS bị lợi dụng”!

Công an Hà Nội câu lưu, đánh đập các nhà hoạt động

Huỳnh Thục Vy
Sáng ngày 31 tháng 12 năm 2013, các nhà hoạt động Nhân quyền có tên tuổi như chị Lê Thị Công Nhân - thành viên Ban vận động Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam, anh Phạm Bá Hải, ông Huỳnh Ngọc Tuấn, anh Ngô Duy Quyền và có cả cháu bé mới lên hai tuổi con của chị Nhân - anh Quyền đến thăm hỏi gia đình anh Phạm Văn Trội ở Hà Tây.
Lúc mọi người đến nhà anh Trội, đã có an ninh thường phục canh gác sẵn tại đó. Sau khoảng hai giờ đồng hồ, công an địa phương và an ninh thường phục ập đến nhà anh Trội đòi kiểm tra hành chính vì có người lạ mặt hiện diện ở nhà anh. Chủ nhà quyết định không mở cửa đón tiếp khách không mời mà đến. Công an tiếp tục đập phá cửa và cuối cùng đã xông được vào nhà anh Trội.
Hơn 1h chiều ngày 31 tháng 12 năm 2013, công an địa phương, dân phòng và an ninh thường phục áp giải cả chủ nhà lẫn những vị khách hoạt động Dân chủ-Nhân quyền về UBND xã Chương Dương, huyện Thường Tín, Hà Tây.

Lê Thăng Long: Con người, tổ chức và dư luận

Vũ Đông Hà
Sự kiện Lê Thăng Long có thể được xem như chuyện không đáng nói, hoặc có thể được nhìn như một điều đáng quan tâm. Có người phẫn nộ. Có người xem đó là những hoạt động cần được tán dương. Mức độ quan tâm và phản ứng tùy thuộc góc nhìn về Lê Thăng Long: một cá nhân hay là người sáng lập và đã lãnh đạo một phong trào. Phản ứng đối với Lê Thăng Long ít nhiều cũng lệ thuộc vào thái độ dành cho phong trào Con Đường Việt Nam, cảm tình đối với các thành viên của phong trào, với Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức... Hoặc đơn thuần ý kiến về Lê Thăng Long chỉ xuất phát từ quan điểm chính trị độc lập của mỗi người.

Con người

Để đánh giá về con người chính trị của Lê Thăng Long một cách khách quan có lẽ cần nhìn riêng về 2 góc cạnh - chủ trương của ông và thái độ của ông khi trình bày những chủ trương này.

Phật tính và Nhân Quyền

Thục Quyên
Đức Thế Tôn vẫn thản nhiên tiếp tục bước đi, tự tại và vô úy:
- Này Angulimala! Ta đã dừng lại từ lâu rồi, chính anh mới là người chưa dừng lại.
"Dừng lại" là thanh gươm trí tuệ mỗi người con Phật được trao truyền để cắt đứt tham đắm, sân hận, khổ đau, cắt đứt con đường tạo tác những ác nghiệp. Mỗi khi thế giới chung quanh hỗn loạn kéo theo sự chao đảo trong tâm, thì điều đầu tiên người phật tử cần làm là dừng lại, đừng để bị tham, giận, tự ái lôi kéo gây phiền não, đổ vỡ, tạo nghiệp.
Người bước vào cửa nhà Thiền buổi đầu thường đã được dạy "phản quan tự kỷ", xem xét lại mình, từ thân thể tới nội tâm, để thấy rõ thân thể, nội tâm mình như thế nào.
Như vậy mới có cơ may không đánh mất mình, không bị những người khác, vật khác lôi kéo, sai xử.
Trong thời buổi đảo điên của đất nước, bạo quyền đè đầu cưỡi cổ bóc lột, dân chúng lầm than ai óan, có lẽ cũng đã đến thời điểm mà mọi người con Phật khắp nơi cần khẩn cấp phản quan tự kỷ.
Ta có biết sống sự bình đẳng và tự do tuyệt đối của con người không?
Đức Phật nói:
"Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành"

Chuyện từ những học trò

Phạm Minh Hoàng
unnamed_2.jpg
“Dạ chào thầy Hoàng! Con là Ngô Minh Tâm, con đang học tại Bách khoa Thành phố (HCM). Con là con của Ngô Hào, người mới bị tuyên 15 năm tù giam đây ạ!”
Đó là những giòng chữ mà em đã gởi kết bạn với tôi trên facebook vào một ngày của tháng 10/2013. Tôi không thể nào quên vì tôi không hề nghĩ sẽ có ngày gặp con của Ngô Hào, nhất nữa đó lại là một sinh viên trường cũ của mình. Thầy trò hẹn nhau ngoài quán cóc. Trong vòng 10 phút, Tâm đã phác họa cho tôi những nét chính về người cha của mình vừa bị kết án 15 năm trong phiên sơ thẩm đầu tháng 10/2013, về người mẹ của mình đang bị ung thư vòm hầu, mất khả năng lao động và đang chạy chữa vô cùng tốn kém, về người em của mình phải bỏ học để chăm sóc mẹ và nhờ tôi giúp đỡ. Thú thật, cho dù ít có dịp tiếp xúc với gia đình các tù nhân chính trị nhưng tôi đã tức khắc cảm nhận được một ngọn núi của những khó khăn trước mặt. Nhưng chúng tôi đã cùng nhau bài luận về kế hoạch vận động từ trong lẫn ngoài nước, từ ngoại giao đến nhân đạo để đấu tranh cho ông. Khi thấy tôi băn khoăn về đời sống, sinh hoạt gia đình, em nói:
- Con nói thật là gia đình đang khó khăn nhưng ưu tiên của con là cho ba.
Nói xong câu ấy là em vội lên xe để đi dạy thêm, chắt bóp từng đồng để tiếp tục gánh nặng gia đình. Trước khi rồ ga, em quay lại:
- Trưa nay em chưa ăn thầy ạ!

Việt Nam 2013: Phong trào đấu tranh nhân quyền bắt đầu lan rộng

Thanh Phương
Với hàng loạt tổ chức, hiệp hội, mạng lưới, diễn đàn ra đời, với phong trào góp ý Hiến pháp, có lẽ chưa bao giờ phong trào đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ lan rộng như trong năm 2013. Sự kiện Việt Nam được bầu làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc càng khiến dư luận trong và ngoài nước chú ý hơn về tình hình nhân quyền, cũng như càng giúp nâng cao ý thức nhân quyền của người dân.
Theo cái nhìn của linh mục Phan Văn Lợi, một trong những người sáng lập khối 8406, phong trào đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền trong năm 2013 đã phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu.
Như Cha Phan Văn Lợi có nhắc lại, bất chấp lời kêu gọi khẩn thiết của giới nhân sĩ trí thức, cũng như nhiều người khác, các đại biểu Quốc hội Việt Nam vẫn thông qua bản Hiến pháp sửa đổi vào ngày 28/11/2013. Ngay ngày hôm sau, 29/11/2013, nhóm 72 nhân sĩ trí thức đã ra tuyên bố phản đối một bản Hiến pháp mà theo họ chỉ là nhằm « thể chế hóa cương lĩnh của đảng Cộng sản Việt Nam, coi thường nguyện vọng của đông đảo nhân dân muốn xây dựng một Hiến pháp làm nền tảng cho một chế độ dân chủ với Nhà nước pháp quyền thật sự của dân, do dân và vì dân ». Bản tuyên bố của nhóm kiến nghị 72 cho rằng Quốc hội « đã tự chứng tỏ không đại diện cho nhân dân và phải chịu trách nhiệm trước lịch sử và dân tộc ». Theo nhóm kiến nghị 72, do Hiến pháp này không thật sự là Hiến pháp của nhân dân, cho nên người dân có thể sử dụng quyền bất tuân dân sự của mình.

Bóng bay Quyền Con Người đến với Festival Hoa Đà Lạt

Mắt Bão
dsc00823.jpg
Hưởng ứng sự kiện phổ biến Cẩm nang quyền con người đang diễn ra rộng khắp mọi miền đất nước, đặc biệt là Noel nhân quyền vừa diễn ra, chúng tôi đã tìm đến thành phố Đà Lạt, một thành phố du lịch hiền hòa đang tổ chức Festival Hoa, với hành trang là những cuốn cẩm nang và những quả bong bóng về quyền con người, chúng tôi hứng khởi bỏ lại sau lưng những xô bồ náo nhiệt ở chốn thành thị mang quyền con người lên cao nguyên núi rừng…

Tùng Phong Lê Văn Đồng là tác giả tác phẩm Chính đề Việt Nam

Gần đây có một số nguồn tin ghi rằng thiên chính luận Chính Đề Việt Nam là do ông Ngô Đình Nhu soạn thảo. Thông Luận đăng lại toàn bộ chính luận này để phục hồi lại sự thật và xác định lại một lần nữa tác giả của Chính đề Việt Nam là Tùng Phong Lê Văn Đồng. Khi tham gia nhóm Thông Luận, tiền thân của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, năm 1988, ông Lê Văn Đồng đã có nhã ý tặng quyền chính luận này cho anh em chúng tôi.
Sách được in lần đầu tại Sài Gòn năm 1965, sau cuộc đảo chính của các tướng lĩnh dẫn đến cảnh tượng khủng hoảng chính trị nghiêm trọng. Chính Đề Việt Nam trình bày quan điểm của tác giả về vấn đề dân chủ và phát triển đất nước trong bối cảnh thế giới vào thời điểm những năm 1960. Đây là một thiên chính luận có tính cách một cương lĩnh chính trị cho miền Nam lúc bấy giờ, nếu được giới lãnh đạo quan tâm chú ý.
Đáng tiếc là sách đã không được chính giới lúc bấy giờ trân trọng. Theo lời tác giả, sách chỉ bán được khoảng 100 quyển trong số 1000 ấn bản năm 1965.

Thông báo thành lập Ban Vận Động Hiệp Hội Dân Oan Việt Nam

Le Nguyen
 
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
Việt Nam, Ngày 31 tháng 12 năm 2013
THÔNG BÁO THÀNH LẬP BAN VẬN ĐỘNG HIỆP HỘI DÂN OAN VIỆT NAM
Kính gửi: Những Dân oan Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình
Chúng tôi, những người có tên dưới đây thông báo như sau:
  1. Theo Điều 25 Hiến pháp được Quốc hội nước Việt Nam thông qua ngày 28/11/2013 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2014, “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp và lập hội, biểu tình.” và không ai có quyền ngăn cản các quyền tự do đó nếu không có những căn cứ được quy định trong Hiến pháp này.
  2. Để thực hiện Quyền tự do lập hội, chúng tôi quyết định thành lập Ban vận động Hiệp hội Dân oan Việt Nam.
  3. Chúng tôi nhất trí suy tôn bà Lê Hiền Đức (sinh ngày 12/12/1932), một nhà giáo hưu trí, tích cực đấu tranh bảo vệ dân oan, chống tham nhũng, người đoạt Giải thưởng Liêm chính năm 2007 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, làm:
- Chủ tịch Ban vận động Hiệp hội Dân oan Việt Nam.
- Chủ tịch danh dự Hiệp hội Dân oan Việt Nam.

Ban Vận Động Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam chúc mừng năm mới


Sài Gòn 29.12.2013
Thưa tất cả chị em phụ nữ và quý vị thân hữu,
Năm cũ 2013 vừa qua chúng ta đã chứng kiến những sự kiện đáng buồn và phẫn nộ trên quê hương Việt Nam theo đó tình hình Nhân quyền không hề được cải thiện.
Nhưng với những nỗ lực hoạt động mà chúng ta đã thực hiện, cùng với sự ra đời của nhiều tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam, chúng ta có quyền hy vọng vào một Năm mới nhiều tiến bộ hơn trong cuộc vận động không mệt mỏi vì Nhân quyền.
Như mọi người đã biết, Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam vừa mới ra đời hơn một tháng với tất cả những khó khăn hiển nhiên về nhân lực, tài chính cũng như đối mặt với sự sách nhiễu chính trị từ Nhà cầm quyền Việt Nam.
Nhưng không thể phủ nhận là chị em chúng tôi đã nhận được nhiều sự sẻ chia đáng trân trọng của nhiều chị em phụ nữ Việt Nam quốc nội cũng như hải ngoại và đặc biệt là sự yểm trợ của quý vị thân hữu nam giới người Việt khắp nơi trên thế giới. Những hành xử tốt đẹp đó của quý vị cũng như lòng tri ân của chị em chúng tôi không thể qua mấy lời mà diễn tả hết được.

Lenin lại đổ

Diên Vỹ chuyển ngữ

Một người đang đập vỡ bức tượng Lenin sau khi nó bị kéo đổ trong một cuộc biểu tình tại Quảng trường Độc Lập, Kiev vào tháng Mười hai. Ảnh AFP
Cứ vào mỗi cuối năm, chúng ta lại chiêm nghiệm về những bí ẩn vĩ đại trong cuộc sống. Tại sao nam giới lại có núm vú? Tại sao đàn ông Á châu có lông rậm ở vùng kín nhưng hiếm khi cần phải cạo râu?
Tại sao lại có quá nhiều tượng của Lenin, nhưng lại chẳng có bức tượng nào của Bert Weedon? (một nhạc sĩ guitar nổi tiếng của Anh trong những thập niên 50-60 - ND)
Câu hỏi cuối cứ lắng đọng mãi trong chúng ta sau khi một bức tượng đồ sộ của Vladimir Ilyich Ulyanov, aka Lenin, đã bị người biểu tình phá sập tại thủ đô Kiev, Ukrainian vào ngày 8 tháng Mười hai. Người dân cũng đặc biệt nổi giận tại Bangkok và Singapore, những nơi vừa trải qua những cuộc nổi loạn tháng này, và thậm chí cả ở Hà Nội, vốn có một bức tượng Lenin đang đứng trước hiểm nguy. Tại Kiev, những người biểu tình đã nổi nóng vì theo họ, công trình tượng đài của Lenin là biểu tượng về việc quốc gia họ vẫn tiếp tục bị Nga thống trị.

Đã hoàn chỉnh hành lang pháp lý của một nhà nước bạo lực

Phạm Đình Trọng
1548180_721207364579562_1773460655_o.jpg
Tranh Vũ Tuân: Nhân quyền kiểu... Việt Nam



Bộ Luật Hình sự năm 2009 đã có nhiều điều luật vi Hiến. Chỉ điểm những điều luật vi Hiến quyền tự do ngôn luận: Điều 88, Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Điều 258, Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, công dân. Năm 2013 lại có tiếp Nghị định 72/2013NĐ-CP vi Hiến.
Vi Hiến vì Nghị định và các điều trên trong bộ Luật Hình sự năm 2009 đã vi phạm, vô hiệu điều 69 Hiến pháp 1992 và điều 25 Hiến pháp 2013 cho phép công dân có các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình.
Các điều 88; 258 Bộ Luật Hình sự năm 2009 đã mở ra biên độ vô cùng rộng để buộc tội công dân và xác định hành vi phạm tội rất chung chung, mơ hồ, vận dụng thế nào cũng được, tạo điều kiện cho công cụ bạo lực của Nhà nước độc tài cộng sản Việt Nam muốn bắt ai cũng được, muốn bỏ tù ai cũng được.
Nay theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an, Chính phủ lại ban hành Nghị định 208/2013NĐ-CP ngày 17.12.2013 cho phép lực lượng công cụ bạo lực của Nhà nước cộng sản Việt Nam được nổ súng vào người dân bị cho là “có hành vi chống người thi hành công vụ”.

Thoáng suy tư về cạnh tranh chính trị

Le Nguyen
Lịch sử nhân loại đã chỉ ra mọi cuộc đấu tranh, mọi cuộc cách mạng lật đổ các chế độ độc tài chuyên chế của loài người đều khởi nguồn hay nói cách khác là đều có nguồn gốc của phân hóa giàu nghèo, mâu thuẫn của bất công xã hội, xung đột của giai cấp thống trị với tầng lớp bị trị và các triết gia, tư tưởng gia, lý thuyết gia thuộc “trường phái” thế quyền lẫn thần quyền, có tà ý lẫn thiện ý muốn thu phục nhân tâm, thu hút sự ủng hộ của khối đại đa số quần chúng nhân dân nghèo khó thì trên lý thuyết, dù cho là thật lòng hay do tham vọng đen tối của cá nhân, phe nhóm đều phải có trong tay một lý thuyết “lãng mạn cách mạng” hoặc đề ra được phương án giảm thiểu bất công, xóa bỏ bất công và không thể thiếu lời hứa hẹn thực thi công lý mang công bằng xã hội đến cho con người.
Quan sát thực tiễn đời sống trong quá trình phát triển xã hội loài người giúp cho chúng ta thấy, để thực hiện mục tiêu công bằng xã hội đã có nhiều tư tưởng, khuynh hướng do nhiều nguyên nhân khác nhau, nổi bật nhất là hai khuynh hướng có phần cực đoan, quá khích của hữu thần và vô thần. Nhóm hữu thần cho rằng “con người tốt thì xã hội tốt” nên họ tập trung nguồn lực, niềm tin vào công việc giáo dục cho con người tốt để có xã hội tốt. Nhóm vô thần quá khích lại bảo “xã hội tốt thì con người tốt” nên họ tập trung ý chí, quyền lực chính trị vào việc cải tạo xã hội tốt để cho ra con người tốt và cả hai đều tin chính kiến của họ là duy nhất đúng. Thật ra trong đời sống con người ít có điều gì gọi là duy nhất đúng, nếu đi vào phân tích theo cách khoa học và nghiêm chỉnh.

Nhưng chim đã gãy cánh

Người Buôn Gió
Nhạc sĩ Việt Dzũng
Tôi định không viết gì về anh, mặc dù những ca từ Chút Quà Cho Quê Hương, Lời Kinh Đêm hay Mời Em Về của anh đọng sâu sắc trong tôi lúc tôi chỉ mười mấy tuổi. Lúc tôi không ý thức nhiều về chính trị, nhưng thân phận con người trong lời ca của những nhạc phẩm mà anh sáng tác thật khủng khiếp. Có lẽ tôi chưa thấy một nhạc sĩ nào vẽ những nét vẽ về thân phận con người mà sự ám ảnh ghê gớm như Lời Kinh Đêm.

Nhất là câu hỏi da diết với trời xanh, biển cả đang làm giống tố quăng quật những con thuyền mong manh giữa trùng khơi.

Biển ngây ngô hay biển man rợ
Biển có buồn hay biển chỉ làm ngơ.

Sở dĩ tôi định không viết bởi tôi hèn. Tuy rằng trong thâm tâm tôi nếu có dịp sang Mỹ, kiểu gì tôi cũng tìm gặp để chào anh một cái bắt tay. Tôi hèn chẳng phải tôi sợ những người cộng sản đối nghịch với anh, họ làm gì tôi. Tôi hèn vì tôi sợ '' một số người ''  những người đấu tranh dân chủ.

Phải chăng Đảng cộng sản Việt Nam đã thất bại trong việc bảo vệ chủ quyền.? Và ngoại giao Câu Tiễn.?


Người Buôn Gió

Chả là chúng tôi, những người biểu tình phản đối quân Trung Quốc xâm lược. Khi bị bắt vào trại Lộc Hà, bị cơ quan an ninh xét hỏi. Trong quá trình bị xét hỏi kèm với việc giải thích, tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ chủ quyền. Các cán bộ an ninh đưa ra một lý lẽ rằng.
'' Giờ chúng ta muốn bảo vệ đất nước, phải giữ ổn định chính trị. Vì sao, vì giữ ổn định chính trị mới phát triển được kinh tế. Có kinh tế mạnh thì chúng ta mới có vũ khí, có phương tiện để bảo vệ chủ quyền...''

Cá nhân tôi đồng ý với lý lẽ của cán bộ an ninh, mặc dù tôi biết lịch sử khi thành lập nhà nước này, kinh tế gần như con số không. Nhưng nhờ ngoại giao được với các cường quốc cộng sản anh em, Việt Nam có được pháo 105 ly, xe tăng, tên lửa ...để chiến đấu. Mặc dù nền kinh tế Việt Nam lúc đó đến cái xe đạp cũng không sản xuất được ra hồn.

ĐỂ VÔ HIỆU HÓA NHỮNG NGƯỜI BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN

LD San-0rigin.
* Lê Duy San

Sau khi cưỡng chiếm được miền Nam Việt Nam (VNCH) vào năm 1975 và nhất là sau khi được Hoa Kỳ bỏ cấm vận vào ngày 3 tháng 2 năm 1994, Việt Cộng không những đã được các nước trước kia không đặt quan hệ ngọai giao, mở tòa đại sứ mà còn giao thương buôn bán với chúng. Hơn nữa chúng (Việt Cộng) còn được gia nhập vào Liên Hiệp Quốc, vào WTO, vào Ủy Ban Nhân Quyền LHQ v.v. Do đó chúng bắt buộc phải thay đổi chính sách cai trị sắt mắu phần nào, không còn dám tàn bạo, độc ác và dã man như trước. Nhờ tình trạng này, mà một số người trong nườc đã dám lên tiếng để tỏ bầy những chính kiến của mình.
Họ là ai ? Tại sao ngụy quyền CSVN lại sợ họ ? Và để vô hiệu hòa những người bất đồng chính kiến này, ngụy quyền CSVN đã dùng những phương thức nào ?

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

NHÀ BÁO PHẠM CHÍ DŨNG: ‘NHẸ NHÕM SAU KHI BỊ KHAI TRỪ KHỎI ÐẢNG’

Hôm 25/12, nhà báo Phạm Chí Dũng trở thành đối tượng của một buổi làm việc mà ông mô tả là “một cuộc đấu tố khá căng thẳng”, sau khi được mời đến cơ quan Ủy ban Kiểm tra thuộc Đảng ủy khối Dân Chính Đảng để nghe đọc quyết định khai trừ ông. Trong một cuộc phỏng vấn dành cho ban Việt ngữ-VOA, Tiến sĩ Dũng cho biết cảm nghĩ của ông sau khi bị khai trừ: “Cảm nghĩ của tôi là nhẹ nhàng, nhẹ nhõm và thanh thản. Tôi đã giải quyết được một vấn đề cũ để chuyển sang một giai đoạn mới tại vì tôi đã phải thao thức với vấn đề này trong suốt 10 năm vừa rồi. Ðây là tâm trạng chung của rất nhiều đảng viên, có thông tin cho thấy có tới một nửa trong tổng số đáng viên hưu trí đã thoái Ðảng, không còn sinh hoạt Ðảng.”

Những phản ứng khác nhau của các nước Châu Á trước sự đe dọa từ phương Tây và hệ quả

Ngô Đình Nhu
Dân Luận: Rất ít trí thức Việt Nam có tầm nhìn như thế này, và trong số những người lãnh đạo Việt Nam lại càng hiếm hơn. Cho đến nay có bao nhiêu người Việt đọc tác phẩm này của ông Ngô Đình Nhu?
Xem lại lịch sử của các công cuộc chinh phục của Tây phương, chúng ta nhận thấy rằng khi bị tấn công, các dân tộc đều ý thức ngay tình thế nghiêm trọng và sự cần thiết phải vận dụng lực lượng quốc gia để đương đầu với một thử thách quyết định sự sống còn của tập thể. Bản năng sinh tồn đã đánh thức ngay khả năng tự vệ đối với một vật ngoại lai toan xâm nhập vào nội bộ cơ thể.

Nhiều loại phản ứng

Nhưng nếu ý thức nguy cơ và sự phản ứng tự vệ đều có như nhau, thì trái lại, tính chất của sự phản ứng, cường độ của sự phản ứng, và hậu quả của sự phản ứng khác nhau, tùy theo hoàn cảnh lịch sử, tùy theo khả năng của người lãnh đạo trong các lúc quyết liệt ấy, tùy theo tinh thần của dân chúng lúc bị tấn công, tùy theo phương tiện vận dụng được và tùy theo trình độ dân trí của dân tộc lúc bị tấn công.
Cố nhiên là sự nghiệp và hành động của một dân tộc, mặc dầu do một số người quyết định trong một thời gian nhất định, nhưng cũng do nhiều hoàn cảnh và yếu tố chi phối.
Nhưng xét theo kết quả của sự phản ứng của từng dân tộc, chúng ta có thể chia các nước đã phải đón chịu sự tấn công ghê gớm của Tây phương ra làm bốn loại.

Vai trò các Đảng Chính trị trong nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (P.3)

Diên Vỹ chuyển ngữ
Trích dịch từ cuốn Việt Nam: Nhà nước, Chiến tranh và Cách mạng (1945-1946) của David G. Marr, NXB: University of California Press, 2013.
Xiết chặt ốc
Trong khi đó, nghi ngờ và thù địch đang sôi sục giữa Việt Minh và Việt Quốc tại các tỉnh phía bắc thủ đô. Vào tháng Tư, một thành viên của Khu uỷ Bắc bộ đi dọc theo tuyến đường sắt Hà Nội-Lào Cai để ký một “thoả thuận liên hiệp” với đại diện Việt Quốc từ bốn thị xã của các tỉnh nhằm thiết lập các uỷ ban hành chính được các bên chấp thuận. Nhưng văn bản với đầy dẫy ngôn ngữ quan liêu cho thấy những căng thẳng sâu đậm và thiếu tin tưởng nhau. Đầu tháng Năm, Khu uỷ Bắc bộ nhắc nhở tỉnh uỷ Bắc Giang nên linh hoạt hơn với các đảng viên Việt Quốc, “giữ tinh thần liên hiệp” và chuẩn bị kế hoạch dự phòng nhằm “tránh các hoạt động bất thường xảy ra”. Trong thời gian này Trần Đăng Ninh, người đứng đầu bộ phận an ninh của ĐCS Đông Dương đến thăm Vĩnh Yên với lý do thảo luận việc sửa đê và đã bị Vũ Hồng Khanh bắt giữ. Ninh và hai đồng chí tìm cách trốn hoặc được thả, nhưng sự kiện của họ được dùng làm lý do để kêu gọi việc đàn áp Việt Quốc. Vào giữa tháng Năm, Bộ Nội vụ ra lệnh cho toàn thể các công chức hiện đang làm việc tại bảy thị xã các tỉnh phía bắc và tây bắc Hà Nội phải di dời và tham gia các uỷ ban hành chính đang thành lập tại các địa điểm mới. Những ai không đi sẽ được xem làm bị mất việc làm trong chính quyền.

định hướng và kiểm duyệt báo chí xuất bản, một cách sát thương dân tộc

Nguyễn Đình Bổn

Thủ tướng rồi bộ trưởng bộ TTTT tại Việt Nam đã tuyên bố: VN không thể có báo chí, nhà xuất bản tư nhân. Nghĩa là toàn bộ cái quyền đọc, viết phải nằm trong sự kiểm duyệt và định hướng của nhà cầm quyền. Điều này đã, đang và sẽ tạo ra những hệ lụy khủng khiếp, mà tôi cho là có tính sát thương dân tộc.
Ngày nay chúng ta thấy chuyện giết người, cướp của, hiếp dâm... liên tục xảy ra, tội phạm ngày càng trẻ, hành động ngày càng tàn bạo, mất hẳn tính người. Chuyện này chẳng cần đưa ví dụ vì nó xảy ra hằng giờ và báo chí, các trang mạng khai thác tối đa mọi ngóc ngách, nhằm câu độc giả với mục đích cuối cùng là kiếm tiền.
Nhiều khi tôi tự nghĩ, có khi nào những cây bút chuyên mô tả và dệt chuyện phản văn hóa đó, những người lãnh đạo các tờ báo đó, nghĩ một chút về lương tâm của người cầm bút, về con cái, gia đình mình, bởi không chỉ các trang mạng chuyên đưa tin giật gân, giờ đây ngay cả các tờ báo từng có tiêu chí đàng hoàng như vietnamnet, Thanh Niên... sau vài lần thay đổi nhân sự cũng nhảy vào khai thác chuyện giết và chuyện cởi!

Anh Lê Thăng Long nếu có khùng?

Nguyễn Văn Thạnh
Thời gian rồi, anh Lê Thăng Long làm xôn xao các diễn đàn bằng việc tuyên bố rút lui khỏi phong trào Con Đường Việt Nam - PT mà anh là một người sáng lập - và có đơn xin gia nhập Đảng CSVN. Nhiều người cho rằng anh bị khùng, người đa nghi hơn cho rằng “thuốc” đã đến lúc phát huy tác dụng, người cẩn thận hơn cho rằng anh “hoang tưởng”.
Tôi viết bài này, chia sẻ suy nghĩ của tôi, một người có ủng hộ phong trào CĐVN, có tiếp xúc với anh vài lần. Hy vọng rằng, trong bài viết này tôi giữ được sự công tâm, có cái nhìn đa chiều.
Là một người cổ xúy cho dân chủ, tôi tôn trọng quyền được lên tiếng của mọi người, dù xấu hay tốt, nói vô hay nói ra, khen hay chê. Tôi tôn trọng các ý kiến và làm việc trên các giả thuyết.
Đầu tiên, phải nói rằng những người lên tiếng như anh và tôi nhiều lúc rất mệt mỏi, không chỉ là chuyện sách nhiễu, tù đày, hành hung, đánh đập, tạm giam,… mà còn là từ gia đình, người thân. Mấy hôm nay, tôi thấm thía chuyện này. Mẹ tôi thì khóc lóc, kể lể. Tôi xuống Qui Nhơn làm CMND về muộn bà cũng lo, lên mạng truy cập thông tin bà cũng ngăn. Đến giờ ăn cơm hay cả nhà xem tivi, tôi cũng bị “dàn đồng ca”. Má tôi nhiều lần muốn nhốt tôi vô buồng (một phòng nhỏ trong kiến trúc nhà ở quê, nơi để lúa gạo, vật quý,..), bà muốn chăm tôi như đứa trẻ lên ba. Bà nói nửa đùa, nửa thật “con cứng đầu quá, làm vậy má mới an tâm”. Anh em ruột cũng ngán tôi, sợ tôi vô nhà, công an lại đụng đến. Đứa em trai mà tôi ở nhờ phòng trọ, sau khi rắc rối, chủ nhà cũng đuổi đi. Nó cũng mệt mỏi phần vì đi tìm phòng, phần vì nó cũng bị chứng máu khó đông, đi lại cũng khó khăn như tôi.

THƯ DẠY CON "BÀN VỀ MỐI QUAN HỆ NGHĨA - LỢI VÀ QUYỀN BẢO VỆ CHÍNH ĐÁNG QUYỀN LỢI CÁ NHÂN" DO TRẦN HUỲNH DUY THỨC VIẾT TỪ TRẠI GIAM XUYÊN MỘC THÁNG 11/2013

Trần Huỳnh Duy Thức

Xuyên Mộc 3/11/2013

Hôm nay là Chủ Nhật, buổi trưa ở đây vắng lặng hơn ở Xuân Lộc vì ít tiếng chim hót, dù là ở đây có nhiều cây xanh hơn. Ba thường chỉ chợp mắt 30’ rồi buông mình vào suy tư “tôi tư duy là tôi tồn tại” là câu triết lý mà ba rất thích. Cai duy nhất tạo ra sự khác biệt của thế giới loài người với các loài động vật khác chính là khả năng suy nghĩ. Nhờ nó con người mới hiểu được các quy luật vũ trụ và sáng tạo ra các giá trị phục vụ cho mình.
Chủ nhật tuần sau là đám giỗ bà nội. Đã hai năm rồi ba chưa thắp được cho bà nội nén hương… Khi nội còn sống, có những điều ba chưa làm được cho nội cũng khiến ba thật chạnh lòng. Ông bà nội cũng như ông bà ngoại đã phải trải qua những tháng ngày cơ cực nhất để nuôi ba mẹ khôn lớn. Hai con sẽ rất khó hình dung ra được tình cảnh khốn cùng đó. Nhưng hồi đó ba không thấy khổ cực gì cả dù có phải ăn cơm lừng độn với khoai và thiếu chất đạm nghiêm trọng. Có lẽ do trẻ thơ hồn nhiên và sức trẻ nhiều nên ba cứ vui đùa cả ngày mà chẳng thấy chán. Thời gian khác thì làm lụng, chẳng có lúc nào mà nghĩ đến đau buồn, khổ cực. Nhưng khi lên cấp 3, vào cái tuổi mà người ta gọi là bắt đầu biết suy nghĩ, thì ba cũng bắt đầu cảm nhận được sự tuổi nhục của cái nghèo cái khổ. Ba vẫn còn nhớ như in cảm xúc vào buổi tối khi ba học lớp 11. Tối đó ba đi chơi về trễ nên rất đói, nhưng nhìn phần cơm đã để riêng cho ba thì ít hơn mọi bữa nên ba rất tức giận. Có lẽ ai đó trong nhà vì quá đói đã lén ăn bớt. Ba đã định giãy nãy với bà nội vì chuyện này. Nhưng lúc đó bà Nội đang ngồi trên võng và kéo suyễn nên ba dằn lòng lại trong một lát. Rồi ba nghĩ nếu mình là bà nội, ông nội phải chứng kiến cảnh con mình thiếu ăn như vậy dù đã làm hết sức mình, thì mình phải đau khổ đến mức nào. Một cảm giác kinh khủng chiếm lấy ba, rồi sau đó là ân hận. Ba ôm tô cơm nguội độn khoai chan với nước tương ăn cùng vài cọng rau muống ngồi ăn trên bậc thềm tam cấp trước chiếc võng của bà nội, ăn ngấu nghiến. Bà nội hỏi ba chơi ở đâu mà về trễ, rồi hỏi ba ăn có no không, ba nói dối là đủ no. Ba hỏi bà nội “Nếu sau này nhà mình có tiền, má thích ăn gì và muốn làm gì?”. Bà nội chắc có lẽ vì không đọc được quyết tâm của ba nên trả lời rằng “Có cơm cho tụi con đủ ăn mà không phải độn là vui lắm rồi, nghĩ gì đến nhiều tiền con”. Ba cười với nội và không nói gì.

Người Tù Trong Phòng Giam Tuyết Trắng



 * Phan Thanh Tâm

Chuyện ném xuống biển Nam Hải từ độ cao 10 ngàn bộ một cán bộ cao cấp của Cọng Sản Bắc Việt có biệt danh "The Man in the Snow White Cell" sau hơn bốn năm bị giam trong một phòng lạnh sơn trắng toát bị chê là “không đúng sự thật”, đã khiến nhà báo nổi tiếng Frank Snepp cựu viên chức CIA tại Saigon từ năm 1969 đến 1975, nỗi quạu dằn chai bia xuống mặt bàn. Người chỉ ra sự sai trật là cựu sĩ quan từng liên hệ với CIA khi phục vụ ở Phủ đặc ủy Trung ương Tình báo Việt Nam Nguyễn Tri Tông.

Vinalines: Án tử hình rồi sao nữa?

Đây là lần đầu tiên Việt Nam có án tử hình tham nhũng kể từ năm 1950.
Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc bị tuyên án tử hình. Tiếng nức nở của vài gia đình lạc lõng trong tiếng hoan hô của muôn vạn người khác!
Dẫu sao cũng mạng người. Trước hết tôi xin chia sẻ nỗi đau thương với người thân hai tử tội.
Mạng người hết sức quý giá. Nhưng kỷ cương của đất nước, sự nghiêm minh của pháp luật, lẽ công bằng của Trời Đất còn quý hơn nhiều.
Nghĩ đến người dân quanh năm suốt tháng làm lụng đầu tắt mặt tối, đổ mồ hôi, sôi nước mắt, chắt bóp cả đời cũng không bằng được một mẩu móng tay mà Dương Chí Dũng và đồng bọn sung sướng hưởng thụ ai mà không sôi máu?
Nghĩ đến vùng sâu trăm ngàn thiếu thốn, dân nghèo cơm chưa đủ ăn, người bệnh nặng không tiền mua thuốc, công nhân viên chức giật gấu vá vai, đồng bào thiên tai thiếu tiền cứu trợ còn họ tiêu hoang hàng trăm tỷ ai mà chẳng ứa gan?
Thế nên bản án phán ra biết bao người vui lòng hả dạ.

David Marr - Vai trò các Đảng Chính trị trong nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (P.2)

Diên Vỹ chuyển ngữ


Trích dịch từ cuốn Việt Nam: Nhà nước, Chiến tranh và Cách mạng (1945-1946) của David G. Marr, NXB: University of California Press, 2013.




Việt Nam Quốc Dân Đảng: Không bị Cấm đoán
Nhóm Việt Nam Quốc Dân Đảng do Lê Khang cầm đầu rời khỏi Hà Nội ngay sau khi Việt Minh chiếm chính quyền vào ngày 19 tháng Tám 1945 đã đi năm mươi ki lô mét đến thị xã Vĩnh Yên. Tại đấy nhóm này được Đỗ Đình Đạo, một chỉ huy đầy năng động của một tổ chức thanh niên địa phương đón tiếp. Họ cùng tổ chức một cuộc biểu tình với nhân dân thị xã nhằm thuyết phục đồn Dân vệ Vĩnh Yên tham gia. Lê Khang không chọn Vĩnh Yên một cách ngẫu nhiên: thị xã này nằm dọc theo tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội mà quân Trung Quốc từ Vân Nam cũng như những người Việt Quốc lưu vong sẽ sử dụng để tiến vào Bắc Kỳ.
Ngày 29 tháng Tám, vài nghìn người từ ba huyện nông thôn bên cạnh đã tiến về các vị trí của Việt Quốc ở Vĩnh Yên, họ phất cờ Việt Minh và đề nghị tiến hành một cuộc tuần hành “đoàn kết” trong thị xã. Sau khi bị từ chối, đám đông vẫn tiến đến gần và một số người đã nổ súng. Việt Quốc bắn trả bằng súng trường tự động, giết chết không rõ bao nhiêu, bắt giữ 150 người và khiến cho những người tham gia biểu tình khác hoảng loạn và chết đuối trên con sông gần đấy. Đa số các tù nhân được trả tự do sau khi nghe Việt Quốc giảng huấn và thừa nhận họ đã bị lừa gạt tham gia biểu tình. Vài tuần sau, lãnh đạo hai bên đã trao đổi thư từ về việc trao trả tù binh, quyền hạn của những người tham gia và đề nghị cùng quản lý chính quyền địa phương. Nếu Việt Minh chặn đường vận chuyển lương thực thì đời sống sẽ rất khó khăn. Ngày 18 tháng Chín một thành viên tên tuổi của Đảng Dân chủ là Hoàng Văn Đức đã được VNDCCH uỷ nhiệm đến từ Hà Nội để thương thảo. Nhưng Lê Khang lại quyết định tấn công Phúc Yên và đã thất bại. Các đơn vị Quân đội Giải phóng VNDCCH sau đó tìm cách lấy lại Vĩnh Yên nhưng không thành, sau đấy một lệnh ngừng bắn được thực hiện trong vài tháng. Việt Quốc dường như không tranh chấp quyền lực của Việt Minh tại khu vực nông thôn, ngoại trừ việc chiếm giữ đồn điền Tam Lộng ở Vĩnh Yên. Một cuộc tấn công tầm cỡ của Việt Minh vào Tam Lộng đã bị đẩy lui vào đầu tháng Mười hai.

Học từ sự sụp đổ của Nho giáo

Trọng Thiện
Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi văn hóa truyền thống của Trung Quốc, đặc biệt giới trí thức tinh hoa. Văn hóa Nho giáo coi lễ là cách quản lý gia đình và xã hội, nên sự phục tùng được đặt lên hàng đầu. Trong gia đình, con trái ý cha mẹ là con bất hiếu. Ở cấp quốc gia, quân trái ý vua là bất trung. Những hành vi này trở thành nền tảng giá trị đạo đức trong xã hội cũng như triết lý trong cai trị của nhà nước phong kiến. Trong quá khứ, khi xã hội khá đồng nhất thì lễ đã rất thành công trong sắp đặt xã hội và duy trì vai trò quản lý của nhà nước.

Ảnh: khi chiếm vị trí độc tôn cũng là lúc Nho giáo tự chôn mình (nguồn: internet)
Suốt một thế kỷ qua, Việt Nam đã trải qua những biến động lịch sử, văn hóa và chính trị to lớn. Các tư tưởng triết học phương Tây nhanh chóng thâm nhập vào Việt Nam trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ nước ta. Cùng với sự tan rã của triều đình phong kiến, các giá trị truyền thống như lễ đã bị vỡ vụn. Chúng ta có thể học được rất nhiều điều từ sự đổ vỡ của Nho giáo. Theo nhà văn hóa, nhà sử học Trần Trọng Kim, một tư tưởng đã thống trị Việt Nam hơn 2000 năm mà bị đạp đổ nhanh chóng là do nhiều nguyên nhân nội sinh, cũng như ngoại sinh dưới đây.

Bản Đồ Chủ Quyền: Báo Trung Quốc Khai Thác Sơ Hở Trong Giáo Dục Của Việt Nam

Bản đồ yêu sách lãnh hải tại biển Đông, trong đó có yêu sách của
Trung Quốc mang tên gọi "đường lưỡi bò", hay hình chữ U.
eia.doe.gov
Trọng Nghĩa, RFI - 29.12.2013: Từ một tuần lễ nay, dư luận báo chí tại Việt Nam đã sôi nổi hẳn lên sau phát hiện của báo Thanh Niên, theo đó, Bộ Giáo Dục Việt Nam, từ năm 2007, đã bắt học sinh phải sử dụng một phần mềm tin học bản đồ công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Sau khi vụ việc bùng lên, Bộ Giáo dục Việt Nam đã ra lệnh cấm, nhưng vụ này đã lập tức bị báo Trung Quốc khai thác để nhấn mạnh rằng Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền Trung Quốc tại Biển Đông.

Trong một bản tin công bố vào hôm nay, 29/12/2013, ấn bản trên mạng của tờ báo Đài Loan Want China Times đã loan tin về quyết định của chính quyền Việt Nam, yêu cầu trường học trên toàn quốc đình chỉ việc dùng một tấm bản đồ điện tử, theo đó, Biển Đông và các quần đảo trong vùng thuộc chủ quyền Trung Quốc.

ĐẠI ÁN HUYỀN NHƯ: KHÁCH HÀNG PHẢI TỰ KIỂM TRA HẠNH KIỂM BAN GIÁM ĐỐC VÀ NHÂN VIÊN VIETINBANK TRƯỚC KHI GỞI TIỀN HOẶC GIAO DỊCH

Theo blog Huỳnh Ngọc Chênh

Huỳnh Thị Huyền Như
Từ cổ chí kim, từ đông sang tây, từ nam xuống bắc, chưa từng thấy một nhân viên ngân hàng nào lại lừa được nhiều cá nhân và tổ chức với số tiền lớn khủng khiếp như vậy, 4.000.000 tỉ đồng. Dĩ nhiên nếu thủ phạm là chủ hoặc tổng giám đốc ngân hàng hay tập đoàn tài chính thì có thể lừa được số tiền lớn hơn nhưng khi đó là phải đưa cả ngân hàng hay tập đoàn của mình ra cá cược, một mất một còn. Ở đây Huyền Như chỉ là một trưởng chi nhánh của một ngân hàng. Thế mà cô ta vẫn thông qua cái ngân hàng mà mình được thuê làm ấy để lừa và chiẾm đoạt được một số tiền khổng lồ kỷ lục.

Ngày mai tôi thành dân oan

Mẹ Nấm
Trở thành người được uỷ quyền trong vụ án “Khiếu kiện Quyết định hành chính về việc cưỡng chế thi hành quyết định thu hồi đất” do ông Phạm Khắc Mẫn khởi kiện Chủ tịch UBND huyện Cam Lâm tôi sẽ đặt mình vào vị trí của một người dân oan vào ngày mai, ngày 30/12/2013.
Ông nông dân tên Mẫn tìm gặp tôi năm 2012 lúc thông tin về vụ án gia đình Đoàn Văn Vươn đang tràn ngập trên mặt báo.
Để thực hiện dự án du lịch sinh thái Bãi Dông, do Công ty Cổ phần Phát triển Du lịch Cam Ranh là chủ đầu tư, tháng 10/2008, UBND huyện Cam Lâm đã ban hành các quyết định thu hồi đất của nhiều hộ dân trong đó có hộ gia đình ông Phạm Khắc Mẫn tại thôn Cù Hin, xã Cam Hải Đông. Diện tích đất bị thu hồi của ông Mẫn là 10.122,7m2 đất rừng trồng sản xuất, nuôi thuỷ sản, mức bồi thường tài sản trên đất là 15.965.712 đồng. Thử làm phép chia bạn sẽ thấy một m2 đất được đền bù khoảng 1.578đ (Một ngàn năm trăm bảy mươi tám đồng).

Trảm cá nhân hay đại phẫu xã hội?

Nguyễn Hồng Vân
1. Tối qua ngồi xem Số Đỏ trên Youtube, phim làm từ ngày xưa, hồi Lê Vân còn trẻ và các diễn viên bây giờ đã qua đời gần hết, hoặc còn thì ở tuổi trung niên. Có một chi tiết tôi nhớ, là khi ông TYPN, cái ông thợ cắt may chuyên cho ra đời những bộ đồ ngủ hở hang phong cách Victoria Secret và tán các bà các cô hoảng loạn tìm cách giữ chồng rằng phải cách tân và đổi mới, thấy vợ mình cũng đi guốc cao, mặt quần trắng mỏng dính, tô son môi trái tim và kẻ lông mày đã chửi vợ là "đồ đĩ". Khi cô vợ nghệt mặt ra không hiểu tại sao làm đúng như những điều chồng vẫn ngợi ca lại bị mắng, thì ông bảo "tân thời chỉ dành cho vợ người ta thôi, không phải nói vợ tôi". Một ông nhà báo luôn miệng cổ súy cho Âu hóa đang đứng gần đó cũng góp lời khuyên giải chị vợ rằng "những cái chúng tôi nói chỉ dành cho vợ, cho em gái, cho con gái người khác, không phải vợ con chúng tôi". Cảnh kết thúc bằng việc ông Típ Phờ Nờ lôi xềnh xệch vợ về, luôn miệng "đàn bà là tôi giam tiệt trong nhà".

Ảnh: Hai cô bảo mẫu trở thành đối tượng tế thần cho dư luận xã hội (nguồn: internet)

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Lê Thăng Long giải thiêng ĐCSVN

Nguyễn Ngọc Già

Sau đơn xin vào ĐCSVN, ông Lê Thăng Long có bài kêu gọi ủng hộ cá nhân mình trở thành một Lý Quang Diệu của Việt Nam. Cả hai điều này tiếp tục gây ra làn sóng phê phán ông càng mạnh mẽ. Đó là tín hiệu thật đáng vui mừng trong một xã hội như đang sống trên "Chuyên Tàu Băng Giá" [1], giờ đây cuộc sống lạnh lùng, lặng lẽ, thờ ơ, hững hờ đó đang dần dần biến mất.

Ông Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực, một việc tạm gọi là "scandal", làm nổ ra tranh cãi ầm ĩ, thậm chí ông bị bôi nhọ hết sức tồi bại. Qua sự việc đó, người viết bài đã nhận định [2]:

"...Chính khách luôn đi liền với sự kiện và chữ nghĩa. Ngôn ngữ chuẩn xác của chính khách có thể giết chết kẻ thù ngọt lịm mà vẫn đảm bảo văn minh, hòa bình và hiện đại. Chính khách là một nghề. Hơn thế, nó là một nghề tinh tế và chuyên nghiệp thuộc hàng nghệ thuật. Không phải sao? Một chính khách giỏi và thành công khi biết xây dựng hình tượng và quan trọng hơn, tạo sự kiện và biết cuốn hút, thuyết phục quần chúng cũng như dư luận chạy theo sự kiện mình đưa ra".

Để giảm áp lực cho những người tuyên bố/xin ra khỏi Đảng CSVN



Nguyễn Chí Đức

Bản thân tôi từng viết đơn xin ra khỏi Đảng CSVN nên tôi hiểu áp lực nội tại và áp lực dư luận bên ngoài như thế nào.

Tôi cũng có chút kinh nghiệm tìm hiểu những trường hợp đã từng ra khỏi đảng theo những cách và hoàn cảnh khác nhau. Phần lớn họ chỉ dám âm thầm nếu đang trong độ tuổi lao động, thường không đi sinh hoạt mà không nêu lý do, chấp nhận bị tổ chức đảng cơ sở xóa tên; trường hợp về hưu thì ỉm không chuyển hồ sơ đảng tịch về cơ sở địa phương.

Dưới đây là một trường hợp của chị Nguyễn Ngọc Diễm Phượng (*), tuy là đảng viên dự bị nhưng cũng viết đơn ra khỏi đảng và cũng có quyết định xóa tên.

Sau khi có đơn của chị Phượng, Huyện ủy chỉ đạo cho cơ sở để đương sự viết lại đơn cho mềm mỏng, nhưng thực tế họ không xét đến là đơn viết lại nữa. Trường hợp này cũng tương tự như anh Phạm Chí Dũng hay nhà văn Phạm Đình Trọng. Nhìn chung đã công khai đơn đề nghị/xin/tuyên bố từ bỏ ĐCSVN lên Internet là chắc chắn có kết quả xử lý giống nhau.

Mười sự kiện nổi bật về chính trị - xã hội của Việt Nam trong năm 2013 do Bauxite Việt Nam chọn

1. Diễn đàn Xã hội dân sự ra đời.
2. Mạng lưới Blogger Việt Nam xuất hiện.
3. Dự thảo Hiến pháp vẫn được thông qua với chỉ hai phiếu trắng, không có phiếu phản đối, bất chấp ý kiến phản biện mạnh mẽ của nhiều tầng lớp xã hội, tiêu biểu là Kiến nghị 72 (với gần 15 ngàn chữ ký ủng hộ, trong đó có nhiều người là nông dân) và bản nhận định và góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của Hội đồng Giám mục Việt Nam.
4. Các đảng viên Lê Hiếu Đằng, tiếp đó Phạm Chí Dũng và Nguyễn Đắc Diên công khai từ bỏ đảng tịch.
5. Nguyễn Phương Uyên được trả tự do tại tòa dù đã dõng dạc công khai tuyên bố trước tòa: "Tôi yêu Tổ quốc, nhưng xin đừng đánh đồng với Đảng".
6. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thú nhận "đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa".

Đảng là cha, là mẹ & Nhân dân mồ côi!

LM H Tuấn
Câu chuyện về Đảng là đạo đức, là văn minh thì lâu nay nghe ra rả, nhưng Đảng là Mẹ thì mới được ông Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn ấn hành vừa mới đây trên báo Quân đội Nhân dân (QĐND) [1].
Thực ra thì đối với một người trưởng thành từ trong quân ngũ, là một Đảng viên khi tròn 18 tuổi thì việc Đảng hóa thành niềm tin, cuộc sống, lý tưởng, thành đạo đức, văn mình, là mẹ vĩ đại trong thời điểm chiến tranh loạn lạc... không có gì là lạ.
Nhưng khi người Đảng viên ấy khoác trên mình màu áo của một quân đội với danh xưng QĐND sau cuộc chiến và được nuôi bởi những đồng thuế của dân thì cái việc Đảng hóa đó trở nên kệch cỡm, thô bịch và đầy chất nịnh bợ, tôi tớ.
Vì Đảng hóa như vậy nên ông đã nhầm lẫn phán chắc nịch: “Không có Đảng thì không có Quân đội nhân dân Việt Nam”. Vì sao?
- Thứ nhất, trong tiến trình của Lịch sử, đội quân nhân dân luôn tồn tại, và nó được tổ chức bởi các Đảng phái ban đầu, nếu như không có Đảng Cộng sản thì sẽ có Đảng Quốc dân, Đảng Lập hiến, Đảng Thanh niên, Phục Quốc hội [2] hay bất kỳ Đảng phái nào sẽ tổ chức thành lập đội quân. Cái quan trọng là, đội quân đó được nhân dân nuôi dưỡng, bao bọc ra sao từ quá khứ cho đến hiện tại? Và đội quân của người Cộng sản với 34 người hôm đó (tôi xin lấy mốc mà người Cộng sản như ông Trung tướng đang nhìn nhận) sẽ ra sao nếu không nhận được điều đó từ nhân dân?... Kể cả khi đội quân ấy hoạt động vũ trang - bán vũ trang, chính trị từ thời Việt Bắc lập chiến khu cho đến Mậu Thân 68, tổng tấn công 74-75?

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"