Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013

Việt Nam sẽ "xoay trục" sang phương Tây ?

Thụy Mi & Phạm Chí Dũng 
Phương Uyên được chào đón khi vừa ra khỏi trại giam Long An 
Ngày 16/08/2013 vừa qua người ta đã chứng kiến việc Phương Uyên được trả tự do một cách hết sức bất ngờ ngay tại tòa án. Sự kiện này có thể dẫn đến vận hội mới mẻ nào cho xã hội Việt Nam?

RFI Việt ngữ đã đặt câu hỏi này với nhà báo tự do Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh.

RFI : Thân chào nhà báo Phạm Chí Dũng, rất hân hạnh lại có dịp trao đổi với anh trên làn sóng của đài RFI. Thưa anh, anh nhận xét như thế nào về bất ngờ đến khó tin của phiên phúc thẩm xử Phương Uyên và Nguyên Kha vừa qua ?

Cái nhìn của Bill Hayton về Việt Nam

Bill Hayton - Vivian chuyển ngữ
Bill Hayton là phóng viên của BBC tại Hà Nội từ năm 2006 đến năm 2007, cho đến ông khi ông viết bài tường thuật về những người bất đồng chính kiến khiến chính phủ không hài lòng, phải rời khỏi Việt Nam. Anh nhìn lại những điều bất thường tại một trong số năm nước cộng sản còn lại trên thế giới. Từ đó ông không hề trở lại Việt Nam. Trong bài viết này, ông nhìn lại những điều bất thường trong đời sống tại một trong số năm nước cộng sản còn lại trên thế giới.

1*. Khó nói "I love you" bằng Tiếng Việt:


Hạnh phúc của dân phải quý, mạng sống của dân phải trọng

Thục Quyên
Đúng ngày 11/03/2013, ngày kỷ niệm 2 năm thảm họa Fukushima, chính phủ Nhật và Công ty Tepco phải khởi sự trực diện đơn khiếu kiện trước tòa án của một nhóm 1650 nạn nhân, gồm những người đã di tản hay còn đang sống tại những vùng miền đông nước Nhật (1): các nạn nhân đòi hỏi phải được bồi thường sao cho họ có thể trở lại đời sống bình thường của họ như trước ngày 11/03/2011 (Số tiền tương đương với những thiệt hại được ước lượng lên tới 5.3 tỷ ¥en hay 55.2 triệu US$) và chính phủ phải xây cất lại cũng như tẩy uế phóng xạ nơi sinh sống cũ của họ.

Người dân khiếu kiện và các luật sư đang giăng biểu ngữ tại thành phố Chiba đòi hỏi chính quyền và công ty Tepco chịu trách nhiệm về sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi 1 (Atsuko Kawaguchi)

Oan cho Xuân tóc đỏ!

Nguyễn Tiến Dũng
Không biết từ khi nào, nhân vật Xuân tóc đỏ của Vũ Trọng Phụng đã trở thành điển tích, biểu tượng cho các loại người phản diện, tuy dốt nát nhưng chiếm được những vị trí “ăn trên ngồi trốc” trong xã hội nhờ gian trá và cơ hội chủ nghĩa. Để chỉ sự suy đồi của xã hội hiện nay, một vị tiền bối đã thốt lên “Việt Nam bây giờ lắm Xuân tóc đỏ quá”.
Tuy nhiên, khi tôi đọc truyện Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng, thì lại thấy Xuân tóc đỏ không phải là nhân vật có tính phản diện, hay ít ra không phản diện đến mức như người ta tưởng: so với các loại người lưu manh hãnh tiến ngày nay, thì Xuân tóc đỏ là người quá tử tế !

Hãy tự hào vì sự lạc lõng của bạn!

Hà Thủy Nguyên
Thế hệ chúng ta, những người được sinh ra vào cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90, là một thế hệ lạc lõng. Một thế hệ được sinh ra và lớn lên giữa một bãi hoang tàn của thế giới. Nhiều người đi trước sẽ nói rằng họ đã hi sinh cho thế hệ chúng ta, chúng ta đã có một đời sống sung túc và yên bình. Điều đó đúng, nhưng họ đã lầm lẫn trong khái niệm về hạnh phúc, sung túc và yên bình không phải là điều mang đến cho chúng ta hạnh phúc. Và cho dù chúng ta bằng mọi cách hét thật to để mong họ lắng nghe, họ vẫn lẳng lặng không thừa nhận chúng ta, họ cho rằng chúng ta kém cỏi, ham chơi, thờ ơ với thời cuộc, trôi theo cuộc sống sa đọa…
Những tin tức trên báo chí và truyền thông là những gì họ nhìn thấy, nghe thấy. Một mô tả rõ ràng về thế hệ chúng ta: Những đứa trẻ ngu dốt về kiến thức, những đứa trẻ suốt ngày cắm mặt vào máy tính chơi điện tử, những đứa trẻ chơi bời thác loạn… Họ quên mất rằng ai là người cố truyền đạt kiến thức trong sự bất lực không cần quan tâm chúng ta có thích thú hay không, ai là người thiết kế nên những trò chơi bời sa đọa rồi tuyên truyền về chúng, trục lợi từ chúng… Mỗi khi chúng ta sai lầm hay vấp ngã, họ chỉ biết chê bai, họ chỉ nhìn thấy những thứ họ tin là đúng, họ không biết ẩn đằng sau tất cả những điều ấy là gì.

Bộ Chính trị chúng tôi sẽ làm gì


Metamorph
Bác hợp tung, cầu liên hoành

Hợp tung: Nước Tần xưa ở phía tây ngày càng hùng mạnh, đang thò cổ vươn ra nuốt dần đất cát các nước phía đông. Ông Tô Tần thuyết phục được sáu nước phía đông hợp lại làm một khối để nương dựa vào nhau chống mộng bá của Tần, gọi là hợp tung, khiến Tần khó nuốt. Ông Tô Tần được làm tể tướng của sáu nước này, kể tên là Tề, Sở, Triệu, Ngụy, Hàn, Yến

Liên hoành: năm 323 TCN, Trương Nghi kiến nghị Tần Huệ Văn vương thiết lập liên minh với TềSở. Cuối năm đó Sở và Tần liên hoành với nhau đánh Ngụy, quân Sở đánh thắng Ngụy, lấn chiếm nhiều đất đai. Nhân việc Ngụy đang thất thế, Trương Nghi sang thuyết phục Ngụy Huệ Thành vương hòa giải với Tần để cùng Tần chống Tề và Sở. Ngụy Huệ Thành vương mắc mưu, vì vậy đã phế bỏ Huệ Thi mà mời Trương Nghi làm Tướng quốc.

Lửa Phật và Lê Hiếu Đằng

Nguyễn Ngọc Già


Bộ phim "Lửa Phật" do Việt kiều Dustin Nguyễn thực hiện ở cả ba vai trò: Viết kịch bản - Đạo diễn - Diễn viên chính (trong vai chiến binh Đạo) hợp cùng diễn viên Ngô Thanh Vân (trong vai chiến binh Ánh), diễn viên Roger Yuan (trong vai Tướng quân Long), vừa công chiếu ngày 22/8/2013 với dấu hiệu "16+".

Bộ phim với không gian và thời gian bất định cùng nét văn hóa mờ ảo (trang phục pha trộn nhiều sắc thái, võ khí dáng lạ, xe mô tô hình thù hầm hố, khung cảnh thị trấn mơ hồ v.v...) không đại diện cho bất kỳ xứ sở, dân tộc nào, đã được dùng để chuyển tải tư tưởng đầy ẩn ý thâm sâu phía sau của nó.

Ngoài các cảnh hành động khá mãn nhãn, những màn gây cười có thể chấp nhận được; chuyện phim xoay quanh nội dung: một đạo binh do Tướng quân Long lãnh đạo với lời thề nguyền: yêu nước và chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ bình an cho dân lành. Trong quân ngũ không được phép yêu đương vì dễ xao lãng việc quân. 

Chỉ khen, không được chê

Song Chi
RFA

6832271116_305.jpg
Trang bìa tập tản văn “Nhân trường hợp chị Thỏ Bông” của Nhà văn Phan Thị Vàng Anh với bút danh Thảo Hảo.
Photo courtesy of NXBHNV

Nhảy nhổm lên khi bị chê

Nhà văn Phan Thị Vàng Anh trong tập tản văn “Nhân trường hợp chị Thỏ Bông” với bút danh Thảo Hảo, có viết một bài “Ai cho mầy chê con tao xấu?” rất thú vị. Hình như nếu tôi nhớ không lầm, bài tản văn đó ra đời nhân dịp một bộ phim bị báo chí chê và nhà đạo diễn của bộ phim đó nhảy nhổm lên thì phải.

Ấy vậy mà nhiều năm sau, cái tính nhảy nhổm lên khi bị chê ấy, vẫn cứ diễn ra, mới đây nhất là trường hợp một ca sĩ tự xưng là Mít-tơ gì đó, và nghe đâu còn được phong (chả biết ai phong) là “ông hoàng nhạc Việt”, khi bị một nhạc sĩ lớn tuổi nhận xét thẳng thừng về giọng ca của mình.

Vin Danh Cách Mạng

“Cách mạng cũng hay đấy chứ! Đem mà cách cái mạng mẹ kiếp của lũ chúng nó đi.”
(AQ chính truyện, Lỗ Tấn)


Tôi đọc Thư gửi bạn ta của Bùi Bảo Trúc hàng ngày. Trên Thời Báo hôm 16-8-2013, ông viết (có đoạn) như sau:

“Tờ Pháp luật ở trong nước vừa đăng một bản tin rất kỳ lạ: một thanh niên ở tỉnh Quảng Nam, sau một chầu ăn nhậu với bạn bè, đã xông vào một cư xá, định hiếp dâm một cô giáo, nhưng bị cô giáo chống cự dữ dội nên đương sự không thực hiện được ý định…
Đương sự sau đó bị bắt giữ, bị truy tố ra tòa và bị tòa phạt 3 năm tù. Đương sự kháng cáo, xin được giảm án và tòa sau khi xét lại hồ sơ, đã giảm bản án 3 năm tù xuống còn 2 năm… lý do… vì gia đình của Sơn ‘có công với cách mạng.’
Cách mạng gì mà kỳ quá vậy?”

Ngụ(y) ngôn trong ngày


"Còn chủ nghĩa xã hội giàu sinh lực đã được đổi mới và trẻ hóa, vẫn đang đứng vững và tỏa sáng như ngọn hải đăng từ sông Áp Lục xuống tận vùng đất mũi của bán đảo Cà Mau trù phú, từ cánh đồng Chum nổi tiếng của xứ “Triệu voi” nối dài tới hòn đảo tự do của đất nước Cuba, tới châu Mỹ Latinh và vùng biển Caribê mênh mông bát ngát."

Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc


Trong những ngày qua tôi đã dành nhiều thời gian để đối thoại với nhiều người, đặc biệt những người không đồng tình với giả định Việt Nam cần có những cải khác thể chế cơ bản. Dù hơi mệt, đến bây giờ tôi chưa nghĩ ra sức như thế là mất công hay lãng phí. Vẫn cơi nó là một cách đầu tư trong tương lai của Việt Nam. Một cách đây kích thích những thảo luận cần có nếu Viêt Nam muốn thoát khổi tình trạng mà đang đối phó hiện này.
Xin cho các bạn biết, hôm này tôi đã có ý để cho dang một đối thoại rất dài giưa tôi và một bạn đọc. Trong đối thoại có rất nhiều từ xấu. “Chúng tôi chằng cần một kẻ nước ngoài…” v.v. Thậm chí có người bảo là sẽ gặp tôi “trên chiến trường.” (Muốn đọc mời bạn xêm những bình luận ở đây).
Thay vì cứ tiếp tục tranh cãi với những người này,  tôi muốn đề cập đến 3 lý tưởng quý giá là mọi bạn đọc từ mọi phía ủng hộ, dù chúng ta có các cách hiểu khác nhau về ý nghĩa của chúng. Thế nhưng, chúng tả chưa đồng ý về ý nghĩa của một câu rất nói tiếng: “Nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng tự do hạnh phúc thì độc lập chẳng có ý nghĩa gì.” Thực vậy.

Bức tranh “CNXH giàu sinh lực” của ông Trần Hữu Phước

Võ Văn Tạo
Trong dàn đồng ca đang rộ lên ở các báo lề đảng, tập trung chỉ trích, chụp mũ luật gia Lê Hiếu Đằng, khi ông đề xuất những đảng viên còn lương tri nên rời bỏ Đảng CSVN để thành lập đảng mới kiểu dân chủ xã hội – làm đối trọng, như nhiều quốc gia dân chủ và tiến bộ trên thế giới, nổi lên giọng lĩnh xướng ghê tai của “hét sĩ” Trần Hữu Phước, nguyên thư ký của cố Trưởng ban Tổ chức trung ương Đảng CSVN Lê Đức Thọ.
Trên báo Sài Gòn giải phóng 27-8-2013, ông Phước cao giọng: “…chủ nghĩa xã hội giàu sinh lực đã được đổi mới và trẻ hóa, vẫn đang đứng vững và tỏa sáng như ngọn hải đăng từ sông Áp Lục xuống tận vùng đất mũi của bán đảo Cà Mau trù phú, từ cánh đồng Chum nổi tiếng của xứ “Triệu voi” nối dài tới hòn đảo tự do của đất nước Cuba, tới châu Mỹ Latinh và vùng biển Caribê mênh mông bát ngát…”.

Ngọn nến trong đêm

Mai Xuân Dũng
Trong một status trước đây tôi đã đề cập đến việc một số anh chị em tham gia biểu tình chống Trung quốc, tham gia phong trào đòi quyền dân chủ hoặc đơn giản chỉ là làm những việc đơn thuần mang tính truyền thông như chup ảnh đưa lên mạng, đã bị côn đồ (hoặc giả dạng côn đồ) ngang nhiên tấn công đánh đòn thù giữa đường phố đông người. Thậm chí, có trường hợp, cả công an mặc thường phục cũng công khai đánh đập dân dã man như trường hợp của anh Trương Dũng, Nguyễn Văn Phương ngay cổng trại Lộc Hà chiều 02/6/2013. Trong khi sự sự việc xảy ra náo loạn cả một đoạn đường mà lực lượng công an mặc cảnh phục đứng đầy ra đó “án binh bất động”. Gần đây nhất là vụ Binh Nhì bị chém gây thương tích giữa ban ngày mà chẳng có cơ quan “chức năng” nào can thiệp.
Đó là những biểu hiện của một xã hội vô luật pháp hoặc nói cho đúng hơn là một xã hội mà luật pháp hình như đang khởi xướng, dung túng, cổ vũ cho sự tàn ác giữa con người với nhau trong cùng một dân tộc, giữa lúc đất nước đang bị đe dọa bởi họa ngoại xâm từ phương Bắc.
Trước những việc đau lòng này, tôi trăn trở, chia sẻ mấy suy nghĩ cùng anh chị em.

Thủ bút của Trần Trọng Kim gửi Hoàng Xuân Hãn năm 1947

Nguyễn Đức Toàn, Viện nghiên cứu Hán Nôm
Trần Trọng Kim (1887-1953) là một nhà giáo, một nhà nghiên cứu văn học, sử học có tiếng trong giới trí thức nước ta thời cận đại. Ông đã để lại nhiều công trình nghiên cứu có giá trị, như Nho giáo, Việt Nam sử lược, có đóng góp cho tri thức và nghiên cứu lịch sử văn hóa nước nhà. Trong khi tiếp xúc với văn bản Nam quốc địa dư chí, tôi phát hiện ra bức thư này nằm giữa tờ bìa ngoài gấp đôi đã bị phết hồ dán kín lại, do thời gian lâu ngày lớp hồ khô đi, trong lúc kiểm tra văn bản bức thư vô tình rơi ra. Được biết một số sách Hán Nôm có nguồn gốc từ thư viện riêng của gia đình GS. Hoàng Xuân Hãn. Bức thư này có lẽ đã đến tay cụ Hoàng và được cụ Hoàng dấu kín vào tờ bìa của cuốn Nam quốc địa dư chí, mà sau này được hiến tặng lại cho thư viện. Đối chiếu với tập hồi ký Một cơn gió bụi của cụ Trần đã được xuất bản trong những năm 60, chúng tôi nhận định đây chính xác là bút tích và giọng văn của cụ Lệ thần - Trần Trọng Kim, vì những nhân vật trong thư nhắc đến đều là những gương mặt trí thức chính trị đương thời với cụ. Ngày tháng, sự kiện, giọng văn và tư tưởng trong bức thư hoàn toàn phù hợp với ngày tháng, sự kiện, giọng văn, tư tưởng của cụ Trần trong tập hồi ký đã nêu trên.

Trích đoạn từ Phất Lộc đến Weimar: Hèn nhát không dám nhận

Người Buôn Gió
... Ba hôm sau cơ quan an ninh triệu tập tôi lên làm việc. Tôi cầm tờ giấy triệu tập đến nơi, gặp người phải gặp, anh ta tên T. Tôi nói:
- Lần sau ông muốn tôi đi, phải ghi rõ là lên làm việc gì nhé. Không là tôi không đi.
T nói:
- Thì ghi là lên làm việc đó còn gì?
Tôi:
- Tôi đã nói rồi, các ông phải ghi rõ làm việc gì, liên quan đến gì. Ghi lên làm việc, giờ tôi thất nghiệp, bị các ông quấy phá chỗ làm. Không ai nhận tôi làm nữa. Việc làm của tôi giờ là đi đánh cờ ăn tiền. Ông ghi làm việc tôi hiểu nhầm là đi đánh cờ ăn tiền. Mà lúc tôi không có tiền đặt cược để chơi tôi sẽ không đi đấy.
T quát:
- Ông ăn nói vớ vẩn, cơ quan anh ninh điều tra đi đùa với ông sao mà cá với cược.

Một bài viết né Nghị định 72

Huỳnh Ngọc Chênh
Theo blog Huỳnh Ngọc Chênh
Nghị đinh 72 bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1.9, theo đó các trang cá nhân như blog của mình chỉ viết về chuyện cá nhân, không được phép đăng thông tin tổng hợp và cũng không được phép đăng lại cũng như dẫn nguồn từ các trang thông tin tổng hợp được phép khác. Mình đã có bài phản đối cũng như đã ký tên vào tuyên bố phản đối nghị định 72 sai trái, tuy nhiên nhà cầm quyền của mình quen kiểu muốn làm gì thì làm, hiếm khi nghe ý kiến của dân mà sửa đổi những điều sai trái. Vì vậy mà cái nghị định phi dân chủ, phi nhân quyền ấy vẫn có hiệu lực.
Là công dân luôn tôn trọng pháp luật, dù pháp luật có quá nhiều điều sai trái cần chỉnh sửa (mình cũng đã ký tên vào rất nhiều kiến nghị yêu cầu chỉnh sửa cũng như góp ý Hiến Pháp về những điêu sai trái đó), mình phải viết các "entries" trên blog nầy theo quy định mới, nghĩa là chỉ viết về những chuyện của cá nhân mình.
Sau đây là bài viết mang đầy tính cá nhân đó.

Người Việt phải đuổi kịp dân Campuchia

Ngô Nhân Dụng
Theo báo Người Việt
Từ ba bốn chục năm nay dân Việt Nam đã biết mình thua kém dân các nước Nam Hàn, Ðài Loan, Thái Lan. Biết như vậy cũng thấy tủi, nhưng còn có thể đổ tại số mạng không may, đành chịu. Nhưng khi nhìn thấy dân mình không may mắn bằng dân Miến Ðiện, thì nhiều người đã nóng mặt.
Năm ngoái, nước Miến Ðiện bắt đầu tiến trình dân chủ hóa, đảng đối lập thắng gần hết các đơn vị bầu cử bổ túc; cả thế giới theo dõi với con mắt ngưỡng mộ. Còn dân mình, chẳng biết bao giờ mới được bầu người đại diện thật sự vào Quốc Hội!

Bài thơ mang tên “Lê Hiếu Đằng”

Bùi Chí Vinh
(Bài thơ này không phải để giải vây cho những búa rìu dư luận đang chĩa vào Lê Hiếu Đằng, người dám đề xuất thành lập một chính đảng đối lập mới, mà chủ yếu để bắt tay cựu tử tù kiêm nhà ái quốc Lê Hiếu Đằng mà tôi từng biết qua quá trình sống và chiến đấu cùng nhân dân của anh)
Yêu nước vào thời buổi này thật khó
Như làm xiếc trên dây, như nhón gót mũi ngọn sào
Bọn bán nước ngu trung, bọn tay sai ngoại bang tha hồ gieo gió
Đẩy người yêu nước đến chân tường của cơn – bão – gươm – đao

Đang có âm mưu thâu tóm ngân hàng Bảo Việt của giới Mafia Tài chính Hà Nội (9): Đoạn băng ghi âm số 2 và 3

Những người khốn khổ của Bảo Việt Bank
Kính gửi BBT Dân Luận Phần 9 của loạt bài liên quan đến âm mưu thâu tóm Ngân hàng Bảo Việt của nhóm Mafia tài chính Hà Nội.
Xin cám ơn
(Phần 9): Đoạn ghi âm Số 2, Số 3 về việc “Đồng chí” Nguyễn Sinh Hùng quyết tâm triệt hạ Bảo Việt Bank qua lời Mafia Hà Văn Thắm
Như đã hứa, chúng tôi tiếp tục công bố đoạn băng ghi âm những “lời vàng ngọc” tiếp theo của mafia Hà Văn Thắm liên quan trực tiếp đến chỉ đạo của “đồng chí” Nguyễn Sinh Hùng với đàn em nhằm thực hiện mưu đồ thâu tóm Ngân hàng Bảo Việt, các đoạn ghi âm được cung cấp bởi bạn đọc là người bên trong tập đoàn Đại Dương.

Khoảng Cách Trí Tuệ

Alan Phan
Khi bàn về sự ổn định cần thiết cho xã hội Việt Nam, nhiều chuyên gia cho rằng rủi ro nguy hiểm nhất đến từ khoảng cách giàu nghèo càng ngày càng sâu rộng. Một ước đoán là khoảng 2-3% dân số đang nắm ít nhất là 24% tài sản tư nhân. Thu nhập của 2 triệu người này trung bình khoảng 6,300 USD một năm một người; trong khi tổng số dân còn lại chỉ có thu nhập khoảng 1,010 USD. (Tất cả các con số này là một ước lượng năm 2011 từ luận án của một nghiên cứu sinh DBA nhờ tôi bảo trợ. Theo tôi, cách định lượng dựa trên vài số liệu thống kê không đạt chuẩn; nhưng tôi nêu lên đây để chúng ta có một khái niệm).
Khoảng cách giàu nghèo này có thể tạo những bất ổn xã hội đáng kể qua nạn cướp giật, lừa đảo, tranh chấp lao động…nhưng cá nhân tôi cho rằng bàn tay sắt của hệ thống an ninh khá hữu hiệu trong việc đối phó.

VÀI Ý NGHĨ VỀ TỔNG THỐNG NGUYỄN VĂN THIỆU


Nguyễn Kỷ Phong
Sau khi Việt Nam Cộng Hòa thất thủ, vai trò của cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu (TTT) như một nguyên thủ lãnh đạo quốc gia được đem ra phê phán. Vài ý kiến cho rằng vì TTT quá tin vào người Mỹ nên miền Nam rơi vào tay cộng sản. Về vai trò lãnh đạo, một số ý kiến nói tại TTT độc tài, nắm giữ hết quyền điều binh khiển tướng, chỉ huy quân đội thẳng từ dinh Ðộc Lập, nên gây ra nhiều sự bất mãn cho các cấp tướng lãnh trong những năm sau cùng của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Hai phê phán về TTT ở trên có lý do và giá trị để được luận bàn. Dựa vào một số tài liệu của Hoa Kỳ viết về TTT đã được giãi mật trong thời gian qua, bài viết ngắn dưới đây ghi lại một số sự kiện về liên hệ cá nhân của TTT với người Mỹ; và, về đường lối quản trị quốc gia của TTT như một nhà lãnh đạo.
Liên Hệ Cá Nhân Với Hoa Kỳ
Tổng Thống Thiệu có quá tin người Mỹ không? Căn cứ vào những hồ sơ được giãi mật, TTT chẳng những không tin người Mỹ, trái lại lúc nào ông cũng nghi ngờ và lo sợ về đường lối của Hoa Kỳ đối với Việt Nam ; và đối với ông như người lãnh đạo quốc gia. Từ khi bắt đầu giao thiệp, TTT đã có thái độ e dè, nếu không nói là bất thiện cảm đối với người Mỹ. Trong một báo cáo tóm lược về cá nhân TTT do Nha Tình Báo Quốc Phòng (Defense Intelligence Agency/ DIA) viết vào tháng 7-1968, họ nhận xét ông Thiệu là người chống cộng (anti-communist) nhưng đồng thời cũng “chống Mỹ.” Nguyên văn trong báo cáo là, “… Thieu is anti-United States.” Câu đó cũng có thể hiểu là “không thích Hoa Kỳ” hơn là theo nghĩa thông thường “chống Mỹ.” (xem phóng ảnh tài liệu 3-1) Cũng trong báo cáo đó, DIA cho biết thái độ chống Hoa Kỳ của ông Thiệu đã được ghi nhận từ tháng 2-1964, và chính ông Thiệu cũng tự nhận thái độ của ông đối với người Mỹ. Trong báo cáo tháng 7-1968, sau khi nói về thái độ của Tổng Thống Thiệu trước đó (trước báo cáo tháng 7-1968), người báo cáo viết, hiện tại ông Thiệu chú trọng đến sự phối hợp sát cánh đường lối của Hoa Kỳ và Việt Nam, để Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ miền Nam.

Tàu sân bay Liêu Ninh: “Con ngáo ộp ngọc thể bất an!”

Hữu Quả
(Nguyên phóng viên biên tập qua các thời kỳ: VNTTX, TTXGP, TTXVN).
Theo nguồn tin của báo chí nước ngoài, tàu sân bay Liêu Ninh, con tàu sân bay duy nhất và đầu tiên của Trung Quốc, đang trong thời gian triển khai hoạt động thí nghiệm nghiên cứu khoa học và huấn luyện lần thứ ba, trong tháng tám này; bỗng đột ngột chạy thẳng về nhà máy đóng tàu Đại Liên ngày 23/8, mà đáng lẽ ra nó phải quay về nơi đồn trú tại căn cứ quân sự cho tàu sân bay là ở Thanh Đảo.
1
Qua sự việc đáng chú ý này, giới quan sát cho rằng, con tàu có khả năng bị sự cố nặng, buộc phải sớm quay về nhà máy Đại Liên để có thời gian và điều kiện chỉnh sửa. Còn chỉnh sửa những gì, tốn kém đến đâu, kéo dài bao lâu, của “con bệnh” này, thì có lẽ phải chờ một thời gian nữa, mới có thể dần dần hé lộ được.

Về khuynh hướng Dân chủ Xã hội cho Việt Nam

Nguyễn Quang Duy
Lời kêu gọi thành lập một đảng mới của Luật sư Lê Hiếu Đằng đang dấy lên những tranh luận về độc đảng và đa đảng, về phương cách và khuynh hướng đấu tranh chính trị, về hiện tình và tương lai đất nước... Bài viết này mong làm rõ hơn con đường xã hội dân chủ để xem con đường này có thích hợp với Việt Nam hay không?

Khuynh hướng Dân Chủ Xã Hội

Ông Đằng cho rằng con đường xã hội dân chủ như đường lối của Đệ Nhị Quốc tế và dựa trên chủ nghĩa Marx, đó là điều thiếu chính xác.
Các đảng theo khuynh hướng dân chủ xã hội Âu Châu về tư tưởng và phương cách hoạt động chịu nhiều ảnh hưởng của Ferdinand Lassalle (1825-1864). Ông là người sáng lập Đảng Dân chủ Xã hội Đức năm 1863 và là chủ tịch đầu tiên của tổ chức này. Theo ông nhà nước là tổ chức của mọi thành viên trong xã hội. Để xây dựng xã hội mới thay vì đấu tranh cách mạng lật đổ chế độ cũ, giai cấp công nhân phải tích cực cải cách xã hội cũ qua đấu tranh nghị trường, đấu tranh giành quyền bằng phương thức bầu cử tự do.
Ngay sau đó năm 1869, Đảng Dân chủ Xã hội Đức tham gia cuộc tranh cử tự do, với chủ trương không phân biệt nguồn gốc của cử tri, cấm trẻ em lao động và cổ vũ sự độc lập của tòa án.

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

Biểu tình viên Nguyễn Văn Dũng bị bắt về tội ‘Giao cấu với trẻ vị thành niên’ - bài học cho những nhà đấu tranh trong nước

Lê Nguyên Hồng

Tin biểu tình viên Nguyễn Văn Dũng có nickname Facebook là Aduku Adk bị công an bắt ngày 21/08/2013 vì tội danh ‘Giao cấu với trẻ vị thành niên’, không phải tội ‘Hiếp dâm trẻ em’ vì theo mô tả thì người con gái được cho là nạn nhân của Nguyễn Văn Dũng đã 15 tuổi, tin này thực sự chấn động giới trẻ có tư tưởng cấp tiến tại Hà Nội nói riêng và Việt nam nói chung, nhất là Câu lạc Bộ bóng Đá NO-U mà Dũng là một thành viên nổi bật.

Nguyễn Văn Dũng tức Dũng Aduku Adk
Đối với vụ “Dũng Aduku Adk phạm tội giao cấu với trẻ vị thành niên” có chút gì đó khá giống với trường hợp blogger Lê Nguyên Hồng (người viết bài này). Tôi cũng bị vu cáo là phạm tội giao cấu với trẻ em năm 2006, bọn xấu đã dùng Phoshop làm ra hẳn một lệnh truy nã giả mạo như thật đề năm 2007 tung lên Internet, nhưng thật may là tôi đã có đủ tài liệu và bằng chứng bác bỏ cáo buộc này ngay lập tức, vì kẻ đã dựng chuyện không thể ngờ rằng tôi lại giữ được những tài liệu và bằng chứng tốt cho tôi đến như vậy.

Đinh Bộ Lĩnh: HUYỀN THOẠI VÀ LỊCH SỬ

Trần Trọng Dương
Đại Việt sử ký toàn thư trước nay vẫn được coi là bộ chính sử quan trọng nhất đối với các nhà sử học, văn hóa học,… Tính chính sử của nó được coi như cái mác bảo hành cho những gì được ghi chép bên trong. Song do tình trạng thiếu khuyết tư liệu trầm trọng, mà văn bản này đã sưu tập không ít những huyền thoại, thần tích trong dân gian. Điều đó có thể hiểu được trong bối cảnh “văn- sử- triết bất phân”, là nơi chủ thể văn hóa không quan tâm, hoặc không thể phân biệt được ranh giới giữa các lĩnh vực khoa học. Song điều nguy hiểm là ở chỗ, trong suốt thế kỷ XX và cho đến tận ngày nay, tư duy huyền thoại ngày càng lấn át tư duy sử học trong đời sống người Việt. Chúng ta đánh đồng huyền thoại và lịch sử. Ở một số trường hợp cụ thể, chúng ta “làm sử” chỉ là kéo dài cách nghĩ của từ vài trăm năm trước. Nói cách khác đó là lối làm sử “hậu phong kiến”.

Công An Vẫn Dùng Chiêu Mời Làm Việc Rồi Bắt Người Trái Pháp Luật

VRNs- 29.08.2013: Phú Yên – “Ngày 8/2/2013 tức là ngày 28 tết âm lịch, chồng tôi bị cơ quan công an mời lên làm việc. Lý do được họ đưa ra là vì chồng tôi có những bài viết chống Đảng và nhà nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tôi tưởng rằng họ chỉ mời chồng tôi đến trụ sở để thẩm vấn như nhiều lần trước. Nhưng đến 9 giờ cùng ngày, công an gọi con tôi là Ngô Minh Tâm đến trụ sở công an. Khi trở về, con tôi báo tin là chồng tôi đã bị bắt, sự việc quá đột ngột và đầy nguy hiểm khiến tôi vô cùng sửng sốt và lo sợ” – bà Nguyễn Thị Kim Lan cho biết như vậy.

Bà nói thêm: “Tôi nhận thấy chồng tôi không làm gì chống phá nhà nước cả, chỉ lên tiếng cho những vụ bất công, hay viết các bài góp ý về những việc sai trái trong hệ thống nhà nước. Cụ thể như lên tiếng giúp Thượng tọa Thích Thiện Khánh, Nguyên chánh Đại diện Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tỉnh Phú Yên; Thượng tọa Thích Nhật Ban, Chánh Đại diện Giáo hội Phật Giáo Việt Nam thống nhất tỉnh Đồng Nai khi các vị này bị đàn áp bất công và cả Thượng tọa Thích Thiên Minh nữa và gần đây nhất là lên tiếng bảo vệ Hội đồng công luật công án Bia Sơn”.

Tiểu thuyết viết về 'Tư Bản Đỏ' bị cấm phát hành

HÀ NỘI (NV). - Quyển tiểu thuyết “Đại gia” tuy là sáng tác hư cấu nhưng lại miêu tả mối quan hệ làm ăn kiểu xã hội đen giữa quan chức và các tập đoàn kinh tế, bị buộc “đình chỉ phát hành”.

Bìa tập 1 tiểu thuyết "Đại gia" và nhà văn Thiên Sơn. Bộ tiểu thuyết 2 quyển này đang bị "đình chỉ phát hành". (Hình: VNExpress)
Chuyện này lình xình từ cuối Tháng Bảy vừa qua nhưng mới đây công ty sách Alpha liên kết với nhà xuất bản Lao Động đứng ra phát hành quyển tiểu thuyết nói trên đã phải gửi văn thư “đề nghị các đối tác thu hồi toàn bộ số ấn bản hiện tồn và gửi về kho của mình.”
Cho tới nay, dường như sách chưa được phát hành rộng rãi dù đã in xong trong tháng 7.
Đại gia là bộ tiểu thuyết 2 tập của tác giả Thiên Sơn, được giám đốc NXB Lao Động Lê Huy Hòa ký giấy phép xuất bản ngày 28-5-2013. Tập một có tiểu tựa “Tam giác ngầm” và tập hai có tiểu tựa “Quyền lực đen”.

Ai thay lòng đổi dạ?

Huỳnh Ngọc Chênh
Trang Ba Sàm tổng kết, đến hôm nay (29.8) đã có 18 bài viết trên hệ thống truyền thông độc quyền của đảng, phản biện lại việc "tính sổ cuộc đời" của ông Lê Hiếu Đằng và việc ông hô hào lập đảng mới để lành mạnh hóa hoạt động chính trị, để xây dựng xã hội dân sự và tiến đên dân chủ hóa đất nước.
Bài viết thì nhiều nhưng luận điệu phản biện thì giống hệt nhau, nghèo nàn và xơ cứng, đi lại cũng hô các khẩu hiệu: Con đường đi lên CNXH là chọn lựa duy nhất của dân tộc VN, đảng độc quyền lãnh đạo là tất yếu lịch sử, đảng đưa đất nước đi từ thắng lợi nầy đến thăng lợi khác, xương máu của hàng triệu đảng viên (?) góp phần làm nên thắng lợi nên đảng đời đời độc quyền lãnh đạo là đương nhiên, dân chủ VN theo kiểu của VN, dân chủ và nhà nước pháp quyền không cần đa nguyên, đa đảng sẽ đưa đến bất ổn chính trị và rối loạn xã hội...Rồi trên cái nền khẩu hiệu duy ý chí, phản khoa học và ngược ngạo ấy, các tác giả lý luận cung đình lại lặp lại cung cách truyền thống của những người bình dân nơi chợ búa vẫn làm khi muốn "phản biện " đối thủ của mình: Thóa mạ, quy chụp, chửi bới về nhân thân cũng như động cơ của ông Lê Hiếu Đằng.

Rất cần thiết có đảng đối lập

Phương Quỳnh
Mấy hôm nay, trên mạng xã hội dồn dập có nhiều ý kiến phản biện lại bài viết trên tờ Quân đội Nhân dân của tác giả Trọng Đức về bài “Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh…” của nguyên Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ VN TP HCM Lê Hiếu Đằng.
Còn nhiều bài khác (Màn tung hứng vụng về, Kiến nghị lỗi thời nhận thức sai lệch), cũng trên tờ Quân đội Nhân dân, phê phán ông Lê Hiếu Đằng, tựu trung các tác giả muốn duy trì sự độc đảng toàn trị. Các tác giả này cũng đã nhận được nhiều phản biện khác.
Sau đây tôi có vài suy nghĩ về vấn đề liên quan tới đảng đối lập mà ông Lê hiếu Đằng nêu ra.
Theo tôi, việc có đảng đối lập (đối thoại ôn hòa, bất bạo động) để giám sát quyền lực, chỉ ra những sai lầm của đảng cầm quyền, là vô cùng cần thiết.
Trong quá khứ, nếu chủ trương Cải cách ruộng đất mà có các đảng đối lập được hoạt động hợp pháp, được quyền tham gia ý kiến và được quyền giám sát đảng cầm quyền, thì sai lầm về CCRĐ đã không xảy ra. Các đảng Dân chủ và Xã hội lúc bấy giờ không phải là đảng đối lập, không có tiếng nói nào có trọng lượng đối với đảng Lao động VN.
Hiệp định biên giới trên đất liền mà Việt Nam ký với Trung Quốc cho tới nay vẫn gây nhiều thắc mắc cho nhân dân VN.

“Đa nguyên đa đảng” là... phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc

Trung Hiếu - Hạnh Nguyên (ghi)
Trong những ngày qua, bài viết "Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh” của ông Lê Hiếu Đằng đã cho rằng, Việt Nam cần phải "đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản” đã tạo dư luận trên một số diễn đàn. Đại Đoàn Kết đã có những phản hồi về bài viết này. Và ngay sau khi đăng tải loạt bài ấy, rất nhiều ý kiến từ khu dân cư đã gửi về, bày tỏ sự đồng cảm với những bài viết trên Đại Đoàn Kết đồng thời phản đối quan điểm của ông Đằng.

Ông Lù Văn Que - Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân tộc – UBTƯ MTTQ Việt Nam: Tránh nói và làm hại cho dân

Tiền của công là tiền… của ông

Đào Tuấn
Dân Luận: Trước mức lương "khủng" của giám đốc thoát nước và chiếu sáng đô thị Việt Nam, blogger Lê Dũng Vova nhận được tin đồn rằng giáo sư Ngô Bảo Châu đang xin về công ty móc cống và chặt cây để làm việc. Với bằng giáo sư toán thì ít nhất cũng chỉ kém tay giám đốc ít bậc, bèo nhất cũng được 150 triệu mỗi tháng, còn hơn đại học Chicago Mỹ đang trả lương mà vắt kiệt chất xám, trong khi về Việt Nam chả cần làm nhiều. Rồi nghe đồn Obama cũng đang xem xét cho hai cô con gái sang VN học tập và hy vọng sau được làm cho công ty môi trường đô thị, chỉ phụ trách hai cái xe phun nước quanh bờ Hồ.
Còn trước mức lương 17 triệu / tháng của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, blogger Vũ Quý Hạo Nhiên cho biết "Để tớ làm thủ tướng cho, tớ cũng có thể làm sụp kinh tế Việt Nam y hệt vậy mà chỉ cần lương 16 triệu thôi."
Người ta từng nói về “những nghịch lý” khi đặt cạnh nhau 2 con số “lương giám đốc” - ở trên giời và “kết quả kinh doanh” của DNNN- luôn “chui sâu dưới 3 thước đất”

Đảng Cộng sản Việt Nam thiếu chính danh

Bùi Tín

Giáo sư Hoàng Xuân Phú là một nhà toán học lớn. Ông tốt nghiệp Tiến sỹ Toán học ở Viện đại học Humboldt của CH Liên bang Đức, hiện là Tổng Thư ký Viện Toán VN kiêm Tổng Biên tập Tạp chí Toán của Viện.
Gs Hoàng Xuân Phú cũng là một nhà báo đặc sắc, có Blog riêng mang tên ông. Ông dấn thân cho sự nghiệp dân chủ hóa đất nước, từng có mặt trong một số cuộc «Chủ nhật xuống đường» chống bành trướng. Ông từng có luận văn sắc sảo phản đối việc khai phá bauxite ở vùng Tây Nguyên, chỉ rõ hiểm họa xây dựng điện hạt nhân ở nước ta, và gần đây tích cực tham gia cuộc thảo luận về việc thành lập một đảng mới để cạnh tranh lành mạnh với đảng CS do luật gia Lê Hiếu Đằng và nhà báo Hồ Ngọc Nhuận nêu lên.
Là giáo sư toán học, ông có nếp lập luận chặt chẽ, luôn chứng minh từ thực tế, truy tìm tận nguồn ngọn của vấn đề. Ông nghiên cứu kỹ các văn bản, hồ sơ lưu trữ, các đạo luật, nghị định liên quan đến việc lập hội, như Luật về Mặt trận Tổ quốc, Luật về Đoàn thanh niên, về Tổng liên đoàn Lao động... Từ đó ông phát hiện ra một vấn đề có thể nói là kinh thiên động địa: đó là Nhà nước đã quy định bất cứ tổ chức chính trị - xã hội nào hoạt động trên lãnh thổ VN đều phải làm đơn xin phép, khai lý lịch, tôn chỉ mục đích và chỉ được hoạt động khi có quyết định của chính quyền xét duyệt điều lệ, tôn chỉ mục đích và quy định rõ phạm vi, thể thức hoạt động, các mối quan hệ với chính quyền và các tổ chức khác trong xã hội. Vậy mà ông không tìm ra một lưu trữ nào nói rằng đảng CS Việt Nam đã tuân theo các thủ tục vừa kể.

Lãnh Đạo Cộng Sản Việt Nam Kiềm Chế Truyền Thông Xã Hội

Patrick Goodenough | CNS News Bản dịch của Hành Nhân
Bắt đầu vào ngày Chủ nhật, hơn 30 triệu người Việt Nam sử dụng mạng Internet có nguy cơ bị trừng phạt nếu như họ sử dụng tài khoản Facebook hay Twitter để chia sẻ tin bài báo chí.
Tổng thống Obama gặp Chủ tịch Sang vào ngày 25 tháng 7 năm 2013. (Official White House Photo by Pete Souza)
Việc đăng tải trực tuyến bất kỳ tài liệu nào “chống đối” nước CHXHCN Việt Nam hoặc “gây nguy hại cho an ninh quốc gia” cũng sẽ bị cấm theo những quy định mới mơ hồ về Internet đang gây mất tinh thần mọi người trong và ngoài nước.
Sự ra đời của văn bản pháp luật mới được biết đến với tên gọi “Nghị Định 72” khoảng một tháng sau khi Tổng thống Obama tiếp đón Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Nhà Trắng, và không đến hai tháng trước khi Việt Nam sẽ gần như chắc chắn được bầu chọn vào Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Ẩn dụ vô lương

Lão Nông
Cách tốt nhất để hiểu một chữ là nếm trải trong thực tế, các nghĩa mà nó diễn tả. Chẳng hạn như chữ đói, chữ thèm hay chữ khát. Những chữ này trong những tình huống khác nhau thể hiện các màu sắc, biểu cảm vượt ra ngoài cả các nghĩa mà nó đứng làm ký hiệu trong tự điển. Theo thiển nghĩ của Lão Nông tôi là vậy...

Phần 1 - Ký ức về Quốc khánh

Nhớ lại những năm tháng của thập niên 60, 70...
Thời đó, cứ sắp đến ngày 2/9, quốc khánh, là bọn trẻ ở thôn quê chúng tôi lại háo hức. Rất háo hức! Vâng, Lão Nông tôi chỉ dám nói thôn quê, vì cho mãi đến tuổi có quyền lấy vợ cũng vẫn chưa từng được bước chân ra thành thị.
Lý do háo hức của con trẻ thì rất trẻ con, nghĩa là trong sáng và thực dụng. Đó là ngày được nghỉ, đi chơi, không phải lo việc đưa cơm, xách nước, băm bèo nấu cám gì cả. Có đứa còn được cho một vài hào để ăn quà. Mấy cái kẹo vừng, cái bánh đa, một khúc kẹo kéo, hay quả chuối. Việc chọn mua quà gì cũng là cả một vấn đề. Phải liệu cơm mà gắp mắm, chứ thực ra trong các thức ấy, thức nào chúng tôi cũng muốn. Gọi là quà nhưng, mấy cái thứ vân vân ấy, vẫn đều từ cây nhà lá vườn của nhà quê mà làm ra cả. Trẻ con cũng có năm bảy loại. Có đứa ăn thảo nhưng cũng nhiều đứa hơi hơi ăn tham. Có loại rất ăn tham. Đứa tham thì mua quà rồi ăn một mình. Đứa ăn thảo thì có thể chia bớt một chút vưu vật của nó cho những đứa chơi thân thân, sát nhà nhau, có đi lại, hay một đứa nào đó đã biết nói được những nhời mát ruột mát lòng. Cũng có đứa chia tài sản sở hữu của mình cho đứa khác, nhưng không do tính tham hay thảo chi phối mà do sự điều tiết cơ bắp của chính đối tác nhận phần tài sản phân phối ấy, có khi đến hơn 50 phần trăm tổng giá trị. Thậm chí, có đứa còn mất trắng.

Hãy để ước nguyện Lê Hiếu Đằng trở thành hiện thực

Nguyễn Thanh Giang
Tôi đã từng viết bài xiển dương những đảng viên Cộng sản phản tỉnh: Trần Dộ, Trần Xuân Bách, Nguyễn Hộ, Hoàng Minh Chính, Lê Hồng Hà, Phạm Quế Dương, Vi Đức Hồi, Vũ Cao Quận, Tô Hải, Bùi Minh Quốc, Trần Mạnh Hảo, Trần Đại Sơn, Trần Lâm, Trần Nhơn, Phạm Đình Trọng… Họ đều từng là những chiến sỹ Cộng sản kiên trung và cùng chiến tuyến với tôi qua mấy cuộc chiến: chống Pháp, chống Mỹ, chống Trung Quốc.
Sự trân quý tương tự cũng từng được dành cho Lữ Phương, Mai Thái Lĩnh, và nay là Lê Hiếu Đằng, khi tôi được đọc những dòng huyết lệ của ông viết từ giường bệnh. Sự phản tỉnh của Lê Hiếu Đằng muộn mằn hơn nhưng hơi thở hắt ra từ một người đang lâm bệnh hiểm nghèo, nghe như “Tiếng chim hót trong bụi mận gai”, có sức lay động lòng người rất đáng kể, đặc biệt là trong tình hình hiện nay.
Tôi vừa quý trọng vừa cảm thương Lê Hiếu Đằng. Ông còn trẻ hơn tôi gần chục tuổi, nhưng lẽ nào…! Dẫu sao, trong cái bụi mận gai bệnh tật hiểm nghèo, ông cũng đã cố rướn mình hót tiếng hót rất hay. Tôi cứ nghĩ mọi người đều có khả năng thẩm âm tối thiểu để lắng nghe, để thưởng thức, để thấu hiểu được, ngõ hầu nếu không đồng thanh tương ứng mà cùng kêu gọi “Phá xiềng” như Hồ Ngọc Nhuận thì chí ít cũng ngỏ lời an ủi, góp liều thuốc tinh thần chung sức cùng y tế vực Lê Hiếu Đằng dậy mà chung lưng gánh trách nhiệm thực hiện hoài bão ông đề xướng.

Hồi kí Nguyễn Hiến Lê

Hôm nay, đọc lại hồi kí của cụ NHL thấy cụ viết nhiều điều vẫn còn tính thời sự. Xin trích vài đoạn bị cắt khỏi bản in ở VN nhưng in đầy đủ bản trên mạng và xuất bản bên Mĩ. Ông viết về tình trạng y tế, tư pháp, xã hội, kì thị vùng miền, và đạo đức xuống cấp sau 1975. Một số sự thật này chắc còn xa lạ với các bạn trẻ, nhưng đọc để "ôn cố tri tân" thì cũng có ích.
===
"

Y tế

Dân trong ấp, xã bị bệnh thì lại họ (nhân viên y tế nông thôn) trước, họ không trị được thì đưa ngay lên quận; quận có bác sĩ đa khoa, trị không được thì đưa ra tỉnh; tỉnh có bác sĩ chuyên khoa, đủ dụng cụ, đủ thuốc… Lần lần nhân viên y tế nông thôn vừa làm việc vừa học thêm, có thể lãnh trách nhiệm quan trọng hơn, đưa lên giúp việc ở quận. Chính sách đó rất họp lí và chính quyền mình cũng đã áp dụng nó. Đó là một điểm tấn bộ.
Nhưng vì chiến tranh, nhân viên y tế các cấp của mình da số ít được học, nên chúng ta thấy những y sĩ (y sĩ Bắc có quyền ra toa, nhưng kém bác sĩ một bực), học chỉ tới lớp năm (hết cấp I), chỉ biết dăm chục tên thuốc, không biết đo huyết áp, không biết thế nào là đau mắt hột… chỉ đáng làm một nhân viên y tế nông thôn thôi. Còn bác sĩ được đào tạo ở Bắc thì xét chung, sự hiểu biết cũng kém xa bác sĩ đào tạo ở Nam… Nhân viên y tế nông thôn cũng thiếu, tinh thần trách nhiệm rất thấp: một huyện nọ người ta tiêm thuốc ngừa dịch tả cho ba người lớn và chín trẻ em thì tám trẻ chết.

Suy nghĩ về bài viết “Suy nghĩ”

Đoàn Hưng Quốc
Bài viết “Suy nghĩ” của ông Lê Hiếu Đằng đã khuấy động lên một làn sóng tranh cãi và chất vấn đối với nhà cầm quyền về tính cách hợp pháp để thành hình một đảng chính trị tại Việt Nam – kết quả dù chưa biết thế nào nhưng tự việc làm đã là một bước đột phá trong tiến trình dân chủ hoá đất nước.
Người viết xin nhập đề rất thẳng thắn: các ông Lê Hiếu Đằng, Hồ Ngọc Nhuận tuổi đã cao, sức khoẻ yếu kém nên không thể xây dựng và điều hướng một đảng chính trị lớn mạnh trong thời buổi năng động hiện tại; các ông không phải là các đảng viên cao cấp và nòng cốt trong hệ thống; quá khứ của các ông cũng đã lấm bùn nên không thu hút được quảng đại quần chúng; thành phần đảng viên mà ông quen biết và kêu gọi có lẽ đa số thuộc cùng thế hệ, vì ít nhất theo ghi nhận của người viết vốn đang ở nước ngoài thì ông cũng không thu hút được nhiều đảng viên cộng sản ở lớp tuổi trẻ hơn.

Quốc thể và quốc kỳ

Dr. Nikonian

Một

Như mọi trường học ở miền Nam thời ấy, trường tôi hồi đó cũng chào cờ vào mỗi sáng thứ Hai đầu tuần. Không mở băng cassette để phát quốc ca qua loa, chúng tôi, như những chú gà trống choai, ưỡn ngực ra hát bài quốc ca. Dù trẻ con thì hiếu động, không ai bảo ai, chúng tôi đều hiểu giây phút ấy là trang nghiêm và không có chỗ cho những trò nô đùa, nghịch phá.
Trong sách công dân giáo dục, người ta dạy chúng tôi phải đứng nghiêm mỗi khi quốc kỳ được kéo lên. Bài học ấy không nằm trên giấy, vì tôi đã không ít lần chứng kiến những thầy giáo, công chức, quân nhân… đã đứng nghiêm phăng phắc trên đường, mỗi khi lá quốc kỳ đang từ từ kéo lên ở một công sở, trường học nào đó.
Chào cờ, trong ký ức thơ dại của tôi, đã là một nghi lễ trang trọng và vinh dự. Không phải chỉ những quân nhân danh dự mới được thượng kỳ, mà chỉ những “trò” học giỏi, “thông tín bạ” đầy những điểm tốt trong tuần, mới được chọn lên kéo cờ trong mỗi đầu tuần. Vinh dự lắm, sung sướng lắm… cho những chú nhỏ như tôi hồi đó khi được cô Hiệu trưởng chọn lên kéo cờ trong những năm tháng ấy.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"