Thứ Tư, 30 tháng 11, 2011

Y tế VN

Mấy hôm nay báo chí VN coi bộ rầm rộ vì câu nói của bà bộ trưởng y tế.  Đọc mà nghĩ bà này làm gì ở đâu bao nhiêu năm mà lên tới chức bộ trưởng y tế? Chả lẽ bà chỉ đi lòng vòng các nước Đông Nam Á mà không biết rằng sự việc bệnh viện VN quá tải từ lâu lâu lắm rồi chứ đâu phải bây giờ.  Cả một bộ, bao nhiêu năm nay họ làm gì?

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: "Không đâu có kiểu bệnh viện như ở Việt Nam  

TT - Đó là nhận xét của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến sau khi đến thăm những khoa, phòng chật kín bệnh nhân tại các bệnh viện ở TP.HCM sáng 28-11.

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2011

Thời chính quyền Nguyễn văn Thiệu có tự do biểu tình

Phạm Quế Dương

Vừa qua, ở Hà Nội và Sài Gòn có nhiều cuộc biểu tình đòi chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam và phản đối những hành động gây hấn ở Biển Đông của Trung Quốc. Những cuộc biểu tình này đều bị trấn áp, nhiều người bị bắt giữ, đánh đập.
Vì dư luận sôi động cả trong nước và nước ngoài về vụ việc này nên Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng đã cho xây dựng Luật biểu tình và giao Bộ Công An chủ trì soạn thảo. Trao đổi với báo Tuổi Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, thiếu tướng, phó giáo sư, tiến sĩ Lê văn Cương (nguyên Viện trưởng Viện chiến lược và khoa học Bộ Công An) nhắc lại rằng các Hiến pháp năm 1959, 1980,1992, 2001 đã ghi rõ các quyền tự do của công dân, trong đó có tự do biểu tình. Nhưng phần cuối ông nói:
đi biểu tình phải báo cáo cho chính quyền 10 ngày đối với các nội dung như biểu tình về vấn đề gì, tuyến đường và lượng người; dự kiến , biểu ngữ ra sao …”
(Báo Tuổi Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh ngày 03/10/2011).

Bốn phương đổ về bờ Hồ -phần 4





Tất nhiên thì chả cần cơ quan an ninh, khối người dân đều biết mình là chủ blog Người Buôn Gió cũng như là bạn của mấy lão to mồm Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Xuân Diện, Lê Quốc Quân, và điều nữa là mình cũng chả ra bờ Hồ để đi dạo một mình.

Nhưng có điều là mình đang trên đường đi đến chỗ biểu tình. Những biểu hiện từ khi mình đi đến lúc  bị bắt không chứng minh được dấu hiệu  đi biểu tình. Cho nên việc bắt  là vô lý, mà đã bắt vô lý thì  cũng chả việc gì phải trả lời những câu hỏi khác.

“Gà cùng một mẹ”…


Tôi gặp người đàn ông đó trước Hồ con Rùa trong một buổi biểu tình chống Tàu tại Sài gòn. Khắc khổ, sạm nắng, anh lấy taxi từ quận 12 đến đây để cùng với đồng bào mình xuống đường trước lãnh sự quán Tàu. Không vượt qua được hàng rào cảnh sát dày đặc, người đàn ông đã từng là bộ đội ở chiến trường Kampuchia này liền văng tục rõ to:
-      ĐM tụi Tàu! Tui sẵn sàng vô lính lần nữa, uýnh chết cha tụi nó nè!”
Ai chẳng biết, “ĐM” là tiếng chửi thề, tiếng tục. Nhưng khi nó phát ra từ miệng của một người yêu nước, một người đã và còn muốn đổ máu xương cho đất nước, không thể không làm cho tôi phải sinh lòng kính trọng.
Người dân mình chất phác, nhưng không hề hiền hoà với giặc. Người bình dân, chửi tục trong hoàn cảnh bị dồn nén, kìm chế… là đúng ngữ cảnh và hợp tình hợp lý. Phản ứng thịnh nộ của một người dân bình thường, ắt không thể khuôn sáo, mềm mỏng theo kiểu “kiên quyết phản đối, cực lực lên án, có đầy đủ bằng chứng không thể chối cãi…” mà ta vẫn nghe đến phát chán trên TV hàng đêm.

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2011

Bốn phương đổ về bờ Hồ

Sáng chủ nhật trời trong xanh quá, bốn phương đổ về bờ Hồ

Blogger Người Buôn Gió
Sáng chủ nhật cuối thu, trời trong xanh, mát mẻ. Thời tiết rất đẹp để những người dân thủ đô đi dạo. Mình cũng như thế, mình đi bộ từ nhà đến gần hàng phở Thìn ngồi uống cà fe ung dung 1 mình, ngắm thiên hạ đi qua đi lại, người quen nhiều lắm. Cả an ninh lẫn bạn biểu tình, nhưng mình làm như không biết gì ai, bởi bây giờ mới 8 giờ 30, còn quá sớm để chào hỏi nhau.
Gần 9 giờ đối tượng theo dõi mình ngó vào quán xem mình còn ở đó không. Đối tượng đi theo mình bao lâu, lúc ở Ngĩa Tân, lúc ở Hàng Buồm, rồi Thái Hà, và Hồ Gươm quen đến nỗi mình cũng chả bận tâm. Mình đi sang bên đường, hai tay đút túi cứ tà tà đi giữa hè đường.

Không biết đỏ mặt sao?!

Các ông, các bà Nhà cầm quyền Việt Nam không biết đỏ mặt sao?!

Nguyễn Ngọc Già
a1q.jpg
Nguồn ảnh Facebook
Trời Saigon sáng nay, dù hơn 10 giờ vẫn không có nắng, không khí oi bức, ngột ngạt như tâm trạng người dân bức xúc trước những nghịch lý ngày một nặng nề hơn bởi "cuộc hốt người" ngày 27/11/2011 tại Hà Nội. "Cuộc hốt người" vừa vô lý vừa vô duyên lạ lùng! Chẳng có một biểu ngữ, chẳng có một tiếng hô, chỉ mỗi lá cờ Tổ quốc của cậu trai trẻ tên Phương giăng ngang đầu, thế thôi! Sao quái lạ thế nhỉ?! Quái lạ và mỉa mai còn ở chỗ hốt gần 20 chục người đưa về "trại phục hồi nhân phẩm"!!! Ôi chao! Tự dưng đi ra Hồ Gươm là mất nhân phẩm làm người? Chỉ còn nước ngửa mặt mà rên:
Rưng rưng tôi chắp tay nghe hồn khóc đến rướm máu!
Quê hương non nước tôi ai gây tội tình?!

...
Thượng đế hỡi có thấu
Cho người dân Việt!

Đàn áp biểu tình "ủng hộ thủ tướng"


Đàn áp biểu tình "ủng hộ thủ tướng", gỡ luôn trang mạng tường thuật

Cuộc biểu tình ở bờ hồ Hoàn Kiếm sáng chủ nhật 27.11 ủng hộ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chuẩn bị "Luật biểu tình" đã bị trấn áp ngay từ trong trứng nước.
Ngay từ trưa thứ bảy, ông Nguyễn Xuân Diện (chủ blog xuandienhannom, người đã thông báo trên mạng về cuộc biểu tình) đã được mời tới "làm việc" với công an cho tới tối. Một biểu tình viên khác, Phạm Văn Chính, cũng thế (xem Người Buôn Gió).
Bất chấp đòn "phủ đầu" ấy, cuộc biểu tình đã bắt đầu ở Bờ Hồ vào lúc 9g sáng chủ nhật :

Thông tri của Hà Nội: Ðừng nghĩ đến hòa giải dân tộc

Võ Long Triều

Có những quyết định, được thông báo chính thức bằng bản văn qua báo chí, hay bằng lời nói qua truyền thanh, truyền hình, và cũng có những quyết định không công khai tuyên bố, nhưng qua thái độ và hành động hoặc sự quanh co tráo trở làm cho mọi người phải hiểu rằng điều đó không được chấp nhận.

Thư phản đối ĐSQ Việt Nam

 

Như đã đưa tin, công dân Việt Nam tại Séc, ông Đỗ Xuân Cang bị từ chối cấp đổi hộ chiếu vì những hoạt động đòi dân chủ của ông. Đây không phải là lần đầu tiên cơ qua ngoại giao đại diện cho nhà nước Việt Nam hành xử như vậy. Bản thân ông Cang đã gặp chuyện này 3 năm trước, nhiều người ở Đông Âu, trong đó có Tôn Vân Anh từng bị đối xử như vậy.

Một ý kiến cá nhân về lá thư của 14 vị trí thức hải ngoại

Lê Quốc Trinh

Đôi lời dẫn nhập của tác giả: Kính chào BBT Dân Luận,
Xin quý anh chị BBT Dân Luận cho phép đăng tải bài viết này lên Trang Mạng để rộng đường dư luận. Đây không phải là một phản hồi trên bài viết của ông Nguyễn Thanh Giang, hơn nữa vì quá dài, nên cần đăng lên như một bài tham khảo và bàn luận xung quanh "Lá thư của 14 vị trí thức hải ngoại". Tôi cũng là một kiều bào sống và làm việc lâu năm ở Canada, cho nên cảm thấy cần có ý kiến với 14 vị nhân sĩ hải ngoại này.
Thành thật cám ơn quý anh chị,

Cơn cuồng nộ của công lý


Lê Anh Hùng
Tôi từng xem một bộ phim Hồng Kông lâu lắm rồi mà dù không còn nhớ nội dung nhưng đoạn kết của nó thì tôi vẫn nhớ mãi. Một tên trùm vốn gây nhiều nợ máu, trong màn showdown với một nạn nhân của mình ở cuối bộ phim, đã thoát khỏi bị trừng phạt khi cảnh sát xuất hiện và khống chế kẻ mà hắn ta đã gieo rắc nhiều chết chóc cho người thân vào đúng lúc anh này sắp sửa bắt hắn phải đền tội. Bỗng dưng thoát chết trong gang tấc, cứ tưởng rồi sẽ như những lần trước, hắn ta hớn hở cười vang, chế nhạo và thách thức nạn nhân của mình, người lúc này đang bị cảnh sát khống chế, giơ hai tay lên trời nhưng trên tay phải vẫn còn cầm khẩu súng. Bất thần, anh quay phắt lại và nã liền mấy phát vào tên trùm nhiều nợ máu kia. Cuốn phim kết thúc vào đúng khoảnh khắc đó.
Chàng trai kia rõ ràng là sẽ bị đưa ra toà với hành vi của mình nhưng một khi đã xem từ đầu đến cuối bộ phim thì hẳn ai cũng đồng lòng với hành động bột phát của anh (nếu không như vậy thì còn gì là phim!). Pháp luật không thiếu kẻ hở để những kẻ có tiền và quyền thế có thể lợi dụng và hành động của anh chính là cơn cuồng nộ nhân danh công lý. Dù phải trả một cái giá nhưng chắc rằng anh sẽ chẳng hối tiếc với hành động của mình.

CA đàn áp, bắt giữ hàng chục người biểu tình


Ảnh chụp đêm qua tại trụ sở CA Phường Bến Nghé - nơi giam giữ trái phép chị Bùi Thị Minh Hằng cùng các blogger   

danlambao - Liên quan đến những Blogger bị bắt giữ phi pháp tại Sài Gòn, tin tức mới nhất cho biết 3 Blogger là : An Đổ Nguyễn (Nguyễn Hoàng Vi), Gió Lang Thang (Trịnh Anh Tuấn), Vô Thường (Trần Hoài Bảo) đã rời khỏi trụ sở CA vào rạng sáng hôm nay, 28/11/2011. Thời điểm mà cả ba blogger này được thả ra khỏi đồn CA diễn ra vào khoảng từ 2 đến 3 giờ sáng.

Lộ diện “Người bí mật” bên cạnh tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ

Lê Nguyên Hồng

Hiện nay tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ vẫn đang bị biệt giam tại Trại giam số 5 – tỉnh Thanh Hóa, cùng buồng  với một phạm nhân có án kinh tế thụ án 17 năm. Theo thông tin từ cuộc phỏng vấn mới nhất của chúng tôi với chị luật sư Dương Hà – vợ tiến sĩ Vũ – lúc 9h sáng ngày 24/11/2011; mỗi tháng anh Vũ được thăm nuôi 1 lần, tinh thần tương đối tốt, nhưng sức khỏe sa sút nghiêm trọng: Khó thở về đêm, xuất hiện bệnh ngoài da, mọc mụn nhiều trên đầu do chế độ vệ sinh kém… 
Trên đây cũng là thông tin mới nhất về người tù Cù Huy Hà Vũ, để các cơ quan nhân quyền quốc tế và những tổ chức nhân đạo, những tổ chức đấu tranh của Người Việt có căn cứ tiếp tục lên tiếng trước công luận, nhằm bảo vệ sự an toàn cho tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ…

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2011

Chiến thắng của những người đấu tranh

Lê Nguyên Hồng – Phát biểu của ông Nguyễn Tấn Dũng – Chiến thắng của những người đấu tranh

tải xuá»ng_0.jpg 
Ông Nguyễn Tấn Dũng (Nghị trường QH 25/11/2011)
Sự kiện ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu sáng ngày 25/11/2011 tại nghị trường Quốc hội Việt Nam, đã như một vụ địa chấn lớn tác động đến công luận. Lần đầu tiên nhà nước Việt Nam Cộng Sản đã buộc phải công khai công nhận là nước Việt Nam đã mất toàn bộ quần đảo Hoàng Sa từ năm 1956, và mất 1 phần quần đảo Trường Sa từ năm 1974 vào tay Trung Quốc.

Luật để cho ai?

Nguyễn Vạn Phú
 
Nếu như nỗ lực đưa ra dự thảo Luật Nhà văn dẫn đến câu hỏi “Luật để làm gì?” thì những cố gắng loại bỏ dự thảo Luật Biểu tình của một đại biểu Quốc hội vào tuần trước đưa chúng ta đến với câu hỏi “Luật để cho ai?”
Nếu thường xem phim hình sự Mỹ, chắc người xem sẽ nhớ ngay đến chuyện lúc nào trước khi bắt ai, cảnh sát đều đọc như máy: “Anh có quyền giữ im lặng. [Nhưng nếu anh từ bỏ quyền này] Bất kỳ điều gì anh nói hay làm có thể sẽ được dùng để chống lại anh trước tòa…”. Có lẽ ai cũng từng có lúc thắc mắc vì sao cảnh sát nói thế làm gì cho thêm rắc rối, không lẽ họ không muốn kẻ tình nghi nhanh chóng khai hết mọi sự? Vì sao lại tự trói buộc mình vào một tình huống gây khó cho chính họ?

Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2011

Tin khẩn

Bản tin của Người Buôn Gió đã nói đúng vấn đề, không có chuyện "mời" mà là câu lưu, để thấy rõ ai đã vi phạm pháp luật, người dân hay công an?

T.S Nguyễn Xuân Diện, blogger Phạm Văn Chính và Nguyễn Văn Dũng bị câu lưu tại C.A

Người Buôn Gió
nguyenxuandien.png

Entry này trên blog của TS Nguyễn Xuân Diện có thể là nguyên nhân khiến tiến sĩ bị "mời làm việc"
Hôm nay tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện đã được công an tìm đến và đưa đi làm việc tại số 6 Quang Trung - Hà Đông.
TS Diện có nhận được giấy mời từ hôm trước, nhưng do có hẹn để làm việc về với một tổ chức tại bảo tàng HCM lên ông đã khước từ không đi theo giấy mời.
Không mời được tiến sĩ bằng giấy mời, công an đã tìm được tiến sĩ Diện tại bảo tàng HCM vào trưa nay 26-11-2011 và đưa đi.

Ngày 27.11.2011: Hãy cùng xuống đường biểu tình vì đại cuộc chung !

-
Ngày 25.11.2011 là một ngày đáng ghi nhớ với các tin tức và sự kiện thời sự chính trị trong nước khá lạc quan, khiến không ít người ngỡ ngàng trước sự thay đổi được coi là “Phải chăng bắt đầu một vận hội mới?“. Đó là tại phiên họp Quốc hội chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được trực tiếp truyền hình trên cả nước, đây là phiên chất vấn  được đánh giá là ấn tượng nhất của hàng chục câu hỏi của các Đại biểu Quốc hội nêu trực tiếp, không tránh né các vấn đề mà quốc gia mà dư luận xã hội và đông đảo người dân Việt nam quan tâm.

Phải chăng là vận hội mới?

Mặc Lâm, RFA

Phiên họp Quốc hội chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào sáng ngày hôm nay 25 tháng 11 đang được đông đảo người dân trong nước theo dõi vì được trực tiếp truyền hình trên cả nước. Đây có thể là phiên chất vấn ấn tượng nhất của hơn 50 câu hỏi nêu trực tiếp, không tránh né các vấn đề mà quốc gia đang đối diện. Mặc Lâm có bài viết chi tiết sau đây.
Các phiên chất vấn của Quốc hội đối với những Bộ trưởng và Thủ tướng chính phủ luôn là đề tài thời sự thu hút sự quan tâm đối với người dân cả nước. Sau khi các vị Bộ trưởng hoàn tất phần trả lời vào hai ngày vừa qua vẫn còn nhiều dư âm trong các câu chuyện của người dân, đến phiên chất vấn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khiến cho không khí cả trong nghị trường lẫn ngoài xã hội dấy lên rất nhiều bất ngờ qua cách đặt câu hỏi và trả lời của Thủ tướng.

Myanmar muốn có quan hệ ‘bình thường’ với Mỹ

YANGON (AFP) -Chính phủ Myanmar muốn có “quan hệ bình thường” với Mỹ, theo lời một giới chức cao cấp trong chính phủ quốc gia này cho hay hôm Thứ Sáu, chỉ ít ngày trước khi có chuyến viếng thăm lịch sử của Ngoại Trưởng Hillary Rodham Clinton.
Ông Shwe Mann, chủ tịch Hạ Viện Myanmar, trong buổi họp báo đầu tiên trong đời ông, bày tỏ muốn có “quan hệ bình thường” với Mỹ. (Hình: Hla Hla Htay/AFP/Getty Images)
Chỉ dấu về sự mong muốn có mối quan hệ chặt chẽ hơn đã được đưa ra sau khi đảng chính trị của nhà lãnh đạo phong trào đòi dân chủ Aung San Suu Kyi có hành động đầu tiên nhằm quay trở lại chính trường ở quốc gia này.

Sự bình thản của Thủ tướng

 
Hôm qua, một chủ đề nhạy cảm đã được nói ra một cách bình thản từ người đứng đầu Chính phủ, và ngay sau đó nhận được sự đồng thuận, thậm chí tán thưởng của các vị đại biểu Quốc hội, của cử tri và nhân dân cả nước: Đó là Luật biểu tình.
Có người gọi đây là Luật treo. Có người nói đó là một món nợ. Treo suốt từ năm 1946, khi bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi trang trọng quyền biểu tình như là một quyền cơ bản của nhân dân. Và món nợ, cũng kéo dài qua 13 khóa Quốc hội, suốt 55 năm qua.
Ngày 25-11-2011, sau cuộc tranh luận nảy lửa tại Quốc hội xung quanh Luật Biểu tình, Tạp chí Xây dựng Đảng, cơ quan của Ban Tổ chức TƯ có bài "Có cần Luật Biểu tình?". Bài báo dẫn lại các quy định về quyền tự do dân chủ của người dân xuyên suốt trong cả 4 bản Hiến pháp (1946, 1959, 1980,1992) chỉ trích thẳng thừng đại biểu QH Hoàng Hữu Phước là "thể hiện nhận thức ấu trĩ, lệch lạc về biểu tình". Bởi "Biểu tình là một quyền cơ bản của người dân mà Hiến pháp đã quy định, thể hiện tính tự do, dân chủ, nhân quyền của chế độ ta, không một ai có thể bác bỏ".

Kịch bản duy tân đất nước"

Nguyễn Phúc Hiếu - Góp ý: Đề nghị của tác giả Nguyễn Trung: "kịch bản duy tân đất nước"



Vài dòng dẫn nhập của tác giả: Tôi viết lên những ý nghĩ này sau khi đã đọc kỹ ba bài viết của tác giả Nguyễn Trung. Ông là một đảng viên kỳ cựu của Đảng và từng là Đại sứ ở Thái Lan. Ông cũng là một trong rất ít người, như Trung tướng Trần Độ, có nhiều tư tưởng mới, và viết hay xuất sắc trong Đảng mà tôi được đọc. Ba bài viết dài hơn 100 trang. Riêng việc tóm lược lại những điều quan trọng nêu lên cũng phải mất 5 trang, vì thế, tôi đành để sau bài viết này như một phần Phụ lục. Trong phần tóm tắt, tôi xin nói trước: không chắc chắn tôi đã tóm được hết ý của tác giả. Tuy nhiên, đến 95% phần tóm lược là trích lại những gì chính tay tác giả viết trong ba bài nói trên. Bạn đọc có thể đọc nguyên bản trên web site viet-studies hoặc trên www. tudoimoi.org
Sở dĩ ba bài viết dài là vì tác giả Nguyễn Trung tâm sự với người đọc dựa trên lý và tình. Tình của ông là đất nước, dân tộc và Đảng mà ông đã suốt đời tận tụy.

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2011

CẦN PHÂN BIỆT LUẬT BIỂU TÌNH VỚI QUYỀN BIỂU TÌNH

 
Nguyễn Tường Thụy

Hiện nay, nhiều người còn nhầm lẫn giữa quyền biểu tình với luât biểu tình. Họ cho rằng, khi có luật biểu tình thì mới có quyền biểu tình, nếu biểu tình là vi phạm pháp luật.

Đây là một quan niệm hết sức sai lầm mà cả đến ông thạc sĩ, đại biểu quốc hội Hoàng Hữu Phước cũng không tránh khỏi.

Bế tắc

 

Lương Thanh An
Hôm qua, trước các đại biểu Quốc hội và sự theo dõi của toàn dân, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã đăng đàn và trình bày các quan điểm và các giải pháp để giảm thiểu tai nạn giao thông mà ông đưa ra con số định lượng từ 5 đến 10%.
Trong bốn nguyên nhân ông nêu ra như cơ sở hạ tầng yếu kém, số lượng phương tiện cá nhân tăng như phi mã, ý thức chấp hành luật lệ của tham gia giao thông kém và công tác quản lý nhà nước yếu kém, hai lần ông Thăng khẳng định nguyên nhân hàng đầu, nguyên nhân cơ bản là công tác quản lý nhà nước yếu kém dù Chính phủ đã ban hành nhiều quyết định, Ban bí thư cũng ban hành nghị quyết. Tuy nhiên câu nói “toàn hệ thống chính trị vào cuộc” chỉ là sáo rỗng khi chính quyến từ xã phường, đến tỉnh thành phố, đến Trung ương vẫn chưa coi đây là thảm họa cỡ “sóng thần” như Bộ trưởng Thăng ví von. Ông Thăng đã không ngần ngại nói rõ nạn mãi lộ của cảnh sát giao thông và các lực lượng chức năng đã làm cho người dân nhờn luật. Chính chỗ nhạy cảm này đã đánh trúng nguyên nhân cũng như bản chất của việc vì sao chỉ gia tăng công tác tuyên truyền sẽ rất hạn chế nếu không muốn nói là sẽ không có tác dụng.

Ngồi nhầm chỗ

Song Chi

Nếu như Quốc hội khóa XII (nhiệm kỳ 2007-2011) có những ông Nghị nổi như cồn không phải vì tài đức mà vì… những phát ngôn “để đời” bộc lộ vốn kiến thức quá kém, tầm trí tuệ quá thấp của họ như ông Nghị Trần Tiến Cảnh, đại biểu tỉnh Hà Nam khi bênh vực dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam:
"Các nước có chỉ số IQ cao đều xây đường sắt cao tốc. Ra nước ngoài tôi đi thử rồi. Tốc độ nhanh, an toàn, trẻ em đi học, bà mẹ đi làm... Việt Nam không phải nước nghèo, với quyết tâm chính trị, tôi đề nghị phải xây".
Hay ông nghị Lương Phan Cừ, đại biểu tỉnh Đắk Nông với câu ví von rât lãng mạn:

TRỜI ƠI! KINH KHỦNG QUÁ!

Cụ Phan Bội Châu
TRỜI ƠI! KINH KHỦNG QUÁ! (*)

Cụ Phan Bội Châu vì nước lao khổ làm Cách mạng cứu nước, khi Cụ mất năm 1942 cả nước truy điệu chít khăn tang. Thế mà giờ đây một kẻ đang ngồi trong QH dám chửi rủa bảo Cụ Phan "cõng rắn cắn gà nhà, mở đường cho quân phiệt Nhật đánh chiếm và giết chết nhiều triệu người Việt Nam"!
Có Trời Đất gì nữa không đây. QH và mọi người cả nước để yên cho kẻ ấy ư?
Quý vị hãy xem chính Thầy cũ và bạn cũ của kẻ ấy tố cáo kẻ ấy (chuyện mới chứ không phải chuyện cũ hồi y đi học đâu!!) - G.S Ngô Đức Thọ

Lịch sử và ông Ngô Đình Nhu

ÔNG CAO XUÂN VĨ KỂ VIỆC NGÔ ĐÌNH NHU BÍ MẬT GẶP ÔNG PHẠM HÙNG Ở KHU RỪNG TÁNH LINH-BÌNH TUY

Như đã hứa, ( 1)  ông Cao Xuân Vỹ, sau ba lần vào cấp cứu và điều trị tại bệnh viện, đã vui lòng dành cho chúng tôi một cuộc phỏng vấn để cống hiến bạn đọc một số hồi ức và kỷ niệm của ông trong thời gian đi theo Việt Minh kháng chiến rồi về hợp tác với chính phủ Ngô Đình Diệm với tư cách là người phụ tá thân cận của ông Ngô Đình Nhu, bào đệ và là cố vấn chính trị của Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2011

Ý chí và tình cảm còn lại của dân tộc

Nguyễn Gia Kiểng
"...Dù nhận định thế nào về nhau chúng ta cũng đều phải chia sẻ một khắc khoải chung là làm thế nào để gia tăng số người như chúng ta, làm thế nào để giữ cho ngọn lửa tình cảm đối với đất nước còn tiếp tục cháy. Chúng ta là ý chí và tình cảm còn lại của dân tộc..."
Chủ đề của cuộc họp mặt giữa các chí hữu và thân hữu Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên ngày 30/10 vừa qua tại Bruxelles là để trao đổi về Việt Nam trước làn sóng dân chủ mới. Tuy nhiên, vì hầu như tất cả những người tham dự đều đã theo dõi cuộc Cách Mạng Ả Rập và cũng đã biết những ý kiến của tôi về những biến động đang diễn ra trên thế giới nên trọng tâm của cuộc họp mặt nhanh chóng chuyển qua hiện tình Việt Nam.

LIÊN TƯỞNG VẶT

Thùy Linh
1. Cái ghế: Tuần trước cả nước sôi sục với ông nghị Phước. Mình trông ông rõ điển trai, có học thức, chắc không ngu. Tại sao ông lại phát biểu một điều có khi thực lòng ông không nghĩ như vậy? Lúc còn đang chạy vào QH, ông đã phát biểu ghi điểm về đa nguyên, đa đảng là Việt Nam không cần. Chắc tại cái ghế Quốc hội. Chỗ ngồi giờ làm người ta hư hỏng đến mức như vậy đấy. Cái ghế chưa bao giờ gây cảm giác bẩn thỉu như bây giờ. Nói như dân gian: “Ghế thì ít, đít thì nhiều”…Tranh nhau ngồi nên cái ghế chứa đủ hạng…mông. Mà những cái mông ấy lê la nhiều nơi lắm mới tới được ngồi ở cái ghế ấy, bảo sao không bẩn?

Bàn về vụ án Lê Văn Luyện


Ngô Ngọc Trai
Vụ án Lê Văn Luyện gây rung động dư luận rõ ràng là tiếng chuông báo động cho thấy sự xuống cấp của đạo đức xã hội. Ngay sau vụ án xảy ra, trên khắp các phương tiện truyền thông tràn ngập các thông tin mô tả hành vi hạ thủ bất lưu tình của Luyện. Đối với nhiều người, vụ án đã tạo nên một cảm giác hẫng hụt về lương tri con người. Qua cái cách mà vụ án được truyền tải đưa tin, phảng phất đâu đó những nét bất ổn, cho thấy xã hội còn lúng túng trong sự phản ứng trước một tội ác xảy ra trong lòng xã hội.
Thời điểm này, thông tin về vụ án đã bão hòa trầm lắng, người viết bài này nhắc lại cái tên Lê Văn Luyện không nhằm để gợi nhớ đến một tội ác, chúng ta nên quên đi, quên để tha thứ. Điều người viết mong muốn là thông qua vụ án được đông đảo quần chúng quan tâm, chúng ta cùng bình tâm xem xét lại một số vấn đề quan trọng để có cơ sở xử lý các vụ việc về sau. Bởi lẽ đằng sau mỗi vụ việc cụ thể luôn chứa đựng những vấn đề mang tính lý luận, nguyên tắc ảnh hưởng chi phối đến.

Giáo dân Thái Hà tiếp tục xuống đường


Người Buôn Gió
Chiều 23-11-2011 hơn 100 giáo dân giáo xứ Thái Hà đã tuần hành đến ủy ban nhân dân quận Đống Đa, để phản đối việc dân phòng quận Đông Đa đã xông vào nhà thờ đúng hôm lễ trọng Chủ Nhật, lễ Chúa Ki To Vua, một lễ rất trọng của người Công Giáo. Dân phòng quận Đống Đa xông lên cung thánh lăng mạ linh mục chủ tế, gọi linh mục chính xứ bằng thằng trước mặt hàng nghìn giáo dân, đặc biệt là nhiều thiếu nhi. Khi xông lên cung thánh, dân phòng quận Đống Đa tay nắm chặt dùi cui điện, tay cầm thuốc lá vung vẩy.

Coi chừng Chế Linh?

Ca sĩ Chế Linh (ảnh VNN)
Blog Nguyễn Thông
 
Thực tình mình cũng chả ghét bỏ yêu thương gì ca sĩ Chế Linh, chỉ coi bác ấy như người bình thường giống bao người mà mình nghe tên biết tiếng. Vậy thôi. Nhưng có những người, nhất là vị có quyền hành, đặc biệt là quyền sinh quyền sát về văn hóa văn nghệ lại không nghĩ thế.
Người bỏ nước ra đi sau sự kiện tháng tư năm 75 khá nhiều, đâu chỉ Chế Linh. Người về lại cố quốc cố hương sau bao năm lưu lạc bôn ba xứ khác cũng không ít, đâu chỉ Chế Linh. Tội to bằng cái núi như phó tổng thống “ngụy quyền” Nguyễn Cao Kỳ còn về được, còn được nghênh đón trọng thị thì cỡ Chế Linh chấp làm cái đinh gì. Hồi trước mình nghe người nhớn nói “thằng” Nguyễn Cao Kỳ lái máy bay AD6 ra ném bom Quảng Bình bị bộ đội ta bắn thương tích, ráng lết về sân bay Đà Nẵng, hút chết. Mấy chú sĩ quan tên lửa đóng quân ở nhà mình bảo nhau, thằng Kỳ mà ra đây lần nữa, mày chết với ông. Thế rồi “thằng” Kỳ về, được cả phó thủ tướng tiếp, ông Đào Hồng Tuyển chúa đảo Tuần Châu mở đại yến chúc mừng, mình chả biết các chú Tước, chú Cảnh sĩ quan hồi ấy có định bắn thêm phát nữa không, chỉ biết ông Kỳ còn sống cả chục năm nữa rồi mới “hy sinh” bên Singapore do bệnh.

Chụp mũ

Hoàng Hữu Phước 

Nguồn: Blog Giao Lưu Của Đại Biểu Quốc Hội Khóa XIII Hoàng Hữu Phước Với Cử Tri Toàn Quốc

Về Các Phát Biểu Gần Đây Liên Quan Đến Dự Án Luật Biểu Tình

Hoang Huu Phuoc, MIB
Khi đọc tham luận ngày 18-6-2010 tại Hội Thảo Quốc Gia về Giữ Gìn Sự Trong Sáng Của Tiếng Việt với đề tài “Giao Thoa Ngôn Ngữ Việt – Anh và Thực Chất Vấn Đề Giữ Gìn Sự Trong Sáng Của Tiếng Việt”, tôi có đề nghị cách làm cho Tiếng Việt trở nên dễ học hơn đối với người nước ngoài để nhanh chóng phát triển Tiếng Việt ra toàn cầu qua việc chỉnh sửa một số cấu trúc câu vừa hợp logic vừa giống văn pham câu tiếng Anh (thí dụ: đã “mặc dù” thì không dùng “nhưng”, để biến mệnh đề có “mặc dù”  thành mệnh đề phụ, còn mệnh đề theo sau là mệnh đề chính), v.v. Thế mà ngay lập tức có một vị tiến sĩ của Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn đăng đàn phản bác, chụp mũ nói tôi xúc phạm văn phạm tiếng Việt, dám đem văn phạm tiếng Anh ra làm chuẩn mực buộc tiếng Việt phải noi theo. Cần nói thêm rằng có vài trăm đề tài tham luận được đăng ký nhưng chỉ có khoảng 30 bài được chọn đăng vào kỷ yếu, số còn lại chỉ in tiêu đề và tên tác giả mà thôi. Bài của tôi, kẻ “ngoại đạo” chầu rìa bên ngoài ngưỡng cửa hàn lâm của ngôn ngữ Việt, được chọn đăng mà không có bài của vị tiến sĩ ấy; và vì được chọn đăng, tôi nhận được phong bì bồi dưỡng dày hơn. Trong khi có một vị còn nhớ đến tôi, nhà giáo cách nay hơn 20 năm, đến bắt tay chào, hỏi han, tâm sự về thế cuộc xoay vần của giáo dục nước nhà, thì đa số vẫn nhìn tôi ghẻ lạnh như thể tại sao một tên doanh nhân lại dám xuất đầu lộ diện giữa tháp ngà ngôn ngữ học.

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2011

Có thể chúng ta đã ngộ nhận trong vấn đề Nam Hải

Tác giả: Lý Thần Huy
Người dịch: Quốc Trung

Lời giới thiệu của  blog Bách Việt:

Đó là tiêu đề của một entry  mới được đưa lên blog cá nhân của một kỹ sư vật liệu xây dựng người TQ tên là Lý Thần Huy, được dịch giả Quốc Trung chuyển sang tiếng Việt và được đăng tải trên một số blog như Basam, tranhung... Nhận thấy sự khách quan trong cách trình bày vấn đề và động cơ tốt của tác giả, và cho rằng đây là một hiện tượng mới xuất hiện có thể do kết quả của quá trình diễn biến tình hình "đủ độ chín" để dư luận TQ thoát dần khỏi tâm lý cố hữu lại bị ảnh hưởng  nặng nề của công tác tuyên truyền của chính họ, nên tôi đưa lại bài này lên blog của mình để có thêm bạn đọc. Hy vọng đây là sự bắt đầu của sự nhận thức cần có từ phía nhân dân và chính phủ TQ để vấn đề tranh chấp Biển Đông được giải quyết một cách hòa bình và công bằng.  Đây cũng là một tài liệu đáng tham khảo đối với người dân và chính phủ Việt Nam (không phải vì nội dung khách quan của nó mà còn cho thấy vài sự "giống nhau" khá lý thú).   

Mẹ Nấm - Thư ngỏ và... tín hiệu

Mẹ Nấm
Sáng nay mình "được mời" cafe, vui vẻ, thoải mái với nhau là chính.
Và chuyện đi cafe với mình vốn là chuyện "bình thường như cân đường hộp sữa", bởi mình nghĩ có giao lưu đối thoại thì vấn đề mới được vỡ vạc ra thêm nhiều.
Vốn những chuyện liên quan đến quan điểm cá nhân mình thường giữ làm của để dành, xem như buổi hẹn hò nào cũng có vài bí mật cần cất giữ. Nhất là những chuyện cafe với các anh, các anh không vui lắm khi chuyện gì cũng bị "rao hàng" khắp chợ.
Nhưng có những chuyện, mình nghĩ, mình có nghĩa vụ và trách nhiệm chia sẻ với những người bạn đã đồng hành với mình.
Một trong những chuyện đó là những vấn đề liên quan đến là thư ngỏ vận động tự do cho anh Điếu Cày.

Ta cũng có biểu tình


Lỗ Trí Thâm
Biểu tình là hinh thức thổ lộ bày tỏ quan điểm đòi hỏi ủng hộ của một cá nhân hay nhiều người trước thanh thiên bạch nhật.
Biểu tình không hẳn chỉ vì chính trị, chống chế độ hay cái gì đó cao sang.
Mà biểu tình nhiều khi chỉ vì cái nhỏ vướng mắt trong cuộc sống, ví dụ như đòi xây thêm nhà trẻ, phản đối tăng học phí..
Nhưng biểu tình là hình thái sinh hoạt cao cấp của một xã hội văn minh, mang nhiều cái lợi hơn cái hại.
Trước hết nó thể hiện những căng thẳng trong xã hội mà các bên quan tâm cần phải để ý và giải quyết và nếu không có biểu tình, mâu thuẫn sẽ êm ỉ chuyển qua hướng khác, hệ quả khó lường.
Và biểu tình là thước đo chính xác, cụ thể nhất của người dân về chính sách của nhà nước mà không có bản báo cáo nào có được.
Xã hội Việt nam, trên đường hội nhập cũng cần phải có luật biểu tình, đó là điều tất yếu.

Tế nhị +18


Đào Tuấn
Theo thông báo chính thức trên website Quốc hội, ngày hôm nay, Chính phủ sẽ trình dự án luật Biển và Bộ Ngoại giao sẽ có báo cáo "thêm" về tình hình Biển Đông. Tuy nhiên, báo chí hôm nay sướng, tự cho mình quyền được nghỉ ngơi bởi đây là nội dung mà Quốc hội sẽ "họp riêng". Ngày mai cũng thế, khi Dự thảo luật được các đại biểu thảo luận.
Họp riêng, có nghĩa là chỉ số ít báo chí nhà nước được biết và đưa tin, cũng có nghĩa là nhân dân không được quyền biết, không cần biết, hoặc chỉ được biết thông qua trình tường thuật của vài phóng viên TTX.
Còn nhớ vào tháng 8-2011, khi Chính phủ có "báo cáo riêng" với QH về tình hình Biển Đông" đại biểu QH Dương Trung Quốc đã có một bài phát biểu trang trọng trước Quốc hội chỉ trích, rằng: "Phải đến lúc dư luận và đại biểu QH yêu cầu thì QH mới đưa vào chương trình một buổi báo cáo không đầy 1 tiếng và không có thảo luận".

Doanh nhân du kích

TS Alan Phan: "Bao giờ đầu óc những doanh nhân du kích mới rời bỏ khu rừng rậm?"

Alan Phan
"Trong khi các DN Á châu bận lên kế hoạch toàn cầu như Samsung, Hua Wei, hay Djarum, Shangri La, có những DN Việt vẫn coi chuyện chặt rừng làm thủy điện và trồng cao su là lĩnh vực kinh doanh quan trọng nhất..."
Khi tư duy của người quản lý bị giới hạn bởi tầm nhìn du kích thì doanh nhân chỉ có thể trở thành một tiểu thương.
Do phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm với tư duy lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều, chiến thuật du kích đã ăn sâu vào tư duy và văn hóa của không ít người Việt Nam. Không những thông dụng trong các ứng xử hàng ngày, nhiều doanh nhân còn coi đây là chiến thuật căn bản trong điều hành, quản lý công ty.

Thứ Hai, 21 tháng 11, 2011

Tôi không cô đơn khi biểu tình một mình



16/11 là 1 ngày lạnh đóng băng đầu tiên của mùa đông Praha. Nơi tôi biểu tình là bên cạnh bờ sông nên gió buốt lạnh hơn. Từ sáng sớm khi tôi đến đã có 8 người cảnh sát Tiệp đứng dàn hàng trước lãnh sự quán VN.


Vì với mục đích cá nhân nên tôi không kêu gọi sự tham gia của mọi người. Quyết định biểu tình đối với cá nhân tôi đã là một quyết định khó khăn vậy đối với mọi người nhất là đối với người sống dưới chế độ  cộng sản không coi biểu tình như một quyền hiến định hiển nhiên mà coi nó như tội chống đảng và nhà nước, thì ngay ý nghĩ biểu tình cũng ít có, huống chi là hành động.

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2011

Hành Trình Đi Tìm Công Lý


Nguyễn Thị Thanh Tuyền
Ngày đầu tiên bước chân đến Hà Nội trời hơi se lạnh, cảm giác trong lòng tôi thật khó tả. Mọi vật xung quanh tôi điều rất lạ, và tôi thấy dường như lòng mình đang nghi ngại khi phải đứng trước nhiều khó khăn không tên ở lúc sắp bắt đầu cuộc hành trình đi tìm chân lý trong cuộc sống lần này.
Tôi thấy mình ngơ ngác như một đức trẻ khi nghĩ trong lòng mình không biết rồi hai mẹ con tôi sẽ đi đến đâu về đâu giữa thủ đô đất lạ quê người.
Sáng ngày 17 tháng 11, hai mẹ con tôi đã đến Bộ Công An để nộp đơn kêu oan cho chồng nhưng ở đây không nhận đơn. Tình cờ tôi cũng gặp nhiều người khác đi kêu oan. Hoàn cảnh mà giống tôi nhất là em Trịn Kim Tiến.

Lỡ lời!

Đến khổ cho ông Đại biểu quốc hội tự ứng cử, ông  nói năng làm ăn thế nào để cho thiên hạ xỉa xói, mai đây nhà nước có cớ lại bảo không thể để cho tự ứng cử nữa, chỉ có người của đảng mới xứng đáng, xem đấy, tự ứng cử có ra gì đâu thì thật là xấu hổ cho dân ngoài đảng quá.  Hay lại là người của đảng gài vào trong dân để đổ thừa đây?

Cực kỳ nghiêm trọng


Thánh lễ chiều nay tại nhà thờ Thái Hà, đã xảy ra một sự việc cực kỳ nghiêm trọng. Trong thánh lễ chiều dành cho thiếu nhi. Khi Linh Mục chủ tế đang làm thánh lễ. Một dân phòng phường Quang Trung đã xông thẳng vào nhà thờ, đi lên Cung Thánh, nơi trang nghiêm , tôn kính nhất của nhà thờ. Tên dân phòng này cầm thuốc lá định dí vào mặt Linh Mụcđang chủ tế.



Thiếu nhi Công Giáo đang dự lễ

Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2011

LM Nguyễn Văn Khải DCCT viết về câu chuyện Thái Hà

VRNs (15.11.2011) Chúng tôi xin nhắc lại cho rõ, cha Phêrô Nguyễn Văn Khải thuộc DCCT VN đang du học tại Roma, nên tạm thời không tiếp tục làm phát ngôn viên của Thái Hà, tuy nhiên, những thao thức và kinh nghiệm của ngài về ứng xử với chính quyền, để nhờ đó có được tư do tôn giáo và sự thật được làm sáng tỏ thì vẫn rất cần cho Thái Hà, và những nơi khác.

– Italy – Kính gửi quý ông, bà, anh, chị em tín hữu Công giáo cùng toàn thể những người yêu công lý, sự thật và hòa bình, những người thực tâm muốn xây dựng một đất nước Việt Nam tự do, dân chủ, một chính quyền biết tôn trọng pháp luật.

Thái Hà: Phải chăng nhà cầm quyền đã đến bước bần cùng?

Thái Hà: Phải chăng nhà cầm quyền đã đến bước bần cùng?

VRNs (19.11.2011) – Sài GònÔng bà xưa thường nói bần cùng sinh đạo tặc, đấy là chỉ những người quá khó khăn, khốn khó, nghèo đói, thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu cả lòng liêm sỉ và danh dự, vì sự sinh tồn mà phải bất đắc dĩ đi ăn cắp, ăn trộm, lấy của người khác để nuôi thân.
Thế nhưng. Ngày nay, một xã hội văn minh với nhà lầu cao ngất ngưỡng, không còn sống dưới cái thời ăn lông ở lổ, không còn tục quyền chịu lụy bất kỳ một đế quốc ngoại bang nào, có một nhà nước XHCN hẳn hoi, vậy mà nạn cướp bóc vẫn tràn lan trên đất nước Việt Nam, không phải dân cướp mà chính là Nhà cầm quyền sở tại cướp của dân lành, Nhà nước pháp quyền Viện Nam cướp đất đai và các cơ sở tôn giáo của DCCT và của biết bao dân lành khắp từ Bắc vào Nam.

Tiếng Dân Từ Đất Quảng


Tôi biết hiện nay có nhiều kịch bản đang xây dựng nhắm vào gia đình chúng tôi, nhằm mục tiêu triệt hạ tôi và các cháu, nhưng tôi cũng biết rằng thời đại ngày nay với sự sụp đổ tất yếu của các chế độ độc tài, CSVN không dễ dàng thực hiện tội ác mà không bị trừng trị.
Huỳnh Ngọc Tuấn
Tranh Babui.
Qua bài “Tiếng Dân (1927 – 1934) : Vài Tư Liệu Mới”, tôi được tác giả (Chính Đạo) chỉ dậy cho đôi điều thú vị:
Ngày 8/10/1926, Huỳnh Thúc Kháng chính thức làm đơn gửi XLTV Toàn quyền Pierre Pasquier (10/1926-5/1927), xin được phép xuất bản một tờ báo bằng chữ Việt mới [Quốc ngữ], với tên Tiếng Dân, đặt trụ sở tại Tourane (Đà Nẵng). Mục đích nhắm sử dụng cơ quan ngôn luận này để phổ biến những tư tưởng ôn hòa hầu đưa vào kỷ luật những khuynh hướng dị biệt biểu lộ tại một khúc quanh khó khăn của sự tiến hóa tại An Nam (Trung kỳ), và hướng dẫn dân chúng tiến bộ trong trật tự và hòa bình. Về khuôn khổ, giống như những báo quốc ngữ đang lưu hành ở Đông Dương. Về phương diện pháp lý, sẽ tuân theo luật lệ hiện hành.Ngày 12/2/1927, Pasquier ký Nghị định (Arreté) cho phép Huỳnh Thúc Kháng xuất bản tờ Tiếng Dân.”
….

Thư của một công dân

Bức thư nhận lúc 0h ngày 19 tháng 11 năm 2011: Gửi các vị đại biểu Quốc Hội

Cần nhìn nhận nghiêm túc rằng, Luật Biểu Tình là những định chế, những giới hạn cho phép để không chỉ giúp công dân thực hiện quyền lợi chính đáng của mình mà còn góp phần rất tích cực vào khả năng quản lý xã hội của nhà nước. Luật Biểu Tình không được xây dựng để tạo ra những cuộc biểu tình bát nháo, hỗn loạn và vô trật tự mà là nó hợp thức hóa và đề ra chuẩn mực cũng như giới hạn cho việc biểu tình nhằm hạn chế tối đa những yếu tố tiêu cực và nguy hiểm chưa lường trước được.

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2011

Từ Bài Ca“Đáp Lời Sông Núi”

Phạm Cao Dương


Như một hiện tượng bất ngờ của lịch sử, trong những tháng cuối hè, đầu thu năm 2011, những biến cố liên hệ tới việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trước nạn xâm lấn của người Tàu đã đồng loạt và liên tiếp xẩy ra không riêng ở trong nước mà luôn cả ở Hải Ngoại và rộng hơn nữa là ở khắp nơi có ngưòi Việt cư ngụ. Biển Đông cùng với các Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở ngoài khơi, các cao điểm ở biên giới phía bắc, trên đất liền, các khu rừng đầu nguồn, Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan, các khu kỹ nghệ mới do người Tàu trúng thầu xây dựng dọc theo lãnh thổ của quốc gia với hàng chục ngàn, có thể tới hàng trăm ngàn và hơn nữa nhân công họ mang từ Trung Quốc sang đã trở thành đề tài cho các cuộc biểu tình tranh đấu, các cuộc thảo luận hay phản đối chính sách của nhà cầm quyền Cộng Sản Hà Nội cùng đối tác của họ là Trung Hoa Cộng Sản. Công hàm mang tên và chữ ký của ông Phạm Văn Đồng, người đã nắm chức thủ tướng trong chính quyền Cộng Sản Việt Nam lâu nhất trong lịch sử, đã trở thành trọng tâm của sinh hoạt báo chí và truyền thông cũng như các cuộc tranh luận của không riêng người Việt mà còn cả quốc tế nữa. Tội danh bị coi như là bán nước của ông thủ tướng họ Phạm và những kẻ đồng lõa với ông cũng như Đảng Cộng Sản Việt Nam sau một thời gian dài được giấu kín, đến thời điểm này đã được những người liên hệ thú nhận và vụng về bào chữa. Trong ít ra là mười tuần lễ Hà Nội và Saigon với những cuộc biểu tình của ngưòi dân thuộc đủ mọi thành phần, đặc biệt là của những nhà trí thức và những chuyên viên hàng đầu của chế độ đã trở thành hai trung tâm được người Việt từ mọi nơi hướng về và được giới quan sát quốc tế hàng ngày theo dõi.

Đại Vệ Chí Dị

   
Người Buôn Gió
 
Nước Vệ triều nhà Sản năm thứ 66.
Ngày Ất Hợi, Tháng Kỷ Hợi nhân lúc nửa đêm tối trời. Công sai tổng đốc kinh thành lựa lấy vài trăm quân tinh nhuệ, cho ăn no từ chiều, nai nịt gọn gàng ngậm tăm nhằm hướng Tây kinh thành tiến về ấp Thái Hà.
Đến giờ Hợi là giờ Hoàng Đạo quân lính tủa ra ngăn các ngả đường vào ấp Thái Hà, phong tỏa chặt chẽ đến con ruồi bay cũng không lọt. Bấy giờ công binh mới tiến vào làm công trình cát cứ trên đất của xứ Thái Hà.

Đến lúc phải quan tâm đến Thái Hà


-
Câu chuyện ở giáo xứ Thái Hà đã dấy lên từ đầu năm 2008. Lần đầu tiên người dân Hà Nội và người dân trong nước bất ngờ khi thấy báo chí, truyền hình của chính quyền ồ ạt tung ra những bài báo, những thước phim lên án gay gắt giáo xứ Thái Hà. Bằng những lời quy kết nặng nề, những người yếu tim nghe phải sởn gai ốc khi nghe những cụm từ mà báo, đài chính quyền nói, nào là “chống đối chính quyền, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, đi ngược lại lợi ích nhân dân, lợi dụng tôn giáo, lợi dụng việc đòi đất…”; nào là “cần nghiêm trị, phải loại bỏ, xử lý nghiêm minh, thích đáng, đưa ra trước pháp luật”. Vài người dân là cán bộ hưu trí, đảng viên lên báo, đài kêu gọi nhà nước cần phải dùng vũ lực, sức mạnh xử lý thẳng tay giáo xứ Thái Hà để làm gương….

LINH MỤC CHỨC SẮC CÔNG GIÁO XUỐNG ĐƯỜNG

TT TRỰC TIẾP TỪ HÀ NỘI

Blog Nguyễn Xuân Diện


Sáng nay, các chức sắc Linh mục Công giáo đã xuống đường.

Đây là lần đầu tiên các Linh mục và chức sắc Công giáo xuống đường bày tỏ Thái độ.
Hiện tại, họ đang tập trung tại khu vực UBND TP Hà Nội.

Có rất đông bà con giáo dân Thái Hà và nhân dân Đông Anh tham gia xuống đường.
08h50: lực lượng an ninh HN đã tiếp cận đoàn biểu tình (khoảng vài trăm người) để mời họ vào Trụ sở tiếp dân của UBND TP, 34 Lý Thái Tổ.

09h03: Trung tá Canh (CA Hoàn Kiếm - người  nổi tiếng trong các vụ bắt bớ người biểu tình) đi vào Trụ sở tiếp dân của  TP.

09h34: Xe Bus đã được đưa đến để chặn trước cửa trụ sở tiếp dân của UBND TP HN. Những người biểu tình đang đi ra Bờ Hồ từ đường Trần Nguyên Hãn.

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2011

Tranh luận nảy lửa về Luật biểu tình tại Quốc Hội

Anh Ba Sàm: Kính mời bà con đọc bài báo lẫn toàn văn lời phát biểu và cho ý kiến phản hồi (BS tạm mở lại riêng cho bài này).

Tranh luận nảy lửa về Luật biểu tình

- Đại biểu tự ứng cử ở TP. HCM Hoàng Hữu Phước cho rằng nếu lấy ý kiến, đa số dân sẽ không đồng ý ban hành Luật biểu tình, song theo ông Dương Trung Quốc, phát biểu như vậy là xúc phạm đến dân.
Thảo luận hội trường sáng nay (17/11) về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, nhiều đại biểu đã tranh thủ diễn đàn để bày tỏ quan điểm về việc cần hay không Luật biểu tình.
“Đa số công dân sẽ không ủng hộ”
Đại biểu Hoàng Hữu Phước (TP.HCM) gây chú ý với câu mở đầu bài phát biểu: “Đề nghị Quốc hội loại bỏ Luật lập hội và Luật biểu tình khỏi danh sách dự án luật”.
Lý do đầu tiên ông Phước nêu là ở Việt Nam đã có Mặt trận Tổ quốc. “Nếu Luật lập hội là để tạo nên các đối thủ bên ngoài hệ thống Mặt trận vô hiệu hóa, tiến đến xóa sổ Mặt trận, vậy Luật lập hội có cần không?”, ông Phước dõng dạc hỏi.

Tuyên bố chung

Tuyên bố chung của 7 tổ chức quốc tế gửi Bộ Ngoại giao Việt Nam

Front Line Defenders

Ngày 09 tháng 11 năm 2011
Gửi tới: Vụ trưởng Hoàng Chí Trung
Vụ các Tổ chức Quốc tế – Bộ Ngoại giao Việt Nam
Đồng kính gửi: Ông Michael Posner – Trợ lý ngoại trưởng Mỹ
Ông Bill Burns – Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ
Kính thưa ngài Vụ trưởng,
Khi phái đoàn của ngài đến Washington để đối thoại về vấn đề nhân quyền với Mỹ, các tổ chức ký tên dưới đây bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về việc thiếu tự do ngôn luận và thông tin ở Việt Nam. Đến nay đã có 20 phóng viên, blogger và những người bảo vệ nhân quyền ở đất nước ngài đã bị bắt giam vì họ dám viết về sự phủ nhận các quyền con người tại Việt Nam.

Thi công ngay trong đêm

Video: Công an bao vây Nhà thờ Thái Hà  

Được biết, dự án xây dựng Trạm xử lý nước thải của bệnh viện Đống Đa đã gặp phải sự phản đối của giáo dân giáo xứ Thái Hà bởi vì quyền sở hữu bệnh viện thuộc về Dòng Chúa Cứu Thế và giáo xứ Thái Hà, nhưng họ lại không được tham khảo ý kiến trước khi xây dựng. Mặt khác, các linh mục và giáo dân giáo xứ Thái Hà cũng đã làm đơn đề nghị nhà nước trao trả lại bệnh viện Đống Đa vì nhu cầu phục vụ tôn giáo nhưng tất cả đơn từ đều chưa được trả lời.

"Lê máy chém đi khắp miền Nam"...

Trần Kỳ Trung
ap_20101105081549571.jpg

Máy chém trong bảo tàng chứng tích tội ác chiến tranh
Trong buổi truyền hình trực tiếp của VTV về nhạc sỹ Văn Ký tối thứ 7 (ngày 13/11/2011) vừa rồi, khi giới thiệu về hoàn cảnh ra đời của bài hát “bài ca hy vọng” của nhạc sỹ Văn Ký, cô MC cho biết, thời điểm mà bài hát này ra đời là lúc phong trào cách mạng ở miền Nam bị đàn áp rất khốc liệt, Mỹ - Ngụy “…lê máy chém đi khắp miền nam giết hại các chiến sỹ cộng sản, người dân yêu nước”.

Một gia đình yêu nước bất khuất

Vũ Nhật Khuê

Trước hết, tôi xin cúi đầu tri ân những ân tình mà quý bạn đọc của Dân Làm Báo dành cho gia đình nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn. Thử đặt mình vào vị trí bị khủng bố 24/24 bằng đủ thứ hình thức, ngay cả những người hàng xóm tốt bụng cũng e dè, nhưng từ trong nghịch cảnh ấy nhận được nhiều cú điện thoại thăm hỏi từ khắp thế giới quan tâm thăm hỏi thì tinh thần của quý vị sẽ như thế nào?
Trước khi đi vào những "chuyện bây giờ mới kể" về gia đình nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn, được sự cho phép trong chừng mực của những người thân của nhà văn yêu nước, chúng tôi qua diễn đàn này xin công bố vài điều về những thông tin cần thiết mà chúng tôi hứa sẽ cung cấp cho quý vị.

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2011

Bầu chọn Vịnh Hạ Long

Democracom -  Chúng ta đang thả mồi bắt bóng

Democracom
Tôi là một con dân Việt, lại là người có tuổi thơ để lại bên Vịnh Hạ Long, nên tôi yêu Hạ Long.
Nhưng tôi lại kiên quyết không tham gia vụ bầu chọn cho Vịnh Hạ Long vừa rồi, dù chỉ 1 tin nhắn, dù bạn thân tôi là Giám đốc, phó giám đóc sở Du lịch Văn hóa QN, dù quê ngoại tôi ở đó, dù Tập đoàn tôi có công văn đến từng Cty, đơn vị trong đó đơn vị tôi phụ trách (không thô thiển như cái biển hô hào ra lệnh và ép buôc và phạm luật của ông Tuyển ở Tuần Châu nhưng đại loại như thế dù đơn vị tôi đang đóng xa Hạ Long cả hàng ngàn cấy số) ép chúng tôi phải "yêu nước = gửi tin nhắn cho HL", và còn nhiều cái "dù" khác nữa... Tại sao?

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"