Thứ Sáu, 28 tháng 5, 2010

Nạn nhân ở VN

Sáng mở mắt xem cái hình cảnh sát lôi người bị thương lên xe mà tôi không khỏi chạnh lòng nghĩ sao đất nước ở thế kỷ 21, nơi luôn lên tiếng tư tưởng nọ khuyên người ta coi trọng con người mà lại hành xử với người và nhất là người bị thương một cách kỳ lạ vậy, nghĩ thế nên tôi không dám post lại. Chiều về thấy blog khác có nhận xét không khác chi tôi. 
Ở xứ người, một người khi bị thương dù chằng thấy máu me ở đâu, người ta cũng không dám động mạnh khi di chuyển người bị thương huống chi là lôi kéo người ta như thế thì có mà đi tù, vi có thể nạn nhân sẽ kiện là làm mạnh hay lôi kéo làm vết thương của nạn nhân thêm trầm trọng.  Chả lẽ công an cảnh sát VN không học những phương thức căn bản khi gặp trường hợp phải cứu thương hay sao chứ ?

Trí thức và giáo dục

Cả hơn tuần nay khắp nơi trên mạng rộn ràng chuyện ông Phó giáo sư Văn Như Cương nói về ông thầy Đỗ Việt Khoa. Bạn đọc trên blog ai cũng sửng sốt về lời nói của ông VNC, cứ vào Google ghi tên hai ông là sẽ ra một loạt những bài gần đây nói về hai ông, đa số đều chua xót cho thầy Khoa và trách ông Cương, bởi vì tâm lý chung khi con người kỳ vọng về ai nhiều quá thì khi gặp sự bất bình dễ bị thất vọng nhiều.

Mà người Việt mình xưa nay vốn trọng chữ nghiã nên cứ thấy ai có một "bồ chữ " là tôn trọng họ mà chẳng biết là họ suy nghĩ hành xử, tư cách ra sao. Thực tế những người có kiến thức chưa chắc là đã là trí thức khi tri thức của họ bị giới hạn bởi ba cuốn sách. Đọc câu chuyện "Những khẩu hiệu quái đảncủa Nguyễn Tôn Hiệt một điển hình cho danh từ trí thức.

Một câu chuyện có thật mới xảy ra trong cuộc họp nơi tôi làm. Một cô bé tốt nghiệp cử nhân thôi, cô nói với chủ toạ là người tốt nghiệp tiến sĩ, cô hỏi tại sao những người có bằng cấp cao hơn cô lại cứ đi hỏi cô về những công việc của cô đang làm, lẽ ra họ phải hiểu hơn chứ. Người chủ toạ cuộc họp đã vui vẻ trả lời cô "Cô nên nghĩ thế này, là vì những người có Ph.D , họ không thông minh để ra trường sớm (soon enough)". Câu nói khiêm nhường của ông đã khiến phòng họp cười xoà và cho là rất đúng, mà đa số bọn họ đều là tiến sĩ cả. Cho thấy người Tây Phương không vì sĩ diện, không kẻ cả cái danh hiệu và khi họ "dốt" thì họ sẵn sàng nói họ không biết. Không lấy danh hiệu của mình để áp đặt tư tưởng hay ý kiến của họ lên người khác.

Dù sao những ngày qua đọc những bài viết nói về hai người Thầy ở VN, cho thấy đa số không ai cũng nghĩ và đồng quan điểm như ông giáo sư VNC. Tôi chỉ đọc được một bài của một blogger Trương Duy Nhất đồng ý với ông. Hy vọng những người không đồng quan điểm sẽ gióng tiếng nói mạnh mẽ để góp tay vào công việc cải tổ lại giáo dục VN.

Thứ Năm, 27 tháng 5, 2010

Hợp quần

Ai đó đã xử dụng một cái clip rất thú vị để nói lên tính hợp quần chống trả lại bạo lực của hai loại thú rừng. Khi con vật bị hiếp đáp chúng còn biết gọi đồng loại cùng nhau tỉa dần mãnh thú.  Thế còn con người chúng ta đã làm gì nhỉ? Nói vậy chứ "bản sắc dân tộc"  của tôi chắc cũng ...cụp đuôi chạy mất.:-)

"Ranh ngôn"

Một câu nói đáng để suy nghĩ:

Cho nên đừng ngạc nhiên khi Trần Văn Thực, Chánh Văn phòng Công an cộng sản tỉnh Thanh Hóa ngổ ngáo tuyên bố: “Để bảo vệ chế độ cộng sản, lực lượng công an chúng tôi sẵn sàng nghiền nát cả dân tộc này, nếu họ có ý đồ chống lại đảng, nhà nước và chế độ”.



Em Lê Xuân Dũng bị bắn chết sáng 25/05/2010 - Ảnh: NTL

Thứ Tư, 26 tháng 5, 2010

Có cần tới nhà nước lo?

Nhìn những đứa bé ở đây được cha mẹ chăm sóc, và cộng đồng tự lo bảo tồn văn hoá nghệ thuật VN, bỗng nghĩ họ có cần đến những ngân sách chi ra lo cho cộng đồng người Việt ở hải ngoại không? Có lẽ còn rất nhiều trẻ em trong nước cần đến sự quan tâm của chính phủ, cần đến ngân sách của nhà nước xây trường lớp cho các em học hành cho tử tế, chưa nói đến bảo tồn văn hoá Việt mà học hiểu lịch sử VN, không chỉ hiểu lịch sử cận đại do đảng CS lãnh đạo.
Câu hỏi đặt ra là bao nhiêu tổ chức thiện nguyện, cá nhân đổ tiền về VN giúp cho học sinh nghèo, xây trường cho học sinh trong khi nhà nước thì lo trích ngân sách mang ra nước ngoài lo cho cái đám trẻ không cần đến sự chăm lo của đảng, kỳ nhỉ.  
Hỏi thế này, có khi bị mắng, óc như hạt tiêu nên không hiểu, không trích ra nước ngoài thì lấy đâu mà chi(a) cơ chứ nhỉ.
WESTMINSTER (NV) - Cư dân quanh vùng Little Saigon có lẽ đã quen thuộc với sự xuất hiện, trình diễn những tiết mục ca múa nhạc đậm tính văn hóa truyền thống dân tộc của Ðoàn Văn Nghệ Dân Tộc Lạc Hồng từ nhiều năm qua.
Thiếu nhi đoàn Văn Nghệ Lạc Hồng: ‘Càng học con càng thích’ 

Saturday, May 22, 2010


Chương trình ca vũ nhạc truyền thống Việt Nam qua các tài năng thanh thiếu niên của Ðoàn Văn Nghệ Dân Tộc Lạc Hồng sẽ được diễn ra vào lúc 3 giờ chiều, ngày Thứ Bảy, 5 tháng 6, 2010, tại phòng sinh hoạt Nhật Báo Người Việt, 14771 Moran St., Westminster, CA 92683. Vào cửa tự do.
Chen lẫn trong tiếng đàn tranh, đàn bầu, đàn nguyệt... cùng những làn dân ca, điệu lý, Người Việt đã có dịp chuyện trò với một số phụ huynh, các cô giáo, các em thiếu nhi đang tham gia sinh hoạt tại Ðoàn Văn Nghệ Dân Tộc Lạc Hồng về chuyện học, chuyện dạy những bộ môn thuộc về âm nhạc cổ truyền Việt Nam trên mảnh đất khác biệt hoàn toàn về văn hóa này.“Con muốn học tì bà,” “Con muốn học thổi sáo”

Ðặt chân đến trụ sở sinh hoạt của Ðoàn Văn Nghệ Dân Tộc Lạc Hồng vào một chiều Thứ Bảy, dù đã biết trước nơi mình đến, nhưng quả thực, không khí của những lớp học tại đây đã tạo nên nhiều bất ngờ hơn so với suy nghĩ ban đầu.
Bên phòng ngoài này là lớp đàn. Các em thiếu nhi ở độ tuổi từ 7 đến 11, em đàn tranh, em đàn nguyệt, em tì bà, em đàn bầu, em đàn kìm, em cầm phách, tất cả đang tập luyện dưới sự hướng dẫn của một thầy giáo trẻ măng.

Cô giáo Thái Mỹ đang hướng dẫn các bé múa hát bài “Bắc Kim Thang” và “Chim chích chòe.” (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)


Âm thanh réo rắt. Những gương mặt mê say. Thầy giáo trẻ nói khi bằng tiếng Việt, lúc bằng tiếng Anh, đề nghị bài đàn, rồi lại nhắc trò “ngồi thẳng lên.” Thầy ngồi bên bộ gõ, giữ nhịp và đọc nốt nhạc của bài “Công đức sinh thành.” Lẫn trong tiếng đàn là tiếng thầy “đồ rê mí rê đồ rê 'sòn'...” rồi khi kêu lên “Nhị,” chỗ lại nhắc “Nguyệt”... Hết bài đàn, thầy nhận xét lúc nãy có chỗ nào sai, và như bao lũ trẻ con khác, đám học trò lại “nhè” những đứa lúc nãy đàn sai ra “cự,” “Chỗ đó 'intro,' sao bạn không 'intro'?”... Cãi xong, những ngón tay bé xíu lại nhún nhảy trên dây đàn, réo rắt. Bé Maggie Trịnh, 10 tuổi, theo học đàn tranh ở Lạc Hồng, thỏ thẻ bằng tiếng Việt, “Con xin mẹ đi học đàn vì con thấy bạn con đánh đàn ở một cái chùa.

Các em thiếu nhi trong lớp học đàn thuộc đoàn văn nghệ Dân Tộc Lạc Hồng. (Hình:Ngọc Lan/Người Việt)


Maggie nói “con tập khoảng 15 phút ở nhà. Lâu lâu con quên mẹ phải nhắc, còn nhiều lần là con tự đánh.” Bây giờ, sau hai năm học, Maggie đã “biết đàn nhiều bài lắm” nên “lâu lâu lên sân khấu con cũng run nhưng con không quên bài bởi vì con tập lâu rồi.” Ngoài đàn tranh, Maggie muốn sắp tới sẽ học đàn tì bà.
Bé Trịnh Quang Nghĩa, 7 tuổi, học đàn nguyệt được một năm, có lẽ là cậu bé nhỏ nhất trong lớp đàn. Nghĩa nói chầm chậm bằng tiếng Việt, “Con tập đàn ở nhà nhiều lắm, 15 phút mỗi ngày,” và sau đàn nguyệt, Nghĩa “muốn học đàn bầu” chứ không học đàn tranh, bởi “đàn tranh của con gái.” Tôi bật cười, thì ra đàn cũng được chia theo “giới tính.” Cậu bé Brian, 11 tuổi, thì đang học đàn nhị và đàn bầu, nhưng “đàn bầu giỏi.” Brian cũng cho rằng mình đi học đàn dân tộc vì “Mới đầu con thấy mấy người Phật tử mang đàn đến chùa đánh, con cũng muốn đánh nên hỏi ba mẹ và ba mẹ mang con đến đây.” Danny Lê, học đàn nhị được 4 năm, thì thật thà nói, “Con không nhớ lúc vô học có thích không, vô học con vui có một chút thôi, nhưng không đi thì bị mẹ rầy, vô đây cũng bị cô rầy mấy lần vì con phá!”




Cô Thảo Nguyễn đang tập cho các em một điệu múa dân tộc. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
Trong khi đó, bằng giọng nói pha tiếng Bắc, bé Minh Châu bắt đầu mỗi câu trả lời bằng chữ “dạ thưa cô” rất dễ thương.
“Dạ thưa cô, con tên Minh Châu.” “Dạ thưa cô con 7 tuổi.” “Dạ thưa cô, con lớp 1.”
Minh Châu nói em theo học với Lạc Hồng được một năm rưỡi, “học múa với hát.” Mỗi ngày Kim Châu đều tập múa ở nhà cho mẹ coi, và “mẹ khen con múa đẹp.” Vì được mẹ khen nên em còn “muốn học ở đây lâu nữa.
Bên lớp kế bên, các bé trên 10 tuổi đang tập hát bài những bài khó hơn. Có em thuộc lòng lời bài hát, có em đọc được tiếng Việt thì nhìn bản nhạc.
Nghe các em ngân nga lời trong các bài “Lý quạ kêu” hay “Lý ngựa ô Huế,” tôi chợt nhớ lời cô Nguyễn Thị Mai, chủ tịch Hội Phát Triển Nghệ Thuật Truyền Thống Việt Nam, cũng là một trong hai người sáng lập ra Ðoàn Văn Nghệ Lạc Hồng, tâm sự, “Mỗi một em học một bài hát, một bài đàn, một bài múa là học cả một nền văn hóa nằm sâu bên trong. Phải giải thích cho các em hiểu vì sao lời bài này là như vậy, vì sao nó buồn vì sao nó vui...
Ðó cũng là lý do vì sao chị Tố Uyên, phụ huynh bé Victoria, cho con mình sinh hoạt tại Lạc Hồng, “Tôi muốn cho con học biết thêm tiếng Việt, học được thêm được cái gì về truyền thống văn hóa Việt thì hay cái đó.
Chị Tố Uyên chia sẻ, “Thật ra đưa đón cũng mất thời giờ lắm, mất 3 tiếng mỗi Thứ Bảy hằng tuần, có khi ở chờ, có khi bận quá thì cũng bỏ đó. Nhưng khi thấy các bé biểu diễn hay quá và con mình có tiến bộ thì cũng ráng.”



Những đóng góp âm thầm bền bỉ
 
Nói về sự thành công của Ðoàn Văn Nghệ Lạc Hồng trong gần 20 năm qua, cô Nguyễn Thị Mai, không muốn nói về vai trò, công lao của người sáng lập, mà chỉ muốn ghi nhận sự giúp đỡ bền bỉ của những phụ huynh và lớp học trò kế thừa. Những người đó như là chị Trang, người lo trang phục cho các buổi biểu diễn từ 10 năm nay của Lạc Hồng; là chị Trang trông coi các lớp học, điều động học trò, sắp xếp các buổi diễn, như vai trò một người quản lý; là “cô giáo” Thảo Nguyễn, Thái Mỹ trước học đàn tranh và múa, giờ, mỗi cuối tuần lại trở về dạy hát và múa cho các bé khác nhỏ hơn. Thái Mỹ, đang là sinh viên UCI, tâm sự, “Em rất thích dạy các em nhỏ ở đây vì từ nhỏ em đã quen với không khí sinh hoạt của Lạc Hồng. Giờ em trở lại để hướng dẫn các em nhỏ vào mỗi Thứ Bảy.”
Các em thiếu nhi thuộc đoàn văn nghệ Dân Tộc Lạc Hồng đang tập múa đũa bài “Tay ngà quay tơ.” (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

Thái Mỹ cho biết em rất thích làm công việc thiện nguyện này “vì các em nhỏ rất hồn nhiên, lúc nào cũng có gì đó làm em nhớ lại hồi nhỏ em cũng được múa hát như vậy.” Ðể dạy cho các em 5, 6 tuổi hát được và hát đúng tiếng Việt thì Thái Mỹ tập cho các em đọc thuộc lòng cho rõ chữ, xong rồi mới hát. Riêng cô giáo Thái Mỹ thì không chỉ biết đàn tranh mà còn mê hát dân ca và biết hát cải lương nữa, mà muốn hát cải lương thì “phải hiểu tiếng Việt lắm thì mới hát được.” Chị Trang, với kinh nghiệm của một phụ huynh miệt mài cho con theo học ở Lạc Hồng từ 5, 6 năm qua, nhận xét, “Sự thật là nhạc dân tộc ở đây nhiều em không thích lắm. Con tôi cũng vậy. Có điều bây giờ nó đã đàn hay rồi thì kêu nó nghỉ thì nó không nghỉ, dù có lúc cũng thấy nó làm biếng.” Chị Trang cũng cho rằng, “Ðứa bé nào đã theo được học múa, học nhạc dân tộc thì sau này sẽ rất ngoan bởi nó được sống trong nếp văn hóa Việt Nam của mình.” Ðiều thu hút nhất với người viết là khi đứng xem các em tập múa đũa. Làm sao có thể cầm đũa ở cả hai tay một cách điêu luyện, lại gõ cho đũa kêu theo điệu nhạc nữa chứ? Người tập cho các em tiết mục này là em Thảo Nguyễn, hiện đang học ở Cal State Long Beach. Trước Thảo học múa từ thầy Lưu Hồng, giờ cuối tuần em trở về dạy múa lại cho các em nhỏ hơn. Trước khi có thể múa được thì Thảo phải tập cho các em cách cầm đũa, rồi gõ cho nó kêu, “mất khoảng một, hai tháng.” Rất kỳ công nhưng khi đã điều khiển được đôi đũa trong 2 tay mình thì các em rất mê. Chiều Thứ Bảy, trong khi nhiều em có thể tung tăng theo ba mẹ đi xem phim, đi học võ, đi picnic, thì nhiều em lại miệt mài bên những cung điệu, lời ca bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của thế hệ bố mẹ mình. Các em đàn, hát, múa trong niềm vui thích trẻ thơ và trong sự xúc động của những bậc cha mẹ đang muốn con mình vẫn nhớ mình là người Việt Nam, và “điều con đang là văn hóa Việt Nam.”

Thứ Hai, 24 tháng 5, 2010

"Một thằng hèn" ?

Đọc câu văn dưới đây mà không khỏi xót xa cho tuổi trẻ VN, cho những người yêu nước VN, cũng chỉ vì đã có những người không thể yêu nước và chấp nhận làm thằng hèn cho nên họ phải đổi mạng sống để bỏ nước ra đi như "ông Hồ thời xưa đi tìm đường cứu nước", gõ tới đây mới nhớ hồi đó chắc chả có ai gán cho ông Hồ là kẻ phản quốc, kẻ ăn dư thưà cặn bã bơ sữa của Mỹ của Tây cả nhỉ.
Bây giờ thế hệ sau, họ chỉ có thể làm "thằng hèn yêu nước". 

"Tôi đành chấp nhận mình trở lại thân phận của một thằng hèn và tiếp tục để nỗi đau lòng của một thằng yêu nước dày xéo lương tâm của mình.
Nguyễn Minh

"Một người làm, cả họ liên lụy"
trong bài viết sau gửi Dân Luận 

Kính thưa Ban biên tập và quí bạn đọc,
Sau khi gởi đến Dân Luận những tấm ảnh "HS.TS.VN" do tôi thực hiện vào giữa tháng 4, tôi đã tiếp tục việc làm này ở một số nơi tại thành phố Hồ Chí Minh vào cuối tháng 4 vừa qua. Việc làm đã xong, ảnh đã có, nhưng mãi đến ngày hôm nay, tôi mới có thể gởi đến Ban biên tập, vì một phần là do công ăn việc làm, phải đi xa và mới trở về được vài hôm. Phần khác là gia đình tôi khám phá ra là tôi đã dám làm chuyện "tày trời", nên đã năn nỉ tôi ngưng, để không liên lụy đến gia đình. Điều này đã làm cho tôi phải khựng lại và suy nghĩ rất nhiều. Trong xã hội này, mặc dù lúc nào chính quyền cũng nói là "sống và làm theo pháp luật", nhưng khi cần, họ áp dụng luật rừng để đối xử với nhân dân và hành xử như một chế độ phong kiến, đó là "một người làm, cả họ liên lụy". Họ đã áp dụng cách này đổi với gia đình anh Điếu Cày và gia đình của nhiều nhà dân chủ. Đây chính là điều tôi phải suy nghĩ và sau cùng đã phải hứa với gia đỉnh là tôi sẽ không tiếp tục nữa. Tuy nhiên, những tấm ảnh tôi chụp những việc làm vào cuối tháng tư; tôi vẫn gởi cho Ban biên tập và xem như là đóng góp sau cùng của tôi cho những việc làm tuy nhỏ, nhưng lại không thể tiếp tục.
Xin cho tôi gởi lời cám ơn đến tất cả những bạn đã hỗ trợ, khuyến khích việc làm của tôi. Xin gởi lời tạ lỗi đến anh Nguyễn Ngọc là mặc dù cố gắng vượt lên trên sự lo âu, sợ hãi, nhưng sau cùng tôi đã không vượt qua được sự lo âu những gì sẽ xảy ra cho gia đình. Tôi đành chấp nhận mình trở lại thân phận của một thằng hèn và tiếp tục để nỗi đau lòng của một thằng yêu nước dày xéo lương tâm của mình.
Nguyễn Minh


img001_1.jpg
img002_1.jpg
img003_1.jpg
img004_1.jpg
img005_1.jpg

Trung Quốc tấn công ?

Mấy hôm nay cứ suy nghĩ hoài về câu nói của một người làm việc chung.  Bà ta là một trí thức của Đài Loan, tình cờ trong câu chuyện hỏi thăm gia đình bà, và hỏi bà nghĩ thế nào một mai đây Đài Loan nhập vào Trung Quốc. Bà kể, đó là vấn đề tế nhị ngay cả trong gia đình bà, khi ông bố thì người gốc Trung Quốc mà người địa phương gọi là "Mainlander" còn gia đính mẹ bà thì gốc mây đời từ Taiwan, họ không thấy có liên hệ gì với Trung Quốc cả. Do đó bà nói Đài Loan phải đối mặt với hai làn sóng và còn tuỳ thuộc đảng nào cầm quyền. Tuy nhiên bà nói bà nghĩ Trung Quốc sẽ phải để cho Đài Loan tự trị chứ không thể có một chính thể như Trung Quốc, bà nói dù sao thì Trung Quốc quá mạnh. Bà nói một câu làm tôi băn khoăn và ngay sau đó bà nghĩ bà nói hớ nên bà chữa lại.  Bà nói "Chỉ vài ba năm nữa thôi Trung Quốc sẽ lấy cả nước Mỹ, à không thế giới thôi, vì công nghệ của họ đã mạnh lắm rồi". Nghe bà nói mà tôi hết hồn, nghĩ bụng bà là trí thức thật nhưng chắc là đàn bà nên chỉ phát biểu theo cảm tính nhiều hơn và bà muốn nhấn mạnh sự lớn mạnh của Trung Quốc khiến cho người dân Đài Loan dù không muốn cũng sợ, nên họ chỉ chọn con đường hoà bình nhân nhượng ? Và trong câu chuyện giữa bà với tôi, bà chỉ có ý muốn nói những người Á Châu là những người cần cù và thông minh trong những công việc làm ở phòng lab như bà với tôi, cho nên dễ hiểu là có thể "take over America" theo ý bà diễn tả, vì như bà nói để ý vùng Silicone Valley toàn người Á Châu làm trong lãnh vực kỹ thuật, còn người da trắng thì họ làm quản lý (manager).Nghe bà nói tôi không khỏi cười thầm, thế thì họ là chủ còn mình là thợ, thì làm sao mà có chuyện "take over America" chứ. 
Nhưng đó là chuyện của những người Trung Hoa với nhau, chỉ câu nói ngầm nói lên sự thể China sẽ làm chủ thế giới khiến phải post lại bài báo từ Bauxite Việt Nam, (vì trang đó vẫn bị tấn công).   Đọc bài báo sau mà không khỏi buồn cười bài báo nói VN là quốc gia "lòng lang dạ sói" và là một "tiểu nhân bỉ ổi", và dẫn chứng trong bài báo nói đến những sự kiện  luôn xảy ra dưới sự cầm quyền "lãnh đạo sáng suốt của đảng ta". Hoá ra những sự việc do đảng lãnh đạo khiến bây giờ cả quốc gia mang tiếng nhục bị "thiên triều" mắng cho như vậy. Và đưa đất nước vào chỗ bị đe doạ ngày đêm như thế.  Ai đời một quốc gia mà bị những bài báo linh tinh ở một nước khác kêu đích danh như thế mà chính phủ ta không biết có làm gì để phản đối chưa? Kêu đích danh ông tổng bí thư ra mắng khéo.  Trở thành một cái cớ cho TQ có thể dùng vũ lực đánh VN?
Dù biết rằng trong vòng 30 ngày họ có thể nuốt trọn VN, nhưng chắc TQ không chọn con đường đó trước mặt thế giới, nhưng trong khi đó thì cứ cái kiểu đánh du kích cho ngư dân mình chết dần chết mòn thì họ có cớ, những bài báo của họ khiêu khích người dân của họ giết dân VN, rồi thì hai bên quan to ngồi lại nắm tay xin lỗi đổ lỗi tại dân ?
Chán nhỉ ?

08/05/2010


Giọng lưỡi báo chí chính thống Trung quốc nói về Việt Nam: “Trung Quốc phải dùng vũ lực để tấn công bọn Việt Nam lòng lang dạ sói”

Đó là tít của bài báo được đăng trên hàng trăm trang mạng của Trung Quốc, bài sớm nhất đề ngày 29/8/2008, bài muộn nhất đề ngày 30/4/2010, và đến ngày hôm nay, khi chúng tôi tra cứu theo Google cụm từ trên, thì trên hàng trăm trang mạng đã xuất hiện gần một chục ngàn từ mục.
Khi anh em cộng tác viên của BVN đề xuất với người điều hành trang mạng cho dịch đăng vài bài báo loại này, ông rất phân vân. Bởi theo ông, trong khi các phương tiện truyền thông Việt Nam đang đưa tin theo hướng giải quyết các tranh chấp giữa hai nước Việt Trung bằng con đường hòa bình, đúng phương châm “16 chữ vàng” của hai đảng, thì việc cho dịch đăng những bài đã cũ đó lên BVN liệu có làm khoét sâu hận thù, tổn thương đến tình cảm giữa hai dân tộc láng giềng hay không?
Lời phản bác nghe rất có lý của GS Nguyễn Huệ Chi đã buộc các công tác viên BVN quyết định sục tìm thêm trên nhiều website của Trung Quốc. Rốt cuộc sự thực vẫn là sự thực: các bài viết hù dọa, bôi nhọ, lăng mạ và vu cáo Việt Nam vẫn tồn tại nhan nhản ra đấy, không hề có bài nào bị rút bỏ.
Vì thế, bài báo mà chúng tôi quyết định dịch đăng dưới đây là một trong rất nhiều bài ngẫu nhiên chứ không cố ý lựa chọn, cho phép chúng ta cảm nhận rõ ràng một sự xuyên tạc trắng trợn lịch sử của tập đoàn lãnh đạo Bắc Kinh, đầy dẫy giọng điệu hiếu chiến, hậm hực, hung hăng, mạ lỵ nước bạn láng giềng một cách trắng trợn, đáng ra không nên gắn vào miệng một đất nước như Trung Hoa, đất nước vĩ đại của cuộc Cách mạng Tân Hợi, lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập nền cộng hòa đầu tiên ở Châu Á, và ngày nay đang có tham vọng vươn lên vai trò đàn anh của thế giới.
Xem giọng điệu bài báo, ta có thể nhận định, tác giả của nó không phải là những người dân thường, mà là những quan chức “có gang có thép” trên miệng. Điều đó càng khiến ta không thể tưởng tượng nổi, vì sao nhân danh tiếng nói của những tác giả có vị thế xã hội cao như vậy trên trường quốc tế, lại có thể sắt máu và hạ đẳng đến như thế.
Chúng tôi không muốn bình luận nhiều hơn nữa. Xin đăng toàn văn ngay sau đây để các cư dân mạng “thưởng lãm”; nhân thể cũng để các nhà lãnh đạo Việt Nam chiêm nghiệm về tư cách của người hàng xóm luôn mồm xoen xoét “16 chữ vàng”; và để những Lê Chiêu Thống thời nay biết rõ tâm địa của chính cái bọn miệng nói hữu nghị hài hòa, nhưng trong lòng thì coi khinh họ như cỏ rác. Phải chăng họ đang ôm nhầm chân một triều đại tồi tệ nhất trong lịch sử Trung Hoa?) Phải chăng không thể tìm thấy ở đâu trong thư tịch cổ bất cứ một bản văn nào xấu xa hơn những thứ mà báo chí chính thống của Đảng CS Trung Quốc đã và đang công khai tung ra để bôi nhọ Việt Nam?
GS Vũ Cao Đàm

Đại dương vô cùng rộng lớn, nguồn tài nguyên biển vô cùng phong phú, trong khi đó nguồn tài nguyên trên đất liền ngày càng cạn kiệt, môi trường sống của con người ngày nay càng ngày càng xuống cấp, kinh tế biển ngày càng phát triển, đòi hỏi một nguồn tài nguyên lớn mới có thể đáp ứng được nhu cầu sinh tồn của con người. Đại dương không còn là bí ẩn của con người, những cuộc chinh phục của con người khiến cho đại dương không còn bình yên nữa.
Diện tích biển của Trung Quốc vào khoảng 3 triệu km2, chiếm 1/3 diện tich đất liền, nhưng không phải là một nước lớn mạnh về tài nguyên biển. Trung Quốc là nước có 1, 3 tỷ dân, đồng thời có truyền thống văn hóa lịch sử rực rỡ lâu đời. Trong quá trình bị các nước nhỏ láng giềng xâm lược, tài nguyên biển bị cướp đoạt, tổ tiên chúng tôi đã truyền lại rằng: “nguyên biển là tài sản quý báu”. Nói về quần đảo Nam Sa của Trung Quốc (chính là Trường Sa của Việt Nam), số các hòn đảo mà Việt Nam xâm chiếm và cướp đoạt là nhiều nhất, gồm 29 hòn đảo. Đồng thời Việt Nam đã khai thác số lượng lớn dầu khí, thu được lợi nhuận to lớn, còn Trung Quốc thì không thu được gì.
Việt Nam là láng giềng của Trung Quốc, nhưng đã không mong muốn cùng Trung Quốc phát triển phồn thịnh. Trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam, tôi thấy đây là mối quan hệ giữa “người nông dân và con rắn độc”. Việt Nam luôn sắm vai “thất tín bội nghĩa”, trong những thời điểm quan trọng lại “chơi” lại sự khoan dung và lương thiện của Trung Quốc. Trong tình hình quốc tế hiện nay, vì sự phát triển hài hòa của Trung Quốc, việc dùng lực chống lại Việt Nam không thể chậm trễ hơn nữa. Vì sao phải đánh Việt Nam bằng vũ lực? Tôi xin chỉ ra 2 khía cạnh lớn sau đây:
I. Việt nam là một quốc gia lòng lang dạ sói
Ngay từ những năm 60 Trung Quốc đã bắt đầu ủng hộ Việt Nam cả về quân sự, kỹ thuật, kinh tế với quy mô lớn. Trong những năm đó, bản thân Trung Quốc cũng rất khó khăn, mặc dù là ủng hộ Việt Nam, nhưng mặt khác cũng là bảo đảm an ninh quốc gia. Với sự ủng hộ vô tư của Trung Quốc, Việt Nam đã đánh bại gần 560 nghìn quân Mỹ tại Việt Nam, buộc Mỹ tháng 11/1968 tuyên bố chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam. Chiến tranh kết thúc, Trung Quốc lại vô tư ủng hộ Việt Nam cả về nguồn lực và nhân lực trong công cuộc xây dựng cơ sở hạ tầng, đặt cơ sở vững chắc cho cho việc phục hồi kinh tế tại Việt Nam.
Sự vô ơn của Việt Nam còn biểu hiện ở việc lúc đó Việt Nam một tay nhận viện trợ vô tư của Trung Quốc, một tay lại ngấm ngầm chìa ra cho Liên Xô cũ. Dưới sự thao túng của Liên Xô cũ và các nước đế quốc, Việt Nam đã làm đủ trò để quấy nhiễu ở biên giới Trung-Việt, dẫn đến đổ máu cho người dân Trung Quốc. Tại Việt Nam, Việt Nam sát hại và trục xuất số lượng lớn Hoa kiều. Lúc đó Việt Nam còn xuất quân tấn công Campuchia, ủng hộ Heng Somrin. Không thể nhẫn nại hơn trong tình thế bất khả kháng đó, tháng 2/1979, Trung Quốc phát động cuộc chiến tranh phản kích tự vệ. Trong hoàn cảnh đất nước Trung Quốc hết sức khó khăn vẫn vô tư giúp đỡ Việt Nam, nhưng cuối cùng, bọn Việt Nam đã bắt tay với Liên Xô cũ, một đối thủ của Trung Quốc, cầm súng bắn lại ân nhân Trung Quốc. Chúng ta hãy nghĩ xem, bọn Việt Nam lòng lang dạ sói đến mức nào nữa?
II. Việt Nam là đất nước “tiểu nhân bỉ ổi không biết xấu hổ”.
Trung Quốc -Việt Nam là hai nước láng giềng uống chung nguồn nước, nhiều chính trị gia Việt Nam đã đến học tập tại Trung Quốc, tương đối hiểu biết về chính sách và quan điểm nhân văn của Trung Quốc. Trong thời kỳ mới Trung Quốc theo đuổi quan hệ láng giềng hòa bình, hợp tác hài hòa, Trung Quốc vẫn giữ thái độ khoan dung quảng đại để quan hệ với Việt Nam.
Trước đây không lâu, ngày 30/5/2008, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh đột nhiên đến thăm Trung Quốc. Trong cuộc đến thăm lần này, vị Tổng bí thư này nói rất nhiều điều làm cảm động lòng người, mồm bô bô: “láng giềng tốt, bạn bè tốt, chiến hữu tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, tỏ ra rất chi là thân thiết... sau này mới biết, thì ra kinh tế Việt Nam bị Mỹ cấm vận, lạm phát tăng cao, kinh tế của Việt nam xuất hiện nguy cơ khủng hoảng nên Việt Nam mới chạy đến xin cầu viện Trung Quốc... Đến khi vừa về nước vị Tổng bí thư này liền trở mặt, liên kết với đối thủ cạnh tranh của Trung Quốc là Công ty dầu khí Mobil để khai thác dầu khí trên quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa) mà Việt Nam xâm chiếm và cướp đoạt. Việt Nam thật là vô liêm sỉ, không biết hổ thẹn.Trong quá trình tranh cướp các đảo của Trung Quốc, còn ra vẻ “quang minh chính đại” liên kết với công ty dầu khí nước ngoài tiến hành thăm dò khai thác. Mục đích của Việt Nam là quốc tế hóa các đảo chiếm được với tâm địa độc ác, không biết xấu hổ. Đây là hành vi điền hình của “cường đạo biến thành quân tử”, chủ yếu là nhằm thỏa mãn tham vọng của Phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ, đây là 2 nước vô liêm sỉ. Vì vậy đúng là không thể giải được hận khi Trung Quốc không dùng vũ lực để thu hồi phần lãnh hải đã mất.
Chính sách của Chính phủ Việt Nam đối với Trung Quốc là vô cùng nham hiểm, biểu hiện ở việc, khi Trung Quốc ra sức cải tạo và phát triển kinh tế Vịnh Bắc Bộ và đạt được những thành quả về kinh tế thì Việt Nam một mặt tìm cách lợi dụng và hưởng thụ, một mặt lại liên kết với Hoa Kỳ - quốc gia đầu sỏ trên thế giới để ngăn chặn sự phát triển của Trung Quốc. Khi đăng cai tổ chức Thế vận hội Olympic, Trung Quốc lại đề cập đến vấn đề chủ quyền biển và vấn đề hợp tác Trung – Việt để khai thác dầu khí tại biển Nam Hải (Việt Nam gọi là Biển Đông), thì, bọn Việt Nam đã thực sự là bọn con cháu phá gia chi tử, chúng điên cuồng khai thác trộm tài nguyên dầu khí trên vùng biển của Trung Quốc, Việt Nam còn liên kết với những lực lượng can thiệp “quốc tế”, khiến vùng biển Trung- Việt trở thành một tiêu điểm quốc tế.
Việt Nam đã vi phạm nguyên tắc căn bản: láng giềng hữu nghị, không có chiến tranh, cùng nhau phát triển. Xem ra Việt Nam đã đi theo vết xe đổ của những năm 70, vẫn còn muốn diễn vai kẻ bán đứng ân nhân đã giúp đỡ họ, trở thành một kẻ “tiểu nhân vô liêm sỉ” thực thụ. Hàng loạt các biện pháp hiện nay của Việt Nam giải thích đầy đủ rằng, cuộc chiến tranh Trung - Việt năm 79 vẫn chưa đủ dạy cho Việt Nam một bài học tơi bời thì trong bài học lần này, chúng ta cần làm triệt để, để Việt Nam có được bài học nhớ đời và cũng là vì lợi ích lâu dài của Trung Quốc
Trung Quốc hiện nay đang rất cần tinh thần võ biền, nhưng đã đưa ra chính sách “ẩn giấu tài năng” lâu dài mai phục, khiến cho nhiều người trong nước vẫn ngu ngơ cho rằng thế giới đang phát triển hài hòa? Trong khi đó, có kẻ lại nghĩ Trung Quốc là một “con sư tử dũng mãnh” đang đe dọa các nước khác? Trong khi đó lại để cho một bọn oắt tì như Việt Nam mà vẫn có thể xâm chiếm lãnh hải Trung Quốc, và cứ nhâng nhâng thăm dò và khai thác mà không một mảy may đau lòng? Tất cả điều đó cho thấy đã đến lúc chúng ta cần từ bỏ thái độ khoan dung, nhân nhượng, mà phải dùng vũ lực để chứng minh Trung Quốc là một đất nước hùng mạnh.
Có người cho rằng bây giờ chưa phải là thời điểm phù hợp để đánh Việt Nam, trên thực tế chiến tranh là khuynh hướng ứng xử của kẻ mạnh, thực ra là muốn nói rằng: Trung Quốc ơi, anh chưa phải là kẻ mạnh đâu. Để cho một nước lỏi con như Việt Nam dám xâm lược hải đảo của Trung Quốc, khoan dung thái quá với Việt Nam là hủy diệt chính mình. Dùng vũ lực tấn công Việt Nam cần tàn nhẫn, cần phá hủy triệt để các cơ sở quân sự của Việt Nam, tất nhiên bao gồm cả cơ sở hạ tầng dân sự. Đối với một nước vô liêm sỉ như vậy, chúng ta không cần xem xét những gì là đạo đức và vô đạo đức, chỉ cần phù hợp với lợi ích quốc gia đó chính là cuộc chiến tranh chính nghĩa, nhân dân Trung Quốc cũng sẽ ủng hộ đến cùng.

Vũ Cao Đàm dịch

Cư dân mạng có thể tìm được hàng loạt những bài viết có nội dung tương tự trên các website sau đây của Trung Quốc:

hi.baidu.com/yueli88/blog/item/.../a5e8b535fa52518ca71e12e2
www.armsky.com/BbsJunshi/bbsgaojing/200807/10478.html -
bbs.tiexue.net/post_2959709_1.html
military.china.com/zh_cn/critical3/27/.../14997280.html –
122323.148365.com/article8751.html –
www.cnweapon.com/?action-viewnews-itemid-14205 –
dabuyiyang.blog.hexun.com/47660504_d.html
www.xycq.net/forum/archiver/tid-141614.html -
yangleitsinghua.bokee.com/
paowang.net/news/3/2009-12-31/20091231094552.html –
club.xilu.com/wx2008/replyview-965502-50323.html

Sau đây là ảnh chụp các website của Trung Quốc ngày 5/5/2010, trên đó có rất nhiều website đăng bài
báo vừa dịch trên đây

Thứ Bảy, 22 tháng 5, 2010

Ông bí thư

Nghe ông Nguyễn Bá Thanh tâm tình, ông có vẻ là một người rất gần gũi với dân, tâm sự với dân vui vẻ. Cô em tôi mới về Đà Nẵng, cô nhìn thấy Đà Nẵng phát triển nghe người ta khen ông, cô "xúi" người dân nên bầu lại cho ông.  Tuy rằng cũng có những tin tức không tốt về ông Thanh, nhưng mà nghe ông nói chuyện tôi cũng thấy có cảm tình với ông, tuy là một người có quyền hành nhưng ông không có vẻ "hách xì xằng" của kẻ có quyền có chức.
Hy vọng có nhiều quan chức tâm tình với dân như thế, có thế dân mới có cơ hội hiểu người của đảng nhiều hơn. Và cũng mong là ông không bị đưa ra kiểm điểm vì "tội" nói chuyện với dân :-)
Chiều về nghe tiếp đoạn video hơn một tiếng, lại thấy ông bí thư này "vui đáo để", ông nói chuyện trả thù cứ như lãnh đạo một băng đảng nào đó :-).

Thứ Sáu, 21 tháng 5, 2010

Try- Fu production

Thấy trên mạng quảng cáo bộ phim do nhóm học sinh cấp 3 làm, nên lôi về để từ từ có thì giờ xem, xem đoạn đầu thấy các em học sinh này có kỹ thuật và phân cảnh có vẻ "nhà nghề" ghê đó chứ.  Nếu các em học sinh cứ như nhóm này tập trung vào những công việc như thế này để phát huy tài năng cũng như cung cách làm việc hoà hợp với một nhóm (as a team) thế này thì rất tốt cho xã hội, hơn là lang thang làm những việc vô bổ có hại cho xã hội.



<
  1. Try 1
  2. Try 2
  3. Try 3
  4. Try 4
  5. Try 5
  6. Try 6
  7. Try 7
  8. Try 8
  9. Try 9
  10. Try 10

Thứ Ba, 18 tháng 5, 2010

Còn đảng, còn mình ?

Đọc cái câu "công an nhân dân chỉ biết còn đảng, còn mình" ,mới thấy nhân dân VN quả là có tính khôi hài cao độ trong một xã hội "công an toàn trị".  Nếu không thế thì quả thực nhà nước CSVN không ngần ngại nói lên "chủ trương" của họ đối với nhân dân của họ ?
Gần đây có nhiều biểu ngữ, tranh ảnh gây thắc mắc cho dân, khiến họ nghĩ là sai lầm, nhưng tôi nghĩ chả có sai lầm gì mà đó chính là chủ trương của nhà nước muốn dần dần huớng dẫn người dân phải suy nghĩ như thế.
Xem thêm lời bình


Nắng Chiều

Xem cuốn phim cũ thời trước 75, bây giờ cả hai tài tử chính Thanh Nga và Hùng Cường đều đã khuất.




  1. Hùng Cường - Thanh Nga, phim Nắng chiều 1
  2. Hùng Cường - Thanh Nga, phim Nắng chiều 2
  3. Hùng Cường - Thanh Nga, phim Nắng chiều 3

    Chủ Nhật, 16 tháng 5, 2010

    Câu chuyện Sô Viết

    Một câu chuyện Sô Viết do nhóm X-Cafe thực hiện phần phụ đề Việt ngữ.
    Nếu clip không hiện ra, xin reload lại browser sẽ thấy.




    1. Cau chuyen So Viet Part 1
    2. Cau chuyen So Viet Part 2
    3. Cau chuyen So Viet Part 3
    4. Cau chuyen So Viet Part 4
    5. Cau chuyen So Viet Part 5
    6. Cau chuyen So Viet Part 6
    7. Cau chuyen So Viet Part 7
    8. Cau chuyen So Viet Part 8 
    9. Cau chuyen So Viet Part 9 
    Hay xem toan bo

    5/26/10 
    Tin cho biết hôm nay Youtube ngưng chiếu bộ phim này vì copyright, nhưng nhóm làm phim này sẽ bán DVD trên Amazon và cũng sẽ chiếu trên các nước và cũng sẽ được trình chiếu tại VN trong tháng Sáu. 
    Câu chuyện Xô viết (The Soviet Story) nói về các tội ác của chủ nghia cộng sản. Bạn có thể download bản full của bộ phim này ở: http://bit.ly/9u8Hld (189MB) hoặc tại X-cafevn.org.
    Sau khi download xong 2 phần, các bạn hãy dùng WinRAR để giải nén. Do đây là bản mp4 nên các bạn hãy cài thêm phần mềm KMPlayer hay VLC Media Player để có thể coi phim.

    Alternative link: http://bit.ly/bdc9gI (bản 700MB)

    Blog ở Multiply bị nhiễm virus?

    Đọc cái tin sau đây từ trang blog Tumasic thì có lẽ trong vài ngày sắp tới phải cẩn thận không dám đọc các blog của Multiply.Các trang Multiply bị gài virus từ  ktdt.com.vn như trong bản tin của Tumasic ?


    Việc một trang blog trên hệ thống mạng Multiply bị nhiễm virus Trojan là cực ky nguy hiểm. Bởi vì Multiply kết nối rộng lớn các tài khoản với nhau, những người sử dụng Multiply khác hàng ngày vẫn nhận được update từ blog Ban Mai Xanh nếu như có kết nối với blog này. Chỉ cần click vào blog này, virus Trojan sẽ được cài đặt tự động vào máy tính của người đó, trở thành gián điệp lấy cắp các tài liệu, mật khẩu, ... và gửi về máy chủ ( hackers ).

    Cẩn thận nhé!!!

    Thứ Bảy, 15 tháng 5, 2010

    Tức nước vỡ bờ?

    Theo báo Hànội Mới thì người dân ở xã Yên Phụ, tỉnh Bắc Ninh đập phá UBND xã chỉ vì nghi cái chuông ở chùa là giả. Nhìn cảnh tang thương của văn phòng chính quyền xã hoặc là dân chả còn coi "chính quyền" ra cái gì nữa hai là tức nước vỡ bờ, một hình thức làm loạn mà có thể họ chỉ dùng cái chuông để làm cái cớ nói lên sự "không ra cái thể thống gì của một chính quyền xã?" .  Lẽ ra chuyện của tôn giáo để tôn giáo lo, khi không nhà nước nhúng tay vào để khi có chuyện không vưà ý, dân mang nhà nước ra xử, kể ra người dân xã này thực thi quyền làm chủ của họ ghê đó chứ.  Tôi đóan họ không hành xử như những người không biết tôn trọng luập pháp, nhưng mà luật pháp ra sao, người thực thi phải ra làm sao đó cho nên người dân mới phải có hành vi như vậy. Cho nên người ta cứ thắc mắc Nhà nước này là loại nhà nước nào. Đáng tiếc!



    Chiếc chuông bị nghi đã bị đánh tráo được người dân mang đến đặt tại trụ sở UBND xã

    Trụ sở UBND xã sau khi bị người dân đập phá

    Đến cả phòng của Chủ tịch UBND xã cũng lâm vào cảnh tan hoang

    Hành động tụ tập, quá khích của người dân đã vi phạm pháp luật

    Thứ Sáu, 14 tháng 5, 2010

    Thư ông Nguyễn Trung nói về Bauxite


    "Bây giờ thì tất cả chúng ta đã ngồi trên lưng cọp (vấn đề bauxite) rồi, điều tốt nhất Tân Rai có thể cống hiến cho đất nước là báo cáo trung thực toàn bộ quá trình xây dựng, vận hành và kinh doanh alumin với Đảng, Chính phủ và nhân dân cả nước để từ đó rút kinh nghiệm cho toàn bộ vấn đề bauxite ở Tây Nguyên, vì chỉ có nhìn nhận đầy đủ sự thật thì mới có thể rút kinh nghiệm và có được những quyết định đúng đắn."

    Trìch đoạn một lá email của ông Nguyễn Trung gửi cho bạn bè, mà ngay cả web trí thức trong nước cũng đăng tin này , lời kêu gọi của ông rồi có quá muộn màng ?

    Hoà Thượng Thích Quảng Độ

    Buổi phỏng vấn đặc biệt của một nhóm Oslo Freedom Forum với Hoà Thượng Thích Quảng Độ.




    Thứ Năm, 13 tháng 5, 2010

    Ông tân Tổng Lảnh Sự Hoa Kỳ tại Saigon

    Tin từ email, trích lại cho mọi người cùng đọc nhé.

    Mùa hè năm nay, khoảng tháng 9, một người VN đầu tiên sẽ thay thế Ông Kenneth Faifax về Saigon làm Tổng Lảnh Sự Hoa Kỳ. Đó là Ông LÊ THÀNH ÂN…
    Đài VOA đã nhanh chóng làm cuộc phỏng vấn Ông nhưng lại để nhầm tên là LÊ CÔNG ẨN, sau đó đã đính chánh.
    Ông Ân sinh năm 1954, gia đình trước 75 sống tại Saigon. Anh, chị, em đều học trường Pháp. Năm 1962 một nhà ngoại giao trong tòa Đại Sứ USA ghé thăm gia đình, có ý muốn nhận 1 người làm con nuôi đem về Mỹ. Anh của Ân là Thọ, khoảng 9, 10 tuổi được chọn nhưng không dám đi. Cuối cùng Ân lúc đó 8 tuổi xung phong theo cha mẹ nuôi về Mỹ năm 1962.  
    Ba nuôi Ân là một nhà ngoại giao lảo thành. Ông vẫn để tên VN cuả Ân là LÊ THÀNH ÂN, nhắc nhở Ân phải học tiếng VN, phải thường xuyên viết thư cho cha mẹ ruột. Sau khi tốt nghiệp Đại học, ông hướng dẩn Ân vào Bộ Ngoại Giao làm việc đến nay.
    Ân là một tài năng đặc biệt trong ngành ngoại giao của Hoa Kỳ.
    Ông từng làm Tổng Lãnh Sự tại Nhật, Singapore, đang cuối nhiệm kỳ Tổng Lãnh Sự tại Pháp.
    Tháng 6 này về Maryland nghĩ 2 tháng trước khi đến Saigon nhận nhiệm sở mới.
    Nhiệm kỳ cuả ông Ân hình như là 3 năm. Vợ ông cũng là người VN 100%, hai người lập gia đình sau 1975 tại vùng Maryland, Virginia.
    Mùa hè này ông Ân sẽ chính thức là chủ căn nhà số 4 đại lộ lê duẩn, Q.1, Saigon , Nam Việt Nam. Căn nhà mà cựu Đại Sứ Graham Martin đã di tản khỏi VN 35 năm về trước.

    Thứ Tư, 12 tháng 5, 2010

    Trần Huỳnh Duy Thức

    Một phiên toà phúc thẩm mới kết thúc hôm 5/11/2010, không ai có thể tin tưởng hay hy vọng gì ngoại trừ ông Đại sứ Mỹ ở VN, ông Michael Michalak, hình như người Mỹ luôn có tinh thần lạc quan đôi lúc rất ư là ...ngây ngô, có lẽ thế nếu không thì họ đã không thua ở chiến trường VN trong thế kỷ trước?
    Thôi thì ai có thắc mắc tại sao cái ông Trần Huỳnh Duy Thức đã làm gì (để lật đổ chính quyền của nhân dân) mà bị tù tới 16 năm, xin cứ đọc sơ sơ mấy bài sau.  Theo tôi thì trước sau thì ông THDT bị án tù cao như thế chỉ vì tội ...mơ mộng. Mơ mộng quá ở một xứ sở VN thì rất là không nên. Đơn giản chỉ có vậy thôi!!!.  Ai bảo hô hào bắt chước ông Obama đòi thay đổi (Change) làm chi.  Xứ người thì họ muốn thay thế nào cũng được vì dân tộc họ là dân tộc luôn đi tới, không thích thì họ sẵn sàng đập đổ xây lại cái khác, chứ dân tộc mình thì vốn thích đứng yên, đi lùi càng hay :-) Cứ để cho cái nhà VN nó tự mục rồi nó đổ, ai biểu hô hào thay đổi như người thấy mái dột đòi thay ngay mái để mái chưa kịp thay thì có người mời vào ở chỗ chắc hơn khỏi cần thay mái. Thế có khổ không cơ chứ.  Nói gì thì nói THDT từ một người mơ mộng mà một sớm một chiều trở thành một người đấu tranh cho dân chủ rất nổi tiếng.

    Nghĩ về Chấn - Thanh Hương

    Tuyên-ngôn-Lạc-hồng-Trần Đông Chấn

    KỶ SỬU VÀ VẬN HỘI MỚI CỦA VIỆT NAM

    Chính trị -Trần Đông Chấn

    Khủng hoảng – cơ hội cuối -Trần Đông Chấn

    Gõ thêm

    Tiếp tục Chấn Lạc Hồng 

    Trần Đông Chân ở Wordpress

    Trần Đông Chấn ở Blogspot


    Nếu ai không vào được những trang ở trên. Blog Anhbasg đã post pdf file để có thể đọc hay download ngay.

    Thứ Ba, 11 tháng 5, 2010

    Có phải là biện minh ?

    Đọc bài viết Việt Nam, 35 năm sau chiến tranh, lẽ ra chúng ta những thế hệ sau cần phải tìm hiểu thêm hai mặt của một cuộc chiến thì mới phải, đó là thái độ trân trọng lịch sử.  Nhưng đọc hai comments sau của hai bạn trẻ ở trong nước thì kỳ vọng sự bao dung giữa những người không hề tham dự vào cuộc chiến chắc cũng mong manh lắm thì phải.  Mong rằng họ không là đại diện cho số đông thanh niên VN mà kiến thức về lịch sử đang được "định hướng".


    "Đừng biện minh vòng vo và bào chữa cho giặc.

    Chúng tôi là sinh viên tại Hà nội, chúng tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của các bạn sinh viên ở Sài gòn là ”Tội ác cao như núi của Mỹ là như vậy mà nhiều kẻ hèn hạ người Việt lại có thể biện minh bào chữa được cho chúng thì tôi không thể hình dung được tâm địa của chúng hè hạ đốn mạt đến nhường nào? Tôi hoàn toàn đồng ý với lời viết đầy xúc động của các bạn trẻ ở Sài gòn cho rằng: Chúng tôi là lớp thanh niên trẻ hiện nay ở Sài gòn, chúng tôi đồng tình với ý kiến rất xác đáng của ông Phạm Công Tình và xin nói thêm, nhiều người trong Đảng CSVN bảo thủ, quan liêu, tham nhũng và bất lực trước trung quốc, đạo đức suy đồi là có cần phải lên án, nhưng không vì thế lợi dụng phong trào đấu tranh đòi dân chủ để khôi phục lại chế độ bản thỉu cũ VN Cộng hòa, kẻ làm tay sai cho Mỹ giết hại đồng bào mình. Đó là bằng chứng thêm nữa về bản chất của những kẻ bán nước làm vấn đề phải phân định rõ ràng, những kẻ tay sai cho đế quốc, chúng ở đâu cũng làm khổ nhân dân và đất nước Việt nam mình. Chuyện Mỹ gây bao chết chóc đâu khổ cho đồng bào mình như vậy mà còn cố bào chữa biện minh cho chúng thật là bỉ ổi và cần phải được lên án. Những kẻ đó về Việt nam sống sao được, Hãy để cho chúng sống ở với Mỹ hết đời. Tưởng vậy là sung sướng sao? Nhục đó đâu phải hạnh phúc. ”

    Chúng tôi thấy cần nhấn mạnh điều này, đừng bao giờ cho chúng bước chân về đất nước này cho bẩn đất nước ta. Hãy cho chung sống những năm tháng nhục nhã nơi chúng đã ôm chân nếm góp giầy đó. Đừng tưởng nhân dân đang oan ghét những ông Cộng sản bảo thủ, tham nhũng suy đồi đạo đức mà lợi dụng làm bậy. Với đất nước này những kẻ làm tay sai cho giặc vẫn chưa từ bỏ thái độ đó, không có đường quay về đâu. Làm sao có thể quay về lợi dụng chuyện này để làm tan hoang đất nước này? Chiến tranh như vậy là đã quá đủ, bây giờ là lúc phải xây lại đất nước, không thể để cho dân khổ mãi được! Bất kỳ đảng phái nào như Tân Việt, Dân chủ Tự do, Nông Dân tự Do v.v…đều có quyền tham gia vào chính trị xã hội Việt nam nhưng Việt nam Cộng hòa, kẻ làm tay sai cho giặc, sát hại đồng bào mình, tham nhũng suy đồi đạo đức, nhân dân miền Nam đã quá chán ghét, phỉ nhổ nên đã vùng lên kết hợp với Đảng CSVN đuổi Mỹ hạ gục ngụy, sao nay lại có thể có đường quay lại. Đừng biện minh vòng vo, hãy nhớ bất kỳ đảng phái nào đều có quyền tham gia, chỉ trừ bọn bán nước Việt nam Cộng hòa. Hãy nhớ lấy điều này. Lịch sử không lặp lại trang đau khổ đó dâu? Đừng mơ tưởng hão huyền, nhân dân nay không ngu đâu?"

    Nguyễn Thị Thu Trang


    "Chúng tôi là lớp thanh niên trẻ hiện nay ở Sài gòn, chúng tôi đồng tình với ý kiến rất xác đáng của ông Phạm Công Tình và xin nói thêm, nhiều người trong Đảng CSVN bảo thủ, quan liêu, tham nhũng và bất lực trước trung quốc, đạo đức suy đồi là có cần phải lên án, nhưng không vì thế lợi dụng phong trào đấu tranh đòi dân chủ để khôi phục lại chế độ bản thỉu cũ VN Cộng hòa, kẻ làm tay sai cho Mỹ giết hại đồng bào mình. Đó là bằng chứng thêm nữa về bản chất của những kẻ bán nước làm vấn đề phải phân định rõ ràng, những kẻ tay sai cho đế quốc, chúng ở đâu cũng làm khổ nhân dân và đất nước Việt nam mình. Chuyện Mỹ gây bao chết chóc đâu khổ cho đồng bào mình nư vậy mà cò cố bào chữa biện minh cho chúng thật là bỉ ổi và cần phải được lên án. Những kẻ đó về Việt nam sống sao được, Hãy để cho chúng sống ở với Mỹ hết đời. Tưởng vậy là sung sướng sao? Nhục đó đâu phải hạnh phúc."

    Nguyễn Công Bình

    Chủ Nhật, 9 tháng 5, 2010

    Shanghai World expo 2010


    Người ta gửi cho những tấm hình phô trương sự vĩ đại của TQ :-) điều  có thể khiến người dân ở xứ khác hay bị choáng về những cái gì cũng thật to của nước này mà không nhìn thấy còn vô số những điều bẩn thỉu nhỏ nhặt của nước này, cho nên post lại đây thật nhỏ cho người xem đỡ bị ... choáng nhé :-) 

    Shanghai World Expo 2010 with  opening ceremony
     
    Fireworks 
illuminate the sky during the opening ceremony of the 
World Expo 2010 in Shanghai

    Pháo bông khai mạc World Expo 2010 ở Shanghai

    World leaders gathered in Shanghai as the city
 kicked off the 
World Expo with a star-studded opening ceremony that ended with skies 
over the city set ablaze in a massive fireworks show

    From the United States to North Korea, a total
 of 189 countries 
will have exhibitions at the six-month event that is expected to attract
 up to 100 million visitors 
    Từ United States đến North Korea, có 189 nước ,hội chợ mở 6 tháng và dự trù 100 triệu người đến xem .
    The star-studded indoor festivities included 
action star Jackie 
Chan, Japanese singer Shinji Tanimura, concert pianist Lang Lang and 
opera star Andrea Bocelli, among 2,300 performers

    Action star Jackie 
Chan and Chinese singer Song Zhuying perform 
while accompanied by a group of dancers 
    Tài tử Jackie Chan and Chinese singer Song Zhuying đang biểu diễn .
    Colourfully dressed dancers hold up stuffed toys as they perform a
 dance at the Expo opening 
    Khoảng 2300 diễn viên trình diễn trong buổi lễ khai mạc .
     
    The opening ceremony was a feast of lights, 
colour, fireworks and 
dancing 
    Đại diện các sắc tộc ở Trung Quốc .
     

    Chinese pianist 
Lang Lang performs at the opening ceremony

    Chinese pianist Lang Lang performs at the opening ceremony.
     
    Legendary Italian
 tenor Andrea Bocelli was just one of the 2,300 
performers who made the opening ceremony of the Expo such a success  

    Italian tenor Andrea Bocelli was just one of the 2,300 performers who made the opening ceremony of the Expo such a success
    Fireworks are launched during the opening. The
 Shanghai Expo, the 
first held in a developing country, is a source of pride for many city 
residents, though they already are complaining about crowds, traffic 
jams and other disruptions 
    Fireworks are launched during the opening.
     
    Expo organizers had insisted on keeping 
details of their plans for
 the evening performances hush-hush, saying they did not want to spoil 
the surprise.
     
    animated 
    Gian hàng Tây Ban Nha với hình cử động của em bé khổng lồ .
    spain

    Nhìn từ ngoài , gian hàng Tây Ban Nha như một người phụ nữ có mang đang nằm .

    serbia 
    The Serbian pavilion
    south korea 
    Gian hàng của Nam Hàn , trưng bày những thành tụ về kỹ thuật .

    seed cathedrailGian hàng của Anh .
    macau 

    Gian hàng của Ma Cau (The Macau pavilion)

    car seat changes angle according to speed 
    Một kiểu xe điện tương lai .

    Thứ Bảy, 8 tháng 5, 2010

    Chán ơi là chán

    Mấy hôm rồi đọc chuyện trên mạng ồn ào về lá thư của ông Thứ Trưởng bộ ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn gửi ông nghị viên Joseph Cao (bản tiếng Việt) , tôi cứ nghĩ với cái đầu đơn giản chuyện gì rồi cũng sẽ tới, nhưng mong cho lâu tới thì càng tốt vì vẫn cảm thấy sờ sợ những cái từ "nhà nước với đảng ta", hôm nay đọc những câu chuyện cứ như là một phóng sự xã hội đen và lá thư của đại sứ VN ở Ukraina và thấy những người ở hải ngoại chống CS hết lòng là có lý, họ bảo vệ cho những người dân của cộng đồng không phải có những lo lắng như cái lời văn thư sau đây


    "Trang web “conglyvn.com” hoạt động trái pháp luật, sử dụng tiếng Việt, đối tượng phục vụ là người Việt nhưng chưa có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam, chưa được sự đồng ý của Đại sứ quán Việt Nam tại Ucraina.

    Đại sứ quán Việt Nam tại Ucraina yêu cầu “Diễn đàn công lý” chấm dứt vô điều kiện mọi hành vi vu khống ảnh hưởng đến uy tín của Đại sứ quán và đe dọa trật tự an ninh trong cộng đồng người Việt Nam tại thành phố Kharkov, đồng thời dừng ngay hoạt động trái pháp luật của trang web “conglyvn.com”.

    Nếu yêu cầu trên không được thực hiện, Đại sứ quán có đủ chứng cứ để buộc tội ông Nguyễn Hùng Long, các thành viên của “Diễn đàn công lý” và trang web “conglyvn.com” theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và Ucraina."

    Thử hỏi ngày nào toà đại sứ VN điểu khiển các cộng đồng VN ở hải ngoại kiều như thế thì ai mà chịu cho nổi, người ta đi tìm tự do sinh sống theo luật ở bản xứ mà lại bảo là sử dụng tiếng Việt, lập trang web.. .chưa có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyển VN thì người ta chống không muốn dây dưa gì với cái chính quyền ấy là phải lắm rồi.

    Chán!!!

    Việt Nam 35 năm trước

    Bài báo Mỹ ghi là Việt Nam, 35 năm sau, nhưng tôi nhìn hình của 35 năm trước, nơi ấy ngày ấy báo chí VN ngày nay chỉ nói đến thương đau của Miền Bắc bị bom Mỹ, nhưng không thây nói đến chiến tranh bom đạn của Miền Bắc bắn vào Miền Nam, không thấy nói những cuộc khủng bố bom đạn vào người dân miền Nam, lính Mỹ có thể chết ở chiến trường, nhưng người dân Miền Nam ở thành phố, trên xe đò, xe lửa bị bom đạn của miền Bắc "giải phóng" thì không hề thấy nhắc đến, lính VNCH có bao giờ ra Bắc gây tử vong cho đồng bào Miền Bắc không? Thế đấy lịch sử chỉ có đối với kẻ thắng trận, và 35 năm rồi vẫn chưa thấy ai trong lãnh đạo nói một lời an ủi.  Có ai hỏi người dân Miền Nam có muốn "giải phóng" không? Có hỏi người bỏ nước ra đi thật sự tại sao họ bỏ nước ra đi mà trong chiến tranh có bao nhiêu triệu người bỏ nước ra đi ? Câu hỏi ấy phải dành cho thế hệ sau tìm câu trả lời, phải chăng?


    Vietnam, 35 years later


    Last Friday, April 30th, was the 35th anniversary of the Fall of Saigon and the end of the Vietnam War, and last Tuesday, May 4th, was the 40th anniversary of the shooting of protesting students at Kent State University. The Vietnam War and America's involvement in it affected the lives of millions for well over a decade, exacting a massive human cost with millions of deaths and countless injuries - both physical and mental - that plague many of those involved to this day. United States military involvement and troop strength grew rapidly after 1964 - at its highest level in 1968, with over 500,000 troops on the ground. The Vietnam Veterans Memorial in Washington, D.C. now bears the engraved names of 58,267 of those troops. It's nearly impossible to encapsulate an event of such scale in a handful of photographs, but here, 35 years after the end of the conflict, is my attempt. (47 photos total)


    Hovering U.S. Army helicopters pour machine gun fire into a tree line to cover the advance of South Vietnamese ground troops in an attack on a Viet Cong camp 18 miles north of Tay Ninh, northwest of Saigon near the Cambodian border, in Vietnam on March 1965. (AP Photo/Horst Faas)


    An M41 tank of the South Vietnamese Army advances on enemy positions in Saigon, Vietnam in May of 1960. (US Department of Defense) #

    Injured Vietnamese receive aid as they lie on the street after a bomb explosion outside the U.S. Embassy in Saigon, Vietnam, March 30, 1965. Smoke rises from wreckage in background . At least two Americans and several Vietnamese were killed in the bombing. (AP Photo/Horst Faas) #


    A U.S. Marine CH-46 Sea Knight helicopter comes down in flames after being hit by enemy ground fire during Operation Hastings, just south of the Demilitarized Zone between North and South Vietnam on July 15, 1966. The helicopter crashed and exploded on a hill, killing one crewman and 12 Marines. Three crewman escaped with serious burns. (AP Photo/Horst Faas) #

    A young Marine private waits on the beach during the Marine landing, Da Nang, Vietnam, August 3, 1965. (U.S. Marine Corps.) #

    A napalm strike erupts in a fireball near U.S. troops on patrol in South Vietnam in 1966 during the Vietnam War. (AP Photo) #

    A Vietnamese litter bearer wears a face mask to keep out the smell as he passes the bodies of U.S. and Vietnamese soldiers killed in fighting against the Viet Cong at the Michelin rubber plantation, about 45 miles northeast of Saigon, Nov. 27, 1965. More than 100 bodies were recovered after a human wave assault by guerrillas. (AP Photo/Horst Faas) #


    Sgt. Ronald A. Payne, from Atlanta, Georgia, Squad Leader of Company A, 1st Bn, 5th Infantry, 25th Infantry Division, checks a tunnel entrance carrying a flashlight and a sidearm, before entering it to search for Viet Cong and their equipment during Operation "Cedar Falls" in the Ho Bo Woods, 25 miles north of Saigon on January 24th, 1967. (US Department of Defense/SP5 Robert C. Lafoon, US Army Sp Photo Det Pac) #


    An aerial port bow view of the Forrestal Class Aircraft Carrier, USS Forrestal, underway approximately one month after fires and explosions damaged the ship leaving 132 crewmen dead, 62 injured, and two missing and presumed dead while on duty in waters off Vietnam in July of 1967. (U.S. Navy/PHC H.L. WISE)#


    A UH-1D helicopter from the 336th Aviation Company sprays a defoliation agent on a dense jungle area in the Mekong delta. (US Department of Defense/Brian K. Grigsby, SPC5) #


    Buddhist nun Thich Nu Thanh Quang burns to death in an act of suicide protest against the government's Catholic regime at the Dieu de Pagoda in Hue, South Vietnam, May 29, 1966. (AP Photo) #

    Paratroopers of the U.S. 2nd Battalion, 173rd Airborne Brigade hold their automatic weapons above water as they cross a river in the rain during a search for Viet Cong positions in the jungle area of Ben Cat, South Vietnam on Sept. 25, 1965. (AP Photo/Henri Huet) #


    (1 of 3) South Vietnamese forces escort suspected Viet Cong officer Nguyen Van Lem (also known as Bay Lop) on a Saigon street Feb. 1, 1968, early in the Tet Offensive. (AP Photo/Eddie Adams) #


    (2 of 3) South Vietnamese General Nguyen Ngoc Loan, chief of the national police, fires his pistol into the head of suspected Viet Cong officer Nguyen Van Lem on a Saigon street, on Feb. 1, 1968. (AP Photo/Eddie Adams) #


    (3 of 3) South Vietnamese General Nguyen Ngoc Loan holsters his gun after executing suspected Viet Cong officer Nguyen Van Lem whose body lies on a Saigon street Feb. 1, 1968, early in the Tet Offensive. (AP Photo/Eddie Adams) #


    Demonstrators in Berkeley, California march against the war in Vietnam in December of 1965. (AP Photo) #


    Anti-war protesters gather by the Reflecting Pool with the Washington Monument in the background, in Washington D.C. on Oct. 21, 1967. (AP Photo) #


    A Viet Cong base camp is torched near My Tho, Vietnam on April 5th, 1968. In the foreground is Private First Class Raymond Rumpa, St Paul, Minnesota, C Company, 3rd Battalion, 47th Infantry, 9th Infantry Division, with 45 pound 90mm recoilless rifle. (US Department of Defense) #


    An Air Force F-100D Super Sabre aircraft fires a salvo of 2.75-inch rockets against an enemy position in South Vietnam on January 1st, 1967. (US Department of Defense) #


    During Operation "Bushmaster", a member of Company "L", (Ranger), 75th Infantry, wearing camouflage makeup sits alone with his thoughts while waiting to participate in an assault mission against North Vietnamese Army (NVA) forces in Vietnam in August of 1971. (US Department of Defense/SP4 John L. Hennesey, 221st Sig Co) #


    Women and children crouch in a muddy canal as they take cover from intense Viet Cong fire at Bao Trai, about 20 miles west of Saigon, Vietnam on Jan. 1, 1966. (AP Photo/Horst Faas) #


    The body of an American paratrooper killed in action in the jungle near the Cambodian border is raised up to an evacuation helicopter in War Zone C, Vietnam in 1966. (AP Photo/Henri Huet) #




    U.S. Marines emerge from their muddy foxholes at sunrise after a third night of fighting against continued attacks of north Vietnamese 324 B division troops during the Vietnam War on Sept. 21, 1966. (AP Photo/Henri Huet) #


    Members of the 101st Airborne Division take photographs during the Bob Hope Christmas Show at Camp Eagle in Vietnam on December 23rd, 1970. (US Department of Defense/SP5 Joel M. Shanus, USA Sp Photo Det, Pac) #


    Entertainer Sammy Davis Jr. performs for members of the 1st Cavalry Division (Airmobile) in an undisclosed location in Vietnam during February of 1972. (US Department of Defense/SP4 George Gibbons, USA Sp Photo Det, Pac) #

    A supply helicopter comes in for a landing on a hilltop forming part of Fire Support Base 29, west of Dak To in South Vietnam's central highlands on June 3, 1968. Around the fire base are burnt out trees caused by heavy air strikes from fighting between North Vietnamese and American troops. (AP Photo) #


    A marine helps his wounded comrade to cover despite North Vietnamese fire during battle on May 15, 1967 in the western sector of "Leatherneck Square" south of the demilitarized zone in South Vietnam. (AP Photo/John Schneider) #


    Supporters of the Vietnam moratorium lie in the Sheep Meadow of New York's Central Park Nov. 14, 1969 as hundreds of black and white balloons float skyward. A spokesman for the moratorium committee said the black balloons represented Americans who died in Vietnam under the Nixon administration, and the white balloons symbolized the number of Americans who would die if the war continued. (AP Photo/J. Spencer Jones) #


    Demonstrators tend to fallen student John Cleary after he was shot and wounded by the Ohio National Guard on the campus of Kent State University May 4 1970. He survived. Four students were killed and nine wounded during a demonstration against the expansion of the war in Vietnam into Cambodia. (KSU Photo by Doug Moore/REUTERS) #


    (1 of 3) Bombs with a mixture of napalm and white phosphorus jelly dropped by Vietnamese AF Skyraider bombers explode amidst homes and in front of the Cao Dai temple in the outskirts of Trang Bang, June 8, 1972. In the foreground are Vietnamese soldiers and news and cameramen from various international news organizations who watch the scene. The towers of the Trang Bang Cao Dai temple are visible in the center of the explosions. (AP Photo/Nick Ut) #


    (2 of 3) South Vietnamese forces follow after terrified children, including 9-year-old Kim Phuc (center left), as they run down Route 1 near Trang Bang after an aerial napalm attack on suspected Viet Cong hiding places, June 8, 1972. A South Vietnamese plane accidentally dropped its flaming napalm on South Vietnamese troops and civilians. The terrified girl had ripped off her burning clothes while fleeing. The children from left to right are: Phan Thanh Tam, younger brother of Kim Phuc, who lost an eye, Phan Thanh Phouc, youngest brother of Kim Phuc, Kim Phuc, and Kim's cousins Ho Van Bon, and Ho Thi Ting. Behind them are soldiers of the Vietnam Army 25th Division. (AP Photo/Nick Ut) #


    (3 of 3) Television crews and South Vietnamese troops surround 9 year old Kim Phuc on Route 1 near Trang Bang after she was burned by a misdirected aerial napalm attack, June 8, 1972. A South Vietnamese plane targeting suspected Viet Cong positions dropped its flaming napalm on the civilian village. (AP Photo/Nick Ut) #


    Side view of an HH-53 helicopter of the 40th Aerospace Rescue and Recovery Squadron as seen from the gunner's position on an A-1 of the 21st Specialist Operations Squadron. (USAF Photo by Ken Hackman) #


    Dak To, Vietnam, First Sgt. Benjamin Reynolds and 1st Sgt. Robert M. Baker, both of Co. B, 3rd Bn., 12th Infantry, 4th Infantry Division, raise the American flag on Hill No. 927 on December 5th, 1967. (US Department of Defense/Spec. 4 R. Abeyta) #


    D. R. Howe (Glencoe, MN) treats the wounds of Private First Class D. A. Crum (New Brighton, PA), "H" Company, 2nd Battalion, Fifth Marine Regiment, during Operation Hue City on February 6th, 1968. (US Department of Defense) #


    Unaware of incoming enemy round, a South Vietnamese photographer made this picture of a South Vietnamese trooper dug in at Hai Van, South of Hue, Nov. 20, 1972. Camera caught the subsequent explosion before the soldier had time to react. (AP Photo) #


    A Viet Cong prisoner awaits interrogation at the A-109 Special Forces Detachment in Thuong Duc, Vietnam, (25 km west of Da Nang), 23 January 1967. (AFP PHOTO/National Archives) #


    On May 7th, 1968, near Tan Son Nhut Airbase outside Saigon, Vietnam, the bodies of three North Vietnamese Army (NVA) soldiers lie in the street just off Plantation Road in an area which was devastated by air strikes and fires during a battle in and around the Old French Cemetery. (US Department of Defense/SP5 J.F. Fitzpatrick, Jr., 69th Sig Bn (A)) #


    A North Vietnam ese 122 mm shell explodes in a direct hit on a U.S. ammunition bunker of 175 mm cannon emplacements at Gio Linh, next to demilitarization zone between north and south Vietnam, Sept. 1967. (AP Photo) #


    A wounded U.S. paratrooper grimaces in pain while waiting for medical evacuation at base camp in the A Shau Valley near the Laos border in South Vietnam during the Vietnam War. Photo taken by then AP photographer Hugh Van Es on May 19, 1969. (AP Photo/Hugh Van Es) #


    Released prisoner of war Lt. Col. Robert L. Stirm is greeted by his family at Travis Air Force Base in Fairfield, California on March 17, 1973, as he returns home from the Vietnam War. (AP Photo/Sal Veder) #


    South Vietnamese marines line beaches and swim out to ships, fleeing from the northern port city of Da Nang on March 29, 1975 before its fall to the Viet Cong and north Vietnamese. This picture was taken as some marines successfully fled, abandoning scores of weapons, vehicles and even a helicopter. In the foreground, men on LSTs (Landing Ship, Tank) prepare to throw rope to marines coming up on inner tubes. Only a fraction of the city's 100,000 defenders were evacuated before its fall. (AP Photo) #




    A refugee clutches her baby as a government helicopter gunship carries them away near Tuy Hoa, 235 miles northeast of Saigon on March 22, 1975. They were among thousands fleeing from recent Communist advances. (AP Photo/ Nick Ut) #


    North Vietnamese troops run across the tarmac of Tan Son Nhat air base in Saigon as smoke billows behind abandoned U.S. Air Force transport planes April 30, 1975. The taking of Saigon marked the fall of the U.S.-backed south and the end to a decade of fighting. (Vietnam News Agency/REUTERS) #


    Mobs of Vietnamese people scale the wall of the U.S. Embassy in Saigon, Vietnam, trying to get to the helicopter pickup zone, just before the end of the Vietnam War on April 29, 1975. (AP Photo/Neal Ulevich) #


    A North Vietnamese tank rolls through the gate of the Presidential Palace in Saigon, signifying the fall of South Vietnam on April 30, 1975. (AP Photo) #


    A young South Vietnamese woman covers her mouth as she stares into a mass grave where victims of a reported Viet Cong massacre were being exhumed near Dien Bai village, east of Hue, in April 1969. The woman's husband, father and brother had been missing since the Tet Offensive, and were feared to be among those killed by Communist forces. (AP Photo/Horst Faas) #

    Lưu trữ

    Tự điển



    Tự điển Việt Nam
    đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"